TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TẠ NHƯ QUỲNH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ
NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH LÀO CAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả luận văn
Tạ Như Quỳnh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC. ............................................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về tài sản của nhà nước................................................................. 3
1.1.1. Tài sản ......................................................................................................3
1.1.2. Tài sản của nhà nước ................................................................................4
1.2. Các vấn đề cơ bản về thẩm định giá tài sản nhà nước.................................. 6
1.2.1. Khái niệm về thẩm định giá tài sản nhà nước.......................................... 6
1.2.2. Vai trò thẩm định giá tài sản nhà nước..................................................... 7
1.2.3. Nguyên tắc cơ bản của thẩm định giá tài sản nhà nước ............................9
1.2.4. Phương pháp thẩm định giá tài sản nhà nước .........................................11
1.2.5. Quy trình thẩm định giá tài sản nhà nước ..............................................16
1.2.6. Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản nhà nước ..........................................22
1.3.Hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước .................................29
1.3.1. Khái niệm hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước ...........29
1.3.2. Nội dung hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước .............29
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản
nhà nước.......................................................................................................... 30
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hoạt động thẩm định giá nhà nước. . . 30
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LÀO CAI .........................................34
2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Tài chính tỉnh Lào Cai...................................... 34
2.1.1. Vị trí, chức năng.....................................................................................34
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn............................................................................. 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 36
2.1.4. Giới thiệu về tổ chức thẩm định giá tài sản tại Sở Tài chính Lào Cai.... 36
2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai ......40
2.2.1. Quy trình thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính................................ 40
2.2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài sản nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh
Lào Cai ............................................................................................................46
2.3. Đánh giá về thực trạng hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở
Tài chính tỉnh Lào Cai.......................................................................................... 71
2.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................71
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ
NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LÀO CAI......................................... 74
3.1. Định hướng phát triển và chiến lược tổng thể cho hoạt động thẩm định giá
tỉnh Lào Cai........................................................................................................... 74
3.1.1.Định hướng phát triển .............................................................................74
3.1.2. Chiến lược tổng thể................................................................................ 74
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài
chính tỉnh Lào Cai .................................................................................................75
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá
một cách đồng bộ............................................................................................. 75
3.2.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhà nước ..............................75
3.2.3. Hoàn thiện quy trình thẩm định giá ........................................................78
3.2.4. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện kho dữ liệu về giá ...........................79
3.2.5. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động
thẩm định giá................................................................................................... 80
3.2.6. Cung cấp trang thiết bị kĩ thuật đầy đủ cho chuyên viên thẩm định giá . 80
3.2.7. Các giải pháp khác................................................................................. 81
3.3. Kiến nghị..........................................................................................................81
3.3.1. Đối với Chính Phủ .................................................................................81
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính ..............................................................................82
3.3.3 Đối với cơ quan nhà nước có tài sản đề nghị thẩm định giá.................... 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................85
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
Chữ viết tắt
TSNN
Cty
TNHH
DNNN
UBND
XHCN
TĐV
Giải nghĩa
Tài sản nhà nước
Công ty
Trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp nhà nước
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Thẩm định viên
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức phòng Quản lý giá...................................................36
Biểu đồ 2.1
Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định giá năm 2012-2015....................46
Biều đồ 2.2
Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định giá 9 tháng đầu năm 2015 ........52
Biểu đồ 2.3
Kết quả thực hiện thẩm định giá 9 tháng đầu năm 2015................. 52
Bảng 2.1
Bảng tổng hợp thông báo kiểm tra chứng thư thẩm định giá từ năm
2012 đến năm 2014 ........................................................................47
Bảng 2.2
Bảng tổng hợp thông báo kiểm tra chứng thư thẩm định giá năm
2013................................................................................................ 48
Bảng 2.3
Bảng tổng hợp thông báo kiểm tra chứng thư thẩm định giá năm
2014 ................................................................................................49
Bảng 2.4
Bảng tổng hợp kết quả thẩm định giá 9 tháng đầu năm 2015 của tỉnh
Lào Cai ...........................................................................................51
Bảng 2.5
Bảng phương án Giải trình lãnh đạo phòng kết quả thẩm định .......61
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TẠ NHƯ QUỲNH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ
NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH LÀO CAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội - 2015
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1) Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm
thiết bị rất lớn do đó, nhu cầu đánh giá tài sản để định giá nguồn tài nguyên quốc gia
nhằm đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, tránh thất thoát ngân sách.
Sở Tài chính Lào Cai đang tiến hành thực hiện thẩm định giá nhà nước theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra thì hoạt động thẩm định giá
nhà nước tại Sở Tài chính cần phải hoàn thiện và có đường hướng phát triển lâu dài.
Công tác hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính còn rất non trẻ
trong khi đó nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước về giá.
Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài
chính là vô cùng cần thiết, giúp cho việc sử dụng vốn nhà nước đúng mục đích, hiểu
quả, tránh thất thoát và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, hiện nay chưa
có công trình khoa học nào về hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính
Lào Cai.
Chính những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về hoạt động thẩm định giá
tài sản nhà nước của Sở Tài chính Lào Cai, tác giả nhận thấy rằng hoạt động thẩm
định giá là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Do đó, tác giả đã chọn đề
tài:“ Hoàn thiện hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai„ làm
luận văn thạc sĩ của mình.
2) Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn góp phần hệ thống các vấn đề lý luận về hoạt động thẩm định giá tài
sản nhà nước. Đồng thời, thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định
giá tài sản nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn
thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài chính địa phương.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về hoạt động thẩm
iii
định giá tài sản nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu là Tài sản nhà nước đề nghị thẩm định giá tại Sở Tài
chính Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2015.
4) Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích tổng hợps, phương pháp bảng biểu, sơ đồ.
5) Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tham khảo, kết cấu
của luận văn bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước
Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài
chính tỉnh Lào Cai
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại
Sở Tài chính tỉnh Lào Cai
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
1.1.Tổng quan về tài sản của nhà nước
1.1.1. Tài sản
Tài sản là từ quen thuộc và được dùng một cách phổ biến. Theo Viện Ngôn
ngữ học: Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu.
Theo Bộ Luật Dân sự năm 2005: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản
1.1.2. Tài sản của nhà nước
Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà
nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu
của Nhà nước theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước,
tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời
1.2. Các vấn đề cơ bản về thẩm định giá tài sản nhà nước
1.2.1. Khái niệm về thẩm định giá tài sản nhà nước
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định
giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với
giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất
iv
định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
1.2.2. Vai trò thẩm định giá tài sản nhà nước
Đánh giá đúng giá trị thị trường của các tài sản góp phần giảm thiểu thất thoát
ngân sách nhà nước.
Góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước
Làm căn cứ cho phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư
công trình sử dụng vốn của Nhà nước.
Làm căn cứ cho đơn vị cơ quan nhà nước tiến hành thực hiện quy trình đấu
thầu mua sắm.
Xác định mức giá khởi điểm bán đấu giá tài sản nhà nước tịch thu sung công
quỹ do các cơ quan đơn vị thực hiện.
Xác định mức giá bán thanh lý tài sản nhà nước.
1.2.3. Nguyên tắc cơ bản của thẩm định giá tài sản nhà nước
Giá trị của tài sản được hình thành bởi nhiều yếu tố tác động như giá trị sử
dụng, sự khan hiếm, nhu cầu có khả năng thanh toán... Bản chất của thẩm định giá
tài sản là sự phân tích các yếu tố tác động đến quá trình hình thành giá trị của tài sản
cụ thể, do đó khi tiến hành thẩm định giá cần tuân theo các nguyên tắc nhất định.
1.2.4. Phương pháp thẩm định giá tài sản nhà nước
+ Phương pháp so sánh thị trường
+ Phương pháp vốn hóa thu nhập
+ Phương pháp chi phí
1.2.5. Quy trình thẩm định giá tài sản nhà nước
Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị
trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Bước 4. Phân tích thông tin.
Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, kết luận thẩm định giá và gửi cho
cơ quan đơn vị, các bên liên quan.
1.2.6. Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản nhà nước
Cở sở giá trị thẩm định giá tài sản nhà nước dựa trên 02 cơ sở sau: cơ sở giá trị
thị trường và cơ sở giá trị phi thị trường được áp dụng trong hoạt động thẩm định
v
giá tài sản nhà nước.
1.3.Hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước
1.3.1. Khái niệm hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước
Theo ý kiến tác giả, hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước là
việc thực hiện linh hoạt có hiệu quả các nguyên tắc cơ bản, phương pháp thẩm định
giá, quy trình thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá làm sao cho giá trị tài sản
nhà nước sau khi thẩm định giá phải sát với thị trường, đảm bảo thực hiện đúng
mục đích của cơ quan đơn vị sử dụng, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước và
đồng thời cũng tiết kiệm nhất cho ngân sách nhà nước.
1.3.2.Nội dung hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước
Thứ nhất là việc thực hiện đúng quy trình thẩm định giá tài sản nhà nước.
Thứ hai là việc linh hoạt sử dụng các phương pháp thẩm định giá tài sản
nhà nước.
Thứ ba là việc sử dụng các nguyên tắc cơ bản, cơ sở giá trị trong thẩm
định giá. Sử dụng nguyên tắc cơ sở giá trị phải phù hợp với tài sản đề nghị
thẩm định giá.
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài
sản nhà nước
Theo ý kiến của tác giả, đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động thẩm định
giá tài sản nhà nước qua một số tiêu chí sau:
- Thời gian ra Kết quả kết luận thẩm định giá của cơ quan nhà nước có chức
năng thẩm định giá có đúng theo quy định.
- Giá trị tài sản sau khi cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định tại Kết luận
kết quả thẩm định giá có đúng là mức giá thị trường.
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hoạt động thẩm định giá
nhà nước
Các nhân tố chủ quan
Bao gồm: việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, lựa chọn các thông tin
thị trường làm cơ sở giá trị thẩm định giá, trình độ, kinh nghiệm tính trung thực
khách quan của chuyên viên thẩm định giá, nhận thức của công chức thực hiện thẩm
vi
định giá tài sản nhà nước, số lượng chuyên viên, cơ sở dữ liệu giá phục vụ cho hoạt
động thẩm định giá nhà nước.
Các nhân tố khách quan
Bao gồm: các chính sách của nhà nước, điều kiện tự nhiên – xã hội, cung cầu
tài sản trên thị trường, hệ thống thông tin trên thị trường...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ
NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LÀO CAI
2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Tài chính Lào Cai
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức
năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà
nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước...
Hoạt động thẩm định giá nhà nước được thực hiện qua phòng chuyên môn
Phòng Quản lý giá.
2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai
2.2.1. Quy trình thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính
*Xác định đối tượng thực hiện thẩm định giá: tài sản nhà nước, giá trị tài sản,
nguồn kinh phí mua sắm.
*Hồ sơ trình tự thẩm định giá tài sản nhà nước.
*Phương pháp thẩm định giá tài sản nhà nước.
* Quy trình thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước.
2.2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài sản nhà nước tại Sở Tài chính
tỉnh Lào Cai
2.2.2.1. Hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước từ năm 2012 đến năm 2015
Phân tích số liệu số lượng hồ sơ, giá trị hồ sơ, thời gian thực hiện, chênh
lệch giảm trừ so với giá trị đề nghị ban đầu để tính toán số tiết kiệm cho ngân sách
nhà nước. Qua các biểu đồ sơ đồ bảng biểu nhìn rõ được sự chênh lệch này để
thấy rõ được vai trò của hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước, góp phần tránh
vii
thất thoát ngân sách nhà nước, giá cả sát thị trường, giải quyết hồ sơ đúng quy
trình, thủ tục.
2.2.2.2. Đối tượng thẩm định giá và nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thẩm định
giá tài sản nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.
Toàn bộ tài sản đề nghị kiểm tra giá tại 162 hồ sơ trên đều được mua sắm từ
nguồn ngân sách nhà nước (nguồn chi thường xuyên, chi đầu tư…) hay nguồn vốn
vay ODA, AFD…Tài sản đề nghị kiểm tra giá rất đa đạng phong phú và thuộc rất
nhiều các lĩnh vực khác nhau như máy bơm, tủ điện, trạm biến áp, dây chuyền sản
xuất, quần áo…
Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm tra giá, đối với các trường hợp tài sản
mua sắm không phải từ các nguồn trên thì Sở Tài chính làm văn bản từ chối
không thẩm định. ..
2.2.2.3. Cơ sở giá trị áp dụng trong hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở
Tài chính tỉnh Lào Cai
Các tài sản đề nghị thẩm định giá là phổ biến giao dịch trên thị trường trừ các
trường hợp mua sắm đồ y tế, nông lâm nghiệp đặc thù của ngành. Cơ sở giá trị được
các chuyên viên thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước sử dụng là cơ sở giá trị
thị trường. Từ đó đưa ra những phương án lựa chọn phù hợp.
2.2.2.4. Phương pháp thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai
Phương pháp thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai
được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh thị trường.
2.2.2.5. Quy trình thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai
Sở Tài chính thực hiện khá đầy đủ các bước (06 bước) theo quy trình thẩm
định giá tài sản nhà nước. Sở Tài chinh cũng tuân thủ theo từng bước trong quy
trình thẩm định giá. Tuy nhiên tùy từng hồ sơ đề nghị thẩm định giá mà các chuyên
viên thực hiện quy trình thẩm định đủ hay không đủ 06 bước trên.
2.2.2.6. Ví dụ về thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai
Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động thẩm định tài sản nhà nước, ta sẽ phân
viii
tích Quá trình thẩm định giá tài sản nhà nước qua ví dụ cụ thể
2.3. Đánh giá về thực trạng hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại
Sở Tài chính tỉnh Lào Cai
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất là chuyên viên thẩm định giá tài sản theo giá thị trường. Đảm bảo
được mục đích thẩm định giá là giá cả sát với thị trường, giảm thiểu sự thất thoát
ngân sách nhà nước.
Thứ hai, do kết quả thẩm định giá có chất lượng cao nên đã tiết kiệm cho ngân
sách nhà nước một con số đáng kể.
Thứ ba, xét về lâu dài Sở Tài chính sẽ có một dữ liệu thông tin tài sản bài
bản, có hệ thống và đa dạng.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
Tồn tại những hồ sơ kết quả thẩm định chưa sát giá thị trường, thời gian trả hồ
sơ dài hơn so với thời gian quy định. Nguyên do là việc sử dụng phương pháp thẩm
định giá chủ yếu là phương pháp so sánh, các dữ liệu thông tin so sánh còn hạn chế
(thu thập ít nhất 3 thông tin tài sản so sánh); quy trình thẩm định giá chưa được thực
hiện bài bản, chưa lập kế hoạch thẩm định rõ ràng làm mất thời gian trong quá trình
tìm kiếm thông tin...
ix
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ NHÀ
NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LÀO CAI
3.1. Định hướng phát triển và chiến lược tổng thể cho hoạt động thẩm
định giá tỉnh Lào Cai
3.1.1.Định hướng phát triển
Phát triển thẩm định giá tài sản nhà nước thành công cụ hữu hiệu giúp cho thị
trường tài sản trở nên công khai, minh bạch
3.1.2. Chiến lược tổng thể
Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá,
tăng cường và củng cố cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực thẩm định giá đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở
Tài chính tỉnh Lào Cai
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá một
cách đồng bộ.
3.2.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhà nước.
Sở Tài chính Lào Cai cần phát huy các biện pháp đã thực hiện như: tạo điều
kiện cho chuyên viên thẩm định giá học tập nâng cao trình độ, thường xuyên cử một
số cán bộ chuyên viên có năng lực tham gia các buổi nói chuyện...
3.2.3. Hoàn thiện quy trình thẩm định giá
Quy trình thẩm định giá hiện nay của Sở Tài chính Lào Cai tương đối hoàn
chỉnh, tuy nhiên có một đặc điểm là chuyên viên thẩm định giá thường làm ngắn
gọn các bước trong quy trình.
3.2.4. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện kho dữ liệu về giá
Cơ sở dữ liệu và các thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá không chỉ là
một trong những đầu vào tiên quyết của quá trình thẩm định giá mà còn góp phần
quyết định chất lượng, hiệu quả của cuộc thẩm định giá
x
3.2.5. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động
thẩm định giá.
Các thông tin để so sánh tài sản cần phải thu thập từ 3 tài sản trở lên, chuyên
viên thẩm định giá cần đầu tư thời gian thu thập các tài sản đã được giao dịch trên
thị trường trong thời gian gần nhất với thời điểm định giá, thông tin của các tài sản
đang giao bán
3.2.6. Cung cấp trang thiết bị kĩ thuật đầy đủ cho chuyên viên thẩm định giá
Trang bị những công nghệ hiện đại, lắp đặt những phần mềm tiện ích, có khả
năng tích hợp thông tin.
3.2.7. Các giải pháp khác
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính Phủ
Chính phủ cần phải có một hệ thống văn bản Pháp luật thống nhất và đầy đủ
liên quan đến hoạt động quản lý tài sản và hoạt động thẩm định giá. Cụ thể là hệ
thống các văn bản pháp lý về các lĩnh vực có liên quan chặt chẽ
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính
Bộ Tài chính cần nghiên cứu và đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể đối
với hoạt động thẩm định giá. Qua đó, các cơ quan thẩm định giá nói chung và Sở
Tài chính nói riêng sẽ có cơ sở pháp lý và cũng dễ dàng hơn trong thẩm định giá.
3.3.3.Đối với cơ quan nhà nước có tài sản đề nghị thẩm định giá
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước; trung thực khách quan trong việc
cung cấp thông tin, quyết định giao dự toán, bản vẽ thiết kế (nếu có)....
- Hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Sở Tài chính để rút ngắn thời gian
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
Tạ nh quỳnh
Hoàn thiện hoạt động thẩm định giá
nhà nớc tại sở tài chính lào cai
Chuyên ngành: kinh tế tài chính ngân hàng
Ngi hng dn khoa hc
TS. NGUYN TH HOI PHNG
Hà Nội - 2015
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã xuất hiện từ những năm 1940 và được
thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó phục vụ nhu cầu xác
định giá trị thị trường một các khoa học, tại thời điểm, địa điểm cụ thể cho các giao
dịch cần đến tính độc lập, khách quan không chịu ảnh hưởng của bên bán hoặc bên
mua trong các lĩnh vực về xác định quyền sở hữu, quản lý, mua bán, tính thuế, bảo
hiểm, cho thuê, cầm cố, thế chấp …Thẩm định giá có mặt ở nước ta từ cuối những năm
90 của thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Trong thời kỳ đầu, thẩm
định giá ở nước ta chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của ngân sách như đấu
thầu, mua sắm và đặc biệt là phục vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp NN. Hàng năm,
ngân sách Nhà nước cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị rất lớn do đó,
nhu cầu đánh giá tài sản để định giá nguồn tài nguyên quốc gia nhằm đảm bảo quản lý,
phân bổ và sử dụng có hiệu quả, tránh thất thoát ngân sách.
Hiện nay, công tác thẩm định giá tài sản tại các cơ quan quản lý nhà nước ở
Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn về nguồn thông tin, quy trình thẩm định giá, chất
lượng đội ngũ chuyên viên… đặc biệt đối với những vùng sâu vùng xa. Mặt khác
nhu cầu mua sắm phục vụ mục đích chi thường xuyên cũng như chi đầu tư xây
dựng cơ bản của các đơn vị cơ quan ngày càng lớn. Làm thế nào để kết quả thẩm
định giá vừa chính xác vừa nhanh, đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý là một
vấn đề mang tính chất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Do đó, tác giả chọn đề tài:
“Hoàn thiện hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai” làm luận
văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về thẩm định giá.
Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định giá nhà nước tại Sở Tài chính Lào
Cai. Từ đó, rút ra được những hạn chế và nguyên nhân trong nghiệp vụ thẩm định
giá nhà nước đối với các hồ sơ đã tiến hành thẩm định.
Trên cơ sở thực tiễn, đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá
2
nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu: Tài sản nhà nước đề nghị thẩm định giá tại Sở Tài chính
Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, Phương pháp phân tích, tổng
hợp, Phương pháp khảo cứu tài liệu. Ngoài ra, luận văn còn xem xét thực tiễn hoạt
động thẩm định giá tài sản và tham khảo thêm một số công trình nghiên cứu trong
lĩnh vực này.
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về hoạt động thẩm định
giá tài sản nhà nước.
Đánh giá các thành tựu, hạn chế trong hoạt động thẩm định giá tài sản nhà
nước. Từ đó, phân tích các nguyên nhân gây hạn chế trong hoạt động thẩm định giá
tài sản nhà nước tại Sở Tài chính Lào Cai.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước
tại Sở Tài chính Lào Cai.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại Sở Tài
chính tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước tại
Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ
TÀI SẢN NHÀ NƯỚC.
Thẩm định giá tài sản có nguồn gốc từ khoa học kinh tế cổ điển và hiện đại.
Các nguyên tắc và kỹ thuật thẩm định giá đã được thiết lập và tương tự nhau giữa
các nước trước những năm 40 của thế kỷ 20; nhưng trên thế giới thẩm định giá chỉ
thật sự phát triển là một hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp từ sau những năm 40 của
thế kỷ 20.
Sự xuất hiện của hoạt động thẩm định giá là một tất yếu của quá trình vận
hành và phát triển của nền kinh tế thị trường khi hội đủ các yếu tố khách quan của
nó; nghĩa là khi nền kinh tế hàng hoá đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định.
1.1. Tổng quan về tài sản của nhà nước
1.1.1. Tài sản
Tài sản là từ quen thuộc và được dùng một cách phổ biến. Theo Viện Ngôn
ngữ học: Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu.
Theo Bộ Luật Dân sự năm 2005: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản.[1]
Nhằm đáp ứng các yêu cầu trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung, trong
quản lý nói riêng, người ta có nhiều cách phân biệt các loại tài sản:
+ Theo hình thái biểu hiện: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
+ Theo tính chất sở hữu: tài sản công cộng và tài sản cá nhân.
+ Theo khả năng trao đổi: hàng hóa và phi hàng hóa.
+ Theo khả năng di dời: động sản và bất động sản.
+ Theo quyền của chủ thể: quyền cho thuê, quyển kiểm soát, quyền sở hữu…..
+ Theo đặc thù luân chuyển: tài sản cố định và tài sản lưu động.
*Động sản và bất động sản:
Bất động sản là các tài sản không di dời được, bao gồm:
- Đất đai
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với
nhà ở, công trình xây dựng đó.
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai
- Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
4
*Tài sản cố định và tài sản lưu động: Đây là cách phân loại được dùng một
cách khá phổ biến trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Trong đó:
- Tài sản lưu động: là tài sản không sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp như
hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu, đầu tư ngắn hạn, tiền mặt trong ngân hàng và
tiền trao tay. Bất động sản thường được coi là tài sản cố định, nhưng một số trường
hợp lại được coi là tài sản lưu động, ví dụ như đất đai hoặc bất động sản được giữ
để bán.
- Tài sản cố đinh hoặc tài sản sử dụng lâu dài: là tài sản vô hình và hữu hình
thuộc một trong hai loại sau:
+ Bất động sản, nhà xưởng và trang thiết bị: là tài sản dùng cho mục đích duy
trì các hoạt động của doanh nghiệp, gồm đất đai và các tòa nhà, nhà xưởng, đường
xá, cầu cống, trang thiết bị. Bất động sản, nhà xưởng và trang thiết bị là những tài
sản có hình thái vật chất.
+ Các tài sản sử dụng lâu dài khác, như: đầu tư dài hạn, danh tiếng, bằng sáng
chế, thương hiệu và những tài sản tương tự. Loại tài sản này bao gồm cả tài sản có
hình thái vật chất và không có hình thái vật chất.
1.1.2. Tài sản của nhà nước
Theo điều 1 chương I Nghị định số 14/1998/NĐ-CP của Chính Phủ về quản
lý tài sản nhà nước ngày 6/3/1998 có quy định:
Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước
hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà
nước theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên
trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.[2]
Theo điều 2 chương I Nghị định số 14/1998/NĐ-CP của Chính Phủ về quản
lý tài sản nhà nước ngày 6/3/1998 có quy định:
* Tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp là những tài sản Nhà nước
giao cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp quản lý và sử dụng gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai;
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
- Các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.
5
* Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia
bao gồm:
- Hệ thống các công trình giao thông vận tải;
- Hệ thống các công trình thủy lợi;
- Hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước;
- Các công trình văn hoá;
- Các công trình kết cấu hạ tầng khác.
* Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
*Tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước theo qui định của pháp luật,
bao gồm:
- Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quĩ Nhà
nước và tiền phạt do vi phạm pháp luật;
- Tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên,
vắng chủ, vô chủ và các tài sản khác theo qui định của pháp luật là tài sản nhà nước;
- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp và các
hình thức chuyển giao quyền sở hữu tài sản khác cho Nhà nước, tài sản viện trợ của
Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác.
* Tài sản dự trữ nhà nước.
* Đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn
lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (sau đây gọi chung là đất đai, tài nguyên
thiên nhiên khác).
1.2. Các vấn đề cơ bản về thẩm định giá tài sản nhà nước
Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisal) là việc ước tính hay
xác định giá trị của một tài sản. Hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được
ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. Hay thẩm định giá là một
nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản
cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản, cũng
như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư
lựa chọn.
1.2.1. Khái niệm về thẩm định giá tài sản nhà nước
Ở các nước, người ta thường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và
Valuation để nói đến thẩm định giá. Nguồn gốc từ ngữ của cả hai thuật ngữ này là
từ tiếng Pháp. Valuation xuất hiện vào năm 1529 còn Appraisal từ năm 1817. Hai
thuật ngữ đều có chung ý nghĩa, đó là sự ước tính, đánh giá và có hàm ý là cho ý
6
kiến của một nhà chuyên môn về giá trị của một vật phẩm nhất định.
Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh:
“Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình
thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định”. [1]
Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm
định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản
chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp
dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và
phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình
thành giá trị của chúng”. [1]
Theo Gs. Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay
khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một
thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất
cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.[1]
Theo điều 4 Luật Giá số 11/2012/QH13 của Quốc Hội năm 2013 (Căn cứ vào
Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
có bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật
giá) quy định:
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định
giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với
giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất
định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.[3]
Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp
với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam
hoặc thông lệ quốc tế
Nhìn chung, các khái niệm trên đây khi đề cập đến thẩm định giá đều có
chung một số yếu tố là:
7
+ Sự ước tính giá trị hiện tại.
+ Tính bằng tiền tệ
+ Về tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản, bất động sản.
+ Theo yêu cầu, mục đích nhất định.
+ Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể.
+ Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường.
Do vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định giá như sau:
“Thẩm định giá là một nghệ thuật hay một khoa học về ước tính giá trị của tài
sản ( quyền tài sản )phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định,
cho một mục đích nhất định theo những tiêu chuẩn được công nhận như những
thông lệ quốc tế hoặc quốc gia”.
1.2.2. Vai trò thẩm định giá tài sản nhà nước
Thẩm định giá tài sản nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh
tế thị trường, nó được biểu hiện như sau:
- Đánh giá đúng giá trị thị trường của các tài sản góp phần giảm thiểu thất
thoát ngân sách nhà nước. Hàng năm chi ngân sách nhà nước là một con số rất lớn.
Đặc biệt với Việt Nam, gần như năm nào cũng bị thâm hụt ngân sách. Do đó việc sử
dụng đồng vốn ngân sách nhà nước rất cần đúng, đủ và hiệu quả. Hoạt động thẩm
định giá nhà nước cần nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát giá cả tài sản làm sao cho
sát với thị trường, tính năng sử dụng là cao nhất có thể, từ đó góp phần giảm thất
thoát nguồn vốn nhà nước.
- Góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước: Khi chưa có hoạt động thẩm định
giá nhà nước thì các đơn vị cơ quan ban ngành mua sắm tài sản bằng nguồn ngân
sách nhà nước phải mất một số tiền (trích từ nguồn ngân sách nhà nước) để thuê các
công ty tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thẩm định cho kết quả là chứng thư
thẩm định giá hay nói cách khác là cơ quan quản lý nhà nước vừa phải bố trí nguồn
vốn cho đơn vị mua sắm tài sản vừa phải bố trí một khoản ngân sách cho chi phí
thẩm định giá. Cơ quan ban ngành mua sắm tài sản sử dụng kết quả chứng thư để
làm căn cứ kết quả đấu thầu mua sắm. Nhưng từ khi có hoạt động thẩm định giá
8
nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước thì các đơn vị cơ quan ban
ngành chỉ cần làm công văn đề nghị thẩm định giá tài sản và gửi đến cơ quan quản
lý có chức năng làm nhiệm vụ thẩm định giá. Sau đó nhận kết luận kết quả thẩm
định giá của cơ quan quản lý có chức năng nhiệm vụ thẩm định giá và thực hiện quy
trình đấu thầu, ngân sách nhà nước không phải bố trí vốn cho nội dung chi phí thẩm
định giá. Từ đó góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
- Làm căn cứ cho phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu
tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, đề án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,
dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, vay nợ
của Chính phủ, vay nợ nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ,… Kết quả thẩm
định giá tài sản nhà nước là một bước trong quy trình phê duyệt dự án. Trong quy
trình phê duyệt dự án có bước yêu cầu Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công
và dự toán, tổng dự toán.
- Làm căn cứ cho đơn vị cơ quan nhà nước tiến hành thực hiện quy trình đấu
thầu mua sắm. Đấu thầu mua sắm có thể dưới hình thức đấu thầu tập trung, chỉ định
thầu… nhưng Giá tài sản trong kết quả thẩm định giá nhà nước là mức giá cao nhất
được chấp nhận mua bán trên thị trường. Cơ quan đơn vị mua sắm tài sản lựa chọn
nhà thầu có mức giá thấp nhất trong các hồ sơ dự thầu.
- Xác định mức giá khởi điểm bán đấu giá tài sản nhà nước tịch thu sung công
quỹ do các cơ quan đơn vị thực hiện. Đối các tài sản bị tịch thu tại các cơ quan như
Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Biên phòng…Hội đồng thẩm định giá nhà
nước do cơ quan chủ quan làm chủ tịch Hội đồng, họp đánh giá và đưa ra mức giá
khởi điểm để bán đấu giá tại trung tâm đấu giá tài sản. Mức giá khởi điểm là thường
là mức giá thấp nhất được chấp nhận trên thị trường.
- Xác định mức giá bán thanh lý tài sản nhà nước. Đối với các tài sản nhà
nước như các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy khi hết thời hạn sử dụng hoặc vì
một lý do nào đó mà muốn thanh lý cũng được đánh giá giá trị tài sản để xác định
mức giá thanh lý tài sản trên thị trường. Dựa trên chi phí khấu hao của tài sản Hội
đồng định giá tài sản đưa ra mức giá thanh lý hợp lý để có thể thực hiện được thanh
lý tài sản trên thị trường.