Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực ứng dụng phần mềm Catia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.78 KB, 20 trang )

Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Lời nói đầu
Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ CAD/CAM trong thiết kế, chế
tạo các sản phẩm công nghệ ngày càng phổ biến ở Việt Nam. CAD (Computer
Aided Design) là máy tính trợ giúp thiết kế, CAM(Computer Aided Manufacturing)
là máy tính trợ giúp chế tạo. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin
CAD/CAM đã được ứng dụng nhanh chóng công nghệ, vì nó là công cụ giúp các
nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm có hiệu quả để tăng năng suất lao động, giảm
cường độ lao động, tự động hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm.
Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hệ thống CAD/CAM tích
hợp được phát triển rất nhanh chóng. Nó đã tạo nên sự liên thông từ quá trình thiết
kế cho đến chế tạo trong lĩnh vực cơ khí. Xu thế hiện nay các nhà kỹ thuật phát
triển chủ yếu là hệ thống CAD/CAM tích hợp. Những phần mềm CAD/CAM tích
hợp đang sử dụng phổ biến hiện nay như: Mastercam, Edgecam, Solidcam,
Delcam, Surfcam, Vercut, Topmold, Cimatron, Catia/Auto NC, Pro/Engenieer,
Hypercam, v.v
Quá trình thiết kế - chế tạo ứng dụng máy tính để trợ giúp con người trong
hầu hết các bước các giai đoạn quan trọng của quá trình chế tạo sản phẩm. Nhờ đó
các giai đoạn thiết kế và chế tạo được từng bước tự động hóa từng phần hoặc tự
động hóa hoàn toàn.
Đúc áp lực là một ngành sản xuất phôi nhằm tạo ra các chi tiết có kích thước
chính xác do những chuyển động của dòng lưu chất kim lọai lỏng dưới tác dụng
của ngọai lực tạo nên dòng áp suất vào trong khuôn kim loại. Đúc áp lực là một
nhánh của ngành đúc tồn tại rất lâu đời, các nhánh còn lại là ngành Đúc trọng lực
và đúc áp lực thấp. Có những bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng Đúc trong lực
đã có thời thời kỳ Đồng Thiếc được người nguyên thủy dùng để đúc các dụng cụ
lao động như : rìu, nỏ,…Ngày xưa tổ tiên chúng ta cũng đã thấy được những ưu
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 1 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
điểm nhất định của đúc như : có thể sản xuất ra các sản phẩm với số lượng lớn có


cùng kiểu dáng. Bằng những nghiên cứu của khoa học hiện đại người ta đưa ra định
nghĩa mới về đúc áp lực: đúc áp lực là phương pháp để kim loại lỏng điền đầy lòng
khuôn khi đúc dưới một áp lực nhất định gọi là đúc áp lực (áp lực không thay đổi
đến khi kim loại hoá rắn). Với những ưu điểm đặc biệt được nêu ở bên dưới nên
đúc áp lực đã được nghiên cứu và ứng dụng càng ngày càng nhiều trên tất cả các
lĩnh vực.
Việc ứng dụng phầm mền CAD/CAM và đặc biệt là Catia trong thiết kế và
chế tạo khuôn đúc áp lực có rất nhiều thành tựu trên thế giới nhưng ở nước ta thì
đây là mọt lĩnh vực còn khá mới mẻ.
Qua đề tài: “Thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực ứng dụng phần mềm
Catia”. Em hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé công sức của mình để giúp mọi người
hiểu biết thêm về việc ứng dụng phần mềm Catia vào thiết kế và gia công khuôn
đúc áp lực.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn
Th.s. Đỗ Thế Vinh cùng các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa cơ khí của
trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành xong
toàn bộ nội dung của bài tiểu luận cơ khí này.
Thái Nguyên, ngày …tháng…năm 2011
Sinh Viên: Trần Văn Hiệp
1. Giới thiệu
1.1 Giới thiệu về lĩnh vực nghiên cứu
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 2 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
1.1.1. Phần mềm Catia
Phần mềm Catia là hệ thống CAD/CAM/CAE 3D hoàn chỉnh và mạnh mẽ
nhất hiện nay, do hãng Dassault Systems phát triển, là tiêu chuẩn của thế giới khi
giải quyết hàng loạt các bài toán lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng,
cơ khí, tự động hóa, công nghiệp ô tô, tàu thủy và cao hơn là công nghiệp hàng
không. Nó giải quyết công việc một cách triệt để, từ khâu thiết kế mô hình CAD
(Computer Aided Design), đến khâu sản xuất dưa trên cơ sở CAM (Computer

Aided Manufacturing, khả năng phân tích tính toán, tối ưu hóa lời giải dựa trên
chức năng CAE(Computer Aid Engineering) của phần mềm Catia. Catia bao gồm
các modul chính sau :
- CATIA BASE : Đảm bảo điều kiện kiểm tra hệ thống tạo điều kiện thiết lập môi
trường điều kiện hội thoại kiểm tra thực hiện các toán tử cà tiệm cận vào dữ liệu
của các môdun.
- CATIA LIBRARY: thư viện của các phần tử CAD/CAM mà chúng có thể hòa đồng
một số mô hình cùng đồng thời. Các đối tượng có thể được tìm kiếm bằng các từ
khóa.
- CATIA INTERFACE: truyền các dữ liệu giữa các phần mềm CAD khác nhau bằng
IGES.
- CATIA DRAFTING: chứa hàm số để tạo phần tử 2D, ghi kích thước, tô mặt cắt, mô
tả câu chữ…
- CATIA 3D DESIGN: để kiến tạo mô hình hóa phân tích và biểu diễn phần 2D và 3D
kể cả bề mặt.
- CATIA SOLIDS GEOMETRY: mô hình hóa thể tích để tạo hình hiệu chỉnh và phân
tích vật thể. Nó cho phép các toán tử logic giữa các vật thể (hợp, giao, trừ). vật thể
được tạo từ các đối tượng đơn giản bằng việc dịch chuyển hoặc quay Profile.
- CATIA KINEMATICS: giúp xác định cấu trúc động học của cơ cấu mô phỏng và
phân tích chuyển động, xác định vận tốc và gia tốc của các chi tiết cơ cấu đường
chuyển động và giải quyết các bài toán va chạm.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 3 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
- CATIA IMAGE DESIGN: Tạo sự biểu diễn thực với phần khuất hoàn toàn xác định
điều kiện chiếu sáng và các thông số bề mặt của đối tượng.
- CATIA FINITE ELEMENT MODELLER: mô hình tổng thể mô tả tính chất vật lý và
vật liệu điều kiện biên và tải trọng đối tượng.
- CATIA NC - LATHE: tạo chương trình chứa phần nguyên công tiện dưới dạng đầu
ra APT hoặc CL-File.
- CATIA ROBOTIC: thiết kế và mô phỏng robot với các lệnh chuẩn định nghĩa cấu

trúc robot đặc trưng hình học động học đồng bộ hóa nhiều robot….
- CATIA BUILDING DESIGN AND FACILITIES LAYOUT: tạo thiết kế các bản vẽ xây
dựng sắp đặt các đối tượng và định nghĩa mối quan hệ giữa chúng.
- CATIA SHEMATICS: công cụ để sắp đặt vị trí những phần tử cơ bản vẽ các sơ đồ
thiết lập các liên kết logic giữa các phần tử và điều khiển chúng.
- CATIA PIPING AND TUBING: thiết kế những tuyến ống dẫn phức tạp toán tử logic
với vật thể thăm dò va chạm…
- CATIA STRUCTURAL DESIGN AND STEELWAK: công cụ tổ hợp cho kiến trúc.
- CATIA GRAPHIC INTENSIVE INTERFACE: công cụ lập trình để mở rộng những hàm
số mới và tiếp cận mở vào môi trường Catia.
Phải kể đến các Modul phục vụ cho việc thiết kế và gia công khuôn :
- Module tạo lõi CORE & CAVITY : tạo bề mặt phân khuôn, hướng mở khuôn và
kiểm tra sự đóng mở khuôn.
- Modul thiết kế khuôn tự động MOLD TOOLING DESIGN : Modul này chứa các lệnh
tạo,chèn các chi tiết của khuôn như các tấm khuôn,tạo các hệ thống đẩy tạo hệ
thống làm mát, tạo hệ thống dẫn vật liệu đúc vào khuôn,… và chứa một thư viện
Catalog gồm rất nhiều các chi tiết tiêu chuẩn của khuôn theo tiêu chuẩn của Nhật,
Châu âu,Mỹ…và người thiết kế chỉ cần lấy các chi tiết ra khỏi thư viện và chèn
chúng vào bộ khuôn một cách nhanh chóng.
- Modul gia công ADVANCED MACHIING : cho phép gia công trên máy NC.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 4 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
- Modul gia công MUTILAXIT SURFACE MACHIING : cho phép gia công phay,
khoan bề mặt từ đơn giản đến phức tạp nhiều trục.
Catia là một phần mềm ứng dụng cho tất cả các ngành nghề nên việc nắm bắt hết
nó tương đối khó khăn, nên tương ứng với mỗi ngành mà ta chọn và sử dụng một
cách phù hợp.
Những năm gần đây, công nghệ CAD/CAM được ứng dụng rộng rải trong
hầu hết các lĩnh vực từ cơ khí, nhựa, may mặc, giày da v.v.v, điều đó nói lên rằng
vai trò của nó trong công cuộc cách mạng công nghiệp ngày càng có ý nghĩa trọng

yếu.
Theo khảo sát và nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy,
sự có mặt của công nghệ CAD/CAM ngày nay đã giúp cho các nhà thiết kế và chế
tạo giảm thiểu được hơn 50% thời gian, tăng năng suất sản xuất lên đến hơn 45%.
Hiện nay, trên toàn thế giới có đến hàng trăm loại sản phẩm phần mềm CAD/CAM,
tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề cụ thể mà các nhà thiết kế và chế
tạo sẽ có những đầu tư riêng biệt nhằm năng cao tính khả thi cho từng loại.
Phần mềm Catia là một dạng phần mềm CAD/CAM tiêu biểu và đi đầu trong lĩnh
vực cơ khí chính xác và tự động, với sự xuất hiện và được ứng dụng rất sớm của
phần mềm này - vào năm 1981 - ngành công nghiệp hàng không, tàu thuỷ và ô tô
đã phát triển vượt bậc. Cho đến nay, có rất nhiều tập đoàn sản xuất lớn đều ứng
dụng phần mềm này, trong đó đáng chú ý là hãng hàng không Airbus hoặc tập đoàn
TOYOTA của Nhật.
Tuy vậy, phần mềm Catia cũng được sử dụng rộng rải ở các nước phát triển
như Mỹ, Nhật, Canada….Ở Việt Nam ta hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị
trường mở nên có rất nhiều tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào những phần mềm
CAD/CAM chuyên nghiệp được ứng dụng và phổ biến rộng rải trong vài năm gần
đây. Đặc biệt là tập đoàn Intel, một trong những tập đoàn lớn đang sử dụng phần
mềm Catia này.
Một số hạn chế của phần mềm Catia so với các phần mềm CAD/CAM khác
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 5 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
là: Giao diện của phần mềm cứng nhắc, chiếm nhiều tài nguyên của máy và đặc
biệt là giá thành sử dụng phần mềm trong sản suất cao. Vì lý do này nên ở Việt
Nam ít được ứng dụng phần mềm Catia vào sản xuất.
Với mong muốn chia sẻ cùng các bạn những kiến thức có được từ thực tiễn và học
tập, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài tiểu luận này nhằm hướng dẫn cho các bạn
một nền tảng cơ bản trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu phần mềm Catia.
Vì phần mềm Catia là một phần mềm lớn bao gồm hầu hết các lĩnh vực từ cơ khí
đến dầu khí, đến thiết kế các mạch điện điều khiển… và thời gian dành cho quá

trình nghiên cứu và biên soạn tài liệu này còn hạn chế, chúng tôi chỉ dừng lại ở các
chương trình thiết kế cơ bản trong lĩnh vực cơ khí. Mong rằng với tập tài liệu này
các bạn có thể nắm bắt được các kiến thức tổng quan và cơ bản của phần mềm, từ
đó có thể dễ dàng tiếp tục nghiên cứu nâng cao.
1.1.2 Đúc áp lực
Đúc áp lực là công nghệ trong đó kim loại lỏng điền đầy khuôn và đồng đặc
dưới tác dụng của áp lực cao do dòng khí nóng hoặc dầu ép trong xilanh ép tạo ra.
Đúc áp lực vào thời gian cụ thể nào mà chỉ có thể ước lượng thời gian ra đời của nó
vào khoảng đầu thế kỷ 19.
Máy đúc áp lực đầu tiên Sturgiss được phát minh vào năm 1849.máy này có buồng
nấu chảy kim loại được đặt phía dưới. Vào năm 1877, Dusenbery dựa trên nguyên
lý của máy Sturiss để hình thành nên máy thế hệ mới có bổ sung thêm một pitông
rỗng có gắn van một chiều cho phép kim loại lỏng có thể chảy từ khoang trên
xuống khoang dưới. Đặc biệt kể từ năm 1904 ng ành Đúc áp lực thực sự bắt đầu
phát triển khi mà công ty H.H. Franklin bắt đầu cho xuất hiện những máy đúc áp
lực có gắn các thiết bị tự động bắt đầu từ đây ngành. Đúc áp lực đã chuyển sang
một bước ngoặt mới cùng song hành tồn tại với ngành công nghiệp xe máy, xe hơi
và những ngành công nghiệp này đã trở thành khách hàng lớn của ngành đúc áp
lực.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 6 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trong những năm gần đây công nghệ đúc áp lực cao tại Việt Nam đang dần
cải thiện và khẳng định vai trò lớn trong các cơ sở sản xuất. Các sản phẩm của đúc
áp lực ngày càng đa dạng.Nhưng nước ta còn nhiều hạn chế về khoa học kỹ thuật
và cơ sở vật chất. mặt khác chúng ta chưa ứng dụng CAE (Computer Aided
Engineering) trong thiết kế khuôn nên chất lượng khuôn đúc và vật liệu kim loại
đúc chưa đủ tốt. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ thuật đúc áp lực là hết sức cần thiết,
nhất là việc đưa ứng dụng CAE vào thiết kế.
Đúc áp lực là công nghệ trong đó kim loại lỏng điền đầy khuôn và đồng đặc dưới
tác dụng của áp lực cao do dòng khí nóng hoặc dầu ép trong xilanh ép tạo ra. Quy

trình đúc áp lực được tiến hành qua các giai đoạn sau :
- Giai đoạn 1 : kim loại lỏng được điền đầy vào xilanh, pittong vận tốc của pittong
ép và áp lực trong buồng ép còn nhỏ. Vì khi đó áp lực chỉ cần đủ để thắng ma sát
trong buồng ép.
- Giai đoạn 2 : giai đoạn điền đầy hốc khuôn .kim loại lỏng đã điền đầy toàn bộ
buồng ép. Áp lực đạt giá trị cực đại để thắng lực đẩy trong buồng ép
- Giai đoạn 3 : giai đoạn ép tĩnh. Kim loại lỏng điền đầy lỗ rót và hốc khuôn. Do
thiết diện rãnh thu hẹp lại cho nên tốc độ pittong giảm xuống nhanh nhưng áp suất
ép lại tăng lên. Kết thúc giai này, pittong dừng lại nhưng do hiện tượng thủy kích
(quán tính ép) mà áp suất ép liên tục tăng lên. Khi áp lực đạt giá trị thủy tĩnh mà tại
rãnh dẫn vẫn còn kim loại lỏng thì áp lực sẽ truyền vào vật đúc – kim loại lỏng kết
tinh trong trạng thái áp lực cao.
- Giai đoạn 4 : giai đoạn tháo khuôn . giai đoạn này vật đúc đã đông đặc hoàn toàn.
Tấm khuôn âm tách ra khỏi khuôn dương, sau đó hệ thống đẩy sản phẩm đẩy vật
đúc ra khỏi khuôn đúc.
Đúc áp lực được chia làm hai loại như sau :
- Đúc áp suất thấp:
Sử dụng áp suất để đưa hợp kim nóng chảy vào khuôn để đạt được mật độ
cao. Đúc áp suất thấp có chi phí cao hơn phương pháp đúc cơ bản và thường được
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 7 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
các nhà sản xuất sử dụng cho hàng OEM (hàng gia công cho các hãng khác). Đây
là phương pháp khá phức tạp và cần kỹ thuật cao và cũng sử dụng phổ biến đối với
các hàng được bán trên thị trường.
- Đúc áp suất cao:
Được sử dụng bởi những nhà sản xuất đặc biệt để tạo ra những bộ sản phẩm
nhẹ hơn và khỏe hơn. Áp suất đúc cao cũng làm cho chi phí cao hơn. Đó cũng là lý
do tại sao những sản phẩm đúc nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại thường đắt hơn so
với các sản phẩm khác.
Đúc áp lực có những ưu điểm nổi bật sau :

- Đúc được vật đúc phức tạp thành mỏng (1¸5mm); đúc được các loại lỗ có kích
thước nhỏ đến mm.
- Độ bóng, độ chính xác vật đúc cao.
- Cơ tính vật đúc cao nhờ mật độ vật đúc lớn.
- Năng suất cao (điền đầy khuôn nhanh); cơ khí hoá thuận lợi.
- Có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm giống nhau cùng lúc.
Bên cạnh đó, Đúc áp lực cũng có những nhược điểm như là :
- Không dùng được thao cát (dòng chảy có áp lực); hình dạng lỗ hoặc mặt trong
phải đơn giản.
- Khuôn chóng bị mài mòn (dòng chảy do áp lực của hợp kim ở nhiệt độ cao).
Một số yêu cầu vật liệu đúc áp lực như sau :
- Vật liệu đúc áp lực yêu cầu ít lẫn tạp chất ôxit sắt (vì ôxit sắt có nhiệt độ nóng
chảy cao làm giảm tính chảy loãng của hợp kim, làm cho khuôn mau mòn và tạo
nên ôxit sắt làm giảm cơ tính vật đúc).
- Vật liệu đúc áp lực yêu cầu ít hoà tan khí vì nếu hoà tan khí lớn dẫn đến vật đúc
rỗ khí, không khí tác dụng với kim loại tao nên Oxit nên làm giảm cơ tính vật đúc
- Hợp kim có tính chảy loãng tốt để dễ điền đầy lòng khuôn và các thành mỏng.
- Hợp kim ít co ngót khi đông đặc.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 8 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Để đúc ra sản phẩm đúc áp lực trước tiên chúng ta cần sản xuất ra khuôn đúc
áp lực. Việc sản xuất ra một loại khuôn có thể tận dụng tối đa các ưu điểm của đúc
áp lực và khắc phục phần nào nhược điểm của nó không phải là một vấn đề đơn
giản.Vậy để chế tạo ra khuôn đúc áp lực chúng ta phải làm những gì và làm ra sao?
Với mong muốn giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề này nhóm sinh viên chúng
em xin trình bày phương pháp sản xuất và gia công khuôn đúc bằng phần mềm
Catia.
1.1.3 Thiết kế và gia công khuôn đúc ứng dụng phần mềm Catia
Việc thiết kế khuôn đúc trong Catia có thể được thực hiện bằng cách lấy ra
các khuôn đúc đã được tiêu chuẩn hóa từ thư viện Catalog. Khuôn đúc đúc này đã

được thiết kế sẵn theo tiêu chuẩn của Nhật, Châu âu,Mỹ…Chúng ta cũng có thể
xây dựng một thư viện riêng với những loại khuôn mà mình tạo ra để mỗi khi sử
dụng đến chúng ta có thể lấy nó ra một cách dễ dàng. Quá trình thiết kế khuôn mẫu
ứng dụng phần mềm Catia thực hiện như sau :
- Gọi chi tiết gia công và tạo bề mặt phân khuôn : việc tạo bề mặt phân khuôn hợp
lý quyết định đến khả năng làm việc của khuôn và năng suất làm việc của khuôn
đúc.
- Khởi tạo khuôn cơ bản.
- Tách các bộ phận.
- Xác định khuôn cơ sở .
- Định vị chi tiết.
- Chèn các chốt dẫn hướng dẫn vào khuôn.
- Tạo đậu rót.
Sau khi thiết kế khuôn đúc xong cần phải lập trình gia công để điều khiển gia
công trên các máy phay 3 trục hay nhiều trục sử dụng các Modul sau : Advance
Machiing và Mutilaxit Surface Machiing.
1.2 Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 9 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trong phần này của bài tiểu luận em chi đi vào việc khai thác và sử dụng
phần mềm Catia trong thiết kế - tính toán – chế tạo khuôn đúc áp lực( Giới thiệu
công cụ và các lệnh liên quan) ở 2 phần chính là:
Thiết kế khuôn: Gồm Module tạo lõi Core & Cavity, Module thiết kế khuôn
tự động Mold tooling design.
Gia công khuôn: Module phay CNC surface Machining, phay trên máy phay
3 trục và phay trên máy phay nhiều trục.
Từ quá trình nghiên cứu lý thuyết về thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực
ứng dụng phần mềm Catia, nhóm tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu việc áp
dụng nó trên thực tế sản xuất.
Mục đích nghiên cứu tìm hiểu quá trình thiết kế và gia công khuôn đúc, khắc

phục những thiếu sót từ những nghiên cứu đã có trước đây.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan
2.1.1 Catia ứng dụng trong thực tế
Catia được ứng dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp.Catia đóng một
vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và lập trình gia công.
Trên toàn thế giới có rất nhiều công ty sử dụng Catia để thiết kế sản phẩm.
Catia được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp ô tô, hàng không, đóng
tàu và các nghành công nghiệp nặng khác. Một số ngành công nghiệp và công ty
nổi tiếng trên thế giới sử dụng Catia như :
- Trong nghành hàng không vũ trụ :
Hãng hàng không Boeing nổi tiếng của Mỹ sử dụng Catia V 3 .Hàng không
vũ trụ châu Âu Airbus khổng lồ đã được sử dụng Catia từ năm 2001. Hãng sản xuất
máy bay Bombardier Aerospace của Canada đã làm tất cả các thiết kế của máy bay
trên phần mềm Catia.
- Trong nghành sản xuất Ôtô :
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 10 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Nhiều công ty ô tô nổi tiếng trên thế giới sử dụng Catia mức độ khác nhau
bao gồm BMW, Porsche, Daimler Chrysler, Audi, Volkswagen, Bentley Motors
Limited, Volvo, Fiat, Benteler AG, PSA Peugeot Citroen, Renault, Toyota, Ford,
Scania, Hyundai, Skoda Auto.
- Trong ngành đóng tàu
Dassault Systems đã bắt đầu phục vụ đóng tàu với bản phát hành Catia V5.8,
trong đó bao gồm các tính năng đặc biệt hữu ích để đóng tàu. GD Electric Boat sử
dụng Catia để thiết kế các loại tàu ngầm tấn công nhanh Virginia mới nhất cho Hải
quân Hoa Kỳ.
- Trong ngành xây dựng
CATIA/SimuPower là phần mềm thiết kế chuyên nghiệp cho công trình thủy
lợi thủy điện phát triển dựa trên phần mềm CATIA, đây là sự kết hợp giữa công ty

TNHH phát triển KHKT SimuTech Thành đô Trung quốc với Công ty Dassault
Aviation Pháp.
Trên cơ sở tài liệu địa hình địa chất ba chiều, xây dựng mô hình tổng thể ba
chiều công trình thủy lợi thủy điện bao gồm đập ngăn sông, đường hầm dẫn dòng,
đường hầm tháo lũ, nhà máy ngầm…cùng với bố trí tuyến ống và thiết bị có liên
quan. Các thiết bị này hoàn toàn tương quan với tài liệu địa hình địa chất, từ đó tạo
thành một hệ thống công trình thủy lợi thủy điện phức tạp, phản ánh chân thực diện
mạo công trình sau khi hoàn thành.
Kiến trúc sư Frank Gehry đã ứng dụng thành công phần mềm Catia để thiết
kế “Dự án kỹ thuật số” (các tòa nhà cong) và đạt được giải thưởng. Dự án kỹ thuật
số đã được sử dụng để thiết kế các tòa nhà và hoàn thành một số ít các dự án :sử
dụng nó để thiết kế các Bảo tàng Guggenheim Bilbao và Walt Disney Concert
Hall Hãng dầu khí Châu âu ứng dụng Catia trong việc thiết kế đường ống dẫn dầu.
2.1.2. Ứng dụng Catia trong nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 11 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trên thực tế ở nước ta đã có rất nhiều công ty ứng dụng thành công việc thiết
kế và gia công bằng phần mềm Catia điển hình là việc “Ứng dụng phần mềm Catia
trong thiết kế khuôn mẫu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Diesel Sông
Công” của Viện nghiên cứu phát triển Công nghệ cao về KTCN trường ĐHKTCN
Thái Nguyên. Trước đây tại công ty có sử dụng phần mềm Catia trong quá trình
thiết kế các chi tiết và khuôn mẫu chưa khai thác lập trình gia công. Các chi tiết sau
khi thiết kế được chuyển sang các định dạng trung gian sau đó sử dụng phần mềm
CAM khác để lập trình,điều này có một số hạn chế là khi dùng phần mềm khác lập
trình trên file định dạng trung gian sẽ gây ra sai số, có nhiều trường hợp không thể
lập trình gia công được các bề mặt phức tạp vì lỗi bề mặt. Từ khi ứng dụng thành
công phần mềm Catia việc thiết kế và gia công khuôn mẫu tại công ty mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra công ty còn sử dụng phần CAM của Catia có phần
hỡ trợ lập trình gia công lại (gia công vét) điều này giúp cho việc gia công được

thuận lợi vì vậy người lập trình có thể lựa chọn dunhj cụ có đường kính lớn để đảm
bảo năng suất gia công, đồng thời có thể sử dụng dụng cụ có đường kính nhỏ để gia
công lại nhằm đảm bảo độ sắc nét của chi tiết
Việc ứng dụng Catia trong việc thiết kế và gia công khuôn mẫu tại công ty
Sanko Mold Việt Nam đã mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Đây là công ty do
Nhật Bản đầu tư, công ty chuyên sản suất khuôn đúc sản phẩm cơ khí và khuôn đúc
sản phẩm từ nhựa. những năm gần đây công ty đã ứng dụng thành công công nghệ
thông tin trong việc thiết kế và gia công khuôn đúc, công ty đã sử dụng phần mềm
Catia do đó nâng cao được năng suất và gia công được những bề mặt phức tạp trên
máy CNC.
Công ty cổ phần Ngôi sao Đất Việt (DAVISTAR) Ứng dụng thành công
CAD/CAE/CAM trong việc thiết kế và gia công khuôn mẫu (khuôn nhựa, đúc
nhôm , dập, hút chân không, cao su, EVA, TPR, RS, PU, giày dép ) Gia công các
chi tiết cơ khí chính xác và khuôn mẫu trên máy phay CNC và máy tiện CNC.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 12 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Hãng Honda việt nam sử dụng phần mềm Catia để thiết kế và lắp ghép Ôtô và xe
máy, ngoài ra các cơ sở sản suất còn thiết kế khuôn đúc cho những chi tiết như :
thụt xe máy, chi tiết đuôi mang cá của xe máy và một số chi tiết khác của xe máy,
thiết kế khuôn đúc mayơ của bánh xe ôtô…
Chỉ có một số công ty lớn sử dụng Catia trong quá trình sản suất do vấn đề
giá thành của phần mềm Catia khá cao nên việc sử dụng nó ở Việt Nam còn nhiều
hạn chế. Các công ty vừa và nhỏ không đủ tài chính để đầu tư sử dụng phần mềm
này trong sản suất . . Trên thực tế sự cạnh tranh giữa các hãng phần mềm thiết kế
và gia công như Pro Engineer Wildfire, Unigraphics, Solidworks,
Mastercam….nên việc sử dụng và khai thác phần mềm Catia vào việc thiết kế sản
phẩm cũng bị hạn chế.
Đã có nhiều rất nhiều tác giả cũng đi nghiên cứu về phần mềm Catia và công
nghệ đúc áp lực. Các bài viết cũng đã đưa ra một số nội dung:
Giới thiệu tổng quan về Catia. Tình hình ứng dụng Catia trên thế giới cũng như ở

nước ta. Một số ưu điểm của Catia so với các phần mềm thiết kế khác. Tạo cho
người đọc thấy được tầm quan trọng của nó.
Hướng dẫn sử dụng các thanh công cụ, các lệnh ở trong từng module. Về
Module Part design giúp cho người đọc nắm bắt những ứng dụng lệnh, các thuộc
tính xây dụng chi tiết cơ bản bằng các kỹ năng dựng khối, tạo các tổ hợp lệnh một
các có hệ thống. Quản lý những thông số chi tiết, hiệu chỉnh và thay đổi bất kỳ một
định dạng nào của chi tiết.Về module Assembly (Module lắp ráp) đã đưa ra được
các bước lắp ráp một chi tiết, các trường hợp đặc biệt, các lệnh cơ bản và thanh
công cụ hỗ trợ về ràng buộc đối tượng, ghép một chi tiết đơn bất kỳ sẵn có vào
trong bản vẽ lắp, thiết lập thuộc tính cố định, tạo mới một chi tiết đơn trên bản vẽ
lắp, thiết lập ràng buộc giữa các chi tiết mới ghép với các chi tiết hiện hành, tạo
thêm một tính năng cho một chi tiết đơn bất kỳ như tạo lỗ…, thay đổi kích thước
một thành phần và kiểm tra sự liên kết, các thuộc tính lắp ghép, các thao tác bằng
tay đối với các ràng buộc, hiển thị các chi tiết ở góc nhìn khai triển rời, sự quản lý
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 13 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
quá trình lưu cho một bản vẽ lắp… Khi thiết kế mô hình 3D mà không đưa ra được
bản vẽ thì việc thiết kế cũng không có ý nghĩa gì. Catia đã có một phần quan trọng
sau khi thiết ké chi tiết 3D là module quản lý ứng dụng bản vẽ 2D Drafting nó giúp
cho ta tạo và quản lý một trang bản vẽ từ một chi tiết bất kỳ, tạo hình chiếu bằng từ
một hình chiếu bất kỳ, khả năng tạo nhanh các hình chiếu khác, tạo các mặt cắt cho
từng hình chiếu, tạo các hình trích theo tỷ lệ xích bất kỳ cho một chi tiết nào, tạo và
quản lý các kích thước, hiệu chỉnh các đường nét cơ bản của hình chiếu và kích
thước.Có nhiều tài liệu liên quan đến phần đã nói ở trên nhưng điển hình là: giáo
trình “ Hướng dẫn sử dụng Catia” – KS Nguyễn Hữu Phước, luận văn tốt nghiệp
của Phồng Cóng Phắn và Nguyễn Cảnh Toàn, Đồ án tốt nghiệp: “Phần mềm Catia:
Thiết kế và mô phỏng các cơ cấu máy” – Bùi Thiên và Thi Hoàng Duy, K41CCM4
– Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, bản dịch của Trung tâm ứng dụng
công nghệ VTECH : “Hướng dẫn sử dụng Catia” …. Các tài liệu này chỉ mang tính
chất giới thiệu nên còn nhiều hạn chế : giới thiệu về cách vẽ các chi tiết và thiết kế

khuôn, chỉ giới thiệu các lệnh vẽ rời rạc chưa có sự kết hợp giữa các lệnh để có thể
vẽ vật thể được nhanh hơn. Về vấn đề thiết kế khuôn, các tài liệu này chỉ giới thiệu
một số lệnh cơ bản trong modul thiết kế khuôn Core & Cavity và Mold Tooling
Machiing. Các tài liệu này phần nào giúp người đọc biết được quá trình thiết kế
khuôn trên phần mềm Catia nhưng để áp áp dụng vào việc thiết kế khuôn hoàn
chỉnh chi tiết gặp khó khăn. Tài liệu chưa đề cập đến vấn đề xây dựng một thư viện
khuôn riêng cho người thiết kế và thư viện các chi tiết có công dụng chung như
bulong, đai ốc, chốt định vị… Bản dịch của Trung tâm ứng dụng công nghệ
VTECH : “Hướng dẫn sử dụng Catia” đã giới thiệu một số lệnh cơ bản trong các
modul gia công khuôn đúc nhưng đề cập đến vấn đề từ công việc lập trình gia công
mà suất ra mã Code để điều khiển gia công trên máy NC. Tác giả chưa đề cập đến
vấn đề tối ưu hóa chế độ gia công. Không tập trung xây dựng thiết kế và gia công
một chi tiết cụ thể nên người đọc khó hình dung ra công việc gia công.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 14 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
Trong nguyên lý máy, chi tiết máy việc mô phỏng các cơ cấu và phân tính
kết cấu là rất quan trọng. Nó giúp cho chúng ta thấy được nguyên lý hoạt dộng của
một cơ cấu nào đó. Ví dụ: cơ cấu 4 khâu bản lề, tay quay con trượt… Việc ứng
dụng phần mềm Catia vào mô phỏng các cơ cấu máy và phân tích kết cấu đang
được ứng dụng rất nhiều. Có nhiều đồ án đề cập đến vấn đề này và đã nêu ra được
các bước thực hiện mô phỏng, phân tich kết cấu. Các đồ án tham khảo: Đồ án tốt
nghiệp: “Phần mềm Catia: Thiết kế và mô phỏng các cơ cấu máy” – Bùi Thiên và
Thi Hoàng Duy, K41CCM4 – Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên ….
Trong công nghiệp không những chỉ thiết kế các chi tiết mà còn phải lập
trình gia công trên máy tính trước sau đó mới đưa vào máy CNC để gia công. Như
vậy có thể biết trước được các bước thực hiện như thế nào để có thể tối ưu hóa các
bước thực hiện. Nhiều phần mềm hỗ trợ cả phần gia công này và đều có tài liệu
hướng dẫn nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về ứng dụng Catia trong gia công các chi
tiết . Các đề tài nói về lập trình gia công trong Catia đã hướng dẫn một số lệch về
gia công tinh và thô các bề mặt đơn giản và phức tạp (3 trục), hướng dẫn về các

nguyên công gia công tiện, phay Đề tài này đã đưa ra được một số vấn đề đáng
được ghi nhận sau : đề tài đã nêu bật được sự cần thiết phải ứng dụng CAD/CAM
vào ứng dụng trong sản xuất, Tác giả giới thiệu quá trình thiết kế khuôn mẫu ứng
dụng phần mềm Catia, trong đó tác giả giới thiệu những lệnh cơ bản trong modul
Core & Cavity và Mold Tooling Machaniing để thiết kế khuôn mẫu, tác giả thực
hiện công việc tính toán thiết kế khuôn đúc cho chi tiết cánh quạt. Bên cạnh đó đề
tài còn một số vấn đề cần được quan tâm hơn đó là cần xây dựng và tính toán đến
việc tối ưu hóa quá trình thiết kế, trình bày việc thiết kế và gia công khuôn đúc cho
chi tiết cánh quạt ứng dụng phần mềm Catia. Đề tài mở ra những hướng nghiên cứu
mới là lập trình gia công khuôn đúc chi tiết cánh quạt trên máy NC.… Điển hình
như các tài liệu là: Cuốn “Catia book ” của Vũ Bá Nguyên,K46CTM7 – Đại học
bách khoa Hà Nội, Đồ án tốt nghiêp: “Ứng dụng phần mềm công nghiệp Catia
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 15 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
trong thiết kế và gia công khuôn” của tác giả: Cao Văn Cường, K49CTM8 – Đại
học bách khoa Hà Nội
Ngoài ra còn có những đề tài nghiên cứu cấp trường về nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ CAD/CAM trong việc thiết kế mô hình, tách khuôn, gia công chi
tiết, tận dụng những tính năng tối ưu trong CATIA. Bài viết đã mở ra những những
hướng nghiên cứu mới: Tác giả sẽ nghiên cứu các tính năng CAE để tính toán tối
ưu dòng chảy,tính toán bền, thiết kế bộ khuôn với số lượng chi tiết tối ưu hơn để
cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, kinh tế hơn, nghiên cứu phần khuôn để tận
dụng tối đa tính năng của phần mềm này,gia công bộ khuôn thật và đúc thử chi tiết.
Nhưng nó cũng không tránh được những nhược điểm như là đề tài mới chỉ phân
tích được đặc điểm của chi tiết chế tạo để từ đó chọn ra được vật liệu làm khuôn
hợp lý mà quên đi mất các bước : Kiểm tra tính hợp lý của chi tiết, Thiết kế hệ
thống đảm bảo việc cấp kim loại (Rãnh dẫn, lỗ thoát hơi, đậu tràn, )Thiết kế
khuôn: đây là một bước khá quan trọng bởi sau khi khuôn được thiết kế trên catia
sẽ được xuất ra để tạo thành file chế tạo khuôn nhưng tác giả mới chỉ nêu qua được
là cần tạo ra Cavity và core để chế tạo sản phẩm chứ không nói được cụ thể tạo như

thế nào là hợp lý nhất. Xác định thông số máy Đúc và thông số quá trình: bằng việc
thiết kế sản phẩm trên catia ra có thể phân tích được các yếu tố về lực, độ lớn của
khuôn đúc … từ đó tạo chọn được loại máy và các thông số quá trình phù hợp. Có
một số đề tài nhưng điển hình là đề tài nghiên cứu cấp trường của tác giả Lê Văn
Dũng, Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
Các tài liệu tác giả đưa ra trên đây đã giúp mọi người hiểu được phần nào
của quá trình gia công trên phần mềm Catia nhưng tài liệu chỉ mang tính chất giới
thiệu chưa tập chung nghiên cứu về gia công một chi tiết cụ thể. Nên khiến cho
người đọc khó hình dung được quá trình thực hiện gia công. Đây là một đề tài mới
mở ra cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề này.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 16 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
2.2. Kết luận
Các nghiên cứu trước đây chỉ mới dừng lại ở việc thiết kế khuôn đúc áp lực
còn vấn đề gia công khuôn đúc còn khá mới mẻ. Nếu như công việc nghiên cứu chỉ
dừng lại ở mức đó thì việc áp dụng nó vào thực tế sản xuất còn nhiều khó khăn.Mặt
hạn chế của các nghiên cứu đã có trước đây là chỉ mang tính giới thiệu, việc áp
dụng vào nghiên cứu thiết kế và gia công một chi tiết hoàn chỉnh còn ít. Mặt khác
cần phải đi sâu tìm hiểu việc quy trình gia công trên 3 trục và nhiều trục. Xây dựng
một thư viện khuôn mẫu cho riêng từng công ty theo tiêu chuẩn của người thiết kế
đặt ra để từ đó nâng cao năng suất sản xuất. Cần đi sâu nghiên cứu thiết kế và gia
công khuôn đúc cho các chi tiết phức tạp, kiểm nghiệm bền và khả năng làm việc
của các chi tiết trong khuôn đúc.
Các nghiên cứu mới cần tập trung đi sâu vào thiết kế và gia công khuôn đúc
một chi tiết hoàn chỉnh ứng dụng trên thực tế dựa trên những tài liệu lý thuyết đã
nghiên cứu trước đây. Mục đích của quá trình nghiên cứu là xây dựng một hệ thống
lý thuyết về vấn đề “thiết kế và gia công khuôn đúc ứng dụng phần mềm Catia”
hoàn chỉnh, kể từ đó áp dụng Catia vào thiết kế và gia công một chi tiết hoàn chỉnh
có ứng dụng trong thực tế.
3. Đề suất hướng nghiên cứu mới

Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu và tiếp cận với việc thiết kế và gia công
khuôn đúc áp lực ứng dụng phần mềm Catia từ đó
Phương pháp nghiên cứu: dựa vào lý thuyết và thực nghiệm.
Lý thuyết : việc nghiên cứu phải đi từ những kiến thức cơ sở của các ngành
có liên quan như chế tạo máy, công nghệ, vật liệu, khuôn mẫu và lý thuyết thiết kế
khuôn và gia công khuôn trên phần mềm Catia.
Kết hợp thực nghiệm : Từ thực nghiệm sản suất tại các công ty hoặc có thể
xây dựng mô hình gia công trên phần mềm Catia từ đó suất ra mã Code để điều
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 17 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
khiển gia công trực tiếp trên máy CNC. Kiểm nghiệm kết quả đã đạt được và tối ưu
hóa quá trình sản suất. Kiểm nghiệm khả năng làm việc của khuôn mẫu.
Các công cụ cần thiết cho nghiên cứu : phần mềm Catia, các nguồn tài liệu mở trên
internet, sách, báo và tạp trí khoa học.
Từ thực nghiệm nghiên cứu nhóm tác giả xin đưa ra một số hướng nghiên
cứu mới sau đây :
- Ứng dụng Catia trong việc thiết kế, mô phỏng và gia công trong nghành công
nghiệp đóng tàu.
- Ứng dụng Catia trong việc thiết kế, mô phỏng và gia công trong nghành công Ôtô
- Ứng dụng Catia trong việc thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực cho các chi tiết
phức tạp.
- Ứng dụng Catia trong việc thiết kế cây cầu có trọng tải lớn.
- Ứng dụng Catia trong việc gia công các chi tiết có bề mặt phức tạp trên máy NC
ứng dụng gia công nhiều trục.
- Ứng dụng Catia thiết kế và mô phỏng cơ cấu máy.
- Ứng dụng Catia thiết kế và mô phỏng máy bay.
- Ứng dụng Catia để kiểm tra bền cho chi tiết trong khuôn đúc áp lực.
Trong các đề suất trên nhóm tác giả tập trung nghiên cứu theo hướng “Ứng
dụng Catia trong việc thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực cho các chi tiết phức
tạp.” đối với việc thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực cho chi tiết phức tạp ứng

dụng phần mềm Catia cần phải đặc biệt chú ý đến việc chọn mặt phân khuôn hợp
lý, ứng dụng gia công khuôn trên máy gia công CNC nhiều trục.
Các công cụ cần thiết cho nghiên cứu bao gồm các tài liệu liên quan đến
Catia, công nghệ gia công chi tiết, công nghệ đúc… Trang thiết bị có máy phay
CNC…
Dự kiến kết quả đạt được : Dựa vào các lý thuyết và thực nghiệm đã có ứng
dụng thành công việc thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực cho chi tiết phức tạp
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 18 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
ứng dụng phần mềm Catia và đưa vào sản xuất thực tế góp phần đa dạng hóa sản
phẩm khuôn đúc áp lực trong quá trình sản xuất.
4. Kết luận
Từ việc phân tích các nghiên cứu trên ta ra được tổng quan về Catia, ứng
dụng CAD/CAM trong công nghiệp.
Các nghiên cứu đã giới thiệu các module hỗ trợ thiết kế, module làm khuôn,
module gia công, các thanh công cụ và hướng dẫn sử dụng một số lệnh cơ bản.
Hướng dẫn sử dụng các lệnh qua các ví dụ rất trực quan, dễ hiểu. Một số nghiên
cứu thì đi vào các chi tiết riêng, các vấn đề cụ thể trong công nghiệp. Các điểm cần
chú ý khi người thiết kế sản phẩm thường gặp phải.
Các nghiên cứu trước chủ yếu là dịch từ phần Help của phần mền nên không
có tính đa dạng, nhiều chỗ chưa dịch sát với tài liệu gốc. Các ví dụng cũng chủ yếu
lấy từ phần help. Nhiều nghiên cứu không có ứng dụng trong thực tế mà chỉ có tính
giới thiệu.
Trong bài tiểu luận này em xin đi nghiên cứu vấn đề: “Ứng dụng Catia trong
việc thiết kế và gia công khuôn đúc áp lực cho các chi tiết phức tạp”. Mục tiêu của
em là nhằm giảm thời gian thiết kế và đưa ra quy tình công nghệ. Đưa ra được quá
trình gia công đơn giản nhất để đạt được độ chính xác và năng suất cao. Đưa Catia
vào ứng dụng vào thực tế tại các công ty
Vấn đề nghiên cứu là vấn đề mới và rất rộng nên ngoài tự học và tìm tài liệu
liên quan thì em còn cần sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, những người đi trước,

nghiên cứu cách làm của các công ty trên thực tế… để có thể hoàn thiện bài thảo
luận.
5. Tài liệu tham khảo.
[1] Giáo trình “Hướng dẫn sử dụng Catia” của kỹ sư: Nguyễn Hữu Phước
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 19 SVTH: Trần Văn Hiệp
Tiểu Luận Cơ Khí Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên
[2] Giáo trình “Thiết kế cơ khí – Điện tử và mô phỏng với Catia và Visual Nastran”
của tác giả: Thanh Tâm – Quang Huy – Lê Thuận, NXB Hồng Đức.
[3] Giáo trình “Thiết Kế Sản Phẩm Với CATIA P3V5” của tác giả: Nguyễn Trọng
Hữu, NXB Giao Thông Vận Tải.
[4] Đề tài tốt nghiệp: “Phần mềm Catia: Thiết kế và mô phỏng các cơ cấu máy”
của tác giả: Bùi Thiên và Thi Hoàng Duy – Đại học kỹ thuật công nghiệp
Thái Nguyên.
[5] Luận Văn Tốt Nghiệp của Phồng Cóng Phắn và Nguyễn Cảnh Toàn.
[6] Đồ án tốt nghiêp: “Ứng dụng phần mềm công nghiệp Catia trong thiết kế
và gia công khuôn” của sinh viên: Cao Văn Cường, K49CTM8 – Đại học
bách khoa Hà Nội.
GVHD: Th.s Đỗ Thế Vinh 20 SVTH: Trần Văn Hiệp

×