Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 64 trang )

LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

1


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Chúng tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện
Võ Xuân Phước -1311030166

i


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Cơ - Điện
- Điện tử đặc biệt là K.S Phan Bảo Trung đã hướng dẫn và truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua.
Do kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên khó
tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của chúng
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong khoa Cơ - Điện Điện tử thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp


của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.

ii


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang đang trên đà công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để
tiến đến đưa Việt Nam trở thành một nước văn minh và hiện đại. Quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng cao đòi hỏi chúng ta phải có những
đội ngũ kỹ thuật phải được đào tạo cơ bản tương đối rộng, đồng thời biết vận
dụng các kỹ thuật đó vào để giải quyết các vấn đề trong sản xuất.
Ngày nay với ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE đã giải quyết được
nhiều các vấn đề mà công nghệ khuôn mẫu truyền thống chưa giải quyết được,
đã làm cho nghành nhựa trở nên rất phát triển, nhiều sản phẩm trước kia chỉ
làm bằng thép và gỗ thì giờ đã được thay thế bằng sản phẩm nhựa, năng suất
cao và giá thành sản phẩm giảm xuống, chất lượng đảm bảo yêu cầu đề ra,đa
dạng mẫu mã. Với những lợi ích nổi trội như vậy việc nghiên cứu công nghệ
CAD/CAM/CAE là vô cùng cần thiết trong quá trình sản xuất.
Với mong muốn có được những kiến thức về ngành công nghiệp quan
trọng này khi ra trường và trực tiếp tham gia sản xuất, em đã tiến hành tìm
hiểu và thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế, kiểm nghiệm và chế tạo khuôn
mẫu cho chi tiết móc áo“.
Đây là lần đầu thực hiện toàn bộ công việc với vai trò như một người kỹ sư
thiết kế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo,
góp ý của các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện hơn kiến thức và tạo tiền
đề cho công việc sau này của em.
Để có được kết quả ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,

chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Cơ-Điện Tử. Đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tâm của giảng viên hướng dẫn: KS. Phan Bảo Trung. Em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô.

Sinh viên thực hiện
Võ Xuân Phước -1311030166

iii


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài. ...................................................................................................... 1
1.2. Tình hình phát triển của công nghệ khuôn mẫu ở Việt Nam và thế giới. ..................... 2
1.3. Ứng dụng công nghệ CAD/CAM-CNC trong gia công khuôn mẫu. ............................ 5
1.3.1. Định nghĩa CAD/CAM-CNC:............................................................................... 5
1.3.2. Ưu điểm của quy trình có CAD/CAM: .................................................................. 5
1.3.3. Máy công cụ CNC:................................................................................................. 5
1.4. Ứng dụng phần mềm PTC Creo Parametric 2.0............................................................ 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................. 7
2.1. Các thành phần trong khuôn ép nhựa ............................................................................ 7
2.2. Một số loại khuôn ......................................................................................................... 8
2.2. Vật liệu làm khuôn ...................................................................................................... 11
2.3. Vật liệu chất dẻo (nhựa) .............................................................................................. 12


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KHUÔN CHI TIẾC MÓC ÁO ........................ 14
3.1. Giới thiệu về phần mềm PTC Creo Parametric 2.0 ..................................................... 14
3.2. Thiết kế mẫu chi tiết.................................................................................................... 15
3.2.1. Bản vẽ chi tiết: ..................................................................................................... 15
3.2.2. Bản vẽ 3D chi tiết:................................................................................................ 17
3.3. Tách khuôn.................................................................................................................. 18
3.3.1. Khuôn móc áo ...................................................................................................... 18
3.4. Thiết kế kết cấu khuôn ................................................................................................ 26
3.4.1. Bộ khuôn cơ bản móc áo ..................................................................................... 26
3.4.1. Bộ khuôn cơ bản móc treo ................................................................................... 34

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG KHUÔN........... 41
4.1. Khuôn dương .............................................................................................................. 42
4.2. Khuôn âm .................................................................................................................... 48

CHƯƠNG 5: QUÁ TRÌNH ÉP SẢN PHẨM ............................................ 55
5.1. Quá trình ép ................................................................................................................. 55
5.2. Đánh giá – Kiểm tra sản phẩm .................................................................................... 56

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 57


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

6.1.

Kết quả đạt được .................................................................................................... 57

6.2.


Hướng phát triển của đề tài. ................................................................................... 57

6.3.

Kết luận .................................................................................................................. 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 58


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết đề tài.
Với sự phát triển vượt bậc của nghành công nghiệp nhựa. Các loại chai
nhựa đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng được sủ dụng rộng rãi trong các
nghành giải khát, thực phẩm, y tế…và theo đó là sự phát triển của nghành
khuôn mẫu (khuôn thổi).
Ngành nhựa Việt Nam là ngành công nghiệp non trẻ, tuy nhiên có tốc độ
tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 16-18%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Nhu
cầu tiêu thụ nhựa gia tăng, chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân đầu người của
Việt Nam năm 2015 đã vượt mức trung bình thế giới.
Theo số liệu từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) và ước tính của FPTS,
giá trị ngành Nhựa Việt Nam năm 2015 đạt 9 tỷ USD. Các sản phẩm nhựa
Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính: nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa vật
liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Nhựa công
nghệ cao 0.8
tỷ USD


Khác 0.5
tỷ USD

Nhựa gia dụng
2.9 tỷ USD

Nhựa xây dựng
1.3 tỷ USD

Nhựa bao bì
3.5 tỷ USD

Hình 1.1: Cơ cấu ngành Nhựa Việt Nam theo doanh thu 2015
Nguồn: VPA, FPTS Research

1


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Ngành bao bì nhựa có thể được phân loại thành:
 Bao bì mềm, phục vụ chủ yếu cho ngành thực phẩm,
 Chai lọ nhựa đóng hộp phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nước giải khát,
 Bao bì cứng.
Từ các số liệu thống kê và thực tế hàng ngày cho ta thấy, chai nhựa ngày
càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng
ngày của con người.
Với sự phát triển khoa học-kỹ thuật hiện nay thì công nghệ sản xuất chai
nhựa bằng khuôn thổi được sử dụng phổ biến nhất. Chính vì thế mà ngành

thiết kế, gia công khuôn thổi là một ngành mang lại nhiều lợi ích và có triển
vọng trong tương lai.
Nắm bắt được những lợi thế trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề
tài “Thiết kế và chế tạo bộ khuôn thổi chai HD 390ml ” làm hướng đi cho
đồ án tốt nghiệp.
1.2. Tình hình phát triển của công nghệ khuôn mẫu ở Việt Nam và thế giới.
Việt Nam hiện có 383 công ty hoạt động sản xuất khuôn mẫu, hầu hết là
các công ty nhỏ và vừa với 90% công ty có ít hơn 50 lao động. Các công ty
khuôn mẫu Việt Nam chủ yếu tập trung tại Hà nội, TP Hồ Chí Minh (bao gồm
cả Đồng Nai, Bình Dương). Đây cũng là hai trung tâm kinh tế lớn, tập trung
nhiều doanh nghiệp là khách hàng của ngành khuôn mẫu như nhựa, bao bì, cơ
khí. Riêng TP HCM đã tập trung trên 40% số doanh nghiệp khuôn mẫu cả
nước.
Tuy thị trường khuôn mẫu Việt Nam đang rất sôi động và phát triển
nhưng xét về nhân lực về thiết kế cũng như máy móc sản xuất thì vẫn còn có
nhiều hạn chế. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ đều được đầu tư cơ sở máy
móc sản xuất đều là hàng nhập khẩu đã qua sử dụng từ Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài loan, Hàn Quốc.
Nhưng không vì thế mà ngăn được sự phát triển của công nghệ khuôn
mẫu ở Việt Nam. Các doanh nghiệp khuôn mẫu lớn, đã tự trang bị nhiều vật
tư, thiết bị máy móc mới, hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài. Có đủ khả
năng về nhân vật lực để đáp ứng cho thị trường khuôn mẫu cao cấp trong và
ngoài nước.

2


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Bắc Việt


HTM
P

FC Hòa Lạc

Duy Khanh

Kim khí
Thăng Long

Duy Tân
Lập Phúc

Cát Thái
Minh Đạt

Phú Vinh

Hình 1.2: Một số doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất
khuôn mẫu ở Việt Nam.
Trong số các doanh nghiệp Việt Nam, có tới hơn 50% doanh nghiệp tập
trung đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước với yêu cầu công nghệ và sản
phẩm đầu ra thấp.

3


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo


Bảng 1.1: Giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị và sản phẩm khuôn mẫu
giai đoạn 2011- 2015.
Năm

2011

2012

2013

2014

Tổng nhập máy móc, thiết bị

13.6

13.8

15.3

17.576

2015
(ước tính)
26,282

Nhập khẩu khuôn mẫu
Tỷ lệ

0.15

1.08%

0.19
1.38%

0.32
2.12%

0.63
3.58%

0.75
2.85%

Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lại liên tục nâng cấp, đầu tư công
nghệ tiên tiến và máy gia công thế hệ mới, các phần mềm thiết kế, mô phỏng
nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm, với mục tiêu tham
gia vào chuỗi giá trị của các ngành khác nhau, như thiết bị điện tử, ô tô,… và
trở thành đối tác của các tập đoàn quốc tế tại Việt Nam như Samsung,
Huyndai, Toyota, Canon, v.v…
Quốc gia/
Vùng
Philippines
Indonesia
Malaysia
Singapore
Thailand
Vietnam
Taiwan
China

Japan
Korea
ASEAN

Số lượng
doanh nghiệp
170
280
410
1,200
1,110
744
3,500
30,000
6,700
1,338
3,914

Thị trường
(triệu USD)
50
333
900
1,450
1,930
1,100
3,310
31,400
8,600
5,120

5,763

Hình 1.3: Quy mô thị trường khuôn mẫu của Việt nam so với các nước.
(Nguồn: Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ tổng hợp, 2015)
So sánh với thị trường khuôn mẫu ở một số quốc gia khu vực châu
Á, có thể thấy thị trường khuôn mẫu Việt Nam tương đối lớn trong khu

4


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

vực và là một trong những thị trường hấp dẫn. Ở khu vực ASEAN, thị
trường khuôn mẫu Việt Nam đứng thứ 3, sau Singapore và Thái lan.

1.3. Ứng dụng công nghệ CAD/CAM-CNC trong gia công khuôn mẫu.
1.3.1. Định nghĩa CAD/CAM-CNC:
 CAD: Computer Aided Design - Thiết kế nhờ máy tính.
 CAM: Computer Aided Manufacturing - Sản xuất nhờ máy tính.
 CNC: Computer Numerical Control - Điều khiển số nhờ máy tính.

1.3.2. Ưu điểm của quy trình có CAD/CAM:
- Thiết kế các sản phẩm có hình dạng phức tạp trong không gian 3D.
- Liên kết với các Môđun khác để thực hiện quá trình tính toán phân tích
kỹ thuật, mô phỏng gia công thử để kịp thời sửa chữa trước khi tiến
hành quá trình sản xuất.
- Biên dịch các đường chạy dao chính xác dùng cho công nghệ gia công
trên các máy CNC và truyền chương trình gia công qua các máy gia
công CNC.


1.3.3. Máy công cụ CNC:
CNC là máy công cụ nhận chương trình gia công (G-Code) từ quy trình
CAD/CAM để tiến hành gia công chi tiết dạng 2D-3D từ đơn giản tới phức
được thiết kế từ trước.
Với những ưu điểm vượt bậc so với các máy công cụ truyền thống về:
- Độ chính xác làm việc cao(thông thường các máy CNC có độ chính xác
máy là 0.001mm).
- Tốc độ cắt cao, rút ngắn thời gian gia công, gá đặt…
Vì vậy, công nghệ CAD/CAM-CNC là ứng dụng không thể thiếu trong
nghành gia công cơ khí hiện nay, đặc biệt là nghành gia công khuôn mẫu
chính xác.

1.4. Ứng dụng phần mềm PTC Creo Parametric 2.0.
Các phần mềm thiết kế cơ khí: Unigraphics NX, Catia, Pro-Engineer
(Creo PTC) được dân thiết kế thường gọi là: “Tam đại CAD/CAM.” Đây là 3
phần mềm CAD/CAM/CAE cao cấp nhất mà các tập đoàn thiết kế chế tạo lớn
dùng. Nhưng về thiết kế, gia công khuôn mẫu thì Pro-Engineer (Creo PTC)

5


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

cũng là một đối tượng nặng kí, được rất nhiều Công ty khuôn mẫu lớn nhỏ ở
Việt Nam ưa chuộng.
Với kiến thức đã được học tại trường thông qua môn CAD/CAM-CNC
trên phần mềm Creo Prametric 3.0 và mới đây bản nâng cấp Creo Prametric
4.0 vừa ra mắt cuối năm 2016 với nhưng ưu điểm cải tiến vượt trội.
Vì thế, em lựa chọn phương án tối ưu nhất là thiết kế gia công bộ khuôn
trên phần mềm PTC Creo Parametric 2.0.


6


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các thành phần trong khuôn ép nhựa

Hình 2.1. Kết cấu khuôn ép nhựa
1. Tấm kẹp trước: kẹp phần cố định của khuôn với tấm cố định của
máy ép
2. Tấm khuôn âm: chứa lòng khuôn hoặc phần insert định hình sản
phầm
3. Bạc cuốn phun: đưa nhựa vào lòng khuôn
4. Vòng định vị: đảm bảo cho bạc cuốn phun và đầu trùng tâm nhau
5. Vít lục giác: cố định các chi tiết với nhau
6. Đường nước: dẫn nước hoặc dụng môi để làm nguội trong quá trình
làm mát
7. Tấm khuôn dương: chứa lòng khuôn hoặc phần insert định hình sản
phầm
8. Tấm lót: giữ cho tấm khuôn không bị uốn
9. Gối đỡ: tạo khoảng không gian cho lói sản phẩm
10. Tấm giữ: giữ tấm đẩy và ty lói
11. Tấm đẩy: kết hợp tấm giữ và chốt đẩy để đẩy chi tiết ra khỏi khuôn
12. Tấm kẹp sau: kẹp phần di động của khuôn với tấm di động của máy
ép nhựa
13. Chốt đẩy: đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn
14. Lò xo: để đảm bảo các chốt đẩy và tấm giữ hồi về vị trí cũ sau lói
15. Chốt hồi: cùng với lò xo đưa tấm giữ và tấm đẩy về vị trí cũ sau khi

lói
7


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

16. Bạc dẫn hướng: dẫn hướng cho trụng dẫn hướng hạn chế mòn tấm
khuôn
17. Lòng khuôn: tạo nên hình dáng của chi tiết
18. Chốt dẫn hướng: dẫn hướng cho tấm khuôn âm và dương

2.2. Một số loại khuôn
 Khuôn hai tấm có kênh dẫn nguội

Hình 2.2: Khuôn hai tấm có kênh dẫn nguội
Khuôn hai tấm là loại khuôn phổ biến nhất, so với khuôn ba tấm thì khuôn
hai tấm đơn giản hơn, rẻ hơn và chu kỳ ép phun ngắn hơn.
Đối với khuôn hai tấm có một lòng khuôn thì không cần đến kênh dẫn
nhựa mà nhựa sẽ điền đầy trực tiếp vào lòng khuôn thông qua bạc cuốn phun.
Đối với khuôn hai tám có nhiều lòng khuôn thì ta cần quan tâm dến
việc thiết kế kênh dẫn và miện phun sao cho nhựa có thể điền đầy các lòng
khuôn cùng lúc.
 Khuôn hai tấm có kênh dẫn nóng

8


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Hình 2.3: Khuôn hai tấm có kênh dẫn nóng

Với loại khuôn này, nhựa luôn ở trạng thái chảy lỏng do được gia nhiệt
trong thống kênh dẫn nóng, vật phun ra không có kênh nhựa kèm theo nên
giảm được lượng nhựa dư thừa.
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm vật liệu
+ Không có vết của miệng phun trên sản phẩm
+ Giảm thời gian chu kỳ
+ Điều khiển được sự điền đầy và dòng chảy của nhựa
- Nhược điểm:
+ Giá thành cao
+ Khó đổi màu vật liệu
+ Hệ thống điều khiển nhiệt độ dễ bị hỏng
+ Không thích hợp với vật liệu chịu nhiệt kém
 Khuôn ba tấm

9


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Hình 2.4: Khuôn ba tấm
So với khuôn hai tấm thì hệ thống kênh dẫn của khuôn ba tấm được đặt
trên tấm thứ hai song song với mặt phân khuôn chính. Chính nhờ tấm thứ hai
này mà kênh dẫn và cuống phun có thể được rời ra khỏi sản phẩm khi mở
khuôn
Khuôn ba tấm được dùng khi mà toàn bộ hệ thóng kênh dẫn không thể
bố trí trên cùng một mặt phẳng như khuôn hai tấm. Điều này có thể là do:
- Khuông có nhiều lòng khuôn
- Khuôn có một lòng khuông nhưng phức tạp nên cần hơn một vị trí phun
nhựa, Vì phải cân bằng dòng nhựa giữa các kênh dẫn với nhau nên

buộc phải thiết kế kênh dẫn không nằm trên mặt phân khuôn
- Điểm đựac trưng của khuôn ba tấm là tự cắt đuôi keo
 Khuôn nhiều tầng

Hình 2.5: Khuôn nhiều tầng
10


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Với mục đích tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, tăng năng suất, giảm
giá thành, giảm chi phí làm khuôn. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến việc
thiết kế, gia công cũng như lắp ráp gặp khó khăn hơn do thông số về độ phẳng,
độ đồng tâm.
 Khuông có lõi mặt bên
Khi khuôn được thiết kế và đường phân khuôn đã cố định thường có
một số phần của sản phẩm không tháo ra được theo hướng mở của khuôn.
Trong trường hợp đó cần đến các lõi mặt bên. Có nhiều cách thiết kế lõi mặt
bên bao gồm kết cấu cam chốt xiên, chốt có mặt cam, chốt dẻo, chốt xiên, chốt
xiên kép, cam chân chó, chốt tháo có lõi côn, trượt theo hướng cam.
 Khuôn cho sản phẩm có ren
Phần tư ren gồm có ren trong và ren ngoài. Có nhiều cash tháo ren như:
tháo ren cưỡng bức, tháo ren bằng chốt gập, tháo ren bằng thanh răng bánh
rang, tháo ren bằng tay, tháo ren bằng chốt nhả
 Khuôn nhiều màu
Khuôn nhiều màu là khuôn ép với các dạng sản phẩm gồm nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn sử dụng một khuôn riêng và quá trình này thưởng xảy ra
liên tục cho đến khi ép xong hoàn chỉnh một sản phẩm.
2.2. Vật liệu làm khuôn
- Để chọn vật liệu làm khuôn ta cần chú ý đến một số chỉ tiêu:

+ Số lượng sản phẩm yêu cầu
+ Loại nhựa phun khuôn, vì một số loại nhựa ảnh hưởng đến thép làm
khuôn
+Số lượng sản phẩm yêu cầu.
+ Công nghệ dùng để gia công sản phẩm nhựa (phun, ép thổi, …)
+ Khả năng chống mài mòn và chống ăn mòn hóa học.
+ Biến dạng kích thước và hình dạng khi nhiệt luyện.
+ Các tính chất công nghệ như: cắt gọt, đánh bóng.
+ Tính hàn và khả năng phục hồi chi tiết.
+ Giá tiền vật liệu
- Ở đây ta chọn thép S55C, có thành phần chính là carbon, dễ tạo hình,dễ
hàn, độ cứng cao, bề mặt kháng lực tốt, có thông số cơ tính là:
+ Độ bền kéo: 570~690 Sb/Mpa
+ Điểm chảy: 345~490 Ss/Mpa
+ Độ dãn dài: 17 %

11


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Bảng 2.1. Thành phần hóa học của théo S55C

.

2.3. Vật liệu chất dẻo (nhựa)
Hình 2.2. Nhựa PP
-Ta sử dụng nhựa Polypropylen
-Polypropylen là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp
Propylen.

-Danh pháp IUPAC:
poly(1-methylethylene)
Tên khác :
+ Polypropylene; Polypropene;
+ Polipropene 25 [USAN];Propene polymers;
+ Propylene polymers; 1-Propene homopolymer

Hình 2.3. Công thức phân tử nhựa PP
Thuộc tính:
-Công thức phân tử: (C3H6)x
-Tỷ trọng: PP vô định hình: 0.85 g/cm3
12


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

-PP tinh thể: 0.95 g/cm3
-Độ giãn dài: 250 – 700 %
-Độ bền kéo: 30 – 40 N/mm2
-Độ dai va đập: 3.28 – 5.9 kJ/m2
-Điểm nóng chảy : ~ 165 °C
Đặc tính:
-Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không
mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc
biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
-Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
-PP không màu không mùi,không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn
lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
-Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí
(thân) bao bì PP (140oC), cao so với PE – có thể gây chảy hư hỏng màng ghép

cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
-Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

13


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KHUÔN CHI TIẾC MÓC ÁO
3.1. Giới thiệu về phần mềm PTC Creo Parametric 2.0
PTC Creo (tên gọi trước đây là Pro/Engineer – Pro E hoặc Pro/WF) là
phần mềm trong lĩnh vực CAD/CAM của tập đoàn công nghệ PTC. Sau thành
công của bản PTC Creo Parametric 3.0, vào cuối năm 2016, PTC ra mắt sản
phẩm PTC Creo mới phiên bản mới nhất là PTC Parametric 4.0.
PTC Creo là giải pháp thiết kế tham số với công cụ thiết kế mạnh mẽ, linh
hoạt, tốc độ vượt trội thúc đẩy quá trình thiết kế sản phẩm một cách nhanh
chóng.
PTC Creo mang những ưu điểm của mình đến ngành công nghiệp thiết kế
và chế tạo khuôn mẫu. Nhờ sử dụng chung một cơ sở dữ liệu từ lúc thiết kế
sản phẩm đến thiết kế khuôn và lập trình gia công, PTC Creo cho phép quá
trình sản xuất được diễn ra trôi chảy, dữ liệu được chia sẻ và cập nhật liên tục
tạo thành một chu trình khép kín mà ở đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm
soát được mọi giai đoạn của quá trình sản xuất. PTC Creo mang lại bước đột
phá mới trong thiết kế và sản xuất của doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, giảm
chi phí, hiệu quả cao, là sự lựa chọn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt các
doanh nghiệp sản xuất chế tạo khuôn mẫu.







Định dạng dữ liệu:
.part: mô hình vật thể, từng chi tiết riêng lẻ (3D).
.dwg: xuất bản vẽ kỹ thuật (2D).
.asm: lắp ráp cụm chi tiết.
.mfg: dữ liệu thiết kế khuôn mẫu hoặc lập trình gia công.

14


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Hình 3.1: Cấu trúc giao diện PTC Creo Parametric 2.0
3.2. Thiết kế mẫu chi tiết
3.2.1. Bản vẽ chi tiết:

Hình 3.2: Bản vẽ chi tiết móc áo

15


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Hình 3.3: Bản vẽ chi tiết móc gài

Hình 3.4: Bản vẽ chi tiết nút gài

16



LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

3.2.2. Bản vẽ 3D chi tiết:

Hình 3.5: Bản vẽ 3D móc áo

Hình 3.6: Bản vẽ 3D móc treo và nút bấm móc áo

17


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

3.3. Tách khuôn
Các bước tiến hành tách khuôn:
-

Nhập chi tiết
Nhập hệ số co rút
Tạo phôi
Kiểm tra góc thoát khuôn
Tạo mặt phân khuôn
Tạo mold volume
Tạo mold component
Mold opening

3.3.1. Khuôn móc áo

Hình 3.7: Lắp chi tiết


18


LVTN: Thiết kế và gia công khuôn ép nhựa chi tiết móc áo

Hình 3.8: Nhập hệ số co rút vật liệu nhựa: đối với vật liệu nhựa pp ta chọn độ
co rút là 0.02

Hình 3.10: Tạo phôi(1)

19


×