Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƢƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƢỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƢƠNG
------------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƢƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƢỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƢƠNG
---------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG
THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH


ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP)

Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Ngƣời hƣớng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang
Ngƣời hƣớng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Nhiễu

HÀ NỘI - 2018


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa


3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ…………………………………..viii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG
MẶT HÀNG THỦY SẢN ............................................................................................. 23
1.1. Khái niệm, vai trò và nội dung phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy
sản .................................................................................................................................... 23
1.1.1. Khái niệm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản ............................... 23
1.1.2. Vai trò của phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản .............................. 31
1.1.3. Nội dung phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản ................................. 33
1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản ............... 35
1.2.1. Tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản về mặt kinh tế ........... 35
1.2.2. Tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản về mặt môi trƣờng .... 38
1.2.3. Tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản về mặt xã hội ............ 39
1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản . 41
1.3.1. Các nhân tố quốc tế và khu vực ......................................................................... 41
1.3.1.1. Việc tham gia và thực hiện các cam kết của Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương - TPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- CPTPP) .................................................................................................................... 41
1.3.1.2. Thương mại và cung - cầu hàng thủy sản thế giới ........................................ 47
1.3.1.3. Chính sách thương mại thủy sản của các nước nhập khẩu chính................. 48
1.3.2. Các nhân tố trong nƣớc ....................................................................................... 51
1.3.2.1. Thể chế, chính sách phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản ....................... 51
1.3.2.2. Năng lực sản xuất, xuất khẩu thủy sản ......................................................... 52
1.3.2.3. Các nguồn lực: nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ và vốn ......................... 53
1.3.2.4. Các nhân tố khác ........................................................................................... 56
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT
HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2017 ............................... 58

2.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát
triển xuất khẩu bền vững .............................................................................................. 58
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát
triển xuất khẩu bền vững về mặt kinh tế ..................................................................... 58
2.1.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản ....................................... 58
2.1.1.2. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản và chuyển dịch cơ cấu XK theo mặt hàng, thị
trường và theo chủ thể kinh tế tham gia xuất khẩu .................................................... 60
2.1.1.3. Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu ......................... 65
2.1.1.4. Khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và cam
kết liên quan đến xuất khẩu thủy sản ......................................................................... 67
2.1.1.5. Năng lực tham gia của mặt hàng thủy sản trong chuỗi giá trị; giá trị gia tăng
(GTGT), thương hiệu của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu ..................................... 72


4
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát
triển xuất khẩu bền vững về mặt môi trƣờng ............................................................. 78
2.1.2.1. Mức độ ô nhiễm hay cải thiện môi trường dưới tác động của hoạt động xuất
khẩu thủy sản .............................................................................................................. 78
2.1.2.2. Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên, nguồn lợi thủy sản dưới tác động của
hoạt động xuất khẩu ................................................................................................... 81
2.1.2.3. Khả năng kiểm soát của chính quyền và cộng đồng đối với xuất khẩu thủy
sản .............................................................................................................................. 83
2.1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo các tiêu chí phát
triển xuất khẩu bền vững về mặt xã hội ...................................................................... 84
2.1.3.1. Mức độ gia tăng việc làm và cải thiện thu nhập từ việc mở rộng xuất khẩu
thủy sản ...................................................................................................................... 84
2.1.3.2. Mức độ đảm bảo quyền về lao động, cải thiện điều kiện lao động ............... 87
2.1.3.3. Khả năng chia sẻ lợi ích giữa những người tham gia xuất khẩu thủy sản;
mức độ bình đẳng về phân phối thu nhập, phân hóa giàu nghèo… .......................... 87

2.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng
thủy sản của Việt Nam................................................................................................... 89
2.2.1. Các nhân tố quốc tế và khu vực ......................................................................... 89
2.2.1.1. Thương mại và cung - cầu hàng thủy sản thế giới ........................................ 89
2.2.1.2. Chính sách thương mại thủy sản của các nước nhập khẩu chính................. 92
2.2.2. Các nhân tố trong nƣớc ....................................................................................... 98
2.2.2.1. Thể chế, chính sách phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản ....................... 98
2.2.2.2. Năng lực sản xuất, xuất khẩu thủy sản ....................................................... 102
2.2.2.3. Các nguồn lực: nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ và vốn ....................... 105
2.2.2.4. Các nhân tố khác ......................................................................................... 110
2.3. Đánh giá chung về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt
Nam giai đoạn 2007-2017 ............................................................................................ 111
2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ............................................................................... 111
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .......................................................... 113
2.3.3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phát triển xuất khẩu bền vững mặt
hàng thủy sản của Việt Nam ....................................................................................... 120
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG TỪ
HIỆP ĐỊNH CPTPP .................................................................................................... 123
3.1. Bối cảnh và triển vọng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của
Việt Nam ....................................................................................................................... 123
3.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tác động tới phát triển xuất khẩu bền vững
mặt hàng thủy sản của Việt Nam ............................................................................... 123
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................... 123
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước .................................................................................... 127
3.1.2. Triển vọng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam
dƣới tác động từ Hiệp định CPTPP ........................................................................... 129
3.1.2.1. Cơ hội .......................................................................................................... 129
3.1.2.2. Thách thức ................................................................................................... 134



5
3.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản
của Việt Nam ................................................................................................................ 140
3.2.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản .................... 140
3.2.2. Định hƣớng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản ................... 142
3.3. Giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng
thủy sản của Việt Nam dƣới tác động từ Hiệp định CPTPP ................................... 144
3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nƣớc ............................................................................. 144
3.3.1.1. Nhóm giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm đảm bảo hài hòa giữa tăng
trưởng xuất khẩu thủy sản và phát triển xuất khẩu bền vững .................................. 144
3.3.1.2. Nhóm giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm đảm bảo hài hòa giữa tăng
trưởng xuất khẩu thủy sản và bảo vệ môi trường .................................................... 160
3.3.1.3. Nhóm giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm đảm bảo hài hòa giữa tăng
trưởng xuất khẩu thủy sản và giải quyết các vấn đề xã hội ..................................... 163
3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp và hiệp hội .................................................... 166
3.3.2.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản.................................. 166
3.3.2.2. Giải pháp đối với các hiệp hội ngành hàng thủy sản ................................. 168
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 171
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 175
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 181


6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Viết tắt
AEC
AFTA

AQIS

Giải nghĩa tiếng Anh
Asean Economic Community
ASEAN Free Trade Area
Australian
Quarantine
and
Inspection Service
Aquaculture Stewardship Council

Giải nghĩa tiếng Việt
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN
Cơ quan kiểm dịch của Australia

EMS

Tiêu chuẩn Hội đồng quản lý nuôi
trồng thủy sản bền vững của châu Âu
Association of Southeast Asian Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
Nations
Best Aquaculture Practices
Tiêu chuẩn Thực hành nuôi trồng
thủy sản tốt của Mỹ
Better Management Practices
Quy phạm Thực hành quản lý nuôi
tốt hơn
British Retail Consortium
Tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán

lẻ Anh
Brazil, Russia, India and China
Các nền kinh tế mới nổi gồm Bazin,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc
Codex Alimentary Commission
Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm
Codex quốc tế
Common Effective Preferential Chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có
Tariff
hiệu lực chung
Chứng nhận xuất xứ
Certificate of Origin
Hiệp định thƣơng mại tự do với Liên
EU Free Trade Agreement
minh châu Âu
Chƣơng trình thu hoạch sớm
Early Harvest Program
Hội chứng tôm chết sớm
Early Mortality Syndrome

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FAO

Food
and

Organization of
Nations

FDA

Food and Drug Administration

FDI

Foreign Direct Investment

FSMA

Food Safety Modernization Act

FTA

Free Trade Agreement

GAA

Global Aquaculture Alliance

GAP

Good Agriculture Practices

ASC
ASEAN
BAP

BMP

BRC
BRICS
CAC
CEPT
C/O
EFTA
EHP

Agriculture Tổ chức Nông - Lƣơng Liên hợp
the United quốc
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm,
dƣợc phẩm
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Luật Hiện đại hóa An toàn Thực
phẩm
Hiệp định thƣơng mại tự do
Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn
cầu
Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt


7
Viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

Global GAP Global

Practices

Good

Agriculture Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt toàn cầu
Agriculture Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt của Việt Nam

VietGAP

Viet Nam
Practices

GATT

General Agreement on Tariffs
and Trade
Gross Domestic Product
Good Manufacturing Practices
Global Trade Analysis Project

GDP
GMP
GTAP
HACCP
HS
HSL
ILO
IMF

ISO
ITC
MFN
MSC
NAFTA
R&D
RCA
RTAs
SPS
SSOP
TBT
TPP
(CPTPP)

UN
UNDP
USD
USDA
WB
WTO

Good

Giải nghĩa tiếng Việt

Hiệp định chung về thuế quan và
thƣơng mại

Tổng sản phẩm quốc nội
Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

Mô hình phân tích thƣơng mại toàn
cầu
Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và điểm kiểm
Control Points
soát tới hạn
Harmonized System
Hệ thống hài hòa thuế quan
Highly Sensitive List
Danh mục nhạy cảm cao
International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
International
Standardization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Organization
International Trade Centre
Trung tâm thƣơng mại quốc tế
Most Favoured Nation
Ƣu đãi tối huệ quốc
Marine Stewardship Council
Hội đồng quản lý biển quốc tế
North American Free Trade Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ
Agreement
Reaseach and Devolopment
Nghiên cứu và phát triển
Revealed Comparative Advantage Chỉ số lợi thế cạnh tranh
Regional Trading Arrangements
Các Thỏa thuận thƣơng mại khu vực
Sanitary and Phytosanitary
Vệ sinh và Kiểm dịch Động thực vật

Sanitation Standard Operating Quy phạm vệ sinh (Quy trình kiểm
Procedures
soát tiêu chuẩn vệ sinh)
Technical Barriers to Trade
Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại
Trans - Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Agreement (Comprehensive and Dƣơng (Hiệp định Đối tác Toàn diện
Progressive Agreement for Trans và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng)
- Pacific Partnership).
United Nations
Liên hợp quốc
United Nations Development Chƣơng trình phát triển Liên hợp
Programme
quốc
United States Dollar
Đơn vị tiền tệ Mỹ (Đô la Mỹ)
U.S. Department of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
World Bank
Ngân hàng thế giới
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới


8
2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt
Viết tắt

Giải nghĩa tiếng Việt


ATTP

An toàn thực phẩm

BCT

Bộ Công Thƣơng

BTC

Bộ Tài chính

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTTMT

Công nghệ thân thiện môi trƣờng

DN

Doanh nghiệp

DNĐTNN


Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

KH&CN

Khoa học & Công nghệ

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XNK

Xuất nhập khẩu


9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Những thay đổi khác biệt từ phát triển đến phát triển bền vững .................... 24
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2007-2017 .............. 59
Bảng 2.2. Xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam những năm gần đây ...... 61
Bảng 2.3. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng các nƣớc thành viên những
năm gần đây ..................................................................................................................... 64
Bảng 2.4. So sánh lợi thế cạnh tranh mặt hàng thủy sản (HS 03) của Việt Nam với một
số nƣớc những năm gần đây ............................................................................................ 65
Bảng 2.5. Kết quả sản xuất thủy sản năm 2017…………………………………….…103

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Sơ đồ phát triển bền vững (IUCN, 2004) ........................................................ 24
Hình 1.2. Tam giác phát triển bền vững ......................................................................... 26

Hình 1.3. Mô hình tổng quát về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản ....... 41
Biểu 2.1. Tăng trƣởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2007-2017 ............. 59
Biểu 2.2. Tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2015, 2016 và
2017 ................................................................................................................................. 60
Biểu 2.3. Tỷ trọng các thị trƣờng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015, 2016 và
2017 ................................................................................................................................. 62
Biểu 2.4. Sản lƣợng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2007-2017…
……………………………...…………………………………………………………103
Biểu 3.1. Mối liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu ............ 170


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tính cấp thiết về lý luận:
Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, là
mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới. Xét một cách chung nhất, phát
triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ trong tương lai.
Đó là sự đảm bảo về chất của sự phát triển, sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã
hội, môi trường..., giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa yêu cầu hiện
tại và các đáp ứng trong tương lai.
Vấn đề phát triển bền vững đã đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu của các
học giả, các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Nhiều công trình nghiên cứu đã giới
thiệu về các lý thuyết phát triển bền vững, trong đó đƣa ra khái niệm, nội dung,
tiêu chí, các mô hình phát triển bền vững và những bài học kinh nghiệm của các
nƣớc về phát triển bền vững. Một số nghiên cứu đã đề cập đến lộ trình và các biện
pháp để đạt đƣợc phát triển bền vững thông qua sự “đánh đổi” giữa các mục tiêu

trong từng giai đoạn nhất định, cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến phát triển bền
vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, lý thuyết và các khái niệm cũng nhƣ tiêu chí đánh
giá phát triển bền vững còn rất khác nhau và gây tranh cãi trong giới nghiên cứu,
tầm quan trọng hay mức độ ƣu tiên giữa các tiêu chí phát triển bền vững đối với
các nƣớc trong từng giai đoạn phát triển chƣa đƣợc kiểm chứng. Hơn nữa, hầu hết
các công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu, phát triển lý thuyết về phát triển bền
vững nền kinh tế chung, với các khái niệm mới đƣợc đƣa ra và quảng bá nhƣ tăng
trƣởng xanh, các-bon thấp…, trong khi lại chƣa có các nghiên cứu, phát triển lý
thuyết về phát triển bền vững đối với từng lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. Do đó,
đề tài luận án đƣợc thực hiện sẽ góp phần cụ thể hóa, bổ sung và phát triển thêm
một số cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu bền vững một ngành hàng cụ thể.
Đối với xuất nhập khẩu hàng thủy sản, thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu
của các học giả trong nƣớc về phát triển bền vững đã đề cập đến lĩnh vực xuất


2
nhập khẩu bền vững hàng hóa, trong đó có xuất khẩu bền vững hàng thủy sản.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ tổng quan, khái quát
chung đối với tất cả các hàng hóa xuất nhập khẩu, chƣa đi sâu nghiên cứu, chỉ rõ
nội dung và các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững có thể áp dụng cho một lĩnh
vực, ngành hàng cụ thể. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu
nhằm xây dựng khung lý thuyết về phát triển bền vững áp dụng cho một ngành
hàng xuất khẩu cụ thể nhƣ thủy sản.
Hơn nữa, môi trƣờng kinh doanh quốc tế đã có nhiều thay đổi với sự ra đời
và phát triển của nhiều hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới, mà Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) là một điển hình, do đó, phát triển
XNK bền vững trong bối cảnh thực hiện các FTA thế hệ mới sẽ có nhiều điểm
mới. Bên cạnh những cam kết về thƣơng mại truyền thống tiếp tục duy trì nhƣng
đƣợc tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn, các FTA thế hệ mới còn mở rộng sang các

nội dung thƣơng mại phi truyền thống, thƣơng mại “sau biên giới” trực tiếp gắn
với hoạt động kinh doanh, đầu tƣ, hình thành thị trƣờng trao đổi các nhân tố của
quá trình sản xuất nhƣ lao động, đất đai, vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ,
cạnh tranh… Những quy định mới này có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển XNK
bền vững, vì vậy cần có sự phát triển thêm về mặt lý luận về tác động của các
FTA thế hệ mới đối với phát triển bền vững XNK nói chung và với từng ngành
hàng cụ thể nói riêng.
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc nghiên cứu, bổ sung lý thuyết về
phát triển bền vững, ứng dụng vào hoạt động xuất khẩu thủy sản khi Việt Nam
tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - nay là Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) có ý nghĩa cấp thiết
về mặt lý luận.
1.2. Tính cấp thiết về thực tiễn:
- Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu lớn và có đóng góp quan
trọng cho xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt đƣợc những thành
tựu quan trọng về xuất khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, giúp giải


3
quyết việc làm, cải thiện thu nhập và mức sống cho hàng triệu ngƣ dân và ngƣời
lao động Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP), trong 10 năm qua (2007-2017), sản xuất và xuất khẩu thủy
sản tăng mạnh cả về sản lƣợng và giá trị qua từng năm, đƣa kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam năm 2016 lên mức 7.053,12 triệu USD, tăng 5,63% so với
năm 2015 và năm 2017 đạt 8.316 triệu USD, tăng mạnh tới 17,9% so với năm
2016. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thủy sản bình quân giai đoạn 2007-2017 là
9,24%/năm, tỷ trọng bình quân chiếm 5,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam và thủy sản luôn nằm trong top 5 các nhóm hàng có giá trị
xuất khẩu cao nhất của cả nƣớc thời gian qua. Sản phẩm thủy sản Việt Nam tính

đến hết năm 2017 đã có mặt tại 167 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 27 thị trƣờng
so với năm 2010, với các thị trƣờng chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản xuất khẩu không ngừng đƣợc đa
dạng hóa, phát triển mới với chất lƣợng ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao, đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của các thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản,
EU, Hoa Kỳ.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam những năm qua vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và chưa thực sự phát
triển bền vững.
Về mặt kinh tế, mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt mức tăng
trƣởng khá, song phần lớn mới chỉ là tăng về lƣợng, chƣa tăng nhiều về chất, chất
lƣợng thủy sản xuất khẩu chậm đƣợc cải thiện, khả năng đáp ứng các quy định về
quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lƣợng và môi trƣờng theo
cam kết trong các Hiệp định thƣơng mại tự do, nhất là CPTPP còn nhiều hạn chế,
tỷ lệ mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng còn thấp. Hơn nữa, hàng thủy sản
Việt Nam chƣa có thƣơng hiệu riêng và chủ yếu xuất khẩu ủy thác hoặc qua trung
gian, dẫn đến tình trạng giảm sút năng lực cạnh tranh, bị nhà nhập khẩu đƣa ra các
rào cản thƣơng mại và ép giá, gây thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp xuất
khẩu.
Về mặt môi trường, mở rộng xuất khẩu thủy sản đang có nguy cơ làm cạn
kiệt nguồn lợi thủy sản, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trƣờng. Tăng


4
trƣởng xuất khẩu của nƣớc ta hiện nay chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai
thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm
gia tăng áp lực gây ô nhiễm môi trƣờng. Thêm vào đó, khâu khai thác, nuôi trồng
và chế biến thủy sản không đáp ứng đúng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đang
đe dọa đến việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản và gây ô nhiễm môi trƣờng.
Về mặt xã hội, tuy đạt đƣợc sự tăng trƣởng xuất khẩu song nhiều vấn đề xã

hội liên quan đến xuất khẩu thủy sản vẫn chƣa đƣợc giải quyết, chẳng hạn nhƣ các
vấn đề chia sẻ lợi ích thƣơng mại hợp lý giữa các bên tham gia xuất khẩu, ổn định
thu nhập và đời sống của ngƣời dân trong điều kiện biến động kinh tế thế giới, các
chính sách hỗ trợ xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu thủy sản, ngăn ngừa và xử lý các
xung đột xã hội trong phát triển xuất khẩu mặt hàng này.
Vì vậy, phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản đang đặt ra hết sức
cấp bách đối với nƣớc ta trong giai đoạn tăng trƣởng mới, giai đoạn tăng trƣởng
kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
và tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - nay là Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), với các yêu cầu
mục tiêu chủ yếu là coi trọng chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát
triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ
và chất lƣợng tăng trƣởng, ổn định xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
- Xuất khẩu thủy sản thời gian qua cho thấy những khó khăn, bất cập lâu
nay của ngành thủy sản vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Đối với hoạt động khai thác trên biển, đó là khó khăn do hạn chế về cơ sở
hạ tầng, kỹ thuật đánh bắt, công nghệ, tình hình tranh chấp trên biển Đông với
Trung Quốc, cũng nhƣ nhiều rủi ro khác về thiên tai, thời tiết… Đối với nuôi
trồng, đó là việc các hộ nông dân không tuân thủ quy hoạch nuôi trồng thủy sản,
chƣa chủ động đƣợc nguồn giống, nguồn thức ăn, thiếu các chính sách hỗ trợ về
kỹ thuật, đất đai, môi trƣờng ô nhiễm và thiên tai, dịch bệnh… Trong sản xuất,
chế biến xuất khẩu, những vấn đề tiếp cận vốn vay, nguồn nguyên liệu tại chỗ
khan hiếm, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài, công nghệ chế biến,
bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu… đang gây rất nhiều khó khăn, làm giảm sức
cạnh tranh, chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến xuất


5
khẩu thủy sản. Trong khâu tiêu thụ, xuất khẩu, vấn đề xúc tiến thƣơng mại, công
tác điều tra, dự báo thị trƣờng xuất khẩu và phát triển thƣơng hiệu còn nhiều bất

cập và chƣa hiệu quả. Một số doanh nghiệp xuất khẩu còn cạnh tranh thiếu lành
mạnh, hạ giá thành để tranh bán gây thiệt hại lẫn nhau và dẫn đến những vụ kiện
chống bán phá giá gây thiệt hại cho ngành thủy sản.
- Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản là một mục tiêu, một yêu
cầu tất yếu khách quan, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham
gia các hiệp định FTA thế hệ mới hiện nay, điển hình là Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) - nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP).
Các FTA thế hệ mới này đặt ra các quy định, tiêu chuẩn ngày càng cao và
khắt khe hơn đối với các vấn đề về môi trƣờng, cấm trợ cấp đối với khai thác thủy
sản tự nhiên trên biển, cũng nhƣ các vấn đề về lao động và trách nhiệm xã hội liên
quan đến xuất khẩu thủy sản. Trong đó, Hiệp định CPTPP là một điển hình, một
mô hình hợp tác thƣơng mại quốc tế với quy mô rộng lớn, phạm vi cam kết toàn
diện, trình độ cao, đƣợc kỳ vọng nhƣ một hiệp định “mẫu” để xử lý các vấn đề
thƣơng mại quốc tế đầu thế kỷ 21, trong đó các quy định, điều khoản cam kết có
thể đƣợc xem là đại diện cho việc tạo lập một môi trƣờng thƣơng mại quốc tế hợp
tác cùng phát triển bền vững. Hơn nữa, trong đàm phán tham gia Hiệp định
CPTPP, ngoài những cam kết về tiêu chuẩn lao động và quyền lao động trong
công ƣớc của ILO, các nƣớc thuộc CPTPP đang có tham vọng đƣa vấn đề lao
động, công đoàn thành những cam kết thƣơng mại, do đó vấn đề lao động và công
đoàn sẽ là một trong những thách thức và trở thành rào cản thƣơng mại trong thời
gian tới đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Việc tham gia
Hiệp định CPTPP, thực thi các cam kết và yêu cầu đặt ra liên quan đến thủy sản sẽ
là thách thức và đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và cộng
đồng doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng
thủy sản.
- Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản chịu sự chi phối của
nhiều nhóm nhân tố, cả các nhân tố quốc tế do những thay đổi của môi trƣờng
kinh doanh quốc tế đƣợc phản ánh thông qua các quy định và cam kết trong các



6
hiệp định thƣơng mại toàn cầu (WTO), hiệp định thƣơng mại đa phƣơng, khu vực
và song phƣơng ở các trình độ khác nhau (các FTA truyền thống, FTA thế hệ mới
mà điển hình là Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đang tham gia), đến các nhân tố
trong nƣớc mà quan trọng là hệ thống thể chế quản lý, chính sách phát triển xuất
khẩu, cũng nhƣ nguồn lực về vốn, hạ tầng công nghệ, nhân lực và năng lực thực
thi chính sách của các doanh nghiệp thủy sản.
Các nhân tố đó sẽ tác động hai chiều, cả tích cực và tiêu cực đến phát triển
xuất khẩu thủy sản bền vững. Muốn phát triển xuất khẩu bền vững cần có những
phân tích, đánh giá tác động của những thay đổi môi trƣờng kinh doanh quốc tế,
đặc biệt là việc tham gia và thực hiện các cam kết CPTPP trong thời gian tới, đƣa
ra những dự báo chính xác về những cơ hội và thách thức, những vấn đề cần khắc
phục để thực hiện đƣợc các mục tiêu phát triển thủy sản bền vững. Bên cạnh đó,
do quá trình xây dựng và hoạch định chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền
vững mặt hàng thủy sản thời gian qua còn những hạn chế, thiếu sót, việc thực thi
chính sách thiếu kiểm soát nên chƣa hiệu quả và còn nhiều sai phạm, vì vậy, phát
triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản cần có những chính sách đúng đắn và
phù hợp, đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, tính đến một cách hài hòa giữa mục
tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng trong bối cảnh hội nhập mới và tham gia Hiệp
định CPTPP, đồng thời nâng cao hiệu quả giám sát thực thi chính sách.
- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và xa hơn nữa, bối cảnh thế giới sẽ
tiếp tục có những thay đổi, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ ngày càng
mạnh mẽ và thiết thực hơn, với việc mở rộng tự do hóa thƣơng mại và tăng cƣờng
ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới, điển hình là Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), do đó chắc chắn
sẽ mở ra những cơ hội mới trong phát triển thị trƣờng xuất khẩu với những nƣớc
lớn, đồng thời đi kèm những khó khăn, thách thức rất lớn đối với xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam, không chỉ với thị trƣờng Hoa Kỳ mà còn với các thị trƣờng
xuất khẩu lớn khác nhƣ EU, Nhật Bản, Canada...

Thủy sản là một trong những nhóm hàng có giao dịch thƣơng mại lớn trong
khối nƣớc thuộc Hiệp định TPP (nay là CPTPP). Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản sang thị trƣờng của 11 quốc gia thành viên trƣớc đây của Hiệp định


7
(gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Mexico, Malaysia, New
Zealand, Chilê, Pêru và Bruney) đạt 3.253,92 triệu USD, chiếm tỷ trọng 46,14%
trong tổng KNXK thủy sản của Việt Nam. Trƣờng hợp với CPTPP không tính
Hoa Kỳ, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng của 10 quốc gia thành
viên còn lại (không kể Hoa Kỳ) năm 2016 vẫn ở mức cao, đạt 1.800,32 triệu USD,
chiếm 25,53% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Khi các mức thuế đƣợc điều
chỉnh xuống 0%, đặc biệt đối với thị trƣờng Nhật Bản với tỷ trọng tới 15,66%, sẽ
tạo ra một lợi thế cạnh tranh riêng về giá cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Việt Nam so với các nƣớc xuất khẩu lớn nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, Ấn
Độ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu cho Việt Nam.
Tuy nhiên, trong những năm tới, tình hình kinh tế thế giới nói chung và thị
trƣờng xuất khẩu thủy sản nói riêng đƣợc dự báo chƣa có nhiều khả quan. Bên
cạnh xu hƣớng giảm giá các mặt hàng thủy sản trên thị trƣờng thế giới vẫn chƣa
có dấu hiệu dừng lại, kinh tế và thƣơng mại thế giới tăng trƣởng yếu ớt sẽ tiếp tục
ảnh hƣởng tiêu cực tới nhu cầu hàng thủy sản tại các thị trƣờng lớn, thị trƣờng
truyền thống của Việt Nam… Với việc tham gia và thực hiện các cam kết trong
Hiệp định CPTPP, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với xu
hƣớng tăng cƣờng các rào cản kỹ thuật, môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
cùng các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh nghiêm ngặt… từ các nƣớc nhập
khẩu lớn, cũng nhƣ áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trƣờng quốc tế. Bên
cạnh các thách thức lớn đặt ra đối với việc cải thiện mô hình và chu trình sản xuất
trong ngành thủy sản đáp ứng các tiêu chuẩn cao về lao động, trách nhiệm xã hội
và môi trƣờng trong Hiệp định CPTPP, một thách thức khác đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, đó là vấn đề về quy tắc xuất xứ nội khối, yêu cầu các nguyên

liệu và những yếu tố tạo thành sản phẩm đều phải do các nƣớc thành viên sản xuất
thì mới đƣợc hƣởng các ƣu đãi thuế quan… Hơn nữa, việc ký kết và thực hiện
Hiệp định CPTPP trong tƣơng lai đồng nghĩa với việc thuế quan áp dụng cho hàng
thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia thành viên sẽ bị loại bỏ phần
lớn. Các chủng loại mặt hàng thủy sản đƣợc tự do nhập khẩu vào Việt Nam cũng
sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thủy sản nội địa.


8
Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án trong
bối cảnh tham gia Hiệp định TPP (nay là Hiệp định CPTPP): “Phát triển xuất
khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP)” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và giá
trị thực tiễn nhằm xác định luận cứ khoa học, dự báo về bối cảnh và triển vọng,
đánh giá các cơ hội và thách thức, qua đó đề xuất giải pháp, chính sách phát triển
xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, đóng góp vào phát triển bền vững XNK và
PTBV nền kinh tế Việt Nam.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu, xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn, đề
xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy
sản khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - nay
là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm
vụ chủ yếu sau đây:
- Một là, hệ thống hóa và bổ sung lý luận về phát triển xuất khẩu bền vững
mặt hàng thủy sản, cụ thể là làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá phát
triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản; các nhân tố trong nƣớc và quốc tế tác
động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, đặc biệt là dƣới tác

động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - nay là
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP).
- Hai là, phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo các tiêu chí
phát triển xuất khẩu bền vững và đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển xuất
khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó đƣa
ra nhận định về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại,
cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phát triển xuất khẩu bền vững mặt
hàng thủy sản của Việt Nam, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp,
chính sách.


9
- Ba là, phân tích, dự báo về bối cảnh và triển vọng phát triển xuất khẩu bền
vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam thời gian tới năm 2025, định hƣớng đến
2030, đánh giá các cơ hội và thách thức trong phát triển xuất khẩu bền vững mặt
hàng thủy sản của Việt Nam dƣới tác động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP).
- Bốn là, đề xuất quan điểm, định hƣớng và các giải pháp, chính sách chủ
yếu nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam dựa trên
cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập và
dƣới tác động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP).
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phát triển xuất
khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo một số tiêu chí phát triển xuất khẩu
bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu, hình thành khung lý thuyết về phát triển
xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực

trạng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo một số tiêu chí phát triển xuất
khẩu bền vững đƣợc lựa chọn, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển
xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
- Về thời gian:
+ Thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 10 năm qua
(giai đoạn 2007-2017).
+ Các giải pháp, chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng
thủy sản của Việt Nam dƣới tác động từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dƣơng (TPP) - nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dƣơng (CPTPP) tới năm 2025, định hƣớng tới năm 2030.
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam;
các giải pháp, chính sách vĩ mô đối với Nhà nƣớc và vi mô đối với các doanh


10
nghiệp, hiệp hội ngành hàng thủy sản nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt
hàng thủy sản của Việt Nam.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU,
ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án góp phần hệ thống hóa và bổ sung lý luận về phát triển xuất khẩu
bền vững mặt hàng thủy sản, cụ thể hóa các khái niệm, luận chứng sâu về nội
dung, tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, cũng
nhƣ các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản,
đặc biệt là tác động của việc tham gia CPTPP tới PTXK bền vững thủy sản.
- Luận án tiến hành phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo
các tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững và đánh giá các nhân tố tác động đến
phát triển xuất khẩu bền vững thủy sản của Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó
đƣa ra nhận định về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, làm
cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách.
- Luận án đƣa ra những dự báo về bối cảnh và triển vọng phát triển xuất

khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam thời gian tới năm 2025, định
hƣớng đến 2030, đánh giá các cơ hội và thách thức trong phát triển xuất khẩu bền
vững mặt hàng thủy sản trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP).
- Luận án đề xuất quan điểm, định hƣớng và các giải pháp, chính sách chủ
yếu nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam dựa trên
cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập và
dƣới tác động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP).
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau để thu
thập thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Làm rõ bản chất
của phát triển xuất khẩu bền vững, mối quan hệ biện chứng giữa tăng trƣởng xuất


11
khẩu với tăng trƣởng và ổn định kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, giải quyết các vấn đề
xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước
đây: Làm rõ cơ sở lý luận, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, cam kết
và các yêu cầu đặt ra trong Hiệp định CPTPP; thu thập thông tin và phân tích dữ
liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Nhằm xử lý, thống kê, tổng hợp các
thông tin, số liệu thu thập đƣợc về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,
làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách.
- Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu: Phân tích và xử lý thông
tin, dữ liệu thu thập đƣợc thông qua phân tích định tính kết hợp với phân tích định
lƣợng và các dữ liệu điều tra để làm rõ bản chất các khái niệm và vấn đề liên quan
đến chủ đề nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh, đối chứng: Đƣợc sử dụng để tiến hành đánh giá
thực trạng, so sánh tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các
nƣớc, so sánh giữa các thời kỳ phát triển khác nhau.
- Phương pháp dự báo: Chủ yếu dựa trên các báo cáo và dự báo của các tổ
chức quốc tế có uy tín nhƣ Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác
& Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Nông - Lƣơng LHQ (FAO), Diễn đàn
Thƣơng mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), qua đó đƣa ra những dự báo
về bối cảnh quốc tế ảnh hƣởng đến phát triển xuất khẩu bền vững thủy sản.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Nhằm mục tiêu củng cố, cập nhật thêm
những thông tin, số liệu cụ thể và xác thực phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo các tiêu chí phát triển xuất
khẩu bền vững, luận án sử dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn
các doanh nghiệp và thu thập thông tin bằng các phiếu điều tra.
+ Đối tƣợng điều tra, khảo sát: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh xuất khẩu thủy sản.
o Số phiếu điều tra phát ra: 400 phiếu.
o Số phiếu điều tra thu về: 326 phiếu.


12
o Cơ cấu mẫu điều tra chia theo loại hình sở hữu và địa bàn hoạt động cụ
thể nhƣ sau:
Tổng số doanh nghiệp
Cơ cấu
Cơ cấu mẫu chia theo loại hình sở hữu
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
Công ty liên doanh

Cơ cấu mẫu chia theo địa bàn
TP. Hồ Chí Minh
Cần Thơ
TP. Đà Nẵng
Quảng Ninh

326 doanh nghiệp
Số doanh nghiệp
Tỷ lệ (%)
38
82
99
81
26

11,65%
25,15%
30,37%
24,85%
7,98%

75
70
95
86

23,00%
21,47%
29,14%
26,39%


+ Nội dung điều tra, khảo sát:
o Đánh giá tổng quan thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản theo các
tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững.
o Đánh giá mức độ đáp ứng và tình hình thực thi các chính sách phát triển
xuất khẩu mặt hàng thủy sản.
o Đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc, các Bộ, ngành về các chính
sách và giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản.
+ Thời gian và địa điểm: Từ tháng 6/2016 đến tháng 10/2016; trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Quảng Ninh.
+ Tổng hợp, xử lý phiếu, phân tích kết quả điều tra, khảo sát: Tiến hành
tổng hợp, xử lý phiếu, phân tích các thông tin, số liệu điều tra thu thập đƣợc; xây
dựng bảng, biểu, số liệu điều tra để phân tích, đánh giá, xử lý và chọn lọc đƣa vào
báo cáo tổng hợp luận án.
o Phƣơng pháp thu thập thông tin điều tra, khảo sát đƣợc tiến hành theo
phƣơng pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. Các phiếu sau khi thu về sẽ
đƣợc kiểm tra, hoàn thiện hoặc loại bỏ (nếu không đạt yêu cầu) trƣớc khi
đƣa vào nhập dữ liệu theo từng câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra.
o Xử lý phiếu điều tra, phân tích kết quả điều tra: Trên cơ sở bộ dữ liệu đã
đƣợc nhập, tác giả sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS, Excel để phân tích,
tính toán, kết xuất kết quả điều tra.


13
- Hội thảo khoa học chuyên đề và lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực
liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài luận
án, từ nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu ba chuyên đề đến viết báo cáo tổng hợp
và tóm tắt luận án, nghiên cứu sinh sẽ tham khảo và xin ý kiến chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm chỉnh sửa, bổ sung và hoàn
thiện nội dung của luận án.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, phần mở
đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu
luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 03
chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG
MẶT HÀNG THỦY SẢN
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT
HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2017
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG TỪ
HIỆP ĐỊNH CPTPP


14
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
A. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của luận án ở ngoài nước:
1. Khái niệm, nội dung và các mô hình phát triển bền vững đã đƣợc một số
nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài đề cập, có thể kể đến những nghiên cứu:
S.M. Lele (1991), Sustainable development: a critical review, trong đó đề cập đến
ý tƣởng về sự phát triển hƣớng tới phát triển bền vững; T.N. Gladwin, J.J.
Kennelly, T.S. Krause (1995), Shifting paradigms for sustainable development:
Implications for management theory and research, trong đó đƣa ra những lý
thuyết về các mô hình phát triển bền vững; D.I. Stern, M.S. Common, E.B.
Barbier (1996), Economic growth and environmental degradation: the
environmental Kuznets curve and sustainable development, đề cập đến các khái
niệm về đƣờng cong Kuznets môi trƣờng (EKC); Thaddeus C. Trzyna (2001), A
sustainable world: defining and measuring sustainable development, trong đó đƣa
ra khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển bền vững và các mô hình về
phát triển bền vững, đồng thời chỉ ra những bài học kinh nghiệm của các nƣớc về

phát triển bền vững; B. Giddings, B. Hopwood, G. O'brien (2002), Environment,
economy and society: fitting them together into sustainable development, đề cập
đến ba trụ cột hình thành nên sự phát triển bền vững là môi trƣờng, kinh tế và xã
hội; B. Hopwood, M. Mellor, G. O'Brien (2005), Sustainable development:
Mapping different approaches, trong đó nêu lên những cách tiếp cận khác nhau về
khái niệm phát triển bền vững; T.W. Luke (2005), Neither sustainable nor
development: reconsidering sustainability in development, chỉ ra tính tất yếu của
sự phát triển bền vững.
2. Vấn đề phát triển bền vững (PTBV) và mối quan hệ giữa phát triển xuất
khẩu với việc bảo vệ môi trường đã đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu của các
học giả nƣớc ngoài, đặc biệt là sau hội nghị Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de
Janeiro năm 1992. Đó là các nghiên cứu: Koos Neefjes (2000), Environments and
Livelihoods: Strategies for Sustainability, đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển
xuất nhập khẩu, môi trƣờng và phát triển bền vững; C. Folke, S. Carpenter, T.
Elmqvist, L. Gunderson (2002), Resilience and sustainable development: building
adaptive capacity in a world of transformations, nêu lên tác động của sự phát triển


15
đối với môi trƣờng sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; David O.
Dapice (2002), Success and failure: Choosing the right path to export - led
growth, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tăng trƣởng xuất khẩu bền vững ở
Việt Nam; H.K. Chiou, G.H. Tzeng, D.C. Cheng (2005), Evaluating sustainable
fishing development strategies using fuzzy multiple criteria decision - making
(MCDM) approach, phân tích, đánh giá các chiến lƣợc đầu tƣ phát triển thủy sản
bền vững, chú trọng các yếu tố hiệu quả kinh tế, công nghệ và đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trƣờng; S. Shi-ying, JIANG Ai-ping (2005), Analysis on the
Comparative Advantage and Export Competity of China's Aquatic Products, phân
tích các đặc điểm về nguồn vốn tự nhiên và lợi thế so sánh của các sản phẩm thủy
sản của Trung Quốc; WU Di (2007), An Empirical Analysis of International

Competitiveness of China's Aquatic Products , đề cập và phân tích thực trạng sản
xuất và thƣơng mại các sản phẩm thủy sản của Trung Quốc; R. Subasinghe, D.
Soto, J. Jia (2009), Global aquaculture and its role in sustainable development, đề
cập đến khoảng cách ngày càng gia tăng giữa nhu cầu và nguồn cung thủy sản trên
thế giới.
3. Mối quan hệ giữa phát triển xuất khẩu với các vấn đề xã hội và giải
quyết các vấn đề xã hội nảy sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu trong điều
kiện tự do hóa thương mại cũng đã đƣợc các học giả nƣớc ngoài quan tâm, đó là:
J. Moon (2007), The contribution of corporate social responsibility to sustainable
development, đề cập đến tác động qua lại giữa sự phát triển bền vững với các vấn
đề về xã hội, cũng nhƣ những đóng góp và trách nhiệm của xã hội đối với phát
triển bền vững; DONG Yonghong, WANG Haohan, SHAN Jiaping (2007), Study
on Developing Aquatic Products Trade Between China and Association of
Southeast Asian Nations (ASEAN), đề cập đến các vấn đề về phát triển thƣơng mại
các sản phẩm thủy sản của Trung Quốc trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thƣơng
mại tự do ASEAN - Trung Quốc; J. Ebeling, M. Yasué (2008), Generating carbon
finance through avoided deforestation and its potential to create climatic,
conservation and human development benefits, đề cập đến vai trò của bảo vệ rừng,
bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, thủy sản trong việc chống biến đổi khí hậu,
tạo việc làm và phát triển các cộng đồng dân cƣ nghề cá; N. Dempsey, G.


×