Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

RÈN kỹ NANG DOC CHO HS LOP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.1 KB, 5 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

H

ầu hết GV dạy lớp 1 ở vùng khó khăn đều rất trăn trở về chất
lượng học tập của học sinh. Vì hiện nay vẫn còn một số trẻ em
không vào mẫu giáo, phụ huynh thì bận rộn với công việc làm

ăn nên việc nhắc nhở các em học ở nhà rất hạn chế, thậm chí có phụ huynh
còn khoán trắng cho nhà trường. Điều này chứng tỏ sự thiếu quan tâm của cha
mẹ, về nhà các em không được nhắc nhở thường xuyên, cho nên việc rèn kỉ
năng đọc ở nhà không có, vì đặc điểm của trẻ mau nhớ chóng quên. Do đó
chất lượng của học sinh không đạt yêu cầu như giáo viên mong muốn.
Việc rèn đọc cho học sinh vẫn có ý nghĩa rèn luyện về ngôn ngữ vừa có ý
nghĩa bồi dưỡng về văn học. Nó không chỉ có tác dụng trước mắt mà còn có
tác dụng lâu dài. Đọc đúng học sinh sẽ có cơ sở hiểu đúng, viết đúng. Đọc
đúng còn giúp cho người khác hiểu bài các em đọc. Đọc đúng còn giúp các em
trong học tập môn khác, hiện nay cũng như trong sinh hoạt và công tác sau
này khi các em lớn lên. Vì vậy mà kĩ năng đọc dược xem là 1 tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng học tập của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói
riêng.
Nhưng trước hết là vấn đề kĩ năng, không phải cứ biết chữ là học sinh nào
cũng có thể đọc đúng. Muốn đọc đúng thì các em phải luyện đọc theo đúng
qui tắc hướng dẫn. Đó là vấn đề luôn luôn đặt ra cho người giáo viên.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã tập trung vào việc " Rèn kĩ năng
đọc cho học sinh lớp 1"

-1-



II. CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/Với yêu cầu rèn đọc của học sinh tiểu học mà chương trình đã qui định mức
độ cho từng khối lớp. Để đạt được chất lượng và kĩ năng đọc ở lớp 1 tôi tập
trung việc rèn luyện kĩ năng mỗi học sinh như thế nào để đạt được yêu cầu của
học sinh lớp 1.
- Đọc đúng và rõ ràng
- Có ý thức phát âm.
- Đọc to đọc thầm.
2/ Muốn rèn luyện kĩ năng cho học sinh được tốt trước hết phải chú ý đến việc
đọc mẫu của giáo viên. Qua việc đọc mẫu của giáo viên các em có thể bắt
chước đọc đúng và từ phát âm đến giọng đọc. Đồng thời người giáo viên phải
biết kết hợp nhiều biện pháp và sử dụng hợp lý các phương pháp mới có chất
lượng cao.
Việc luyện đọc cho học sinh ở nhiều cách mà trước hết là rèn cho học sinh
phát âm đúng: Một từ, một cụm từ, cách ngắt nghỉ hơi, luyện đọc một câu văn.
Luyện đọc một câu, 1 bài văn.
a) Việc đầu tiên mà tôi thực hiện là rèn cho học sinh đọc đúng . Việc đọc
đúng tôi tiến hành từng bước để chỉnh sửa, uốn nắn.
- Bước 1: Rèn cho học sinh phát âm đúng ( Đúng phụ âm đầu, đúng vần,
đúng phụ âm cuối, đúng dấu thanh)
- Bước 2: Luyện cho học sinh đọc đúng 1 số từ khó. Bước này tôi dựa vào
trình độ của lớp tôi, tôi đã chọn 1 số từ ngữ cần luyện đọc hoặc cho các em tự
phát hiện từ ngữ khó.
- Bước 3: Luyện cho học sinh đọc đúng cụm từ khó
Luyện cho học sinh đọc đúng 1 số cụm từ khó để tiến hành tốt khâu này. GV
phải phát âm đọc mẫu chuẩn xác với với cường độ cho học sinh nghe rõ ràng,
tốc độ vừa đủ cho học sinh nghe kịp và hiểu được
-2-



b) Luyện cho học sinh đọc bằng mắt:
- Việc này tôi hướng dẫn học sinh không đánh vần từng chữ, cũng không phải
đọc lẫm nhẫm trong miệng mà có thể nhìn bằng mắt lướt qua các chữ từ đó
đọc trọn được một câu.
Thực hiện điều này tôi hướng dẫn học sinh dùng que tính chỉ lướt theo các
chữ đang đọc và đồng thời cô cũng đọc thầm theo để phát hiện học sinh không
đọc cũng giơ tay.
c) Luyện cho học sinh đọc diễn cảm.
- Trong khi hướng dẫn học sinh luyện đọc tôi kết hợp hướng dẫn các em biết
sắc thái tình cảm khác nhau của 1 bài văn khi phân vai, mỗi nhân vật sắm vai
phải thể hiện được giọng đọc của từng vai theo nội dung bài để đọc to giọng
hay đọc nhẹ nhàng vừa phải, đọc chậm theo đúng nhịp điệu thích hợp, tạo
được âm hưởng của đoạn văn, bài thơ, bài văn.....
-Ví dụ: Khi dạy bài" Mưu chú Sẻ " tôi hướng dẫn học sinh thể hiện cách phân
vai như sau:
Giọng người dẫn chuyện: Giọng kể hồi hộp, căng thẳng.
Buổi sớm, một con Mèo chộp được một chú Sẻ. Sẻ hoảng lắm nhưng nó
nén sợ, lễ phép nói:
Vai Sẻ: Nhẹ nhàng, lễ độ
Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không
rửa mặt ?
Người dẫn chuyện: Thoải mái.
Nghe vậy, Mèo bèn đặt Sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt râu, xoa mép. Thế
là Sẻ vụt bay đi. Mèo rất tức giận nhưng đã muộn mất rồi.
d) Luyện cho học sinh có ý thức về ngữ điệu khi đọc.
- Sau này tôi hướng dẫn học sinh đọc kỉ bài ứng dụng ( Trong phần học vần)
hay bài tập đọc trong phần luyện tập tổng hợp. Hướng dẫn luyện đọc nhiều lần
-3-



các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc những câu có những chỗ cần ngắt giọng
theo yêu cầu nội dung bài, cũng cần rèn cho học sinh đọc các câu hỏi, câu cầu
khiến, câu cảm.
Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc các câu trong " Bàn tay mẹ" tôi tập trung
rèn luyện cho học sinh đọc các câu sau và chỉ rõ những chỗ cần ngắt hơi ( Có
kí hiệu /,// ) .
Bình yêu nhất / là đôi bàn tay mẹ . // Hằng ngày / đôi bàn tay của mẹ / phải
làm biết bao nhiêu là việc //.
Đi làm về, / mẹ lại đi chợ, / nấu cơm .// Mẹ còn tắm cho em bé/ giặt một
chậu tã lót đầy .//
Từ việc hướng dẫn cụ thể như vậy, học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nên
giọng đọc chuẩn xác, có ý thức phát âm tốt.
Trong khi tiến hành luyện đọc cho các em. Tôi thường tổ chức cho các đọc
nối tiếp các câu trong bài. Khi tổ chức hình thức này tôi thường qui định các
em ngồi cùng dãy ( ngang, dọc ) tự động đọc, tôi có thể linh hoạt khi thì gọi
em đầu tiên theo dãy dọc, lúc thì gọi em ngồi phía bên trái theo dãy hàng
ngang. Bằng cách này tôi yêu cầu tất cả học sinh trong lớp phải chú ý bạn
khác đọc.
Cuối mỗi giờ học tôi thường tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm hay học
thuộc lòng một đoạn thơ, đoạn văn theo nhiều hình thức như cá nhân, tổ,
nhóm.

-4-


III .KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Trên đây là những kiến thức mà tôi đã tìm tòi nghiên cứu, học tập trong
các sách báo và được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, BGH nhà trường. Tôi
đã áp dụng vào lớp do chủ nhiệm ở năm học 2014-2015 và tôi nhận thấy học
sinh tôi đã có kĩ năng đọc và đã đạt được kết quả cao.

IV. KẾT QUẢ:
Sĩ số
Năm học

học sinh

2013 – 2014
2014 – 2015

20
22

Số học sinh đọc yếu
Đầu năm
18
17

Cuối kỳ I
8
7

Cuối năm
2

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt
- Động viên khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ
Kinh nghiệm “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1"chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định . Rất mong sự đóng góp chân thành của Hội
đồng khoa học để đề tài này được hoàn chỉnh hơn .

Xin chân thành cảm ơn!
Kông chro , ngày 25 tháng 2 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Lương

-5-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×