Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình dân dụng ở cà mau và đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.61 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

QUÁCH NHẬT DUY

Đề tài: CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THAY
ĐỔI THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG Ở CÀ MAU VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – HẠN CHẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã ngành: 60580208

TP. HCM, tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

QUÁCH NHẬT DUY

Đề tài: CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THAY
ĐỔI THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG Ở CÀ MAU VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – HẠN CHẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã ngành: 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.ĐINH CÔNG TỊNH



TP. HCM, tháng 10 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, ngày 4
tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

Chủ tịch

2

TS. NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

Phản biện 1


3

TS. TRẦN QUANG PHÚ

Phản biện 2

4

TS. NGUYỄN VIỆT TUẤN

Ủy viên

5

TS. NGUYỄN THANH VIỆT

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------

----------------

TP. HCM, ngày 4 tháng 10 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: QUÁCH NHẬT DUY

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/10/1991

Nơi sinh: Cà Mau

Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân Dụng & Công Nghiệp MSHV: 1441870036
I.

Tên đề tài:
“CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI THIẾT KẾ TRONG
GIAI ĐOẠN THI CÔNG GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG Ở CÀ MAU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC – HẠN CHẾ”
II. Nhiệm vụ và nội dung:
- Xác định các nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai doaanj
thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình dân dụng ở Cà
Mau.

- Kiến nghị một số giải pháp để hạn chế sự thay đổi thiết kế gây ảnh hưởng đến
tiến độ thi công của dự án.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 01/04/2016
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/10/2017
V. Cán bộ hướng dẫn: TS. ĐINH CÔNG TỊNH.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

QUÁCH NHẬT DUY


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin cám ơn Thầy TS. ĐINH CÔNG TỊNH, Thầy đã đưa ra gợi ý đầu tiên để
hình thành nên ý tưởng của đề tài và đã làm tôi mạnh dạn tiếp cận với hướng nghiên
cứu đồng thời, thầy là người đã tận tụy giúp tôi hệ thống hóa lại kiến thức quản lý

và định lượng phân tích và hiểu biết thêm về nhiều điều mới trong quá trình nghiên
cứu luận văn này.
Để hoàn thành đề cương luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tập thể và các cá nhân. Tôi xin tỏ lòng
biết ơn đến tập thể và các cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Ban đào tạo Sau đại học, Khoa
Xây dựng trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình học và nghiên cứu khoa học tại đây.
Đề cương Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ
lực của bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong Quý
Thầy Cô chỉ dẫn thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản thân mình
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.

Tp. HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2017

QUÁCH NHẬT DUY


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế có thể làm ảnh hưởng đến
tiến độ thi công công trình xây dựng, thực tế trong quá trình công tác trên địa bàn
Cà Mau tác giả đã gặp khá nhiều vấn đề như vậy, nên tác giả chọn vấn đề này để
nghiên cứu.
Tác giả thu thập dữ liệu từ 170 người làm việc trong ngành xây dựng bằng
bảng câu hỏi. Xác định được có 30 nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế làm
ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nguyên nhân thường do: Chủ đầu tư yêu cầu sửa

đổi, làm thêm các hạng mục, chủ đầu tư thông tin về dự án không đầy đủ, chủ quan
trong việc bỏ thầu... Tác giả chia các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn thành
5 nhóm nhân tố là:
- Nhân tố chủ đầu tư;
- Nhân tố năng lực của nhà thầu và tư vấn giám sát;
- Nhân tố kinh tế xã hội;
- Nhân tố chính sách pháp luật;
- Nhân tố đặc điểm của dự án và các bên tham gia.
Các bên tham gia dự án có thể sử dụng kết quả này để hạn chế sự thay đổi thiết
kế và tác động của nó đến thời gian thực hiện dự án.


iv

ABSTRACT

Some of the causes of design changes can affect the progress of construction
work. In fact, many of these acditions have occurred in Ca Mau area, so the author
chose the topic to study.
The author collected data from

170 people working in the construction

industry using questionnaires and identifield 30 causes of design changes that affect
the progress of constructions. The reason are usaully due to: the owner requested
modification, additional item, investors infomation about the project is not
complete,... The author has categozired the causes og high impact into five groups
of factors:
- Investor factor;
- Capacity factor of contractor and supervisory consultant;

- Socio-economic factor;
- Legal policy factor;
- Characteristic of the project and stakeholders.
Participants in the project may use this result to limit the design change and its
impact on project progress.


v

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.6 Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1 Một số khái niệm ................................................................................................ 4
2.1.1 Thay đổi thiết kế .............................................................................................. 4
2.1.2 Công trình dân dụng ........................................................................... 4
2.1.3 Thiết kế xây dựng .............................................................................. 5
2.1.4 Thiết kế sơ bộ...................................................................................... 5
2.1.5 Thiết kế cơ sở ...................................................................................... 5
2.1.6 Thiết kế kỹ thuật ................................................................................. 6
2.1.7 Thiết kế bản vẽ thi công ...................................................................... 6
2.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau ........................... 6
2.2.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 6
2.2.2 Đặc điểm địa hình ............................................................................... 7
2.2.3 Đặc điểm khí hậu ................................................................................ 7

2.2.4 Tổ chức hành chính............................................................................. 8
2.2.5 Dân số ................................................................................................. 8
2.2.6 Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 9
2.2.7 Kinh tế............................................................................................... 11
2.2.8 Xã hội ............................................................................................... 12


vi

2.3 Thực trạng quá trình thi công xây lắp .............................................................. 12
2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan đến đề tài ...... 15
2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 15
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 16
2.5 Kết luận chương .............................................................................................. 17
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............... 19
3.1 Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi ............................................................. 19
3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ................................................................... 22
3.3 Nội dung bảng câu hỏi .................................................................................. 23
3.3.1 Thang đo ........................................................................................................ 23
3.3.2 Thành phần bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu bảng câu hỏi ........................... 24
3.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ................................................................... 28
3.3.4 Xây dựng bảng câu hỏi chính thức ................................................... 35
3.4 Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 35
3.4.1 Xác định kích thước mẫu .............................................................................. 35
3.4.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu ............................................................................ 36
3.4.3 Cách thức thu thập dữ liệu ............................................................................ 37
3.5 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu .................................................. 38
3.5.1 Đánh giá thang đo.......................................................................................... 38
3.5.2 Kiểm định khác biệt trung bình tổng thể ....................................................... 39
3.6 Phân tích nhân tố chính ................................................................................ 40

3.6.1 Giới thiệu ....................................................................................................... 40
3.6.2 Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau ........................... 41
3.6.3 Kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu trước khi phân tích nhân tố chính ............. 42


vii

3.6.4 Phân tích ma trận tương quan ........................................................................ 42
3.6.5 Mô hình nhân tố ............................................................................................ 43
3.6.6 Cách rút trích nhân tố .................................................................................... 43
3.6.7 Xoay các nhân tố ........................................................................................... 44
3.6.8 Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố rút được trích ................................... 45
3.6.9 Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings .......................................... 45
3.6.10 Trọng số nhân tố .......................................................................................... 46
3.7 Kết luận chương ............................................................................................. 46
CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................. 47
4.1 Xếp hạng các nguyên nhân làm thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công .... 48
4.1.1 Khảo sát thử nghiệm...................................................................................... 48
4.1.2 Thu thập, phân tích qua cuộc khảo sát chính thức ........................................ 51
4.1.2.1 Chọn lọc dữ liệu ........................................................................ 52
4.1.2.2 Kết quả người trả lời.................................................................. 53
4.1.2.3 Đặc điểm người trả lời ............................................................... 54
4.1.2 Kiểm định thang đo ....................................................................................... 58
4.1.3 Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ..................................... 64
4.2 Phân tích thành phần chính .............................................................................. 70
4.2.1 Quá trình thực hiện phân tích nhân tố chính ................................................. 70
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khi xoay nhân tố .................................................. 71
4.2.3 Kết quả đặt tên nhân tố .................................................................................. 77
4.3 Bàn luận và đề xuất: ......................................................................................... 78
4.3.1. Năng lực của nhà thầu và tư vấn thiết kế ..................................................... 78

4.3.2 Kinh tế xã hội .................................................................................... 81


viii

4.3.3 Chính sách pháp luật ..................................................................................... 80
4.3.4 Chủ đầu tư ..................................................................................................... 80
4.3.5 Đặc điểm của dự án và các bên tham gia ...................................................... 81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ............ 82
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 82
5.2 Giải pháp khắc phục ......................................................................................... 83
5.2.1 Giải pháp đối với chủ đầu tư............................................................. 85
5.2.2 Giải pháp đối với tư vấn ................................................................... 86
5.2.3 Giải pháp đối với nhà thầu thi công .................................................. 87
5.2.4 Giải pháp đối với nhóm nhân tố Nhà nước Pháp luật....................... 87
5.2.4.1 Giải pháp đối với nhà nước ....................................................... 87
5.2.4.2 Giải pháp đối với tỉnh Cà Mau .................................................. 88
5.3 Các hạn chế và kiến nghị các nghiên cứu sâu hơn ........................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 90


ix

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

- CĐT: Chủ đầu tư.
- BQLDA: Ban quản lý dự án.
- UBND: Ủy ban nhân dân.
- BQL các CTXD: Ban quản lý các công trình xây dựng.
- BCB: Bảng câu hỏi.

- ccs: các cộng sự.
- TVTK/GS: Tư vấn thiết kế/giám sát.


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê các công trình dân dụng chậm tiến độ ở tỉnh Cà Mau ............. 13
Bảng 3.1: Danh mục các yếu tố ................................................................................ 24
Bảng 3.2: Mã hóa 30 yếu tố...................................................................................... 27
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị mean khả năng ảnh hưởng ............ 49
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thử nghiệm của hệ số Cronbach’s Anpha .................... 51
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả người trả lời ........................................................ 53
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp người trả lời theo vị trí làm việc trong dự án .................. 54
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp người trả lời theo kinh nghiệm làm việc ........................ 55
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp người trả lời theo vai trò trong dự án .............................. 56
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp người trả lời theo nguồn vốn .......................................... 57
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp người trả lời theo quy mô vốn ........................................ 58
Bảng 4.9: Kết quả khảo sát chính thức giá trị mean khả năng ảnh hưởng đến thay
đổi thiết kế ................................................................................................................. 59
Bảng 4.10: Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha lần 1................................................ 62
Bảng 4.11: Bảng tính hệ số tương quan biến tổng lần 1........................................... 62
Bảng 4.12: Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 ............................................... 64
Bảng 4.13: Bảng tính hệ số tương quan biến tổng lần 2........................................... 64
Bảng 4.14: Trung bình và xếp hạng các yếu tố ....................................................... 67
Bảng 4.15: So sánh kết quả kiểm định One – way ANOVA và Kruskal Wallis ..... 70
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 1 ............................................. 72
Bảng 4.17: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 ....................................................... 73
Bảng 4.18: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 ....................................................... 74
Bảng 4.18: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 3 ....................................................... 76



xi

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 3 ............................................. 77
Bảng 4.20: Phương sai tích lũy................................................................................. 77
Bảng 4.21: Kết quả đặt tên 6 nhân tố chính ............................................................. 79


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Lược đồ tóm tắt Chương 3 ....................................................................... 19
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi ................................................. 21
Hình 3.3: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ................................................................ 22
Hình 4.1: Lược đồ tóm tắt Chương 4 ....................................................................... 48
Hình 4.2: Thống kê kết quả người trả lời bảng câu hỏi ........................................... 53
Hình 4.3: Phân loại người trả lời theo vị trí là việc trong dự án .............................. 54
Hình 4.4: Phân loại người trả lời theo kinh nghiệm làm việc .................................. 55
Hình 4.5: Phân loại người trả lời theo vai trò trong dự án ....................................... 56
Hình 4.6: Phân loại người trả lời theo nguồn vốn .................................................... 57
Hình 4.7: Phân loại người trả lời theo quy mô vốn .................................................. 58
Hình 4.8: Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng ....................................................... 66
Hình 4.9: Biểu đồ Scree Plot .................................................................................... 78


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu chung

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và có uy tín trên trường thế giới,
mức độ tăng trưởng ngày càng cao. Ngành xây dựng đã đóng góp một phần đáng kể
và có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước và được xem là một
ngành năng động, nhiều rủi ro và đầy thách thức. Ngành công nghiệp xây dựng đặt
ra một thách thức lớn vì nó là ngành quan trọng tạo ra sự giàu có, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và
nó liên kết với các ngành kinh tế khác để cùng thịnh vượng. Cải tiến kỹ thuật đẩy
nhanh tiến độ thi công xây dựng và hạn chế các nguyên nhân làm chậm tiến độ là
một yêu cầu ngày càng cấp thiết.
Đối với một dự án xây dựng thì các bên tham gia quan tâm đến 3 mục tiêu cơ
bản: Chất lượng – Chi phí – Tiến độ. Sự chậm tiến độ công trình thường do rất
nhiều nguyên nhân và ở nhiều giai đoạn thực hiện dự án. Ở luận văn này tác giả tập
trung nghiên cứu đến vấn đề thay đổi thiết kế làm chậm tiến độ thi công. Có nhiều
đề tài nghiên cứu nguyên nhân thay đổi thiết kế như “Nghiên cứu các nguyên nhân
làm chậm trễ tiến độ các dự án xây dựng và đề xuất mô hình thực hiện tiến độ hợp
lí “ của tác giả Võ Toàn Thắng (2003); “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời
gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn
thành phố Cần Thơ” của tác giả Trần Hoàng Tuấn (2013)... Các đề tài nghiên cứu
trước đây chỉ phân tích các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục chung
chung mà không chỉ rõ mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nguyên nhân. Vì vậy tác
giả chọn đề tài “Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi
công làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình dân dụng ở Cà Mau và đề xuất
biện pháp khắc phục – hạn chế” để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nguyên
nhân gây ra sự thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình dân
dụng ở Cà Mau và đề xuất một số biện pháp khắc phục các nguyên nhân đó cho các
dự án xây dựng trên địa bàn Cà Mau.


2
1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Bắt nguồn từ thực trạng các công trình xây dựng ở Việt Nam nói chung và ở
Cà Mau nói riêng thường hay xảy ra sự thay đổi thiết kế dẫn đến chậm tiến độ thi
công, làm tăng chi phí xây dựng, giảm chất lượng công trình.
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
+ Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công?
+ Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đó đến sự thay đổi thiết kế trong
giai đoạn thi công?
+ Quan điểm của các bên trực tiếp tham gia dự án với các nguyên nhân dẫn
đến thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công có giống nhau không ?
Nói tóm lại, tác giả lựa chọn Đề tài “Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết
kế trong giai đoạn thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình dân dụng
ở Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục – hạn chế” để có những nhận xét đánh
giá, đóng góp ý nghĩa thực tiễn góp phần hạn chế thay đổi thiết kế, đẩy nhanh tiến
độ và giảm chi phí xây dựng.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các

nhân gây ra sự thay đổi thiết kế các dự án xây dựng ở Cà Mau, cụ thể như sau:
• Xác định các nguyên nhân chính và mức độ ảnh hưởng của từng nguyên
nhân đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công làm ảnh hưởng đến
tiến độ thi công.
 Kiến nghị một số giải pháp để hạn chế sự thay đổi thiết kế.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu và khả năng thu thập số liệu có hạn, đồng thời cũng
để tập trung vào vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu được thực hiện như sau:
- Không gian : Các công trình xây dựng tại Cà Mau.



3
- Thời gian : Các công trình xây dựng thi công từ năm 2010 đến 2015.
- Đối tượng khảo sát :


Chủ đầu tư, các thành viên trong Ban quản lý dự án;



Các nhà tư vấn thiết kế / giám sát;



Các Nhà thầu xây dựng.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các công trình xây dựng dân dụng tại Cà Mau sử
dụng vốn ngân sách nhà nước. Thời điểm thu thập dữ liệu dự kiến là từ ngày
15/09/2015 đến 15/09/2016). Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian
tháng 06/2016 đến tháng 03/2017.
Phân tích và thảo luận theo quan điểm của các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án,
Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát; Nhà thầu và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực xây dựng.
1.6 Đóng góp của đề tài
 Về mặt học thuật
Đóng góp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
 Về mặt thực tiễn
Làm cơ sở cho Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế , Tư vấn giám sát và nhà thầu tham
khảo và áp dụng. Góp phần hạn chế các thay đổi thiết kế gây ảnh hưởng đến tiến độ
thi công công trình.



4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm:
2.1.1 Thay đổi thiết kế:
Là những thay đổi về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bản vẽ thiết kế về
sử dụng vật liệu đã được người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư phê duyệt.
2.1.2 Công trình dân dụng:
Theo “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN LOẠI, PHÂN
CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT ĐÔ THỊ” (QCVN 03: 2009/BXD) về phân loại, phân cấp công trình
xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị thì công trình dân dụng
bao gồm các công trình:
Nhà ở: Chung cư và nhà ở riêng lẻ.
Công trình công cộng:
- Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông các
cấp, trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề,
trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác.
- Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung
ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực, trạm y
tế, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão,
phòng chống dịch bệnh và các cơ sở y tế khác.
- Công trình thể thao: Sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện.
- Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc
bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày và các
công trình khác, Công trình di tích, phục vụ tín ngưỡng, công trình vui chơi, giải trí,
công trình thương mại và dịch vụ: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng,
nhà hàng ăn uống, giải khát...

- Công trình thông tin, truyền thông: Tháp thu, phát sóng viễn thông,
truyền thanh, truyền hình, Nhà phục vụ thông tin liên lạc (bưu điện, bưu cục, nhà
lắp đặt thiết bị thông tin, đài lưu không), Nhà ga: hàng không, đường thủy, đường


5
sắt, bến xe ô tô, Nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, nhà khách, nhà nghỉ, Trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước: nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước,
các Bộ, ngành, ủy ban các cấp, Trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác
2.1.3 Thiết kế xây dựng:
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, thiết kế xây dựng
công trình là hệ thống tài liệu gồm bản vẽ và phần thuyết minh thể hiện các nội
dung công trình như sau: Phương án công nghệ; công năng sử sụng; phương án kiến
trúc; tuổi thọ công trình; phương án kết cấu, kỹ thuật; phương án phòng, chóng cháy
nổ; phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao; giải pháp bảo vệ môi trường;
tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.
Tùy từng thể loại công trình,qui mô đầu tư và mục đích sử dụng mà thiết kế xây
dựng công trình có thể được thực hiện với các bước sau:
+ Thiết kế một bước là thiết kề bản vẽ thi công;
+ Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
+ Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở ,thiết kế kỹ thuật và thiết kề bản vẽ thi
công;
+ Thiết kế theo các bước khác (nếu có).
2.1.4 Thiết kế sơ bộ:
Là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng,
thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về
dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công
trình.
2.1.5 Thiết kế cơ sở:

Là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên
cơ sở phương án thiết kế đã được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ


6
yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển
khai các bước thiết kế tiếp theo.
2.1.6 Thiết kế kỹ thuật:
Là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình
được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử
dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển
khai thiết kế bản vẽ thi công.
2.1.7 Thiết kế bản vẽ thi công:
Là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết
cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều
kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
2.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau:
2.2.1 Vị trí địa lý:
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam có diện tích tự nhiên là
5331,6 km2 bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58%
diện tích cả nước. Ngoài phần đất liền, Cà Mau có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn
Bương và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km2. Cà Mau nằm tại điểm cực
Nam 80 30’ vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 90 33’ vĩ
Bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện Thới Bình), điểm cực Đông 1050 24’ kinh Đông
(thuộc xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi), điểm cực Tây 1040 43’ kinh Đông (thuộc xã
Đất Mũi huyện Ngọc Hiển). Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp
giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc
Liêu (75 km), phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh
Thái Lan. Bờ biển dài 254 km. Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, tiếp giáp
với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí

nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu,
hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài
nguyên khác trong lòng biển. (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)


7
2.2.2 Đặc điểm địa hình:
Cà Mau là vung đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng
và thường xuyên bị ngập nước. Dộ cao bình quân 0,5 đến 1,5 so với mặt nước biển.
Hướng địa hình nghiên dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Những
vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau nối với Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai
(Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng
sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa
được giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông
Trẹm và gờ đất cao ven biển Tây. Vùng trũng treo này quanh năm được đọng nước
và trở thành đầm lầy. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng,
tích tụ nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nôi trồng thủy sản,
trồng lúa trồng rừng ngập mặn, ngập lợ...
Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông
Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, nó noi mỗi năm bị xói lở trên 20m. Ngược
lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hằng năm được phù sa bồi đắp từ 50m đến 80m.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Cà Mau).
2.2.3 Đặc điểm khí hậu:
Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán
cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu Cà
Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200 ngày/
năm. Vùng biển phía tây và khu vực tây nam của tỉnh, mùa mưa mưa thường bắt
đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn các khu vực khác. Lượng mưa trung bình giữa
các tháng vào mùa mưa chênh lệch nhau không nhiều và nằm trong khoảng từ

200mm đến 400mm/ tháng.
Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm dao
động từ 26,60C đến 27,70C; nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4
và tháng 5, khoảng 28,60C. Riêng từ năm 2001 đến 2005 nhiệt độ trung bình tháng


8
4 dao động từ 29,20C đến 29,70C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1,
khoảng 25,60C. Như vậy, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và
tháng lạnh nhất khoảng 3,00C.
Giờ nắng trung bình cả năm 2.269 giờ. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm
khoảng 1.000 mm; mùa khô (tháng 3 – tháng 4) có lượng bốc hơi gần 130
mm/tháng. Độ ẩm trung bình năm là 83%, mùa khô độ ẩm thấp, đặc biệt vào tháng
3, độ ẩm thường đạt khoảng 50%Chế độ gió vừa chịu ảnh hưởng của đặc trưng cho
vùng nhiệt đới lại vừa chịu ảnh hưởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam
Á. Hàng năm, có 2 mùa gió chủ yếu: gió mùa đông (gió mùa đông bắc) từ tháng 11
năm trước đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa tây nam), bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng đông bắc và đông. Mùa
mưa gió thịnh hành theo hướng tây nam hoặc tây. Tốc độ gió trung bình hàng năm
ở Cà Mau nhỏ, trong đất liền chỉ từ 1,0 đến 2,0m/giây, ngoài khơi gió mạnh hơn
cũng chỉ đạt 2,5 đến 3,5m/giây. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có dông hay lốc xoáy
tới cấp 7, cấp 8. Bão tuy có nhưng không nhiều và không lớn. (Nguồn: Cổng thông
tin điện tử Tỉnh Cà Mau).
2.2.4 Tổ chức hành chính:
Tính đến ngày 31 tháng 12, năm 2011, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Cà Mau).
2.2.5 Dân số:
Tính đến đầu năm 2017, dân số tỉnh Cà Mau có 1.223.191 người, với 613.042
nam và 610.149 nữ; tổng số 290.846 hộ. Trong đó: Ở thành thị, có 69.015 hộ, với

276.385 người. Ở nông thôn, có 221.831 hộ, với 946.806 người.
2.2.6 Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Cà Mau có các nhóm đất chính:


9
- Nhóm đất mặn có diện tích 150.278 ha, chiếm 28,84% diện tích tự nhiên,
được phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển, Năm Căn,
Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình.
- Nhóm đất mặn được hình thành trên các vùng trầm tích biển và trầm tích
sông biển. Đây là loại đất trẻ, chịu ngập triều thường xuyên hoặc định kỳ. Nhóm đất
phèn có diện tích 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở
các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.
- Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện
tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mưa, trồng các cây công
nghiệp chịu phèn như: mía, khóm, chuối, tràm… Đối với diện tích phèn bị ngập
mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thuỷ sản. Ngoài ra, còn có nhóm đất than bùn
dưới thảm rừng tràm, với diện tích khoảng 10.564 ha, phân bố ở các huyện U Minh,
Trần Văn Thời và nhóm đất bãi bồi với diện tích 9.507 ha, phân bố ở các huyện
Ngọc Hiển và Phú Tân.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt (bao gồm nước mặt sông, kênh, rạch,
kênh đào, đồng ruộng, nước ven biển) của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nước mưa và
nước từ biển vào theo các nhánh sông. Nguồn nước mặt là nước ngọt chủ yếu tập
trung ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía bắc huyện
Trần Văn Thời và huyện Thới Bình.
Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn (đây là nguồn nước được đưa vào từ
biển, hoặc pha trộn với nguồn nước mưa) chiếm phần lớn nguồn nước mặt của tỉnh.
Nguồn nước ngầm (nước dưới đất) của tỉnh Cà Mau có trữ lượng rất lớn, dễ
khai thác. Theo kết quả đánh giá cho thấy, trữ lượng nước ngầm trong toàn tỉnh Cà
Mau khoảng 5,8.106m3/ngày. Trong đó, nước có thể sử dụng được cho sinh hoạt

đến tầng 2 khoảng 5,2 triệu m3/ngày. Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất
công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên rừng: Đến năm 2012, Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng
103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng


×