Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty CP xi măng hoàng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.26 KB, 7 trang )

1. Lựa chọn ưu tiên cạnh tranh
Doanh nghiệp Tôi đang làm việc là Công ty cổ phần Xi Măng
Hoàng Long thuộc tập đoàn Hoàng Long.
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Long được thành lập ngày
26/4/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0603.000047 do
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam cấp. Người đại diện theo pháp luật là
ông Nguyễn Sỹ Tiệp; sinh năm 1956 có địa chỉ thường trú tại số 22, Phố
Phó Đức Chính, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Ông đã từng có nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực quản lý kinh tế (đã
giữ cương vị chỉ huy trưởng công ty thanh Đông Bắc – Bộ Quốc Phòng
và quản lý điều hành nhà máy giấy tại Bắc Ninh). Công ty có trụ sở tại
Xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam với ngành nghề kinh
doanh chủ yếu: sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng, xi măng,
Clinker…Cơ cầu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:01 tổng giám
đốc;03 phó tổng giám đốc;Các phòng ban chức năng: phòng TCKT,
phòng kế hoạch đầu tư, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật cơ điện, phòng
tổ chức hành chính, và các phân xưởng: cơ điện, cơ khí, tự động hoá…
Năm 2005 công ty triển khai thực hiện dự án đầu tư nhà máy xi
măng Hoàng Long công suất 1.000 tấn Clinker/ngày với tổng mức đầu tư
tải sản cố định là 485.621 triệu đồng. Trong đó vốn vay tín dụng đầu tư là
230.000 triệu đồng, vốn vay ngân hàng thương mại là 90.000 triệu đồng,
vốn tự có của chủ đầu tư là 137.621 triệu đồng. Dự án đã được khởi công
và hoàn thành đưa vào sản xuất quý I năm 2009.
Sản phẩm xi măng Hoàng Long được sản xuất trên dây truyền lò
quay công nghệ khô thuộc loại tiên tiến nhất, mỏ đá vôi nguyên liệu
thuộc loại tốt nhất hiện nay, kết hợp với dây truyền sản xuất hiện đại nhất
trong lĩnh vực sản xuất xi măng hiện nay. Sản phẩm xi măng Hoàng Long
sẽ có chất lượng và sự ổn định cao nhất.

1



Để sản phảm xi măng Hoàng Long sớm có được thương hiệu trong
thị trường xây dựng, Công ty chúng tôi có những chủ trương và cơ chế
trong quá trình quảng bá và tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Công ty chỉ đạo việc tổ chức lắp đặt và xây dựng hệ thống trạm
nghiền xi măng và hệ thống đóng bao xi măng hoàn thành trước tháng
02/2009. Sau đó sẽ tiến hành nhập khẩu Clinker của Thái Lan, Indonesia
hoặc mua của Nhà máy xi măng Bút Sơn thuộc Tổng công ty xi măng
Việt Nam ( Cách nhà máy xi măng Hoàng Long 10 km) về để tiến hành
sản xuất thiết bị của mình cho những tấn xi măng với nhãn hiệu “Xi măng
Hoàng Long”.
-Công ty đã đăng ký thương hiệu với cơ quan quản lý Nhà nước
(Cục sở hữu công nghiệp) để đưa sản phẩm của mình tiêu thụ trên thị
trường.
- Công ty tổ chức đội ngũ cán bộ được tập huấn về tiếp thị và tiêu
thụ sản phẩm xi măng, sau đó được phân công phụ trách cho tỉnh để hình
thành các mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm (như Hà Nam, Ninh Bình,
Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang …).
- Công ty tiến hành quảng cáo sản phẩm trên các kênh thông tin đại
chúng tại cá địa phương và trung ương như: Báo, đài, tivi, các biển quảng
cáo giới thiệu sản phẩm trên các trục đường giao thông chính….
- Ban lãnh đạo Công ty cùng với Phòng kinh doanh – tiêu thụ lập
những kế hoạch và ký hợp đồng với các đại lý đã và đang hoạt động trong
lĩnh vực VLXD, nhằm phát huy sức mạnh tiềm của các đại lý này về việc
tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời Công ty sẽ có những cơ chế chính sách linh
hoạt và thỏa đáng đối với các đại lý này, để tạo sự hấp dẫn với các đại lý
này tiêu thụ sản phẩm cho mình. Song vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy
định về mức giá bán đối với sản phảm xi măng do Hiệp hội xi măng Việt
Nam và Tổng công ty xi măng quy định.


2


- Song song với việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm Công ty sẽ chỉ
đạo tiến hành xây dựng lắp đặt khẩn trương những hạng mục như đập
nghiền nguyên liệu sống – lò nung Clinker… để hoàn thành đồng bộ dây
chuyền sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối, để đầu quý II năm 2009
khánh thành nhà máy.
Sau khi nghiên cứu thị trường, xem xét các mục tiêu cạnh tranh
chính như cạnh tranh bằng chi phí, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh
tranh bằng tốc độ cung cấp, cạnh tranh bằng sự đang dạng, Tôi thấy để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong tương lai thì ưu tiên cạnh tranh
bằng chất lượng là thích hợp cho doanh nghiệp nhất, bởi:
Như trên đã nêu, nhà máy xi măng Hoàng Long mới chính thức đi
vào hoạt động. Tên, nhãn, mác của sản phẩm hoàn toàn mới trên thị
trường, chưa có thương hiệu, chưa có chỗ đứng trên thị trường. Người
tiêu dùng biết đến sản phẩm Xi măng Hoàng Long chỉ thông qua quảng
cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các biển quảng cáo. Vì là
sản phẩm của nhà máy mới đi vào hoạt động thì việc lựa chọn cạnh tranh
bằng chi phí chắc chắn là không phù hợp, do tính đến nay ở Việt Nam
nghành công nghiệp Xi măng đã tương đối phát triển, có nhiều nhà máy
sản xuất Xi măng có thời gian hoạt động lâu dài, có thương hiệu mạnh
như Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Bút Sơn…. Có nhiều nhà
máy, đặc biệt là trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã hoạt động hết
thời gian khấu hao, đi vào nâng cấp sữa chữa nhưng vẫn hoạt động tốt do
đó phần chi phí lớn nhất cấu thành vào sản phẩm là chi phí khấu hao Tài
sản cố định còn rất ít. Mặt khác các nhà máy đã hoạt động ổn định, các
chỉ tiêu kỹ thuật đã được điều chỉnh làm hạn chế đến mức thấp nhất chi
phí nguyên liệu đầu vào.
Về cạnh tranh bằng tốc độ cung cấp theo Tôi lúc này không phải

mục tiêu ưu tiên bởi các sản phẩm của nhà máy là mới trên thị trường,
3


việc bán hàng của doanh nghiệp chủ yếu bán thông qua các cửa hàng đại
lý trên toàn quốc, trong khi hệ thống bán hàng của Công ty chủ yếu dựa
vào các đại lý đang bán các sản phẩm của các nhà máy Xi măng khác
chưa xây dựng được hệ thống đại lý chính thức của mình. Mặt khác
người mua hàng chỉ quan tâm đến tốc độ phục vụ của cửa hàng đại lý bán
chứ không quan tâm đến tốc độ phục vụ của doanh nghiệp sản xuất.
Lính vực sản xuất Xi măng chắc chắn không thể sử dụng cạnh
tranh bằng đa dạng sản phẩm vì hầu như bất cứ nhà máy Xi măng nào
cũng có những sản phẩm giống nhau: PC30, PC40, Xi măng dời…
Chính do phân tích ở trên mục tiêu cạnh tranh bằng chất lượng sản
phẩm theo Tôi là ưu tiên cạnh tranh thích hợp của doanh nghiệp. Sản
phẩm xi măng thường gắn với các công trình theo thời gian (có thể tới
hàng 100 năm), vì vậy chất lượng sản phẩm được đánh giá qua thời gian
dài. Do trên thì trường có nhiều chủng loại khó đánh giá chất lượng, nên
khách hàng sau thời gian khi sử dụng mới biết được chất lượng của sản
phẩm. Với xi măng yếu tố chất lượng như thời gian đông cứng, cường độ
chịu lực theo tiêu chuẩn sản phẩm, độ dòn, đàn hồi … là những yếu tố rất
quan trọng, nếu sản phẩm không đạt được các chỉ tiêu như đã công bố thì
rất dễ bị phát hiện và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Khi
doanh nghiệp đã khẳng định được chất lượng sản phẩm trên thi trường thì
khi đó việc tiếp thị, bán hàng trở nên dễ dàng còn nếu yếu tố chất lượng
sản phẩm không tốt thì người tiêu dùng sẽ là một kênh cung cấp thông tin
lan truyền tẩy chay sản phẩm. Do vậy Tôi coi việc cạnh tranh bằng chất
lượng sản phẩm là mục tiêu rất quan trọng, nó mang tính chất sống còn
của doanh nghiệp Tôi.
Tóm lại với đặc điểm sản phẩm, môi trường sản xuất và bán hàng

Tôi thấy lựa chọn ưu tiên mục tiêu cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
là phù hợp với dạnh nghiệp Tôi đang làm việc nhất, doanh nghiệp Tôi đã
4


lấy khẩu hiệu: Cam kết chất lượng bền vững cho sản phẩm của
mình.

2. Các rào cản nào có thể gặp phải:
Là doanh nghiệp sản xuất xi măng nên về dây truyền công nghệ sản
xuất phức tạp, các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn công nghệ sản xuất
khác nhau tùy thuộc và khả năng kinh tế và mục tiêu về sản phẩm, thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Để có được chất lượng sản phẩm cao thì việc
đầu tư trang thiết bị hiện đại và tăng yếu tố kiểm soát chất lượng trong
quy trình sản xuất là vấn đề cấn thiết. Tuy nhiên để đáp ứng được hai nội
dung này thì quá trình triển khai vướng phải các rào cản như sau:
Việc đầu tư dây chuyền sản xuất với máy móc thiết bị hiện đại sẽ
dẫn đến giá thành đầu tư cao mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ
tiềm lực kinh tế, mặt khác khi đầu tư cho thiết bị cao cũng dẫn đến giá
thành sản phẩm bị tăng. Tuy nhiên trong sản xuất xi măng nếu dây truyền
công nghệ lạc hậu thì không thể có sản phẩm tốt.. Trong thực tế một dây
truyền thiết bị sản xuất đạt tiêu chuẩn có thể có giá gấp 2 -3 lần một dây
chuyền sản xuất cũ. Đây là vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp trong
điều kiện thị trường có nhiều doanh nghiệp chọn chiến lược cạnh tranh
bằng chi phí để cạnh tranh.
Rào cản thứ hai trong yếu tố kiểm soát chất lượng là thiết bị máy
móc kiểm tra chất lượng cũng phải hiện đại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Mặt khác cán bộ công nhân làm công tác kiểm tra chất lượng cũng phải
có trình độ tay nghề cao mới phát hiện được các sai sót trong quy trình
sản xuất và sản phẩm. Việc đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ và nghiên cứu

quy trình kiểm tra cũng tốn chi phí và thực hiện không đơn giản.
Tóm lại nâng cao chất sản phẩm là mục tiêu cạnh tranh hợp lý, tuy
nhiên để đạt được điều này thì doanh nghiệp không khỏi bị vướng phải

5


các rào cản trong qua trính thực hiện đó là chi phí đầu tư thiết bị lớn, chi
phí đào tạo cán bộ, công nhân, đội ngũ thiết kế lớn và năng xuất sản xuất
nhiều sản phẩm sẽ không cao.

3. Các loại lãng phí doanh nghiệp gặp phải: Khi thực hiện
các hoạt động tác nghiệp hiện nay tại doanh nghiệp, theo anh
chị, doanh nghiệp hiện có những loại lãng phí nào trong 7
loại lãng phí được liệt kê theo mô hình LEAN? Cách loại bỏ
các lãng phí?
Nếu xem xét 7 loại lãng phí theo mô hình LEAN thì hiện nay trong
doanh nghiệp đang gặp phải các loại lãng phí sau: Sản xuất thừa; vận
chuyển; lưu kho; thao tác; sản phẩm hỏng.
Cách loại bỏ những lãng phí:
- Đối với sản xuất thừa: Nâng cao chất lượng dự báo thị
trường về tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết cụ thể
cho từng tháng, quý, năm, nghiêm chỉnh tuân thủ kế hoạch sản xuất đã
được phê duyệt.
- Trong khâu vận chuyển, đối với vận chuyển sản phẩm xi
măng thường phải vận chuyển bằng Tầu lớn để giảm chi phí, hiện tại
doanh nghiệp chưa đáp ứng được do chưa có cầu cảng và đội Tầu do đó
trong thời gian tới phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng và
mua sắm Tầu để đáp ứng yêu cầu vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Trong
vận chuyển phải tính toán cung đường hợp lý, đặc biệt quan tâm đến tốc

độ trong vận chuyển đảm bảo thời gian trên đường là ngắn nhất. Trước
mắt công ty đã bố trí một xe dẫn đường cho các đoàn xe và sẵn sàng sửa
chữa ngay những hỏng hóc trên đường của các xe chở hàng.
- Lưu kho: Về lưu kho hiện tại phát sinh 02 loại lãng phí, đó
là nếu lượng hàng lưu kho càng nhiều thì phải sử dụng càng nhiều công
6


xuất của các máy bảo quản và nếu trong quá trình xuất hàng không tuân
thủ nguyên tắc hàng vào trước xuất trước sẽ dẫn đến sản phẩm hỏng do
ẩm và tự đóng cứng. Do đó ngoài việc tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc
nhập – xuất hàng thì việc xây dựng kế họach sản xuất và kế hoạch tiêu
thu sản phẩm phải có sự phối hợp chặt chẽ.
- Thao tác: ở đây chủ yếu là thao tác của cán bộ điều khiển
tự động trung tâm kỹ thuật, trước mắt do nhà máy mới đi vào hoạt động
nên cán Công ty đang sử dụng các chuyên gia nước ngoài nên chưa có
những sai sót, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ bàn giao lại cho cán bộ kỹ
thuật trong nước vận hành, sử dụng do đó việc lựu chọn những kỹ sư có
trình độ tay nghề cao, có kỷ luật lao động là hết sức cần thiết.
- Sản phẩm hỏng: chủ yếu sẽ phát sinh do thao tác của cán
bộ điều khiển trung tâm tự động do đó việc lựu chọn những kỹ sư có trình
độ tay nghề cao, có kỷ luật lao động cần đặt lên hàng đầu.

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình môn học.
- Tạp trí liên quan.
- Phương án kinh doanh của Công ty.

7




×