Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích lựa chọn ưu tiên cạnh tranh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.27 KB, 6 trang )

Phân tích lựa chọn ưu tiên cạnh tranh của Doanh nghiệp
1. Lựa chọn ưu tiên cạnh tranh
Doanh nghiệp Tôi đang làm việc là doanh nghiệp sản xuất gạch
ceramic dùng để ốp lát cho các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp, thị trường chính của doanh nghiệp là thị trường trong nước. Hiện
nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch ceramic,
chủng loại rất phong phú với nhiều mức giá khác nhau và mức độ cạnh
tranh của sản phẩm này trên thị trường rất khốc liệt. Ngoài các doanh
nghiệp sản xuất trong nước còn có khá nhiều doanh nghiệp nhập khẩu
gạch ốp lát với số lượng đáng kể.
Sau khi nghiên cứu thị trường, xem xét các mục tiêu cạnh tranh
chính như cạnh tranh bằng chi phí, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh
tranh bằng tốc độ cung cấp, cạnh tranh bằng sự đang dạng, Tôi thấy để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong tương lai thì ưu tiên cạnh tranh
bằng chất lượng và sự đa dạng sản phẩm là thích hợp cho doanh nghiệp
nhất, bởi:
-

Do mặt hàng gạch ceramic ốp lát trên thị trường có

nhiều chủng loại khác nhau như kích thước khác nhau, màu sắc khác
nhau hoặc chất liệu men khác nhau nên về giá cả chúng cũng rất khác
nhau. Do vậy nếu dùng mục tiêu chi phí để đánh giá sản phẩm sẽ không
chính xác, cùng một loại gạch nhưng mầu sắc khác nhau có thể giá khác
nhau hoặc hai nhà sản xuất khác nhau thì có giá khác nhau. Trong thị
trường gạch ốp lát, khách hàng thường lựa chọn chủng loại, mầu sắc gạch
sao cho phù hợp với kiến trúc công trình của mình do đó họ cũng ít khi
quan tâm đến giá cả nếu chúng có giá chênh nhau không nhiều. Còn một
yếu tố dẫn đến cạnh tranh bằng chi phí trong sản xuất gạch ít sẩy ra là do
quy trình, dây chuyền sản xuất gạch trong các nhà máy và việc bán hàng


1


khá giống nhau do đó các doanh nghiệp khó có thể giảm chi phí sản xuất,
bán hàng hơn nhau nhiều.
-

Về cạnh tranh bằng tốc độ cung cấp theo Tôi cũng

không phải mục tiêu ưu tiên bởi thường thì gạch sản xuất theo tường đợt,
hết đợt gạch cũ nếu mẫu mã không tiêu thụ mạnh thì nhà sản xuất có thể
thay đổi mẫu mã khác. Mỗi lần sẩn xuất một mã sản phẩm nhà sản xuất
phải sản xuất đủ số lượng kế hoạch đã đặt ra để còn điều chỉnh dây
chuyền sản xuất lô hàng có kích thước và chất lượng khác. Vì vậy về mức
độ đáp ứng về số lượng sản phẩm thường đạt yêu cầu. Ngoài ra việc bán
hàng của các doanh nghiệp sản xuất gạch là giống nhau đều bán thông
qua các cửa hàng đại lý trên toàn quốc, các cửa hàng đóng vai trò là nơi
cung cấp sản phẩm và khi đó người mua hàng chỉ quan tâm đến tốc độ
phục vụ của cửa hàng đại lý bán chứ không quan tâm đến tốc độ phục vụ
của doanh nghiệp sản xuất.
-

Còn mục tiêu cạnh tranh bằng chất lượng và sự đa

dạng sản phẩm theo Tôi là ưu tiên cạnh tranh thích hợp của doanh nghiệp.
Sản phẩm gạch ốp lát thường gắn với các công trình theo thời gian (có thể
tới hàng 100 năm), vì vậy chất lượng sản phẩm được đánh giá qua thời
gian dài. Do trên thì trường có nhiều chủng loại gạch khó đánh giá chất
lượng nên có thể khách hàng sau khi sử dụng mới biết được chất lượng
của sản phẩm. Với gạch ceramic yếu tố chất lượng như kích thước đều,

không cong vêch và mầu sắc bền là yếu tố rất quan trọng, nếu sản phẩm
kích thước không chuẩn, bị cong vênh thì ngay khi ốp lát lên bề mặt đã
nhìn thấy ngay nhược điểm còn nếu bề mặt không tốt, mầu sắc không bền
thì phải sử dụng một thời gian mới phát hiện được. Khi doanh nghiệp đã
khẳng định được chất lượng sản phẩm trên thi trường thì khi đó việc tiếp
thị, bán hàng trở nên dễ dàng còn nếu yếu tố chất lượng sản phẩm không
tốt thì người tiêu dùng sẽ là một kênh cung cấp thông tin lan truyền tẩy

2


chay sản phẩm. Do vậy Tôi coi việc cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
là mục tiêu rất quan trọng, nó mang tính chất sống còn của doanh nghiệp
Tôi.
-

Ngoài ra trong sản xuất gạch ceramic ốp lát thì yếu tố

đa dạng hoá chủng loại sản phẩm cũng là mục tiêu ưu tiên thích hợp.
Thực tế các công trình xây dựng và dân dụng rất đa dạng và phong phú.
Với các công trình có mô tuýp khác nhau thì vật liệu hoàn thiện gạch ốp
lát cũng khác nhau. Thậm trí trong cùng một công trình cũng có thể dùng
đến hàng chục loại gạch ốp lát ở các vị trí khác nhau để tạo kiểu dáng
kiến trúc. Một doanh nghiệp sản xuất sau khi đã tạo được chỗ đứng trên
thi trường bằng chất lượng sản phẩm thì việc tiếp theo là đa dạng chủng
loại để khách hàng có cơ hội lựa chọn phù hợp. Đa dạng mẫu mã sản
phẩm sẽ dấn đến đa dạng cả giá thành sản phẩm, chủng loại và giá thành
phong phú sẽ giúp ngời tiêu dùng có được sản phẩm ưng ý với mức chi
phí phù hợp.
Tóm lại với đặc điểm sản phẩm, môi trường sản xuất và bán hàng

Tôi thấy lựa chọn ưu tiên mục tiêu cạnh tranh bằng chất lượng và cạnh
tranh bằng sự đa dạng là phù hợp với dạnh nghiệp Tôi đang làm việc
nhất.
2. Các rào cản nào có thể gặp phải:
Là doanh nghiệp sản xuất gạch ceramic ốp lát nên về dây truyền công
nghệ sản xuất không phức tạp, các doanh nghiệp sản xuất nhìn chung có
cùng công nghệ sản xuất. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc đầu
tư trang thiết bị hiện đại và tăng yếu tố kiểm soát chất lượng trong quy
trình sản xuất là vấn đề cấn thiết. Tuy nhiên để đáp ứng được hai nội
dung này thì quá trình triển khai vướng phải các rào cản như sau:

3


-

Việc đầu tư dây chuyền sản xuất với máy móc thiết bị

hiện đại sẽ dẫn đến giá thành đầu tư cao mà không phải doanh nghiệp nào
cũng đủ tiềm lực kinh tế, mặt khác khi đầu tư cho thiết bị cao cũng dẫn
đến giá thành sản phẩm bị tăng. Tuy nhiên trong sản xuất gạch nếu dây
truyền công nghệ lạc hậu thì không thể khắc phục được yếu tố chất lượng
như cong vêch, kích thước không đều và cường độ bề mặt gạch thấp.
Trong thực tế một dây truyền thiết bị sản xuất đạt tiêu chuẩn có thể có giá
gấp 5-10 lần một dây chuyền sản xuất cũ. Đây là vấn đề gây khó khăn
cho doanh nghiệp trong điều kiện thị trường có nhiều doanh nghiệp chọn
chiến lược cạnh tranh bằng chi phí để cạnh tranh.
-

Rào cản thứ hai trong yếu tố kiểm soát chất lượng là


thiết bị máy móc kiểm tra chất lượng cũng phải hiện đại, đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật. Mặt khác cán bộ công nhân làm công tác kiểm tra chất lượng
cũng phải có trình độ tay nghề cao mới phát hiện được các sai sót trong
quy trình sản xuất và sản phẩm. Việc đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ và
nghiên cứu quy trình kiểm tra cũng tốn chi phí và thực hiện không đơn
giản.
-

Để đa dạng mẫu mã sản phẩm đòi hỏi nhà sản xuất

phải có đội ngũ thiết kế mẫu sản phẩm giỏi, am hiểu thị trường và người
tiêu dùng để các mẫu sản phẩm mới ra được ưa chuộng, mặt khác khi sản
xuất các mẫu sản phẩm mới nhà sản xuất phải thay đổi chất liệu, khuôn
mẫu sản phẩm. Đây cũng là hai rào cản cho quá trình đa dạng mẫu mã
sản phẩm của doanh nghiệp, việc tìm kiếm đào tạo đội ngũ thiết kế giỏi là
vấn đề khó, phải có thời gian, việc thây đổi mẫu mã sản phẩm nhiều cũng
làm cho các sản phẩm cũ không còn để thay thế cho các công trình đã làm
trước đây hoặc có thể chưa bán hết sản phẩm cũ thì sẽ khó bán tiếp. Đồng
thời sản xuất nhiều laọi sản phẩm cũng ảnh hưởng đến năng xuất sản xuất
do phải thêm công đoạn thay đổi khuôn mẫu, chất liệu.

4


Tóm lại nâng cao chất lượng và đa dạng mẫu mã sản phẩm là
những mục tiêu cạnh tranh hợp lý, tuy nhiên để đạt được điều này thì
doanh nghiệp không khỏi bị vướng phải các rào cản trong qua trính thực
hiện đó là chi phí đầu tư thiết bị lớn, chi phí đào tạo cán bộ, công nhân,
đội ngũ thiết kế lớn và năng xuất sản xuất nhiều sản phẩm sẽ không cao.

3. Các loại lãng phí doanh nghiệp gặp phải:
Xem xét 7 loại lãng phí theo mô hình LEAN thì hiện nay trong
doanh nghiêp Tôi đang gặp phải một số lãng phí sau:
-

Lãng phí phải chờ đợi: do cùng một dây chuyền sản

xuất phải sản xuất nhiều nhóm sản phẩm có kích thước, chất liệu khác
nhau nên quá trình chuyển đổi sản xuất từ mã sản phẩm này sang mã sản
phẩm khác mất một khoảng thời gian chờ đợi cho việc thay đổi khuôn
mẫu và chất liệu đất gốm. Để loại bỏ lãng phí này đòi hỏi doanh nghiệp
phải nghiên cứu bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất hợp lý, việc thay đổi
khuôn mẫu được thực hiện tự động bằng máy để không mất nhiều thời
gian và độ chính xác cao, ngoài ra quá trình chuẩn bị chất liệu đất, mầu
sắc đều được thực hiện trước tại bên ngoài khu vực sản xuất sao cho khi
thay đổi song hệ khuôn mẫu là có thể cung cấp vật tư ngay cho quá trình
sản xuất.
-

Lãng phí vận chuyển và lưu kho: Thường sản phẩm

sau khi sản xuất hàng loạt được vận chuyển vào tổng kho của nhà máy và
của các đại lý, quá trình bán hàng thường là người mua hàng lấy hàng từ
nhà kho. Như vậy thường xuyên bị lãng phí công đoạn vận chuyển vào
kho, lưu kho, ngoài ra có khi kho đại lý này thiếu hàng lại điều hàng từ
kho đại lý khác gây lãng phí 2 lần vận chuyển. Để khắc phục vấn đề này
thì doanh nghiệp cần có nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận, phải có
dự đoán sản lượng tiêu thụ khá chính xác để từ đó có kế hoạch sản xuất
hàng phù hợp. Tránh lượng hàng sản xuất ra nhiều dẫn đến lưu kho lớn
5



hoặc nghiên cứu thị trường khu vực không tốt dẫn đến pahỉ vận chuyển di
lại nhiều lần. Số lượng dự báo sao cho hàng sản xuất ra tiêu thụ vừa đủ
không thiếu hàng tạo ra cơ hội tăng giá nhưng cũng không thừa nhiều
hàng để mất chi phí lưu kho. Ngoài ra còn phải nghiên cứu phương án sản
xuất theo đơn đặt hàng.
-

Lãng phí do sản phẩm hỏng: Quá trình sản xuất

thường xuyên xẩy hiện tượng có sản phẩm không đạt chất lượng gọi là
sản phẩm loại 2 hoặc loại 3. Việc lãng phí này là ở chỗ chi phí sản xuất
sản phẩm loại 2 và loại 3 cũng như chi phí sản xuất sản phẩm loại 1
nhưng giá thành bán thì thấp hơn nhiều hoặc có thể không bán được gây
lãng phí. Để hạn chế vấn đề này thì việc doanh nghiệp đầu tư trang thiết
bị hiện đại là rất cần thiết, mặt khác doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên
nghiên cứu các vấn đề về chất lượng sản phẩm để từ đó đưa ra các sáng
kiến cải tiến nâng cao chất lượng, cần nghiên cứu cải tiến liên tục sao cho
tỷ lệ sản phẩm hỏng, chất lượng kém chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Tóm lại trong các loại lãng phí theo mô hình LEAN thì doanh
nghiệp của Tôi vẫn đang gắp phải các lãng phí do pahỉ chờ đợi, lãng phí
do vẫn chuyển, lưu kho và lãng phí do sản phẩm hỏng. Khắc phục các
lãng phí này trong sản xuất là việc làm cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí về
thời gian, nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ghi chú: Tài liệu tham khảo
-Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp

6




×