Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Trình bày về tài chính đô thị ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.62 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
-----***-----

BÀI TẬP NHÓM
MÔN KINH TẾ ĐÔ THỊ 2
CHỦ ĐỀ :

“Trình bày về tài chính đô thị ở Việt Nam”

Thành viên nhóm:
Trịnh Hoàng Quân
Trần Quang Trường
Đỗ Đức Phong
Đào Văn Hảo

Trịnh Quang Thành
Nguyễn Thanh Tuấn
Trần Trung Anh
Nguyễn Việt Anh

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

1


Mục lục
I.

Khái niệm tài chính đô thị..................................................................................................................................2


II.

Các mô hình về cơ chế quản lý tài chính đô thị................................................................................................2
1.

Cơ chế kế hoạch tập trung cao độ..................................................................................................................2

2.

Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước..............................................................................................4

III.

Hệ thống kiểm tra kiểm soát........................................................................................................................5

1.

Hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam.................................5

2.

Đánh giá tổng quát về tổ chức và hoạt động kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh.............................................6

IV.

Hệ thống tài chính.........................................................................................................................................11

1.

Tài chính doanh nghiệp.................................................................................................................................11


2.

Ngân sách đô thị............................................................................................................................................12

3.

Tài chính trung gian.......................................................................................................................................12

4.

Tài chính hộ gia đình......................................................................................................................................13

5.

Tài chính đối ngoại.........................................................................................................................................13

V.

Nguồn và Chính sách tài chính đô thị..............................................................................................................14
1.

Nguồn tài chính đô thị...................................................................................................................................14

2. Chính sách tài chính đô thị và nguyên tắc thu..................................................................................................16
VI.

Nhiệm vụ của tài chính đô thị......................................................................................................................16

1.


Tập trung các nguồn lực tài chính cho xây dựng đất nước..........................................................................16

2.

Cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho sự phát triển khoa học, công nghệ và văn hoá.............................17

3.

Bảo đảm nguồn lục tài chính đủ lớn để điều tiết hợp lý cơ cấu kinh tế đô thị...........................................17

4.

Tạo tiền đề quan trọng về vốn cho việc thực hiện qui hoạch xây dựng và phát triển đô thị......................17

5.

Chi viện sự phát triển của ngoại thương đô thị............................................................................................18

VII.

So sánh đánh giá Tài chính đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh................................................19

1.

So sánh tình hình thu và chi ngân sách 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh............................................23

2.

Vì sao nguồn thu từ xuât nhập khẩu ở TP HCM lại lớn hơn rất nhiều so với Hà Nội?...............................24


3.

Vậy UBND tp Hà Nội cần có những chính sách gì để khuyến khích xuất nhập khẩu trong đô thị?..........24

VIII.

Sự ảnh hưởng của tải chính đô thị đới với nền kinh tế quốc dân............................................................26

1.

Phân cấp ngân sách........................................................................................................................................26

2.

Số liệu về thuế và phí....................................................................................................................................27

3.

Số liệu về huy động vốn nước ngoài.............................................................................................................31

2


I.

Khái niệm tài chính đô thị
Tài chính đô thị là những quan hệ kinh tế trong phân phối thu nhập quốc dân trên địa
bàn đô thị, trên cơ sở đó các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng cho tái sản xuất xã hội,
tăng trưởng kinh tế và thực hiện chức năng của chính quyền đô thị. Tài chính đô thị thuộc

về tài chính địa phương, là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền tài chính quốc gia, là
sự bảo đảm tài lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đô thị.

II.

Các mô hình về cơ chế quản lý tài chính đô thị.

Cơ chế quản lý tài chính đô thị là một bộ phân cấu thành quan trọng của cơ chế quản lý
kinh tế đô thị, và cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của cơ chế quản lý tài chính
quôc gia. Nó là chế độ phân chia quyền hạn, trách nhiệm quản lý tài chính và phạm vi thu
chi ngân sách tài chính giứa trung ương và đô thị, giứa chính quyền tỉnh và đô thị, giứa đô
thị và doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp.
Cơ chế quản lý tài chính đô thị nước ta đã không ngừng biến đổi trong quá trình phát
triển kinh tế – xã hội đô thị. Xét về mối quan hệ giữa trung ương với đô thị, nói chung từ
trung ương tập trung cao độ thống nhất quản lý thu chi từng bước chuvến dịch theo hương
thống nhất lãnh đạo, phân cấp quản lý. Trong hiện thực đã tồn tại hai mô hình cơ bản về cơ
chế quản lý tài chính đô thị.
1. Cơ chế kế hoạch tập trung cao độ.
Từ năm 1985 trở về trước, hệ thống tài chính đô thị nước ta được vận hành theo cơ chế
kế hoạch tập trung cao độ, biểu hiện ở các mặt sau:
 Tài chính là công cụ phục vụ cho kế hoạch, không thực hiện được chức năng điều
tiết và kiểm soát nền kinh tế.
Trong một thời gian dài ở nước ta, tính kế hoạch được đề cao quá mức, coi là đăc trưng
số 1 của quản lý kinh tế XHCN. Kế hoạch được coi là “cương lĩnh thứ hai của Đảng”, là
“pháp lệnh của Nhà nước”. Đi đôi với tính kế hoạch là tính hiện vật của nền kinh tế, cân đối
kế hoạch không lấy tiền tệ mà lấy hiện vật làm chủ yếu.
Trong tình hình đó, tài chính là công cụ phục vụ cho kế hoạch. Một khi đã có chỉ tiêu
kế hoạch nhà nước thì tài chính phải cấp vốn và ngân hàng phải cho vay vốn với lái suất
thấp để thực hiện kế hoạch; cái đó làm cho công cụ tài chính, tiền tệ bị vô hiệu hóa đến mưc
tối đa, không còn tác dụng điều hoà, điều tiết và kiểm kê, giám sát hên kinh tế.


3


 Tài chính không thực hiện được đầy đủ chức năng phàn phối thu nhập quốc dân.
Trong cơ chế kế hoạch tập trung cao độ, ngân sách đô thị chủ yếu được sử dụng để bù
giá, bù lỗ, bù chênh lệch xuất nhập khẩu và trả lương cho bộ máy hành chính. Trong tổng
thu ngân sách đô thị, thu thuế chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là thu quốc doanh được thiết
lập thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Công tác quản lý, cấp phát chi ngân sách
được đổi mới theo hướng tập trung các khoản chi dầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tàng kỹ
thuật và các công trình then chốt, chú trọng các khoản chi trả nợ, chi dự trứ nhà nước, chi
về đầu tư cho y tế, giáo dục … Quản lý chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, phần thâm hụt
của chi dầu tư được trang trải bằng các khoản vay trong và ngoài nước, chấm dứt tình trạng
dựa vào phát hành đế bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp chỉ là đơn vị thừa hành, không có quyền tự chủ về sản xuất, kinh doanh:
Tiến hành sản xuất theo kế hoạch; giá thành, giá cả, lợi nhuận định theo kế hoạch; sản
phẩm bán ra theo kế hoạch và theo địa chỉ mà cấp trên cho phép; lỗ được ngân sách đô thị
cấp bù, lãi phải nộp vào ngân sách đô thị theo cơ chế “Thu đủ, chi đủ”.
 Tài chính trở thành một công cụ để tạo ra các ngùôn thu giả tạo trong lạm phát.
Một mặt, chính quyền đô thị sử dụng công cụ tài chính để tạo ra các nguồn thu giả tạo
như thu quốc doanh, thu chênh lệch giá … Hễ có sản phẩm được sản xuất ra là phải nộp
ngân sách, mặc dù sản phẩm đó vẫn còn nằm trong kho, không được thị trường chấp nhận.
Mặt khác, ngân sách hàng năm được bố trí một cách chủ quan, duy ý chí theo nguyên
tắc bội chi năm sau cao hơn năm trưđc, dùng phát hành để bù đắp cho thâm hụt ngân sách.
Chính cái đó đã góp phần làm bùng nổ cuộc lạm phát phi mã ở nước ta vào năm 1988.
 Tài chính địa phương, trong đó có tài chính đồ thị, hoàn toàn lệ thuộc vào tài chính
trung ương.
Đây là một đặc điểm lớn nhất mà cũng là một nhược điểm của cơ chế kế hoạch tập
trung cao.
Vốn mà tài chính trung ương và tài chính địa phương phân phối tuy đêu là vốn tài

chính của Nhà nưức XHCN, nhưng tài chính địa phương hoàn toàn lệ thuộc vào tài chính
trung ương, hành vi thu chi của tài chính địa phương được tiến hành dưới sự chỉ đạo và theo
qui phạm của tài chính trung ương, quyền tài chính của tài chính đô thị lại càng bị động và
thu hẹp. Bởi lẽ, tài chính đô thị chỉ là một bộ phận của tài chính tỉnh, huyện.
Các đô thị do không có quyền tự chủ về tài chính, nên không tích cực tìm biện pháp có
hiệu quả để tăng thu giảm chi, nâng cao tiềm lực tài chính đô thị nhằm đẩy mạnh công cuộc
xâv dựng và phát triển đô thị theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4


2. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Sau khi có nghị quyết TW6 (khoá VI) với chủ trương kiên quyết đổi mđi quản lý kinh
tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nền kinh tế tài chính nước ta nói chung
và đô thị nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước đã từng bước được hình thành để thay thế cơ chế kế hoạch tập trung cao độ. Các
biện pháp kinh tế, tài chính được tập trung vào chống lạm phát như điều chỉnh lãi suất ngân
hàng, xoá bỏ tỷ giá kế toán nội bộ, cải cách hệ thông thuế, chuyển cung cấp sang kinh doanh
vật tư, lương thực, thắt chặt chỉ tiêu ngân sách, tăng cường vay dân, giảm tỷ trọng phát hành
… do đó đã đẩy lùi được lạm phát từ gần 500% năm 1986, xuống còn 34,8% năm 1989.
Từ năm 1991 trở lại đây, tiếp tục thực hiện đường lối của Đại hội VII và Đại hội VIII,
ngành tài chính nước ta, trong đó có tài chính đô thị, đá xây dựng một hệ thống thuế hoàn
chỉnh với nhiều sắc thuế khác nhau, bao gồm phần lớn các nguồn thu và diện thu.
Thời gian qua cơ chế quản lý tài chính đô thị nước ta đã từng bước chuyển sang hoạt
động theo cơ chế thị trường, song vẫn còn một số vấn đề vẫn còn chưa được nghiên cứu giải
quyết. Đó là:
– Cơ chế quản lý tài chính đô thị hiện hành về cơ bản vẫn được xây dựng theo hình
thức khép kín với sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn theo quan hệ hành chính lệ tnuộc. Cơ
chế này gây khó khăn cho việc mở rộng liên hệ kinh tế theo chiều ngang, hạn chế tác dụng
điều tiết và kiểm soát của tài chính đô thị đối với sự phát triển của kinh tế đô thị.

– Cơ chế tài chính đô thị hiện hành thiếu tính độc lập và ổn định. Quyền tự chủ quản
lý thu chi chỉ được giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp. Do vậy, làm cho tài chính đô thị
không có đủ quyền lực và thực lực để phát huy vai trò cần có của mình trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đô thị và điều chỉnh bố cục không gian đô thị.
– Cơ chế tài chính dô thị hiện hành chưa được chuyến mạnh sang loại hình quản lý
kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nó không đáp ứng được yêu cầu chuyển chức năng của
chính quyền đô thị từ chủ yếu là quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh, sang chủ yếu là
quản lý môi trường kinh tế – xã hội ngoại vi kinh doanh củà doanh nghiệp; từ phương thức
quản lý trực tiếp, chủ yếu bằng phương pháp hành chính, chuyên sang phương thức quản lý
gián tiếp, chủ yếu bằng công cụ pháp luật và phương pháp kinh tế.
Cơ chế tài chính đô thị hiện hành còn chưa quy định cụ thể, rõ ràng mối quan hệ tài
chính giứa trung ương với đô thị, giữa địa phương với đô thị, đặc biệt là việc phân phối lại
thông qua hệ thống thuế và chi ngân sách. Việc quản lý vốn, tài sản quốc gia còn kém chặt
chẽ; tình trạng lãng phí và thất thoát vốn, tài sản quốc gia còn diễn ra phổ biến ở nhiều khâu,
nhiều cấp song chưa có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

5


III.

Hệ thống kiểm tra kiểm soát.
1. Hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam.

Hệ thống KT - KS nói chung, trong lĩnh vực KT - TC nói riêng đóng vai trò
quan trọng ngay từ khi Nhà nước ta mới được thành lập đến nay.
HỆ THỐNG TỔ CHỨC KIỂM TRA - KIỂM SOÁT CẤP TỈNH.
(A1) BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
CẤP TỈNH
(A2)

UBKT ĐẢNG

(B)
CÁC CQ. CÔNG QUYỀN CỦA CẤP TỈNH

(B1)
HĐND CẤP TỈNH

(K)

KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC

(G) MTTQ
CẤP TỈNH BAN TTND CÔNG LUẬN CÔNG DÂN

(W)
CÁC CƠ QUAN
KINH TẾ - TÀI
CHÍNH TW

(B3)
VIỆN KSND
CẤP TỈNH

(B4) TOÀ

(C1)

ÁN HÀNH


CÁC CƠ QUAN
KT - TC TRỰC
THUỘC CẤP
TỈNH

CHÍNH

- KINH TẾ

(D) DN, KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
HỘ GIA
ĐÌNH

(B2) UBND CẤP TỈNH

NGOÀI
HỢP
TÁC XÃ QUỐC DOANH

(C2)
HỆ THỐNG
TTNN
- SỞ TƯ
PHÁP

(C3)
CÁC SỞ,
BAN NGÀNH
KHÁC


(C4)
CÔNG AN
CẤP TỈNH

(E) CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NHÀ NƯỚC

DNNN

HCSN

KTSN

6


2. Đánh giá tổng quát về tổ chức và hoạt động kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh.
Qua nghiên cứu thực trạng về tổ chức và hoạt ñộng của hệ thống KT - KS trong
những năm qua thuộc cấp tỉnh ở nước ta và một số nước trên thế giới cho thấy: Cùng
với sự ra đời và phát triển của bộ máy nhà nước ở địa phương, các hoạt động KT - KS
cấp tỉnh nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực KT - TC nói riêng đã ñược đảng bộ và cơ
quan nhà nước cấp tỉnh coi trọng và là những biện pháp không thể thiếu được trong quá
trình QLNN ở địa phương. Hoạt động KT - KS gắn liền với những yêu cầu của việc
thực hiện những nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử của đất
nước.
Với các hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động và tên gọi khác nhau, hoạt động của
các cơ quan, tổ chức này đã tạo ra một hệ thống KT - KS nền kinh tế - xã hội, góp phần
quan trọng trong việc ñảm bảo kỷ cương, nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt ñộng
quản lý KT - TC của bộ máy nhà nước ở địa phương.
Tổ chức và hoạt ñộng KT - KS nói chung, trong lĩnh vực KT - TC nói riêng ngày

càng được thể chế hoá, từ các qui định trong Hiến pháp đến các sắc luật và văn bản dưới
luật. đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển các cơ quan
có chức năng KT - KS cho cả nước và cho riêng cấp tỉnh.
Trong quá trình chờ sửa đổi, hoàn thiện căn bản các văn bản pháp luật quy định về
hoạt động KT - KS trong lĩnh vực KT - TC, gần đây Chính phủ đã có những chỉ thị,
quyết định điều chỉnh nhằm tránh sự chồng chéo về nội dung do nhiều chủ thể cùng tiến
hành KT - KS đối với đối tượng quản lý, nhất là DN. Song, trong thực tế sự chồng chéo
vẫn còn xẩy ra giữa các cơ quan, tổ chức của địa phương và ngay cả với các cơ quan, tổ
chức thuộc các bộ, ngành trung ương đóng trên địa bàn.
Qua nghiên cứu, hoạt động KT - KS được thực hiện khá đồng bộ và toàn diện trên
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, duy trì sự KT - KS thường xuyên, liên tục,
chặt chẽ trong hoạt ñộng của bộ máy QLNN trong lĩnh vực KT - TC đến các hành vi
của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn cấp tỉnh. Trong phạm vi, mức độ nhất định, ranh
giới hoạt ñộng, tính chất và phương pháp tiến hành của mỗi loại hình KT - KS thể hiện
trong các văn bản pháp lý về tổ chức và hoạt ñộng của mỗi cơ quan đã bước đầu được
phân định rõ hơn. Sự phối kết hợp hoạt động giữa các cơ quan KT - KS hình thành và
bước đầu phát huy tác động tích cực trong công tác.
Nhìn chung, các hoạt động KT - KS của tổ chức ðảng, HĐND, Viện KSND,
TAND, Công an nhân dân , các cơ quan ngành KT - TC, các cơ quan, tổ chức TTNN,
các cơ quan chức năng Nhà nước khác, các tổ chức chính trị - xã hội, ñặc biệt là của tổ
chức TTND thuộc cấp tỉnh thực hiện quyền giám sát, kiểm tra của công dân trong lĩnh
vực KT - TC đã phát hiện, xử lý được một số mặt khiếm khuyết, yếu kém về tổ chức,
hoạt động của bộ máy nhà nước ở cấp tỉnh, những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

7


Có thể nói, hoạt động KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC đóng vai trò chủ
yếu trong việc phòng ngừa vi phạm pháp luật và cao hơn là ngăn chặn tham nhũng và vi

phạm pháp luật. Hoạt động này cần nhấn mạnh quan điểm phòng ngừa, ngăn chặn đi
đôi với xử lý, trong đó phòng ngừa, ngăn chặn là cơ bản đối với các lĩnh vực: thu chi
NSNN, xuất nhập khẩu, chính sách thuế,… Qua hoạt ñộng KT - KS phát hiện những
thiếu sót, sơ hở của chính sách và cơ chế quản lý, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm
hoàn thiện chính sách, cơ chế QLNN trong lĩnh vực KT - TC tại cấp tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, tình hình vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng,
có những nơi và ở trong một số lĩnh vực diễn ra hết sức nghiêm trọng; tình trạng coi
thường kỷ cương phép nước trong xã hội, trong cơ quan QLNN và ngay cả trong các cơ
quan bảo vệ pháp luật chưa được chấn chỉnh. Từ phân tích trên cho thấy hoạt động KT KS của các cơ quan đảng và Nhà nước cấp tỉnh còn hạn chế; chưa đáp ứng được yêu
cầu bức xúc của công cuộc đổi mới đặc biệt trên mặt trận chống tham nhũng, thực hành
tiết kiệm, chống buôn lậu và lãng phí trong cả nước nói chung và thuộc cấp tỉnh nói
riêng.
Về mặt khách quan: Thiết chế bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy QLNN trong
lĩnh vực KT - TC ở cấp tỉnh nói riêng của nước ta hiện nay còn những điểm chưa hợp lý
khiến cho hoạt động KT - KS chưa phát huy tốt vai trò của mình; nền hành chính của
nước ta hiện nay vừa tập trung vừa phân tán; việc tổ chức các cơ quan nhà nước, nhất là
ở ñịa phương cấp tỉnh được thực hiện theo kiểu phân chia từng phần kiểu “cắt lớp” xem
như một chính quyền TW thu nhỏ trong một nhà nước đơn nhất như ở nước ta, khiến
cho quyền lực QLNN bị phân tán. Trong khi ñó hoạt động KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh
vực KT - TC chỉ có thể xuất phát từ tính thống nhất cao của quyền lực nhà nước từ TW
đến địa phương, từ sự phân cấp quản lý thật cụ thể và chặt chẽ. Hệ thống TTNN hiện
nay còn phân tán chưa tập trung cao. Mặc dù được tổ chức theo nguyên tắc song trùng
lãnh đạo nhưng do sự phân tán của nền hành chính, các cơ quan, tổ chức TTNN ở tỉnh
bao gồm TTNN theo cấp và nhất là TTNN theo ngành gần như lệ thuộc vào cơ quan
QLNN cùng cấp ñã trở thành công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp. Sự chỉ
đạo của cơ quan TTNN cấp trên trở thành hình thức và ít hiệu quả. ðây chính là nguyên
nhân trả lời câu hỏi tại sao thời gian qua nhiều ngành, và cấp có những vi phạm chính
sách, pháp luật, hoặc có những biểu hiện tham nhũng tiêu cực, thậm chí thành tội phạm
kéo dài nhưng cơ quan, tổ chức TTNN ở ñó không phát hiện được.

Mặt khác, tình trạng phân định chức năng QLNN với quản lý sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, giữa cơ quan theo chế độ bầu
cử và cơ quan theo chế độ bổ nhiệm chưa rõ ràng kéo theo sự chồng chéo về hoạt

8


động của các cơ chế KT - KS ở một số nơi, một số lĩnh vực nhất là ở cấp tỉnh. Trong khi
đó, những nơi và những lĩnh vực cần KT - KS khác lại bỏ trống, bỏ sót, thiếu sự KT KS.
Về cơ chế chung, theo thể chế pháp luật hiện hành, ở cấp tỉnh có nhiều loại hình
KT - KS như: hoạt ñộng giám sát của HĐND, hoạt động KT - KS của UBND và các cơ
quan công quyền khác ở cấp tỉnh, hoạt động thanh tra của các tổ chức, cơ quan TTNN,
hoạt động KT - KS của các sở, ban, ngành trực thuộc cấp Bộ, ngành theo lĩnh vực KT TC ở TW đóng trên địa bàn cấp tỉnh và của các sở, ban, ngành khối KT - TC trực thuộc
UBND tỉnh, hoạt động giám sát của các đoàn thể quần chúng, hoạt động giám sát trực
tiếp của nhân dân và hoạt ñộng xét xử hành chính. Tuy mỗi cơ quan, tổ chức KT - KS
cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau
nhưng nhìn chung tất cả các loại hình kể trên ñều có chung một chức năng cơ bản là
phát hiện và xử lý; Trong thực tế chức năng cơ bản này chưa được thực hiện tốt và chưa
phát huy tác dụng ñối với tiến trình hoàn thiện bộ máy QLNN ở cấp tỉnh: các cơ chế KT
- KS quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có một vị trí
ñặc biệt quan trọng trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm các quy ñịnh của
pháp luật ngay từ khi mới còn manh nha cho tới khi thành tội phạm.
Theo pháp luật hiện hành, chức năng xét xử hành chính của Toà án với các cơ
quan HCNN ở TW cũng như ở cấp tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại hành chính cần
gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo với các cơ chế KT - KS khác ñể cùng góp phần
làm trong sạch bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu quả QLNN, phòng ngừa vi phạm
pháp luật và tội phạm có hiệu quả nhất là trong lĩnh vực KT - TC. Tuy nhiên, trong thực
tế sự gắn kết này lại chưa rõ ràng và chưa có hiệu quả.
Về mặt chủ quan: Các cơ quan, tổ chức có chức năng KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh
vực KT - TC chưa thực sự làm đúng và đủ vai trò của mình; hệ thống tổ chức và cơ chế

phối hợp chậm được đổi mới, các phương thức tiến hành KT - KS chưa thực sự phù hợp
với thiết chế bộ máy nhà nước ở TW và bộ máy QLNN ở cấp tỉnh.
Có thể cụ thể hoá nguyên nhân tổng quát trên qua một số nguyên nhân cụ thể sau:
Một là, Các cơ quan, tổ chức có chức năng KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC
chưa thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình theo qui định của pháp luật.
Hệ thống tổ chức, các phương thức KT - KS chậm đổi mới, chưa thích ứng với yêu cầu phát
triển đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội hiện nay. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác KT - KS chưa đáp ứng ñược yêu cầu cả về số lượng và chất lượng như: trình độ, năng
lực, bản lĩnh; đã thế tư duy thời kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thành thói quen
vẫn còn ñè nặng trong lề lối làm việc đối với nhiều cán bộ, công chức và một bộ phận suy
giảm, thoái hoá phẩm chất đạo đức.
Hai là, Các thể chế, quy chế, quy trình làm cơ sở pháp lý cho hoạt động KT - KS
còn chưa hoàn chỉnh như một số cơ quan, tổ chức không hợp lý nhưng chưa được điều
chỉnh hoặc điều chỉnh chậm dẫn ñến sự chồng chéo về thẩm quyền và phạm vi hoạt
động; gây không ít khó khăn, phiền hà cho các đối tượng KT - KS; trong khi đó còn một
số lĩnh vực, khu vực còn bỏ trống, thiếu sự KT - KS.
9


Quyền hạn quy định cho một số cơ quan, tổ chức KT - KS còn rất hạn chế như:
đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh chỉ có quyền chất vấn, kiến nghị; các tổ chức
TTNN chỉ có quyền kiến nghị ... Trong khi thực tế hiệu quả thực hiện các chất vấn, kiến
nghị thường phụ thuộc vào thái ñộ tiếp thu và biện pháp thực hiện của thủ trưởng cơ
quan, tổ chức là đối tượng KT - KS;
Ba là, Hoạt động KT - KS dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực
nhà nước từ TW ñến địa phương (cấp tỉnh) và đến cơ sở, nhưng do sự phân tán của nền
hành chính hiện nay nên có một số tổ chức KT - KS ở các sở, ban, ngành và các huyện
gần như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan QLNN cùng cấp, trở thành công cụ của thủ
trưởng cơ quan cấp đó. Chính vì vậy, sự chỉ đạo của cơ quan tổ chức KT- KS cấp trên có
phần trở thành hình thức, kém hiệu lực;

Bốn là, Các cơ chế KT - KS các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại tố
cáo của công dân có một vị trí đặc biệt quan trọng nhất là trong lĩnh vực chống tham
nhũng: thông qua nó biểu hiện quyền giám sát trực tiếp của nhân dân ñối với cơ quan, cán
bộ, công chức nhà nước... Song hiện nay thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo lại dàn trải rộng, các cấp các ngành chưa quan tâm giải quyết đầy đủ nên số
lượng và hiệu quả giải quyết thấp, lượng đơn thư khiếu tố tồn đọng nhiều đang là vấn đề
bức xúc phải xem xét, tìm biện pháp giải quyết;
Năm là, Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, chế tài hoạt ñộng của hệ thống
giám sát hành chính chưa đầy đủ, rõ ràng và thiếu nhất quán. Về nguyên tắc, hiện nay
trong hệ thống giám sát hành chính ở cấp tỉnh thuộc về HĐND. Giữa hai kì họp
HĐND thì Thường trực HĐND, các cơ quan của HĐND, các đoàn đại biểu và cá nhân
các đại biểu có quyền thực hiện hoạt động giám sát trong phạm vi điều chỉnh của pháp
luật - giám sát hành chính đối với toàn bộ hoạt ñộng của bộ máy chính quyền sở tại. Tuy
nhiên, còn thiếu những chế tài cụ thể về nội dung, cách thức, quyền hạn giám sát của
từng bộ phận. Mặt khác, bản thân các cơ quan của HĐND cũng chưa ñủ những nguồn
lực và điều kiện về thời gian vật chất để thực hiện các hoạt động giám sát cụ thể;
Sáu là, Đối với các cơ quan TTNN, hiệu quả hoạt động KT - KS trong lĩnh vực
KT - TC còn thấp. Bằng chứng là tuyệt đại bộ phận các vụ tham nhũng đều không phải
do thanh tra phát hiện. Hoạt động của TTND trong nội bộ các tổ chức, cơ quan cũng bị
vô hiệu hoá;
Bẩy là, Hoạt động giám sát của công dân chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra cho
công tác này. Hệ thống luật định, chế tài còn thiếu, chưa đồng bộ, không cho phép mỗi
công dân và các tổ chức công dân tham gia giám sát xã hội có tính hiệu quả. Đặc biệt
không có những chế tài, điều kiện đảm bảo thực thi việc giám sát một cách thuận lợi, có
hiệu quả, bảo vệ danh dự, lợi ích và nhiều khi là cả tính mạng của người phát hiện tố cáo
những hành vi tham nhũng, lãng phí hoặc những hiện tượng hành ñộng không đúng
chức trách của công dân, sai lệch với ñường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
Hoạt động của báo chí đã góp phần phát hiện nhiều vụ việc tiêu cực lớn, đưa lên
toà án công luận và thúc đẩy quá trình giải quyết các vụ việc đó. Báo chí thực sự trở
thành một công cụ giám sát quan trọng, một sức mạnh to lớn tạo thành áp lực xã hội

10


mạnh mẽ nhằm răn đe, giáo dục và ngăn chặn những hành vi tiêu cực, lãng phí tài sản
của đất nước, của nhân dân. Bên cạnh đó, do thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, chạy
theo xu hướng giật gân mà thông tin báo chí có khi còn không ít những sai sót, thiếu
chính xác, ảnh hưởng ñến danh dự, uy tín của những cá nhân, tổ chức kinh tế, cơ quan
công quyền;
Tám là, Chính sách quản lý nhân sự, quản lý tài chính, tiền tệ, đất đai, tài sản của
chúng ta vừa thiếu, vừa không chặt chẽ, chưa đồng bộ, kém hiệu quả, không tạo ra các
điều kiện cần thiết để kiểm soát thu nhập và tài sản của công dân. Phần lớn các giao
dịch thanh toán trong xã hội đều dùng tiền mặt trao tay, tạo điều kiện cho việc thực hiện
những hành vi tiêu cực như : lãng phí, hối lộ, rửa tiền …
Đi sâu về một số lĩnh vực có thể thấy: Về tổ chức và hoạt động của TTNN theo
ngành ngành, lĩnh vực và TTND: Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2004, tổ chức
và hoạt động của TTND độc lập khỏi hệ thống TTNN, chịu sự quản lý, chỉ đạo của
MTTQ (ở phường, xã) hoặc tổ chức công đoàn (nếu ở cơ quan, DNNN...); Quyền hạn
của TTND là: giám sát, phát hiện, kiến nghị việc thực hiện chính sách, pháp luật của xã,
phường, đơn vị đối với tổ chức, cá nhân trong phạm vi đơn vị cơ sở; giám sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của UBND xã, phường, thị trấn và thủ trưởng đơn vị. Khi được
giao nhiệm vụ kiểm tra những vụ việc nhất định. Còn Thanh tra theo ngành, lĩnh vực
chưa được quy định cụ thể trong Luật Thanh tra năm 2004, tuỳ theo từng chuyên ngành
quyết định quy chế hoạt động cho phù hợp.
Trong lĩnh vực KT - KS các dự án và DN có yếu tố nước ngoài, các dự án và DN
của các chủ thể tư nhân trong nước tại cấp tỉnh, đồng thời kể cả các dự án của Nhà nước
tại địa phương xin kinh phí TW đầu tư và do các DN trực thuộc bộ, ngành TW thi công
… còn rất yếu. Trong các lĩnh vực này đang nổi nên nhiều vấn đề nhức nhối, rất cần
tăng cường tổ chức công tác KT - KS nhưng chưa ñược các cơ quan, tổ chức có chức
năng KT - KS lưu ý.
Từ thực trạng cơ chế hoạt động và tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức KT KS nói trên đòi hỏi phải hoàn thiện về tổ chức và hoạt ñộng, về phương thức chỉ đạo,

lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực KT - KS về KT - TC ở cấp tỉnh.
IV.

Hệ thống tài chính.

Trong nền kinh tế đô thị, những quan hệ tài chính đan xen lẫn nhau, tác động qua lại
lẫn nhau như là một mạng lưới tuần hoàn và hình thành một hệ thống. Hệ thống tài chính đô
thị bao gồm các bộ phận cơ bản sau đây:
1. Tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các quan hệ kinh tế, được biểu hiện bằng các quan
hệ tiền tệ, gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, để phục
vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội. Tài chính doanh
nghiệp là cái gốc của nền tài chính đô thị. Bởi lẽ, doanh nghiệp là nơi có khả năng tái tạo và
mở rộng nguồn tài chính. Tại đây diễn ra quá trình hình thành và chu chuyến vốn gắn liền
11


với quá trình đầu tư, tiêu thụ và phân phối., Sự tăng trưởng hoặc suy thoái sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp gắn liền với việc mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính, tác động
trực tiếp đến đời sống kinh tế của đô thị.
Vì vậy, cần áp dụng chính sách khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế tăng cường tích luỹ vốn, mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
tạo ra thu nhập quốc dân ngày càng lớn, tăng nguồn lực cho nền tài chính đô thị. Cụ thể là:
– Khuyến khích các doanh nghiệp tự huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức tín dụng
trong nước và nước ngoài để mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xoá bỏ bao cấp
về vốn đối với doanh nghiệp nhà nước, mở rộng và đa dạng hoá các kênh và hình thức huy
động vốn cho doanh nghiệp, nhất là các hình thức cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.
– Tổ chức và sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước để khắc phục tình trạng
manh mún, nâng cao hiệu quả và tiềm lực của kinh tế quốc doanh. Đa dạng hoá các hình
thức sở hữu, sử dụng rộng rãi hình thức tư bản nhà nước. Tiến hành đông thời cả hai phương

thức cổ phần hoá: Bán cổ phần để thu hồi vốn đâu tư cho Nhà nước và phát hành cổ phiếu để
huy động thêm vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất, kinh
doanh.
– Xây dựng và phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài
chính, tiền tệ: các ngân hàng kinh doanh, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính … làm
cho vốn chu chuyên thuận lợi thông suốt trong toàn xã hội, tạo điêu kiện cho việc xây dựng
thị trường vốn, thị truờng chứng khoán đô thị.
2. Ngân sách đô thị.
Ngân sách đô thị là một bộ phận tài chính tập trung của đô thị mà hạt nhân là quỹ ngân
sách đô thị. Nó là tiền dề tài lực dể chính quyền đô thị có thể hoạt động nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đô thị.
Ngân sách đô thị có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng quản lý kinh tế –
xã hội của chính quyền đô thị, vì nó có liên quan và tác động đến tất cả các bộ phận khác
trong hệ thống tài chính đô thị. Các quan hệ thu hút nguồn lực tài chính và sử dụng, cấp phát
vốn của ngân sách đô thị, chủ yếu dựa trên quyền lực và vai trò điều tiết vĩ mô của chính
quyền đô thị. Ngân sách đô thị cần động viên cao độ các nguồn lực tài chính trong nước và
ngoài nước để phục vụ cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị –
giải quyết tốt mối quan hệ giữa động viên, tạo ra nguồn lực tài chính đủ mạnh để chính
quyền đô thị có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, với bảo đảm tích tụ vốn trong
doanh nghiệp, dân cư để họ có thể mở rộng sản xuất, kinh doanh tạo ra tích luỹ ngày càng
nhiều cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm trước mắt, chi ngân sách đô thị cần bố trí theo nguyên tẩc thắt chặt
chi thường xuyên; thu trong đô thị không nhứng phải bảo đảm chi thường xuyên và trả nợ
mà còn dành một phần cho chi đâu tư phát triển. Chi của ngân sách đô thị cơ bản dành cho
12


xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật về năng lượng, giao thông, cấp thoát nước, dành một phần
đầu tư cho một số công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh và một phần dành cho các lĩnh
vực y tế, giáo dục. văn hoá, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.

3. Tài chính trung gian.
Tài chính trung gian bao gồm hệ thống ngân hàng hai cấp (ngân hàng phát hành, các
ngân hàng kinh doanh); các công ty bảo hiểm, tài chính; các quan hệ “ngầm” không chính
thức. Trong tiến trình vận động tài chính, các tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò trung
chuyển với tính cách là “cầu nối”, vừa thu hút các nguồn vốn, vừa đẩy các nguồn vốn vào
các kênh trong hệ thống; đồng thời thực hiện hàng loạt các hoạt động tài chính khác và các
hoạt động ngoại vi tài chính.
Trong hệ thống tài chính trung gian, ngân hàng thương mại có vai trò cực kỳ quan
trọng. Nó là trái tim của nền kinh tế thị trường”, thực hiện chức năng thu hút, góp nhặt mọi
nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi, từ đó lại bơm tiền vào các kênh để đáp ứng nhu
cầu của các đối tượng đi vay. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là
một biện pháp quan trọng để tăng nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ, đáp ứng quan hệ cung cầu
về vốn và kiềm chế lạm phát ở tỷ lệ thấp; điều đó đòi hỏi phải tăng cường sự điều tiết và
kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với sự hoạt động của ngán hàng thương mại thông
qua các công cụ chủ yếu là: Tái cấp vốn để cung câp tiền tệ trung ương thông qua tái chiết
khấu; dự trữ tối thiểu bắt buộc; lãi suất tín dụng; hoạt động của thị trường mở.
4. Tài chính hộ gia đình.
Tài chính hộ gia đình là tài chính dân cư, hiện nay có vai trò tương đối quan trọng
trong hệ thống tài chính đô thị. Chính sách kinh tế nhiều thành phần và mở cửa hướng ngoại
của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua đã làm cho một bộ phân dân cư đô thị nước ta giàu
lên nhanh chóng. Họ có một số vốn nhàn rỗi tương đối lớn, có thế gửi vào các ngân hàng và
các tổ chức tín dụng, hoặc đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp.
Muốn tập trung được nguồn vốn to lớn nhưng phân tán và đa dạng của dân cư đô thị,
phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh quá trình cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hoá các hình thức cổ phiếư, trái phiếu, tích cực
chuẩn bị điều kiện cho sự hình thành và hoạt động của thị trường chứng khoán.
5. Tài chính đối ngoại.
Tài chính đối ngoại chủ yếu là các hoạt động về tiếp nhận viện trợ hoặc vay vốn nước
ngoài; tiếp nhận vốn liên doanh, hợp doanh, chuyển giao công nghệ giứa trong nước với
nước ngoài; ký kết và thực hiện các hợp dồng bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm . và bồi thường

bảo hiểm đối với pháp nhân nước ngoài, hoặc ngược lại, nhận phí bảo hiểm và bồi thường
bảo hiểm từ nước ngoài; chuyển tiền và tài sản của các cá nhân ở nước ngoài cho nhân thân
trong nước và ngược lại.
13


Hoạt động tài chính đối ngoại trong những năm tới cần hướng vào việc tăng cường thu
hút vốn nước ngoài nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa xây dựng nền kinh tế mở cửa hướng ngoại, gắn thị
trường trong nước với thị trường ngoài nước, vừa khuyến khích sản xuất trong nước phát
triển, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Tài chính đối ngoại đô thị
cần xử lý tốt vấn dề vay nợ và trả nợ nước ngoài: Nhà nước tập trung vay vốn của các tổ
chức tiền tệ quốc tế để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình kinh
tế then chốt; hình thành quĩ dự trứ ngoại tệ phù hợp với cơ cấu các loại ngoại tệ vay để có
nguồn trả nợ và ngăn ngừa rủi ro do biên động tỷ giá hối đoái gây ra.

V.

Nguồn và Chính sách tài chính đô thị

1. Nguồn tài chính đô thị.
Tài chính đô thị có hai nhóm nguồn thu chủ yếu bao gồm nguồn thu do cấp tỉnh phân
bổ xuống và nguồn thu tự huy động.
Nguồn thu ngân sách đô thị do cấp tỉnh phân bổ xuống được hình thành theo cơ chế
phân cấp, cụ thể là HĐND cấp tỉnh căn cứ vào các khoản thu tại địa phương mà Thủ tướng
giao tỷ lệ % cho tỉnh được hưởng, và các nguồn thu khác mà tỉnh được hưởng 100%, để
quyết định tỷ lệ % phân bổ lại các khoản thu đó cho ngân sách đô thị. Các khoản thu này
chia thành mấy nhóm như sau:
 Thu từ tài nguyên: Thuế nhà, đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng
đất nông nghiệp; tiền sử dụng đất, thuê đất; thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ

dầu khí )….
 Thu từ tài sản: Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; thu hồi
vốn của ngân sách đô thị tại các tổ chức kinh tế; thu nhập từ vốn góp của đô thị.
 Thu từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ công: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập
doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; Thuế tiêu thụ
đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước; Phí xăng dầu; Phí thu từ người tiêu dùng dịch vụ
công cộng; Lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí từ hoạt động sự nghiệp; Thu xổ số kiến
thiết.
Ngân sách đô thị chỉ được hưởng theo tỷ lệ % các khoản thu kể trên, tỷ lệ này do cấp
tỉnh quy định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi của đô thị. Có lẽ đô thị chỉ có
quyền hoàn toàn chi phối các khoản thu từ nguồn huy động, bao gồm:
 Viện trợ không hoàn lại và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài cho đô thị;


Huy động từ các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật



Thu từ kết dư ngân sách đô thị và các khoản thu khác theo quy định của pháp

luật.
14


Cơ chế thu ngân sách đô thị theo Luật NSNN có các điểm mạnh sau đây:


Khi kinh tế đô thị tăng trưởng thì lượng thu cũng tăng theo;




Khuyến khích chính quyền đô thị tận thu, chống thất thu.

Tuy vậy cơ chế này lại hàm chứa những hạn chế rất nghiêm trọng, cụ thể là:
Tỉnh xác định tỷ lệ % phân bổ nguồn thu cho đô thị trên cơ sở tính toán nhiệm vụ chi,
trong đó diện chi đầu tư phát triển là trường phổ thông các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát
nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi khác (không rõ bao gồm
những công trình y tế, văn hóa, xã hội nào?). Thế nhưng trên thực tế, các dự án ODA vế kết
cấu hạ tầng như cấp thoát nước, vệ sinh đô thị v.v…trong đô thị đều do cấp tỉnh nắm giữ,
công trình hoàn thành cũng do cấp tỉnh vận hành và cung ứng dịch vụ; cấp đô thị chỉ có vai
trò tham gia như bên được hưởng lợi và có trách nhiệm làm công tác đền bù giải phóng mặt
bằng. Điều đó có nghĩa là nguồn tài chính phát triển lại do cấp tỉnh chi phối, khiến cấp đô thị
không phát huy được tính tích cực và quyền chủ động trong phát triển đô thị.


Nguồn thu tự huy động theo quy định của pháp luật không rõ ràng nên khó khai

thác.
Ví dụ đô thị loại đặc biệt: thành phố Hồ Chí Minh các khoản thu ngân sách và đóng góp
của đô thị so với cả nước được thể hiện qua các biểu đồ sau:

15


2.
Chính sách tài chính đô thị và nguyên tắc thu.
Để có nguồn tài chính thực hiện các nhiệm vụ quản lý đô thị, chính quyền đô thị
phải thực hiện tốt chính sách động viên nguồn thu trên địa bàn.
Để có nguồn thu dồi dào, cần nấm vững các nguyên tắc sau:

 Ai được hưởng lợi phải trà tiền. Đây là một nguyên tắc công bằng, cũng là
một đao lý, một “luật bất thành văn” trong xã hội loài người. Lợi là lợi ích do đô thị
mang lại, ví dụ khi Nhà nước cung ứng các dịch vụ, hoặc khi xây dựng một tuyên
đường, người được hưởng dịch vụ, người được hưởng lợi từ tuyến đường đều phải trả
tiên. Ở nước ta các lợi ích trực tiếp (như đối với các dịch vụ có sử dụng tài sản công
cộng) Nhà nước đã thực hiện thu, nhưng các lợi ích gián tiếp như việc mở rộng đường
tạo điêu kiện thuận lợi cho các hộ hai bên đường trong đi lại, giao dịch, kinh doanh
chưa có chính sách thu.
 Thu bất kể khi nào có thể. Đây cũng là một nguyên tắc công bằng và không
bỏ sót nguồn thu. Trong nền kinh tế thị trường, trừ tầng lớp quá bần cùng phải sông
nhờ cứu tế xã hội, hoặc một số đối tượng ưu tiên (như sinh viên, học sinh), còn nói
chung ai cũng phải tham gia đóng góp cho xã hội thông qua thuế thu nhập và các phí
dịch vụ phải trà, không có tình trạng “xài của chùa”.
Đây là hai nguyên tắc gắn kết với nhau làm cơ sờ để xác định nguồn thu.

16


 Công khai, rõ ràng, bảo đảm chế độ kiểm tra, kiểm soát. Lĩnh vực tài chính
tiền tệ vừa gắn với quyền lợi người dân, liên quan tới công bằng xã hội, lại vừa dễ
tham ô, tham nhũng, nên các chính sách tài chính đặc biệt là chính sách thu phải rõ
ràng, công khai và được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, tài chính còn là công cụ điều tiết nền kinh tế, nên việc công khai, minh
bạch còn có giá trị thông tin cho thị trường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ra quyết định.
VI. Nhiệm vụ của tài chính đô thị.
So sánh đánh giá Tài chính đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

1. Tập trung các nguồn lực tài chính cho xây dựng đất nước.
Yêu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế của nước ta với tốc độ cao đòi hỏi phải có
một số vốn dầu tư rất lớn, được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Đô thị là trung

tâm kinh tế, cũng là trung tâm tập trung nguồn vốn cho công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, là cơ sở tài lực để phát triển nần kinh tế quốc dân.
Năm 1996, khu vực đô thị nước ta với số dân chiếm 20% dân số cả nước, đá sáng
tạo ra 40% thu nhập quốc dân của cả nước. Dự kiến đến năm 2000, đô thị nước ta với
số dân chiếm 25% dân số cả nước, sẽ tạo ra trên 50% thu nhập quốc dân của cả nước.
Năng suất lao động và tiền thuế mà dân cư đô thị đóng góp đều cao hơn mức bình quân
của cả nước. Như vây, tài chính đô thị gánh vác nhiệm vụ quan trọng trong việc tập
trung các nguồn tài chính, là cơ sở tài lực chủ yếu để phát triển nền kinh tế quốc dân
với tốc độ và hiệu quả cao.
2. Cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho sự phát triển khoa học, công nghệ và văn
hoá.
Đô thị không chỉ là trung tâm kinh tế, mà còn là trung tâm khoa học, công nghệ
và văn hoá. Song song với sự phát triển nền kinh tế mở cửa hưđng ngoại và đổi mới cơ
chế quản lý, khoa học, công nghệ đô thị sẽ được đẩy mạnh, giao lưu khoa học, công
nghệ và văn hóa giứa nước ta với các nước sẽ ngày càng mở rộng.
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới
ngày nay, đòi hỏi các đô thị nước ta với tính cách là trung tâm khoa học, công nghệ của
đất nước, cần áp dụng những biện pháp hữu hiệu, tận dụng thời cơ thuận lợi để đuổi
kịp trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ trên thế giđi. Tất cả những cái đó đều cần
dầu tư một số vốn rất lớn, yêu cầu phải có sự trự giúp của tài chính đô thị.
3. Bảo đảm nguồn lục tài chính đủ lớn để điều tiết hợp lý cơ cấu kinh tế đô thị.
17


Nguồn thu chủ yếu của tài chính đô thị là các khoản thuế và lệ phí. Thu thuế là
đòn bầy kinh tế chủ yếu của tài chính đô thị, vận dung đòn bẩy này một mặt ngành tài
chính đô thị có thể căn cứ vào chiến lược và qui hoạch phát triển đô thị, chính sách
kinh tế – kỹ thuật của các ngành sản xuất, thông qua phương thức miễn giảm hoặc tăng
thuế để thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triền của một ngành sản xuất nào đó.
Như vậy, tài chính đô thị có tác dụng thúc đẩy có hiệu quả sự vận dụng hợp lý của

các yếu tố sản xuất và các loại tài nguyên, trở thành cỗ máy điều tiết sự hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý của đô thị.
4. Tạo tiền đề quan trọng về vốn cho việc thực hiện qui hoạch xây dựng và phát triển
đô thị.
Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trong hiện thực chỉ là bức tranh mô tả sự
xây dựng và phát triển đô thị trong một thời gian nhất định. Nó là dự kiến và thiết kế
đối với phương hướng phát triển, qui hoạch và bố cục không gian của đô thị, cũng là
căn cứ và phương tiện đê xây dựng và quản lý đô thị của chính quyền đô thị.
Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị một khi đã được phê duyệt ban hành sẽ
có hiệu lực pháp lý nhất định, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp hứu hiệu để thực
hiện. Việc thực hiện qui hoạch xây dựng và phát triển đô thị, một mặt cần phù hợp với
các nguồn nhân tài vật lực của đô thị, mặt khác bản thân qui hoạch đó phải khoa học,
hợp lý và khả thi, quá trình thực hiện nó cần có sự điều tiết, kiểm soát và giám sát của
chính quyền đô thị. Vì vậy, sự bố cục hợp lý của các yếu tố không gian đô thị không
thể tách rời vài trò của tài chính đô thị.
5. Chi viện sự phát triển của ngoại thương đô thị.
Mở cửa là đặc trưng quan trọng của kinh tế đô thị, mà một mặt quan trọng của mở
cửa hướng ngoại của kinh tế đô thị là sự phát triển của ngoại thương đô thị. Tại Việt
Nam, song song với sự phát triển mở cửa hướng ngoại và đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế, hoạt động ngoại thương đã được phát triển nhanh chóng ở khu vực đô thị, nhất là
các đô thị ven biển.
Đô thị là trung tâm phát triển kinh tế và khoa học, công nghệ của đất nước, là cứ
địa để thu hút và sử dụng công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và thiết bị, vốn của
nước ngoài. Trong việc chi viện sự phát triển của ngoại thương đô thị, tài chính đô thị
căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và dô thị, tình trạng tài lực và mức độ
yêu cầu của các khoản chi, tiến hành khuyến khích hoặc hạn chế có hiệu quả, phát huy
công năng điều tiết, kiểm soát của tài chính đô thị đối với sự phát triển ngoại thương đô
thị.
18



VII.

So sánh đánh giá Tài chính đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Mẫu số 10/CKTC-NSĐP

CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 3060 /QĐ-UBND ngày 30 /12/2017 của UBND thành phố Hà
Nội)

19


CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ VÀ NGÂN SÁCH
CỦA QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 9080 /QĐ-UBND ngày 30/12/2017 của UBND thành phố Hà
Nội)

20


21


UBND Thành phố Hồ Chí Minh CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG NĂM 2016 (Kèm theo Quyết định số 6779/QĐ-UBND ngày 30/12/2017 của
Ủy ban nhân dân TP.HCM)


22


UBND Thành phố Hồ Chí Minh CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH VÀ
NGÂN SÁCH HUYỆN NĂM 2016 (Kèm theo Quyết định số 6779/QĐ-UBND ngày
30/12/2017 của Ủy ban nhân dân TP.HCM)

23


1. So sánh tình hình thu và chi ngân sách 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh
Bảng so sánh các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2016

STT

Chỉ tiêu

A

Tổng thu NSNN trên
địa bàn
Thu nội địa (không kể
thu từ dầu thô)

1

Quyết toán
TP Hà Nội
179.054.037


Quyết toán
TP HCM
308.101.315

160.171.077

188.354.793

2

Thu từ dầu thô

1.938.480

14.214.312

3

Thu từ xuất khẩu, nhập
khẩu

16.944.480

101.061.275

4

Các khoản thu để lại
đơn vị chi quản lý qua

Ngân sách

3.420.874

3.454.298

5

Thu viện trợ

~

1.016.637

B

Thu XSKT

164.903

2.391.603

3.420.874

1.153.695

C
Thu để lại chi quản lý
qua ngân sách


(Quyết định số 6779/QĐ-UBND tp HCM và 9080/QĐ-UBND tp Hà Nội)

Nhận xét: Từ bảng trên ta có thể thấy rằng Tổng thu ngân sách nhà nước ở Tp
HCM lớn hơn rất nhiều so với Hà Nội. Đặc biệt nguồn thu từ xuất nhập khẩu. Còn các
nguồn thu còn lại không chênh nhau quá nhiều.

24


2. Vì sao nguồn thu từ xuât nhập khẩu ở TP HCM lại lớn hơn rất nhiều so với Hà
Nội?
Lý giải nguyên nhân trên, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương, cho
biết TPHCM có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Khối lượng luân chuyển hàng hóa thành phố chiếm 72% vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và 19,4% cả nước. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2017, những
ngành hàng cần thiết phải nhập khẩu chiếm tỷ trọng 77% tổng kim ngạch. Trong đó,
nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất như máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 23,6%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm tỷ
trọng 12,75%. Vải các loại chiếm tỷ trọng 6,29%… Mặt khác, TPHCM cũng là cửa
ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa cho các tỉnh, thành phía Nam.
Do vậy, ngoài việc phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp thành phố, lượng
hàng nhập khẩu còn được chuyển về các tỉnh, thành lân cận để sản xuất phục vụ xuất
khẩu được tính vào kim ngạch xuất khẩu của các địa phương như Bình Dương, Đồng
Nai, Long An…
3. Vậy UBND tp Hà Nội cần có những chính sách gì để khuyến khích xuất nhập khẩu
trong đô thị?
Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chú trọng vào lĩnh vực
hải quan, thuế, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, chứng nhận
xuất xứ hàng hóa, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng XK; ứng dụng rộng
rãi hơn việc thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng Internet, tạo thuận lợi và giảm

chi phí cho doanh nghiệp (DN).
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, XK gồm: Hoàn
thành Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, đề án phát triển sản phẩm công nghiệp
chủ lực, đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ, kế hoạch phát triển thương mại điện tử, đề
án quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
Đồng thời, thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ
quan trung ương trên địa bàn; kiểm soát, quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị
trường vàng. Nâng cao sức cạnh tranh cho DN, nhà sản xuất. Trong đó, tập trung vào:
Tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực cho DN trong và ngoài khu công nghiệp; đào
tạo giám đốc điều hành và kiến thức quản trị DN; đào tạo, tư vấn cho các DN sản xuất,
xuất nhập khẩu về: nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương
hiệu sản phẩm làng nghề và các mặt hàng nông sản chủ lực… Tiếp tục thực hiện kết
nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các DN sản xuất
hàng XK. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt
25


×