Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TIỂU LUẬN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.16 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................4
DANH SÁCH BẢNG...........................................................4
DANH SÁCH BẢNG ĐỒ.....................................................4
LỜI CẢM ƠN....................................................................5
LỜI CAM ĐOAN................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................7
1.Lí do chọn đề tài:................................................................................................................... 7
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................7
2.1 Mục tiêu:............................................................................................................................. 7
2.2 Nhiệm vụ:........................................................................................................................... 8
3.Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 8
4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................................... 8
5.Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................................10
5.1 Hệ quan điểm.................................................................................................................... 10
5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ................................................................................... 10
5.1.2 Quan điểm hệ thống................................................................................................. 10
5.1.3 Quan điểm phát triển bền vững................................................................................11
5.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh..................................................................................... 11
5.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 11
5.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa.................................................................................11
5.2.2 Phương pháp bản đồ................................................................................................. 12
5.2.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu số liệu thống kê........................................................12
5.2.4 Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu số liệu...........................................................12
5.2.5 Phương pháp phỏng vấn........................................................................................... 13


6.Cấu trúc của khóa luận......................................................................................................... 13

PHẦN NỘI DUNG...........................................................14


CHƯƠNG I:....................................................................14
NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ....................................................14
1.1Cơ sở lí luận về vấn đề ô nhiễm môi trường.......................................................................14
1.1.1 Khái niệm....................................................................................................................... 14
1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí........................................................................................ 14
1.1.2.1 Nguồn tự nhiên...................................................................................................... 14
1.1.2.1.1 Núi lửa........................................................................................................... 14
1.1.2.1.2 Cháy rừng....................................................................................................... 14
1.1.2.1.3 Bão bụi........................................................................................................... 14
1.1.2.1.4 Xác động, thực vật, tự nhiên..........................................................................14
1.1.2.2 Nguồn nhân tạo:.................................................................................................... 15
1.1.2.2.1 Giao thông vận tải.......................................................................................... 16
1.1.2.2.2 Đô thị hóa...................................................................................................... 16
1.1.2.2.3 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng.....................................................................17
1.1.2.2.3 Ô nhiễm do hoạt động đun nấu......................................................................17
1.1.2.2.4 Ô nhiễm do rác thải........................................................................................ 17
1.1.2.2.5 Do quá trình sản xuất..................................................................................... 19
1.2Cơ sở thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường..................................................................19

CHƯƠNG II:...................................................................20
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP HCM.............20
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh.........20
2.1.1 Ý thức của người dân..................................................................................................... 20
2.1.2 Các tổ chức bảo vệ môi trường...................................................................................... 21
2.1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng.........................21
2.1.4 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi
trường............................................................................................................................................... 22
2.1.5 Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường............22


2


2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh.................................22
2.2.1 Ô nhiễm bụi:.................................................................................................................. 24
2.2.2 Ô nhiễm khí độc............................................................................................................. 25
2.2.3 Các hoạt động giao thông vận tải................................................................................... 25
2.2.4 Hoạt động sản xuất công nghiệp:................................................................................... 26
2.2.5 Các hoạt động xây dựng đô thị....................................................................................... 27
2.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống, kinh tế xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
......................................................................................................................................................... 27
2.4.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người...............................................................................27
2.4.2 Gây thiệt hại kinh tế....................................................................................................... 28
2.4.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sinh thái và đa dạng sinh học .........................29
2.4.4 Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu ..................................................................................... 29

CHƯƠNG III:..................................................................31
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG.................31
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH....................31
3.1 Giải pháp chung cho vấn đề ô nhiễm môi trường không khí hiện nay.................................31
3.1.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường..............................................................31
3.1.2 Công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường..............................31
3.1.3 Công tác quy hoạch........................................................................................................ 32
3.1.4 Thẩm định, đánh giá tác động môi trường.....................................................................32
3.1.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường....................................................32
3.2 Giải pháp cụ thể giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh.........32
3.2.1 Góc độ các chuyên gia.................................................................................................... 32
3.2.2 Góc độ cơ quan quản lý.................................................................................................. 33

PHẦN KẾT LUẬN............................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................36

3


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KT-XH: Kinh tế -Xã hội
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
CTR: Chất thải rắn
BVMT: Bảo vệ môi trường
GTCC: Giao thông công cộng

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở dạng bụi
Bảng 2: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở dạng khí

DANH SÁCH BẢNG ĐỒ
Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng không khí.

4


LỜI CẢM ƠN

Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng cần những sự hỗ
trợ. Từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên và bạn bè.

Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình. Cô đã tận tâm chỉ bảo
hướng dẫn cho chúng em qua từng buổi học, từng buổi thảo luận về
đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo tận tình đó,
bài luận văn của em đã hoàn thành một cách tốt nhất.
Vì vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của Cô và các bạn để
giúp bài luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

5


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của Th.s Nguyễn Thị Bình. Các kết quả nội dung, nghiên cứu trong đề tài này là
trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá thực sự được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và ghi chú nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung của mình. Trường Đại học Sư Phạm không liên quan đến những vi phạm
tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9/10/2018


6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, môi trường không khí của thành phố Hồ Chí
Minh luôn là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà môi trường học và toàn thể
người dân đang sinh sống tại địa bàn thành phố cũng như nhân dân cả nước. Việc
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã thúc đẩy nền kinh tế chung của nước
ta ngày càng thay đổi với tốc độ nhanh chóng.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố hoạt động kinh tế năng động nhất,
là tỉnh thành đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm
2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4% thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%.
Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn
cho cả nước. TP.HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số so với cả nước
nhưng tỷ trọng GDP của thành phố chiếm gần 1/3 GDP của cả nước. Với vai trò
đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tê – xã hội, TP.HCM đã trở thành
trung tâm kinh tế, văn hóa – du lịch, giáo dục – khoa học kỹ thuật – y tế lớn.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trên cũng đã kéo theo nhiều hậu quả trầm
trọng và thách thức lớn về môi trường.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu:
Tìm hiểu thực trạng của ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng của nó
đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, cũng như đề xuất các giải pháp
cho vấn đề này. Từ đó hướng đến sự phát triển bền vững môi trường tại Tp. Hồ
Chí Minh.

7



2.2 Nhiệm vụ:
-Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về ô nhiễm môi
trường không khí trong môi trường hiện nay.
-Phân tích những yếu tố gây ô nhiễm không khí và thực trạng ô nhiễm môi
trường không khí ở địa bàn TP HCM
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí môi trường của TP HCM
- Đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ở TP HCM.

3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Đề tài chúng tôi nghiên cứu vấn đề “Thực trạng và giải pháp
giảm ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh” trong đó các số
liệu, dữ kiện được tìm hiểu nằm trong khoảng thời gian giới hạn từ thập kỷ 90
đến nay.
- Không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm các quận, khu vực
diễn ra quá trình đô thị hóa, các huyện nằm trong ranh giới hành chính của thành
phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung: Sơ lược ảnh hưởng quá trình ô nhiễm môi trường không khí
đến một vài vấn đề xã hội (đời sống dân cư, sức khỏe, giáo dục,…). Nhận định
tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến kinh tế - xã hội thành phố Hồ
Chí Minh.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ô nhiễm môi trường không khí là một trong những vấn đề đang được quan
tâm hàng đầu hiện nay. Tình trạng ô nhiễm xảy ra ở khắp mọi nơi cùng với sự
phát triển về kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
tình trạng này càng đáng báo động. Việt Nam cũng không là một trường hợp
ngoại lệ. Phát triển kinh tế - xã hội cũng phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường
8



không khí. Ô nhiễm môi trường không khí hiện nay tại Việt Nam cũng đang
trong tình trạng báo động.
Đã và đang có rất nhiều dự án, chương trình nghiên cứu và hành động lớn
như: Chương trình 3R do Nhật Bản tài trợ, dự án “Xanh Sony” do Sony tài trợ
hay dự án xử lí rác thải theo phương pháp cơ sinh học (MBT)…
Với xu hướng phát triển như của thành phố như hiện nay, nhiều nhà nghiên
cứu từ sinh viên đến thạc sĩ, tiến sĩ đều chú trọng vào nghiên cứu đề tài về môi
trường như:
-Tác giả giả Lý Thị Nương – đã tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường
với đề tài “Ô nhiễm môi trường - thách thức lớn với sự phát triển kinh tế xã hội
thành phố Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu quá rộng nên chưa đào
sâu về từng loại ô nhiễm môi trường, chưa rộng khắp hết toàn thành phố và chưa
nêu được những định hướng thiết thực để giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi
trường.
-Đề tài “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong sự phát triển bền vững”
cũng của GS.TS Lâm Minh Triết, người có rất nhiều năm nghiên cứu say mê về
đề tài bảo vệ môi trường nước cho TP.HCM nói chung và sông Sài Gòn nói
riêng. Chưa bao giờ sông Sài Gòn được quan tâm nhiều như hiện nay bởi những
diễn biến ngày càng xấu về chất lượng nước của dòng sông đe dọa nghiêm trọng
đến đời sống xã hội và trước hết đe dọa trực tiếp về nhu cầu cấp nước cho thành
phố và đe dọa nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của TP.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tham khảo ý kiến cô hướng dẫn,
cũng như kiểm nghiệm từ thực tế, tôi đã bắt tay vào việc thực hiện đề tài này. Tôi
hy vọng đề tài của mình sẽ giúp cho mọi người tiếp cận với vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí một cách dễ dàng hơn và có cái nhìn trực quan hơn về tác động
của ô nhiễm môi trường không khí đến các hoạt động đời sống, kinh tế - xã hội
của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

9



5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Hệ quan điểm

5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau, tác động đến môi trường không khí. Theo quan điểm lãnh
thổ, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí phải được đặt trong mối quan hệ
giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu là
TP.HCM

5.1.2 Quan điểm hệ thống
Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ bao gồm các hoạt động ô
nhiễm xảy ra trong thành phố Hồ Chí Minh mà còn bao gồm các hoạt động
có nguồn từ các tỉnh lân cận. Vì thế ô nhiễm môi trường không khí tại Tp.
Hồ Chí Minh có liên quan mật thiết đến các hoạt động gây ô nhiễm tại các
tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,... Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí tại Tp. Hồ Chí Minh cần liên hệ với những vấn đề môi
trường không khí tại hai tỉnh lân cận này. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường
không khí không chỉ là vấn đề nhức nhối của Việt Nam mà còn rất nhiều
nước trong khu vực Biển Đông và trên thế giới, chính vì vậy trên cơ sở hệ
thống của khu vực, vùng giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này
hiện nay. Từ đó học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, phát huy
những thế mạnh của chúng ta để khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó đến
kinh tế - xã hội và môi trường.

10



5.1.3 Quan điểm phát triển bền vững
Khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường không khí cần phải dựa trên
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội của
TP.HCM phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên,
chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ
và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

5.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đã làm cho môi trường bị ô nhiễm

không khí và nó trở thành một trong những vấn đề đang được quan tâm trong
giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Vì vậy trên quan điểm lịch sử - viễn
cảnh, chúng ta sẽ đánh giá khách quan về vấn đề này trong quá khứ cũng như
đưa ra nhưng dự báo trong tương lai. Từ đó, chúng ta sẽ có những nhận định
đúng đắn cho vấn đề này để có thể phát huy được các ưu thế của đề tài, đồng thời
khắc phục những hạn chế, thiếu sót của nó.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Chúng tôi đã tiến hành đến nghiên cứu tại các quận Tân Bình, Q1, Q.Gò
Vấp, Q.5, Q7, Q11 của TPHCM. Chúng tôi đều ghi chép cẩn thận các thông tin
về những nơi đã đến khảo sát, về tình hình ô nhiễm không khí, lượng khói bụi,
tình hình tồn động và quy trình xử lí rác thải,.. của quận Tân Bình, Q1, Q.Gò
Vấp, Q.5, Q7, Q11 của TPHCM. Tất cả được đánh giá bằng định tính, trên cơ sở
nhận định thực tiễn về vấn đề ô nhiễm không khí và những kiến thức đã học để
đưa ra kết luận.
Bên cạnh đó chúng tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi
trường, những chuyên viên nghiên cứu và thu thập thông tin ý kiến từ người dân,

các doanh nghiệp tại địa phương đó.
11


Tất cả các thông tin thu thập được đều được chúng tôi phân tích, đánh giá, chọn
lọc để đưa ra kết luận chính xác nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ở
TPHCM.

5.2.2 Phương pháp bản đồ
Các bản đồ trong luận văn góp phần thể hiện nội dung nghiên cứu trở nên
sinh động và trực quan hơn. Theo mục tiêu nghiên cứu đề tài, luận văn thực hiện
dựa trên các bản đồ sau:
- Bản đồ hành chính TP. HCM
- Bản đồ giao thông TP. HCM
Các bản đồ trên được thành lập từ các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Ban
ngành TP.HCM và sử dụng phần mềm MapInfo Professional 10.5 để thực
hiện.

5.2.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu số liệu thống kê
Để thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành tổng hợp tài liệu
liên quan đến vấn đề môi trường không khí của thành phố Hồ Chí Minh, chúng
tôi đã đến sở Tài Nguyên & Môi Trường, Cục Thống Kê TP.HCM, phòng Tài
Nguyên Môi Trường các quận của thành phố để tìm tài liệu, số liệu thống kê
nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

5.2.4 Phương pháp xử lí và phân tích tài liệu số liệu
Nghiên cứu về môi trường không khí TP.HCM có những số liệu liên quan
đến chất lượng môi trường. Vì vậy sau khi tổng hợp các số liệu , chúng tôi đã xử
lí thành SPSS, EXEL để thành lập các bản số liệu, vẽ biểu đồ nhằm trực quan hóa
những số liệu mà chúng tôi đã thu thập được để phục vụ nghiên cứu.


12


5.2.5 Phương pháp phỏng vấn
Nhằm thực hiện đề tài sát với tình hình thực tế, chúng tôi đã tiến hành
phỏng vấn những bên có liên quan (ban quản lý đầu tư dự án Vệ sinh môi trường
TP.HCM, các hộ gia đình, thương nhân buôn bán, người dân địa phương,…) để
có những ý kiến đóng góp sát với thực tế.

6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội
dung nghiên cứu của đề tài được cấu trúc thành 3 chương:


Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi

trường không khí.

Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở TP.HCM

Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường

không khí ở TP.HCM

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1 Cơ sở lí luận về vấn đề ô nhiễm môi trường
1.1.1 Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các vật thể lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây
ra sự tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo.

1.1.2.1 Nguồn tự nhiên
1.1.2.1.1 Núi lửa
Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
meetan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được
phun lên rất cao.
1.1.2.1.2 Cháy rừng
Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm
chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre cỏ. Các đám cháy này thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
1.1.2.1.3 Bão bụi
Gây nên do gió mạnh và bão, mưa bão mòn đất sa mạc, đất trồng và gió
thổi tung lên thành bụi muối lan truyền vào không khí.
1.1.2.1.4 Xác động, thực vật, tự nhiên
14


Các quá trình phân hủy, thối rửa xác động, thực vật, tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v..v.. Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không

khí.

1.1.2.2 Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện
giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất
sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này
cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt
điện; vật liệu xây dựng; hóa chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; giao
thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt con người.
Cụ thể:
Nguồn sinh

Thuộc loại

Thành phần chính

Sản xuất xi măng

Bụi, tro vô cơ

SiO2, CaO, MgO, C,


Chế biến than


Bụi, tro than

Hạt C, bụi cốc, bụi S,..

CN luyện kim

Bụi vô cơ

Các oxit kim loại,
CaO, MgO, C…

Vật liệu xây dựng

Bụi khoáng vô cơ

SiO2, oxit kim loại,
C…

CN thủy tinh

Bụi silic, khoáng

Silicat, thạch anh, oxit
kim loại,…

15


CN dệt, tơ sợi


Bụi vải bông

Bột poime hữu cơ, bột
bông,…

CN chế biến gỗ

Bụi gỗ

Bột gỗ, xenlulozo, phụ
gia,…

Bảng 1: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở dạng bụi

Nguồn sinh ra

Thuộc loại

Thành phần chính

CN cốc hóa than

Khí than

CO,NH3, SO2, NOx,


Sản xuất xi măng

Khí lò


SO2, NO2, CO, HCl,
HF

CN luyện gang, thép

Khí lò

CO, NOx, SO2, hơi
kim loại

CN nhiệt điện

Khí than

CO, SO2, NOx, HCl,


CN sản xuất H2SO4

Khí vô cơ

SO2, SO3,…

CN sản xuất HNO3

Khí vô cơ

NO, NO2, NOx,…


Bảng 2: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ở dạng khí
1.1.2.2.1 Giao thông vận tải
Vì năm gần đây, các loại phương tiện giao thông, cơ giới tăng nhanh. 70%
lượng khí thải là do các phượng giao thông vận tải. Thành phố ngày càng phát
triển thì số lượng GTVT lưu hành càng tăng nhanh. Đây là áp lực rất lớn với môi
trường không khí của thành phố.
1.1.2.2.2 Đô thị hóa

16


Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, kéo theo thành phố Hồ Chí
Minh cũng không nằm ngoài xu hướng đó mà còn nổi trội hơn cả trong vấn đề
này.
Dân số ngày càng tăng và tập trung chủ yếu ở các đô thị. Các hoạt động
phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia hầu như tập trung ở các đô thị và thành
phố HCM không ngoại lệ. Năng lượng tiêu thụ ở dây có thể chiếm tới ¾ tổng
năng lượng tiêu thụ của quốc gia, thải ra một lượng khí thải lớn vào môi trường.
Do đó vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra tại các đô thị, các khu
dân cư đông đúc gần tuyến giao thông, các nhà máy, xí nghiệp…
1.1.2.2.3 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống,… rất
mạnhh và diễn ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Các hoạt động như xây dựng đào lấp đất, đập phá công trình, vật liệu xây
dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng
đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi nồng độ bụi
trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép
tới 10-20 lần.
1.1.2.2.3 Ô nhiễm do hoạt động đun nấu
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà

Nẵng, đặc biệt là các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, nhiều gia đình
có mức sống cao chuyển từ đun nấu bằng than dầu sang đun nấu bằng bếp ga
ngày càng nhiều. Bếp ga gây ô nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun, nấu
bằng than dầu.
1.1.2.2.4 Ô nhiễm do rác thải
Ô nhiễm do rác thải từ các khu dân cư và khu thương mại chiếm 50-70 %
tổng chất thải. Rác từ công sở, các công trình xây dựng, rác công nghiệp, nông
nghiệp,…

17


Công tác thu gom rác thải chưa được thực hiện tốt, người dân thản nhiên
vứt rác bừa bãi, việc xử lí chất thải còn yếu kém làm cho môi trường bị ô nhiễm
trầm trọng.
Tổng lượng chất thải rắn

Tổng lượng chất thải rắn thông

thông thường được thu

thường thu gom được xử lý đạt

gom

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia tương ứng

Đồng bằng sông Hồng


10.017

8.902

Trung du và miền núi phía

2.457

1.386

4.907

3.036

3.665

2.165

Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
Đồng bằng sông Cửu Long

Lượng chất thải ở các bãi đất trống, hai bên lề đường, các bệnh viện ngày
càng nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, chất lượng không khí và cảnh
quan môi trường.

Bảng thống kê chất thải rắn được xử lý bình quân một ngày phân theo
vùng


18


1.1.2.2.5 Do quá trình sản xuất
Hoạt động sản xuất của các nhà máy, các mỏ khai thác khoàng sản, nông
nghiệp, tiểu công nghiệp.

1.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường
So với các quốc gia trên thế giới thì chất lượng môi trường ở Việt Nam đã
giảm dần qua từng năm. Một cuộc khảo sát được điều phối bởi các nhà khoa học
từ các trung tâm nghiên cứu môi trường của Đại học Yale và Đại học Columbia ở
Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, những người đã thực hiện nghiên cứu này trong
nhiều năm tại 132 quốc gia. Trong chỉ số môi trường chung, Việt Nam xếp thứ 79
- phần thấp hơn của nhóm trung lưu. Nhưng theo các tiêu chí chi tiết cụ thể, Việt
Nam thậm chí còn có hiệu suất tồi tệ hơn, bao gồm cả chất lượng không khí có
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nước và gánh nặng bệnh tật về môi trường.
Theo kết quả điều tra của EPI, chất lượng không khí ở Việt Nam đang tụt
lại trong số 10 nước tồi tệ nhất trên thế giới, đứng thứ 123, và dự báo ô nhiễm
không khí sẽ tiếp tục xấu đi trong tương lai gần và có thể rơi xuống vị trí thứ 125.
19


Thông tin này, trong khi báo động, giờ đây mới mẻ, vì các cuộc điều tra độc lập
bởi các cơ quan của Việt Nam đã đi đến kết luận rằng ô nhiễm không khí của đất
nước đã trở nên tồi tệ và trở nên trầm trọng. Ngô Đức Thế - giáo sư người Việt
Nam của Đại học Quốc gia Singapore. Khói và bụi do xe tải tạo ra là những yếu
tố chính làm giảm chất lượng không khí ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố
lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nút giao thông, các công trình khu
vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong các đô thị
lớn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực

ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 tăng
1,07 lần. Còn tại Hà Nội, nếu không có giải pháp nào thì nồng độ phát thải bụi
mỗi năm có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ
chức Y tế thế giới.

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP HCM
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường không khí
ở thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có nhiều nguyên nhân khác nhau,
song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
2.1.1 Ý thức của người dân
Nhiều người vô tư vứt rác bừa bãi ( cả công khai lẫn lén lút) bất kể địa
điểm, thậm chí cả ở nơi có biển “cấm đổ rác”… Tệ hại hơn họ còn coi đó là điều
bình thường, không hề cảm thấy xấu hổ. Ý thức của người dân về bảo vệ môi
trường kém, chưa hiểu rõ hết tác hại của những hàn động ấy đến môi trường
xung quanh thế nào. Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong
xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của
các tổ chức cá nhân, cộng đồng trong việ tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

20


2.1.2 Các tổ chức bảo vệ môi trường
Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng
cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động
nắm tình hình, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây
ô nhiễm môi trường. Các cơ sở pháp lí , chế tài xử phạt đối với các loại hành vi
gây ô nhiễm môi trường và các loại tôi phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa

đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng, giáo dục, phòng ngửa răng đe đối với các
hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí
hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô
nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng
thiếu kiên quyết nên không có hiệu quả.
2.1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với
công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong
việc kiểm tra giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường
của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính
hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh
giá tác động môi trường đến với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và
chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức,
qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt
không cao.

21


2.1.4 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công
tác bảo vệ môi trường
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác
bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp
ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra
không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của các doanh nghiệp thải các
chất gây ô nhiễm ra môi trường.
2.1.5 Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi
trường
Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi

trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của
Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để
điều chỉnh hàn vi của các cá nhân , tổ chức, các hoạt động kinh tế , các qui trình
kĩ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu cho ngành sản xuất. Tuy nhiên hệ thống
các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn
định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa bao lâu đã phải sửa
đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của
cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế…trong việc bảo vệ môi trường.

2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Để theo dõi và đánh giá chất lượng không khí, TP.HCM đã đặt sáu trạm
quan trắc chất lượng không khí tại các cửa ngõ ra vào TP.HCM là vòng xoay
Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, vòng xoay Phú Lâm,
vòng xoay An Sương, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn
Phát. Kết quả quan trắc trong quý III – 2010 cho thấy, nồng độ bụi đo đạc được
tại cả sáu trạm này đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 90%-100%. Thậm chí, có
thời điểm nồng độ bụi quan trắc lên tới 2,1 mg/m3, gấp 7 lần chuẩn cho phép.
Khu vực ô nhiễm bụi đứng đầu “bảng phong thần” là ngã tư Đinh Tiên Hoàng –
Điện Biên Phủ (nồng độ bụi là 0,53 mg/m3) và ngã sáu Gò Vấp (nồng độ bụi là
22


0,73 mg/m3) trong khi chuẩn cho phép chỉ là 0,3 mg/m3. Mức độ ô nhiễm bụi
tăng dần lên theo từng năm, từng quý.
Năm 2007, trong chuỗi số liệu đo đạc về bụi tại sáu trạm quan trắc này, co
ít nhất 81% giá trị đo đặc vượt chuẩn cho phép. Đến năm 2009 là 89% và trong
quý 3-2010, con số này đã “bứt phá” lên 95%. Trong năm 2010, tại khu vực vòng
xoay Hàng Xanh, tỉ lệ bụi ở quý một vượt chuẩn cho phép 82%, thì sang quý hai
con số này là 83% và quý ba là… 93%. Tại khu vực ngã sáu Gò Vấp, nồng độ

bụi luôn vượt chuẩn 100%. Không chỉ có bụi, nồng độ các chất ô nhiễm trong
không khí khác như SO, NO2… trên địa bàn thành phố luôn vượt tiêu chuẩn cho
phép. Nồng độ NO2 trung bình quan trắc được trong quý 3-2010 là 0,15 – 0,22
mg/m3, có 39% giá trị vượt chuẩn cho phép. Trong đó, có giá trị vượt chuẩn đến
1.85 lần!
Theo nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, áp lực lưu
lượng giao thông quá lớn, trong đó chủ yếu là xe máy là nguyên nhân chính gây
ra tình trạng ô nhiễm nặng nề tại TP.HCM. Số lượng xe máy khổng lồ là nguồn
phát sinh ra các khí thải gây ô nhiễm. Kế đến là khí thải độc hại từ các khu chế
xuất, khu công nghiệp… Nguồn ô nhiễm từ rác thải và sinh hoạt người dân chỉ
chiếm một phần nhỏ.

23


Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng không khí

2.2.1 Ô nhiễm bụi:
Theo kết quả quan trắc nồng độ không khí năm 2008 của Chi cục Bảo vệ
môi trường thành phố Hồ Chí Minh tại sáu điểm nằm trên các cửa ngõ ra vào
thành phố thì cả sáu điểm đều vượt chuẩn cho phép 1,24 đến 2,59 lần, hay có
mức dao động trong khoảng từ 0,35 mg/cm3 đến 0,78 mg/cm3 (TCVN 59372005: 0,3mg/cm3)
Cao nhất là tại trạm ngã tư An Sương, nồng độ bụi trong không khí vượt
chuẩn cho phép tới 4,8 lần, ở mức 1,443 mg/cm3.
Theo TS Trần Thị Ngọc Lan- khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên- ĐH
Quốc gia TP.HCM. Theo khảo sát và đo đạc của chúng tôi, TP.HCM bị ô nhiễm
bụi nghiêm trọng; mùa khô ô nhiễm nặng hơn mùa mưa. Cũng qua phân tích
nhiều mẫu bụi, chúng tôi ghi nhận được bụi gây ô nhiễm không khí ở những khu
vực này vào những tháng ít mưa có tính axit.
Đây là điều rất đáng lo ngại vì bụi có tính axit tác động xấu đến sức khỏe

con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài.
Cụ thể, kết quả đo đạc cho thấy bụi có kích thước nhỏ hơn 2,1 mm chiếm
50% tổng lượng bụi (mùa khô) và con số này là 20% vào mùa mưa. Chính các
hạt bụi mịn này mang tính axit, trong khi các hạt bụi lớn thường trung tính. Cũng
cần nói thêm do bụi mịn có kích thước nhỏ nên khó sa lắng, vì thế mà chúng tông
tại rất lâu trong không khí và phát tán rất xa. Mũi và đường hô hấp trên chỉ có
khả năng loại các hạt bụi có kích thước lớn hơn 2,5mm, nên bụi mịn có kích
thước này xâm nhập rất sâu vào phổi, thậm chí vào máu gây nên một số bệnh về
hô hấp và tim mạch, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

24


2.2.2 Ô nhiễm khí độc
Ngoài nồng độ bụi trên các con đường vượt mức cho phép, nồng độ NO2
trong không khí trên toàn bộ 6 trạm quan trắc dao động ở mức 0,15-0,24mg/m3,
một số điểm thấp hơn 2007, nhưng tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ
và An Sương, nồng độ NO2 vẫn ở mức cao so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN
trung bình giờ: 0,2mg/m3).
Tương tự, năm 2008 kết quả quan trắc nồng độ oxit cacbon (CO) tại các
trạm đều đạt tiêu chuẩn cho phép, riêng tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Điện Biên
Phủ- và ngã sáu Gò Vấp nồng độ CO vẫn không đạt tiêu chuẩn, chỉ có vòng xoay
Hàng Xanh nồng độ CO giảm đi 1,06 lần, nhưng nồng độ CO2 là khí thải gây
hiệu ứng nhà kính so với năm 2007 lại tăng từ 1,02 đến 1,62 lần.
2.2.3 Các hoạt động giao thông vận tải
Đánh giá mới nhất của UBND TPHCM về các nguồn ô nhiễm không khí
cũng cho thấy: Khi thải từ các phương tiện giao thông và do hệ thống giao thông
kém chất lượng là nguyên nhân trực tiếp. Gần 90% xe cộ ơt TP là xe máy, là loại
động cơ thải ra rất nhiều khói bụi, CO và hydrocacbon. Tình trạng kẹt xe gia tăng
càng làm cho nồng độ bụi hạt tăng cao. Số liệu tổng hợp ghi nhận: Tổng tải

lượng bụi hạt, CO, NO2, CO2 từ nguồn khí thải của phương tiện giao thông, khí
thải công nghiệp, khí thải từ đốt cháy các nguồn nguyên liệu trong sinh hoạt tại
TP vào khoảng 60.000 tấn/năm. Trong đó, hơn 80% là tải lượng khí thải giao
thông, hơn 14% là tải lượng khí thải công nghiệp.
Đặc biệt tại các trạm quan trắc ở ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư
Đinh Tiên Hoàng-Điện Biên Phủ là nơi mật độ giao thông rất cao, liên tục ùn ứ,
kẹt xe nên ô nhiễm bụi, hạt chì, tiếng ồn và các khí gây ô nhiễm khác vượt chuẩn
gấp nhiều lần. Số liệu từ Sở GTVT TP.HCM, hiện TP có 3,6 triệu mô tô, xe gắn
máy, 360.000 ô tô và mỗi ngày có 700.000 lượt xe gắn máy, 600.000 lượt ô tô từ
các nơi lưu thông qua TP nhưng diện tích mặt đường chỉ có thể phục vụ nhu cầu
lưu thông khoảng 2,5 triệu xe. Hiện nay 9,8% hộ dân tại TP có xe máy.

25


×