Chuyªn ®Ò:
RÌn luyÖn kü n¡ng ®äc
cho häc sinh tiÓu häc
I/ Những vấn đề chung về dạy Tập Đọc ở
Tiểu học
1/ Khái niệm Đọc :
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá
trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm
thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình
thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm
thanh (ứng với dạy đọc thầm).
(M.R.Lơpvôp cẩm nang dạy học tiếng Nga)
2/ ý nghĩa của việc dạy Tập đọc ở Tiểu học:
- Dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở
thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi
học.
- Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng
trong giao tiếp và học tập, là công cụ để học tập các bộ
môn khác.
- đọc tạo ra hứng thú, động cơ học tập và điều kiện để
HS có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời.
- Việc dạy đọc giúp HS hiểu biết hơn, BD ở các em lòng
yêu quý cái thiện và cái đẹp.
* Dạy đọc có ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
3/ Các hình thức đọc: 2 hình thức
a/ Đọc thành tiếng:(đọc đúng, nhanh, diễn cảm)
Người đọc sử dụng thị giác và hoạt động TD của
não để tiếp nhận văn bản, đồng thời sử dụng bộ máy
phát âm để đọc lên thành tiếng làm cho người nghe
có thể hiểu được nội dung của văn bản thông qua
giọng đọc của mình.
Kỹ thuật đọc thành tiếng gồm:
-Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm.
-Ngắt giọng đúng chỗ Ngữ điệu đọc phù hợp
-Thể hiện nét mặt, điệu bộ trong khi đọc.
-Tốc độ và âm lượng đọc.
b/ Đọc thầm:
Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng,
người đọc dùng mắt để nhận biết văn bản và vận
dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội
dung thông tin của văn bản.
Mục đích của đọc thầm là để thông hiểu và tiếp
nhận văn bản
Hình thức luyện đọc thành tiếng:
- Đọc cá nhân (riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn)
- Đọc đồng thanh (nhóm, tổ, lớp) khi cần thiết
(VD: khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài
thơ; giúp HS dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc
lòng; thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho
lớp học ) -
Đọc theo vai (phối hợp nhiều HS đọc cá nhân)
II/ Biện pháp rèn kỹ năng đọc cho HS Tiểu học:
1/ Chuẩn bị đọc: GV hướng dẫn HS tâm thế đọc:
- Khi ngồi đọc: Ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt
đến sách khoảng 30- 35cm. Cổ và đầu thẳng, phải thở
sâu và thở ra chậm để lấy hơi.
- ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc: HS phải bình tĩnh,
tự tin, không hấp tấp đọc ngay.
2/ Rèn luyện kỹ năng đọc:
2.1/ Luyện đọc đúng:
2.1.1/ Luyện cho HS làm chủ tia mắt khi đọc:
Phải luyện cho HS đọc không bỏ sót tiếng, không
thêm tiếng, không lạc dòng.
2.1.2/ Luyện đọc đúng chữ cái và âm tiếng Việt:
GV cần rèn luyện cho HS thể hiện chính xác các
âm vị của Tiếng Việt như:
- Đọc đúng các phụ âm đầu: có ý thức phân biệt được
các cặp phụ âm: l/n, s/x, ch/tr, d/r/gi.
- Đọc đúng các âm chính: có ý thức phân biệt để
không đọc: ưu tiên -->iu tiên, chấm muối --> chấm
múi, học hành -->hoọc hành.
- Đọc đúng các âm cuối: không đọc luôn luôn-->luông
luông; ngạt mũi-->ngạc mũi.
- Đọc đúng các thanh: GV cần khắc phục các lỗi phát
âm địa phương cho HS để tránh đọc: mỡ màng -->mở
màng, rõ ràng -->rỏ ràng.