Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

12 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO KÌ THI CHUYÊN VIÊN CHÍNH , THANH TRA VIÊN CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.5 KB, 35 trang )

VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
PHẦN I.
Câu 1. Hãy chứng minh rằng đặc điểm của văn bản quản lí nhà nước là “thể
thức văn bản phải theo đúng quy định của luật pháp và được cơ quan chức
năng có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất”. Lấy ví dụ minh họa bằng một
văn bản quản lí nhà nước.
Đáp án:
a. Nêu khái niệm văn bản quản lý Nhà nước: Văn bản quản lý nhà nước là
những quyết đinh và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ
quan quản lý nhà nước soạn thảo, ban hành theo thẩm quyền , trình tự, thủ tục, thể
thức nhất định phục vụ mục tiêu hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là nhiệm vụ
điều chỉnh các mối mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp lý trong quản lý nhà nước,
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tổ
chức và công dân.
Hay nói cách khác: Văn bản quản lý nhà nước là những thông tin quản lý
thành văn (được văn bản hoá) do các chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ,
công chức ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thể thức nhất định để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ
pháp lý trong quản lý nhà nước, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc
vói các tố chức và công dân.
Thẩm quyền nói chung và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói
riêng gắn với một chủ thể và địa vị pháp lý của chủ thể đó. Thẩm quyền (quyền hạn
và nghĩa vụ) của chủ thể được xem xét trên 3 phương diện:
Một là, chủ thể đó là ai (từ việc thành lập đến hoạt động theo yêu cầu của
pháp luật (Hiến pháp hay luật hoặc các quy định khác)?
Hai là, hoạt động của chủ thể đó ở phạm vi nào (ngành, lĩnh vực hay ở tất cả
mặt, các phương diện của đời sống xã hội)?
Ba là, trách nhiệm trước pháp luật (hoặc với các chủ thể khác) như thế nào?
b. Chứng minh đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước
Khi nói đến văn bản quản lý nhà nước là nói đến loại văn bản của tổ chức đặc
biệt trong xã hội, đó là Nhà nước. Tính đặc biệt của văn bản quản lý nhà nước thể


hiện ở những đặc điểm sau:
Về chủ thể ban hành: văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan Nhà nước,
người có thẩm quyền soạn thảo và ban hành. Chỉ có những văn bản do người đúng
thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý.
Không phải chủ thể nào cũng được ban hành mọi loại văn bản quản lý mà chỉ
được ban hành những loại văn bản nhất định trong phạm vi thẩm quyền để thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

1


Ví dụ: các cơ quan thuộc Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật. Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ không có quyền ban hành Thông tư
mà chỉ có Bộ chủ quản mới có quyền đó.
+ Về mục đích ban hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm
mục đích thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
+ Đối tượng áp dụng: Văn bản quản lý Nhà nước mang tính công quyền,
được ban hành để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý quan
trọng cho các hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Về trình tự ban hành, hình thức văn bản: Văn bản quản lý nhà nước đòi
hỏi phải được xây dựng, ban hành theo thủ tục pháp luật quy định và được trình
bày theo hình thức luật định. Mỗi loại văn bản thường được sử dụng trong những
trường hợp nhất định và có cách thức trình bày riêng. Sử dụng đúng hình thức văn
bản sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cả về nội dung và hình thức của hệ thống văn
bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng thực hiện văn bản.
+ Về bảo đảm thi hành.
Văn bản nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc các chủ thể khác
phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước như hoạt động tổ chức
trực tiếp hoặc cưỡng chế.
+ Về văn phong.

Văn bản quản lý nhà nước nhằm mục đích truyền đạt thông tin, mệnh lệnh từ
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách đầy đủ, chính xác nhất. Nó không
cần biểu cảm nên mang đặc trưng văn phong riêng, khác với văn phong nghệ thuật.
Văn bản quản lý nhà nước thường mang tính phổ quát, đại chúng và không cần quá
chi tiết như văn bản khoa học.
- Thể thức văn bản phải theo đúng qui định pháp luật:
+ Nội dung chế định pháp luật được thể hiện trong văn bản nên thể thức văn
bản phải bảo đảm tính pháp lý cao.
+ Văn bản là phương tiện chứa đựng quyết định của chủ thể là nhà nước nên thể
thực văn bản phải thể hiện được quan hệ pháp lý giữa chủ thể và đối tượng.
+ Văn bản quản lý nhà nước được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, nên thể
thức văn bản phải thể hiện được tư cách pháp nhân công quyền của chủ thể.
+ Văn bản quản lý nhà nước được tất cả các đối tượng thực hiện nên văn bản
phải được pháp luật quy định thống nhất về thể thức.
- Thể thức văn bản được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất (5 đ)
Tùy theo tính chất của văn bản mà việc hướng dẫn thực hiện thể thức văn bản
thuộc thẩm quyền của cơ quan nào: Là văn bản qui phạm pháp luật do chủ thể hành
chính ban hành do Bộ thư pháp hướng dẫn theo Thông tư 25/2011/TT- BTP; nếu là
văn bản hành chính sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 01/2011/TT-BNV
- Văn bản QPPL có tính mệnh lệnh cưỡng chế thi hành. Mọi đối tượng có
trách nhiệm thi hành, nếu không thi hành thì nhà nước có biện pháp cưỡng chế như
2


xử phạt bằng các hình thức cho dù văn bản đó có thể không có tính khả thi nhưng
vẫn phải thực hiện… do đó nó chỉ có tính một chiều, bắt buộc.
- Có hiệu lực thường xuyên và tương đối lâu dài (KN tương đối lâu dài còn
tuỳ thuộc vào nội dung hợp lý hay không hợp lý, nội dung đề cập rộng hay hẹp mà
thời gian có thể dài hay ngắn; có quy phạm khi ban hành ra tới khi có hiệu lực phải
qua một thời gian, do đó nếu thời gian tồn tại ngắn thì nó ảnh hưởng đến việc điều

chỉnh XH). Văn bản luôn luôn được áp dụng cho nhiều người, nhiều đối tượng khác
nhau, luôn luôn điều chỉnh mối quan hệ XH mà nó đề cập, chỉ khi nào có văn bản
khác thay thế.
- Văn bản QPPL có đối tượng thi hành rộng (thông thường thì văn bản không
chỉ áp dụng đối với 1 đối tượng, mà là tác động tới 1 nhóm đối tượng). Mọi cá
nhân, cơ quan chịu sự tác động của văn bản phải có trách nhiệm thi hành.
a. Lấy ví dụ minh họa bằng một quyết định thành văn cụ thể

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Số:337/QĐ-BKH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ
về việc chuyển Tổng cục Thống kê vào Bộ Kế hoạch và đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ngày 23 tháng 01 năm 2007 của thủ
tướng chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,

QUYẾT ĐỊNH

3


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Qui định nội dung Hệ thống ngành
kinh tề của Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính Phủ.
Điều 2. Giao Tổng cục thống kê phối hợp vói các đơn vị có liên quan:
Hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện theo đúng
Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
Theo dõi tình hình thực hiện, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi,
bổ sung quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam khi cần thiết.
Điều 3. Các Ông Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, Chánh văn phòng Bộ,
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
Đã ký
Võ Hồng Phúc
Câu 2. Theo Anh (Chị), để văn bản quản lý nhà nước thực hiện được chức
năng pháp lý thì cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Phân tích để làm rõ
những điều kiện đó và minh họa bằng một văn bản quản lý nhà nước cụ thể?
Đáp án: (Đề 5-Tuấn Anh)
Khái niệm văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành
văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước soạn thảo, ban hành theo
thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thể thức nhất định phục vụ mục tiêu hoạt động của
các cơ quan, đặc biệt là nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp
lý trong quản lý nhà nước, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa
các cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân.

Như vậy, có thể thấy rằng, văn bản quản lý nhà nước hình thành trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà các cơ quan nhà nước là chủ thể ban hành.
Chức năng pháp lý của văn bản quản lý nhà nước được thể hiện ở những
phương diện dưới đây:
Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp lý tồn tại trong xã hội do
pháp luật điều chỉnh. Khi đã sử dụng hình thức văn bản để ghi lại và truyển tải
quyết định và thông tin quản lý, cơ quan nhà nước đã sử dụng thẩm quyền trong đó.
Mệnh lệnh chứa trong văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc mọi người phải tuân theo.
Bản thân văn bản là chỗ dựa pháp lý, khung pháp lý ràng buộc mọi mối quan hệ,
dựa vào đó để tổ chức hoạt động của cơ quan, cá nhân, tổ chức.
- Quy phạm hóa các mối quan hệ xã hội đang tồn tại trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội;
- Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Văn bản là cơ sở
xây dựng hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ
quan tổ chức;

4


- Là sản phẩm của sự vận dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống thực tế,
vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội; phản ánh quá trình giải quyết các công
việc theo quy định pháp luật hiện hành;
- Là cơ sở để cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình.
- Là cầu nối tạo ra các mối quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan. Văn bản và các
hệ thống văn bản quản lý giúp xác định các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan quản
lý và bị quản lý, tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan, cá nhân có
quan hệ trao đổi văn bản, theo phạm vi hoạt động của mình và quyền hạn được
giao.
Ví dụ: quan hệ giữa Bộ với các sở, ban, ngành...; giữa UBND tỉnh với UBND

huyện, các sở, ban, ngành.
- Bản thân các văn bản trong nhiều trường hợp, là chứng cứ pháp lý để giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điều hành công việc của các cơ quan.
- Là trọng tài phân minh, phân xử khi thực hiện văn bản không thống nhất, cơ
sở để giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân, giải
quyết các quan hệ pháp lý nảy sinh.
Tính pháp lý của văn bản được hiểu là sự phù hợp của văn bản (về nội dung và
thể thức) với quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, văn bản đảm bảo tính pháp lý khi được ban hành theo đúng quy
định pháp luật về nội dung và thể thức.
Thể thức văn bản là hình thức pháp lý của văn bản, là toàn bộ những yếu tố về
hình thức có tính bố cục đã được thể chế hoá để đảm bảo giá trị pháp lý cho văn
bản. Như vậy thể thức là yếu tố thuộc về hình thức bên ngoài nhằm đảm bảo tính
pháp lý cho văn bản.
Xét trên phương diện này, có thể thấy văn bản là phương tiện tác động của
pháp luật vào các quan hệ xã hội. Như vậy, có thể coi các văn bản được ban hành
theo chức năng pháp lý là sản phẩm của quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật
trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Đây là một trong những hình thức bảo
đảm pháp lý của các quyết định quản lý. Ban hành các văn bản theo hướng này, các
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước mong muốn thực hiện mục tiêu duy trì các
quan hệ xã hội theo quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của
người lao động trước pháp luật. Ở đây, chức năng pháp lý của văn bản quản lý nhà
nước được gắn liền với mục tiêu ban hành chúng. Theo chức năng này, văn bản
quản lý nhà nước cũng tham gia và tạo dựng hành lang pháp lý cho hoạt động quản
lý nhà nước.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, cho đến nay việc truyền đạt các quy phạm pháp
luật, các chủ trương, chính sách, v.v... đều được thực hiện chủ yếu thông qua hệ
thống văn bản quản lý nhà nước. Về phương diện pháp lý, văn bản và các hệ thống
văn bản quản lý có tác dụng rất quan trọng trong việc xác định các quan hệ pháp lý
giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức bị quản lý. Chúng tạo nên mối ràng buộc

về mặt trách nhiệm giữa các chủ thể có quan hệ với nhau theo phạm vi hoạt động
và theo quyền hạn được giao trong từng hệ thống.
5


Điều kiện để văn bản quản lý nhà nước thực hiện được chức năng pháp lý
Về chủ thể ban hành: Văn bản quản lý nhà nước do cơ quan có thẩm quyền
ban hành theo luật định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Về nội dung: Văn bản quản lý nhà nước thể hiện ý chí của chủ thể thành
mệnh lệnh (qua tên loại văn bản) và các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh hay tác
động vào các mối quan hệ, các đối tượng; yêu cầu các đối tượng chấp hành và có
chế tài thực hiện; nội dung phải cụ thể, phù hợp với tính chất pháp lý của mỗi loại
văn bản trong hệ thống văn bản (ngành, lĩnh vực…); phù hợp với chức năng sử
dụng, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; các chế tài sử dụng phải đảm bảo
tính hợp lý.
Về hình thức: Văn bản quản lý nhà nước thể hiện rõ chủ thể ban hành, tính
chất văn bản, xác nhận phạm vi không gian và thời gian, có bố cục nội dung theo
chương, mục, điều, khoản, điểm, có số, ký hiệu văn bản theo quy định của pháp
luật; Văn bản phải đảm bảo về mặt thể thức; sử dụng thuật ngữ và văn phong hợp
lý; Về trình tự, thủ tục ban hành: Văn bản quản lý nhà nước được ban hành theo
đúng trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.
Điều kiện đảm bảo: Văn bản quản lý nhà nước được đảm bảo thực hiện bằng
nhà nước: do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện bằng quyền lực nhà nước,
phương tiện, vật chất kỹ thuật và ngân sách nhà nước, do công chức có thẩm quyền
thực hiện tại trụ sở cơ quan nhà nước.
Về giá trị pháp lý:
- Văn bản quản lý nhà nước dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội hay điều
hành hoạt động các chủ thể;
- Văn bản quản lý nhà nước làm cơ sở pháp lý để các chủ thể ban hành quyết
định thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình;

- Văn bản quản lý nhà nước được các đối tượng thừa nhận và chấp hành
không điều kiện.
Với những điều kiện trên, văn bản quản lý nhà nước có hiệu lực thực hiện
với mọi đối tượng, ở mọi lúc, mọi nơi.
Minh họa bằng lời hoặc bằng mẫu văn bản quản lý nhà nước kèm theo lời
giải thích ngắn gọn
Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (được gửi kèm).
Các điều kiện để văn bản quản lý nhà nước trên thực hiện được chức năng
quản lý:
- Mục tiêu quản lý: …
- Chủ thể quản lý: …
- Đối tượng quản lý: …
- Phương pháp quản lý: …
- Công cụ quản lý: …
- Điều kiện đảm bảo: …
6


- Môi trường quản lý: …
- Hiệu lực thi hành: …
Câu 3. Phân tích, làm rõ ý nghĩa của yêu cầu về tính kịp thời trong soạn thảo
và ban hành quyết định hành chính.
Đáp án:
Quyết định hành chính là mệnh lệnh điều hành của các chủ thể quản lý
HCNN được ban hành theo một trình tự, thủ tục và thể thức nhất định nhằm giải
quyết một mục đích hay một công việc cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính chứa đựng quyền lực của nhà nước dưới góc độ nhất
định là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước (hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền) nhằm đưa ra các quy định chung hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý hành

chính cụ thể đối với tập thể hay cá nhân có ý nghĩa bắt buộc tuân thủ.
Quyết định hành chính cũng chứa đựng trong đó các mục tiêu mà chủ thể
mong muốn đạt tới khi thi hành quyết định và phương tiện để thực hiện chúng.
Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý
hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý
hành chính nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của nhà
nước theo thẩm quyền do luật định.
Nhìn một cách tổng quát, việc ban hành các quyết định là nhiệm vụ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc bãi
bỏ các quy phạm pháp luật hành chính. Chúng có khả năng làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt hoặc phục hồi các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Khi soạn thảo và
ban hành các cơ quan nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn mà
pháp luật quy định cho mình.
Các quyết định hành chính được hiểu như là một loại hình của quyết định
nhà nước có những tính chất chủ yếu:
- Có tính ý chí quyền lực nhà nước, là kết quả của sự thể hiện ý chí của các
cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhân danh quyền lực nhà
nước.
- Có tính pháp lý thể hiện ở hậu quả pháp lý do chúng ta tạo ra. Quyết định
hành chính tác động vào đời sống xã hội bằng việc định ra chính sách, sửa đổi, bãi
bỏ các quy phạm pháp luật hành chính, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục
hồi quan hệ pháp luật hành chính.
Có tính dưới luật, chấp hành luật, nghĩa là nội dung của quyết định hành
chính phải phù hợp với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định. Chúng được
ban hành để thực hiện quyền hành pháp tức là hoạt động chấp hành và điều hành
của hệ thống hành chính nhà nước và người có thẩm quyền hành pháp.
Với những đặc điểm như vậy, quyết định hành chính nhà nước chính là tín
hiệu điều chỉnh, là thông tin quy phạm của chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác
7



động vào khách thể của quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện mục đích của
mình theo quỹ đạo và ý chí của mình.
* Yêu cầu về tính kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định hành
chính:
Trong hoạt động quản lý và điều hành của các ngành, các cấp thì việc soạn
thảo và ban hành các quyết định hành chính là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, việc
soạn thảo và ban hành quyết định hành chính chậm trễ, không kịp thời, không đúng
thời điểm sẽ mang lại hiệu quả không cao.
Do đó, yêu cầu về tính kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định hành
chính là rất quan trọng, cần thiết bởi lẽ:
- Quyết định hành chính được soạn thảo và ban hành khi có yêu cầu giải
quyết vấn đề của chủ thể.
- Quyết định hành chính được soạn thảo và ban hành khi có yêu cầu giải
quyết vấn đề của đối tượng.
- Quyết định hành chính ban hành đúng thời điểm cần giải quyết vấn đề
thuộc trách nhiệm của chủ thể hành chính.
- Quyết định hành chính được ban hành kịp thời khi đảm bảo các điều kiện
cơ bản để giải quyết vấn đề.
* Phân tích ý nghĩa của yêu cầu về tính kịp thời trong soạn thảo và ban
hành quyết định hành chính
Việc thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản hành chính kịp thời sẽ mang
lại ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Đảm bảo yêu cầu kịp thời của quyết định hành chính sẽ đáp ứng việc giải
quyết những nhu cầu của chủ thể hay đối tượng trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Đảm bảo yêu cầu kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định là trách
nhiệm thực thi công vụ của công chức.
- Đảm bảo yêu cầu kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định hành
chính sẽ tiết kiệm chi phí hoạt động của chủ thể hành chính.

- Đảm bảo yêu cầu kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định hành
chính sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của quyết định
- Đảm bảo yêu cầu kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định hành
chính sẽ tạo ra sự thống nhất cao trong quản lý hành chính
- Đảm bảo yêu cầu kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định hành
chính góp phần củng cố quan hệ giữa chủ thể hành chính nhà nước với đối tượng
hành chính.
* Minh họa bằng một quyết định cụ thể
Trong hoạt động quản lý nhà nước, rõ ràng yêu cầu khách quan của sự việc,
của vấn đề cần giải quyết chỉ xảy ra ở một thời điểm lịch sử cụ thể.
Do vậy, quyết định hành chính nhà nước được ban hành nhằm điều chỉnh
hành vi trên phải đảm bảo kịp thời, đúng thời điểm

8


Ví dụ như trường hợp theo thông báo của Đài khí tượng thủy văn ngày
01/11/2013 sẽ có cơn bão cấp 13 đi qua tỉnh A. Sau khi nhận được thông báo của
Ban phòng chống lụt bão TW, UBND tỉnh A phải ban hành quyết định di dân, sơ
tán ra khỏi vùng tâm bão. Do vậy, nếu không có quyết định di dời dân ra khỏi vùng
tâm bão và ra quyết định không kịp thời thì hậu quả xảy ra là không lường trước
được.
Hiện nay, hoạt động soạn thảo và ban hành quyết định hành chính của chủ
thể quản lý và đạt được những quyết định quan trọng rất đáng khích lệ. Tất cả
những hoạt động này đều hướng tới mục tiêu thực hiện quyền lực của nhân dân,
phục vụ nhân dân, thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào đời sống để đảm bảo kỷ
cương xã hội.
Tuy nhiên, việc đảm bảo tính kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định
hành chính nhà nước vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Do thiếu kịp thời
nên những quyết định hành chính đó chưa có tính khả thi cao, hiệu quả thấp, cá biệt

có trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng.
Do vậy, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức thực thi công vụ
trong công việc, đảm bảo tính kịp thời trong soạn thảo và ban hành quyết định hành
chính nhà nước, đưa hoạt động quản lý nhà nước ngày càng đạt hiệu quả cao, góp
phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Câu 4. Anh (chị) hãy cho biết, giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản
hành chính thông thường có gì khác nhau? Để văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực thi hành cần phải có những điều kiện đảm bảo nào. Phân tích các điều
kiện đó và lấy ví dụ thực tế để minh họa?
Đáp án:
Đáp án:
a) Khái niệm văn bản QPPL
Văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được qui định bởi
Luật ban hành văn bản QPPL hoặc luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, trong đó có qui tắc xử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã
hội.
Như vậy qui phạm pháp luật có tính đặc thù riêng của mình được áp dụng
trong một phạm vi rộng và có tính bắt buộc, phản ánh thẩm quyền của cơ quan nhà
nước được phép ban hành. Văn bản qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo thủ tục trình tự được luật qui định, chứa đựng các qui
phạm pháp luật nhằm xác định các qui tắc xử sụ chung của cộng đồng, thiết lập

9


hay sửa đổi các quan hệ pháp lý trong điều hànhc, điều chỉnh các quan hệ xã hội và
được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những phương thức thích hợp.

Văn bản qui phạm pháp luật hướng vào cộng đồng không dành riêng cho một
các thể nào cả được áp dụng nhiều lần và việc thay thế chúng phải theo đúng thủ
tục.Theo qui định của luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2008, hệ
thống văn bản qui phạm pháp luật của nước ta bao gồm các loại sau đây:
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Pháp lệnh , nghị quyết của Chủ tịch nước
Nghị định của chính phu
Quyết định của Thủ tướng chính phủ
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của
Chánh án tóa án nhân dân tối cao
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước
Nghi quyết liên tịch giữa UB thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với cơ
quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội.
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa
các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Văn bản qui phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Trong các văn bản qui phạm pháp luật nói trên, Hiến pháp được xem là đạo
luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Cac đạo luật về ban hành
cvăn bản qui phạp pháp luật còn qui định rằng, văn bản qui phạm pháp luật do các
cơ quuan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với van bản qui phạm pháp
luật của cơ quan nhà nưosc cấp trên. Văn bản qui phạm pháp luật trái với Hiện
pháp, trái với van bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.
Từ những nội dung đã trình bày ở trên, có thể nêu lên những đặc điểm cơ bản
của văn bản qui phạm pháp luật nói chung như sau:
Được ban hành và điều chỉnh theo luật

Chứa đụng các qui tắc xử sự chung
Việc áp dụng chúng làm phát sinh hoặc thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp
luật, quan hệ xã hội
Co tính chất bắt buộc thi hành
Được áp dụng nhiều lần
Vì những đặc điểm trên mà việc soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật
luôn có những yêu cầu rất chặt chẽ. Cụ thể là:

10


Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật theo luật
định phải có chương trình, kế hoạch ban hành văn bản rõ ràng, phù hợp với chức
năng nhiệm vụ của mình vf phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phải tuân thủ qui trình xây dụng và ban hành văn bản đã được pháp luật qui
định.
Không được ban hành văn bản trái thẩm quyền cho phép hoặc trái với những
qui định của văn bản cấp trên
b) Văn bản hành chính thông thường:
Đặc điểm của văn bản hành chính thông thường: Trong thực tiễn hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, kể cả ở chính quyền cấp xã, văn bản hành chính thông
thường là loại văn bản được soạn thảo và sư dụng nhiều nhất.
Khác với văn bản qui phạm pháp luạt mà thẩm quyền ban hành phải tuân
theo luật định, văn bản hành chính thông thường là loại văn bản hầu nhưn mọi cơ
quan , tổ chức đơn vị đề có thể ban hành. Đây là loại văn bản không qui định thẩm
quyền ban hành mà việc ban chúng lệ thuộc vào yêu cầu công việc và thường do
thủ trưởng cácc đơn vị , cơ quan xác dịnh cụ thể cho từng văn bản gắn với yêu cầu
giải quyết công việc hàng ngày.Trong nhiều trường hợp, loại văn bản này không có
tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện.
c) Qua những nội dung nêu trên cho thấy sự khác nhau giữa văn bản qui

phạm pháp luật với van bẳn hành chính thông thường ở những điểm
sau:
+ Về mục tiêu sử dụng:
Văn bản QPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Văn bản hành chính để hướng dẫn thực hiện hay thông tin về quản lý.
+ Về chủ thể ban hành:
Văn bản QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo luật định
Văn bản hành chính do các cơ quan nhà nước ban hành
+ Về nội dung
Văn bản QPPL có chứa đựng các qui tắc xử sự chung và chế tài thực hiện
Văn bản hành chính chỉ phản ánh thông tin về hoạt động quản lý nhà nước
+ Về hình thức.
Văn bản QPPL có bố cục nội dung theo phần, chương, mục, điều, khoản,
điểm; có số, ký hiệu văn bản theo qui định của Luật ban hành văn bản QPPL;
Văn bản hành chính không nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu về cấu trúc hình
thức
+ Về trình tự thủ tục ban hành
Văn bản QPPL được ban hành đúng theo trình tự, thủ tục do Luật ban hành
văn bản QPPL qui định.
Văn bản hành chính không nhất thiết phải tuân theo trình tự, thủ tục luật định.
+ Điều kiện đảm bảo
Văn bản QPPL được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước (quyền lực nhà nước,
11


ngân sách nhà nước, công chức nhà nước)
Văn bản hành chính do các đối tượng trong và ngoài nhà nước tự thực hiện
Minh họa
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
NAM

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số…./QĐ – TCTK

Hà Nội , ngày

tháng

năm

QUYẾT ĐỊNH
Về việccử cán bộ đi công tác nước ngoài
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ .
Căn cứ quyết định số 54/2010/QĐ – TTg ngày 24/8/2010 của Thủ
tướng Chính phủ Quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạc và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ – CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ
về việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 676/QĐ - BKH ngày 25/5/2009 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoách và Đầu tư về việc cung cấp quản lý cán bộ, công chức, viên
chức hành chính , Sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Kế hoách đào tạo, bối dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm
2013 của Tổng cục Thống kê về việc thành lập Đoàn cán bộ tham dự Khóa
đào tạo tại Hàn Quốc;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cử các ông , bà có tên sau đây tham dụ khóa đào tạo vè “Thống

kê kinh tế “ từ ngay 07/12/2013 tại Hàn Quốc:
1. Ông Nguyễn Văn A, (Công chức mẫ ngạch: 01002 loại A2 ), Vụ ttrưởng
Vụ TK … , Trưởng đoàn
2. Bà Nguyễn Thị B (Công chức mẫ ngạch: 23262 loại A2) Phó vụ trưởng
Vụ Tk….. Phó đoàn
3. Ông Nguyễn Văn C (Công chức mẫ ngạch: 23262 loại A1) Thống kê viên
Vụ Tk….. Thành viên
Kinh phí toàn bộ chuyến đi do Viện đào tạo Thống kê Hàn Quốc (STI) tài
trợ

12


Điều 2. Sau khi kết thúc chuyến công tác, trong thời gian 7 ngày làm việc.
Đoàn phải có báo cáo kết quả chuyến công tác theo qui định của Tổng cục
Thống kê.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ
Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan
và các ông bà có tên tại Điều 1 Căn cứ Quyết định thi hành../.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
-

Nơi nhận:
Bộ Ngoại giao
Bộ Công an
Như điều 3
Lưu VT,TCCB, HS

Nguyễn Bích Lâm


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆT NAM
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số…./ TCTK - DSLĐ
2012

Hà Nội , ngày

tháng

năm

V/v thống nhất số liệu dân số
Trung bình chính thức năm 2010 và
Ước tính năm 2011
Kính gửi : Các cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 16 tháng 01 năm 2012, Tổng cục Thống kê đã gửi Công văn số 35/TCTKDSLĐ trưng cầu ý kiến các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
về số liệu dân số trung bình chính thức năm 2010 và ước tính năm 2011. Hầu hết
các Cục Thống kê thống nhất với phương pháp biên soạn và nhiều Cục Thống kê
thống nhất với số liệu của Tổng cục Thống kê.
Sau khi nghiên cứu thận trọng và cân nhắc gops ý của các Cục Thống kê, Tổng cục
đã tính lại các biểu số liệu dân số trung bình chính thức năm 2010 (Biểu 1) và ước
tinh năm 2011( Biểu 20 chia theo tỉnh, thành phố, giới tính , thành thị và nông thôn.
Số liệu này sẽ được công bố trong niên giám Thống kê tóm tắt và đầy đủ năm 2011
của Tổng cục Thống kê.


13


Để đảm bảo thống nhất số liệu giữa Trung ương và địa phương, Tổng cục Thống kê
yêu cầucác Cục Thống kê thống nhất sử dụng số liệu do Tổng cục đã tính và gử cấc
Cục Thống kê ( các biểu số liệu được gửi kèm)
Nơi nhận:
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
- Như trên
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
- Đồng chí Tổng cục trưởng ( để báo cáo);
- Lưu VT, DSLĐ
Nguyễn Bích Lâm

Để văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành cần phải có những điều
kiện đảm bảo nào. Phân tích các điều kiện đó và lấy ví dụ thực tế để minh họa?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thủ tục, trình tự thẩm quyền luật định, trong đó có các quy
tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được nhà nước bảo đảm thực hiện
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2008).
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: hiệu lực về thời gian và
hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng. Do vậy, để văn bản quy phạm pháp
luật có hiệu lực thi hành cần có các điều kiện sau:
- Điều kiện có hiệu lực về thời gian:
Theo quy định tại Điều 78 Luật Ban hành văn bản qppl 2008 thì: “Thời điểm
có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản những
không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Trường
hợp văn bản qppl quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn
bản được ban hành để kịp đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có

thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay
trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương
tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công
bố hoặc ký ban hành”.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy
phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường
hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định các
biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp,…
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký
ban hành, cơ quan ban hành văn ban qppl phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo
để đăng Công báo.

14


Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật
trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, để từ ngày nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng Công báo là văn bản chính thức và có giá
trị như văn bản gốc.
Trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật có thể có
hiệu lực trở về trước, có nghĩa là nó được áp dụng làm căn cứ để giải quyết những
vụ việc xảy ra trước khi ban hành văn bản. Tuy nhiên, không được quy định hiệu
lực trở về trước đối với các trường hợp như: Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối
với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách
nhiệm pháp lý; Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
* Lấy ví dụ:
Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội ban hành ngày 20/6/2013. Tuy
nhiên, theo quy định tại Điều 141 của Luật này thì ngày có hiệu lực của văn bản là:
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định

liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem
xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh
số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có
hiệu lực, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp tục có hiệu lực
đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013”
- Điều kiện có hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng:
Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương có hiệu lực
trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân
Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có quy định khác.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có hiệu
lực trong phạm vi địa phương.
Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người
nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
* Lấy ví dụ:
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trên toàn quốc: Hiến pháp, luật, bộ
luật v.v..
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại địa phương: Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; Quyết định
của Ủy ban nhân dân về việc ban hành khung giá đất tại địa phương v.v..

15


Câu 5. Ý nghĩa của yêu cầu về tính khả thi trong soạn thảo quyết định hành
chính là gì? Liên hệ thực tế và minh họa bằng một văn bản cụ thể.

Đáp án:
a) Khái niệm quyết định hành chính nhà nước.
Quyết điịnh hành chính nhà nước là mệnh lệnh điều hành của chủ thể quản lý
HCNN được ban hành theo một trình tự, thủ tục và thể thức nhất định nhằm giải
quyết một mục đích hay một công việc cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước
Hay nói cách khác Quyết định hành chính là văn bản quản lý hành chính nhà
nước, bao gồm văn bản của các cơ quan nhà nước ( mà chủ yếu là của các cơ quan
hành chính) dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin trong hoạt
động chấp hành và điều hành.
b) Nêu và phân tích yêu cầu về tính khả thi trong soạn thảo quyết định
hành chính nhà nước:
- Tính khả thi là hệ quả của sự kết hợp đúng đắn và hợp lý của các yêu
cầu:
+ Tính mục đích: Quyết định hành chính nhà nước được ban hành nhằm phục
vụ mục tiêu hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là nhiệm vụ điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội, quan hệ pháp lý trong quản lý nhà nước, quan hệ giữa cơ quan nhà
nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân
+ Tính phổ thống đại chúng
+ Tính khoa học
Khi ra một quyết định hành chính nhà nước, cần phải nắm vững nội dung của
vấn đề cấn ban hành:
Môt là, nội dung của Quyết định HCNN chuẩn bị ban hành phải thiết thực,
đáp ứng được tối đa yêu cầu mà thực tế đang đòi hởi phải có văn bản để điều chỉnh,
phù hợp với pháp luật hiện hành.
Hai là, nội dung triển khai phải được thể hiện trong một quyết định thích
hợp. Nói cách khác, phải có sự lựa chọn cần thiết trong quá trình văn bản hóa để
văn bản đươc soạn thảo có chức năng phù hợp và có tinh khả thi.
- Để đảm bảo tính khả thi, quyết định hành chính cần:
+ Nội dung quyết định phải cụ thể:
Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải được sử lý để bảo đảm

chính xác,. Không nên viết văn bản với các thông tin chung chung và lặp lại, từ các
văn bản khác. Những văn bản được viết với loại thông tin không chính xác hoặc
thiếu cụ thể chính là một trong những biểu hiện của tính quan liêu trong quản lý và
chúng sữ không có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động của bất cứ cơ quan nào.
Phải đảm bảo cho quyết định hành chính được ban hành đúng thể thức
Thể thức được nói đến ở đây là toàn bộ các thành phần tạo nên quyết định
hành chính do nhà nưosc qui định. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu
thành nên văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng trong quyết định và
các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại
16


văn bản qui định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 của chính phủ về
công tác văn thư và Nghị định bổ sung một số điều của Nghị định sô
s110/2004/NĐ-CP và hưỡng dẫn tại thông tư 01/2011/BNV ngày 19-01-2011 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuậ trình bày văn bản hành chính
chúng bảo dảm văn bản có hiệu lực pháp lý và được sử dụng thuận lợi trưc mắt
cũng như lâu dài trong hoạt động quản lý của các cơ quan.
Cần chú ý rằng thể thức văn bản không chỉ đơn thuần là hình thức mà còn
mang tính nội dung , liên quan đến giá trị thông tin của văn bản.
Một văn bản quản lý hành chính nhà nước bảo đảm đúng thể thức cần phải
cso các thành phần: Quốc hiệu; địa điểm và ngày tháng ban hành văn bản; tên cơ
quan; đơn vị ban hành; số và ký hiệu; tên loại và trích yếu nội dung; nội dung ; chữ
ký của người có thẩm quyền; con dấu hợp thức của cơ quan; nơii nhận văn bản,..vv
Khi xem xét các yếu tố tạo nên van bẳn ( thể thức) nhiều người còn cho rằng
đây chỉ là yếu tố mang tính hình thức nên thường xem nhẹ ván đề này trong quá
trình saonj thảo văn bản. Từ đó đã có những quan niệm sai lầm cho rằng những
thiếu sót về mặt thể thức của văn bản là không uqna trọng, không ành hưởnglớn
đến chát lượng của việc soạn thảo và sử dụng văn bản. Thạt ra , nếu thể thức không
đảm bảo thì rất dễ nhận ra rằng ngay từ đầu giá trị pháp lý và nhiều mặt giá trịn

khác của văn bản đã bị ảnh hưởng. Vấn đề này sẽ được xem xét kỹ ở phần sau.
Sử dụng thuật ngữ và văn phong phù hợp: Có nội dung cụ thể, Đối với
văn bản quản lý nhà nước, các thuật ngữ và văn phong sử dụng trong văn bản nhất
thiết phải là thụt ngữ quản lý hành chính nhà nước và sử dụng văn viết ( không
dùng văn nói) VD không dùng những từ ngữ biểu cảm , quá nôm la, dân dã trong
văn bản. Thcự tế cho thấy , nếu thuật ngữ và văn phong lkhông được lựa chọn
thích hợp cho từng loại văn bản khi soạn thảo thì việc truênf đạt thông tin qua văn
bản sẽ thiếu chính xác. Điều đó tát nhiên sẽ ảnh hưởng đến nội dung văn bản.
Ngoài ra , cũng cần nói thêm rằng , lựa chọn thuật ngữ và sử dụng văn phong thích
hợp trong quá trình soạn thảo văn bản sẽ có ảnh hưởng tốt đơi với sự phát triển của
ngôn ngữ nưoc ta
Văn bản phải phù hợp với chức năng sử dụng:
phù hợp đối tượng thực hiện. Mỗi văn bản quản lý nhà nươc đều có
những chức năng cụ thể không dùng văn bản này thay cho chức năng của văn bản
khác. VD không dùng chỉ thị thay cho thông báo và ngược lại . yêu cầu này đòi hởi
phải có sự phân biệt rõ ràng chức năng của các loại văn bản trước khi lựa chọn
chúng để việc văn bản hóa quyết định quản lý đưọc thực hiện chính xác.
Đảm bảo hài hòa giũa lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân
Nội dung quyết định được chuản bị ban hành phải thiết thực, đáp ứng
được tối đa yêu cầu mà thực tế đang đòi hởi phải có văn bản để điều chỉnh phù hợp
với luật pháp hiện hành. Quyết định phải nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn
của xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của đời sống xã hội.
Chế tài sử dụng trong văn bản phải thích hợp
17


Không nên lạm dụng các chế tài một cách chung chung. Khó áp dụng. Không
được dùng chế tài hình sự trong các văn bản hành chính.
c) Ý nghĩa của yêu cầu về tính khả thi trong soạn thảo quyết định
HCNN:

Nếu văn bản không đảm báo tính khả thi sẽ không có giá trị điều hành của cơ
quan hành chính nhà nước trong thực tế (không có giá trị thực tiễn), điều này gây
lãng phải nhân lực, thời gian, tài chính công, đồng thời làm suy giảm lòng tin của
nhân dân vào nhà nước.
 Liên hệ thực tế và minh họa bằng một văn bản cụ thể
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆT NAM
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số…./QĐ – TCTK

Hà Nội , ngày

tháng

năm

QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho cán bộ nghỉ phép đi nước ngoài vì việc riêng
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ .
Căn cứ quyết định số 54/2010/QĐ – TTg ngày 24/8/2010 của Thủ
tướng Chính phủ Quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạc và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ – CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ
về việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 676/QĐ - BKH ngày 25/5/2009 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoách và Đầu tư về việc cung cấp quản lý cán bộ, công chức, viên

chức hành chính , Sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đồng ý để ông ………, Thống kê viên chính Vụ……………….
Tổng cục Thống kê, được nghỉ phép năm để đi giải quyết việc riêng tại LB
Nga, thời gian từ ngày 10/11 đén ngày 15/11/2013 .
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng, Vụ trưởng
Vụ………… và ông ………. Căn cứ Quyết định thi hành../.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Bộ Ngoại giao
18


- Bộ Công an
- Như điều 2
- Lưu VT,TCCB, HS

Nguyễn Bích Lâm

Câu 6. Tại sao nói, văn bản quản lý HCNN là một trong những phương tiện
thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc giữa cơ quan NN với tổ chức và công dân.
* Khái niệm Văn bản quản lý NN: là những quyết định và thông tin quản lý
thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan QLNN soạn thảo, ban hành theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, thể thức nhất định phục vụ mục tiêu hoạt động của các cơ
quan, đặc biệt là nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp lý
trong quản lý nhà nước, quan hệ giữa các cơ quan NN với các tổ chức và công
dân.
* Đặc điểm của văn bản QLNN
- Phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành;

- Thẩm quyền ban hành các loại văn bản quản lý NN phải theo đúng quy
định của pháp luật được cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định thống nhất.
- Văn bản quản lý nhà nước có nhiều loại khác nhau và chúng đều có những
chức năng cụ thể, có yêu cầu riêng khi soạn thảo;
- Giữa các văn bản hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước luôn luôn
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và thường tạo thành các hệ thống với những đặc
trưng riêng biệt.
* Văn bản QLNN là phương tiện thông tin cơ bản
- Lưu trữ các thông tin được hình thành trong hoạt động quản lý;
- Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý
hay giữa hệ thống với bên ngoài.
- Giúp các cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá được thông tin thu thập
qua các hệ thống truyền đạt thông tin khác.
* Văn bản QLNN là sợi dây liên lạc giữa các cơ quan NN, người có thẩm
quyền tới tổ chức, người dân
- Truyền đạt thông tin quản lý từ cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tới
tổ chức người dân;
- Là phương tiện giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức,
công dân;
-Là căn cứ để nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động QLNN
Câu 7. Theo anh (chị) để văn bản quản lý nhà nước thực hiện được chức
19


năng quản lý thì cần phải đảm bảo những điều kiện nào. Phân tích để làm rõ
những điều kiện đó và minh họa bằng một văn bản quản lý nhà nước cụ thể?
- Khái niệm văn bản quản lý Nhà nước: Văn bản quản lý nhà nước là những
quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan
QLNN soạn thảo, ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thể thức nhất định
phục vụ mục tiêu hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là nhiệm vụ điều chỉnh các

mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp lý trong quản lý nhà nước, quan hệ giữa các cơ
quan NN với các tổ chức và công dân.
- Chức năng quản lý của một số loại văn bản được hình thành trong hoạt
động của các cơ quan, tổ chưc, gắn liền với khả năng làm công cụ điều hành hoạt
động của các cơ quan đó. Chức năng này xuất hiện khi văn bản được sử dụng để
thu thập thông tin, ban hành quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản
lý. Các cơ quan quản lý khi sử dụng văn bản để điều hành công việc đều dựa trên
chức năng quản lý của chúng. Tuy nhiên, không phải bao giờ chức năng này cũng
phát huy được tác dụng trong thực tiễn quản lý, bởi lẽ các văn bản cũng có khi
được ban hành mang tính quan liêu và không dựa trên mục tiêu quản lý cụ thể.Khi
nói đến chức năng quản lý của văn bản cần chú ý rằng, văn bản là yếu tố tạo nên
quan hệ giữa các cơ quan thuộc bộ máy quản lý nhà nước, là yếu tố hợp thức hóa
các hoạt động quản lý của các cơ quan này. Nhưng nếu sử dụng không đúng, văn
bản sẽ tạo cơ sở cho chủ nghĩa quan liêu pháp triển.
Chức năng quản lý của văn bản được thể hiện trên những phương diện:
Đây là chức năng có tính chất thuộc tính của văn bản quản lý. Chức năng quản
lý của văn bản thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Thông tin trong văn bản quản lý Nhà nước giúp cho việc tổ chức tốt công
việc của các nhà lãnh đạo, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lý.
- Văn bản ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý tới đối tượng thực hiện,
tham gia vào tổ chức thực hiện quyết định.
- Là phương tiện hữu hiệu để phối hợp, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động
quản lý.
Ví dụ: Căn cứ các thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ của tỉnh, các
cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và địa phương trong tỉnh đã đưa ra các
quyết định quản lý đúng đắn trong công tác chỉ đạo điều hành.
- Điều kiện đảm bảo cho văn bản có chức năng quản lý:
+ Về mục tiêu quản lý: Mục tiêu quản lý là nhũng giá trị cần đạt được hay
nhiệm vụ cần được thực hiện phù hợp với ý chí của chủ thể. Nội dung này có thể
được thể hiện ở tên loại văn bản hoặc trong nội dung văn bản và cũng có thể ở phụ

lục văn bản.
+ Về chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý có thể là cơ quan nhà nước hay công
chức có thẩm quyền ban hành theo luật điịnh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao.
+ Về đối tượng quản lý: Trong văn bản quản lý nhà nước, đối tượng quản lý
20


là những quan hệ hay các chủ thể và các nguồn lực cần tác động để đạt mục
tiêu.Thể hiện trong văn bản được trình bày là đối tượng, phạm vi tác động; thể hiện
ý chí của chủ thể thành mệnh lệnh (qua tên loại văn bản) và các quy tắc xử sự
chung để điều chỉnh hay tác động vào các mối quan hệ, các đối tượng; yêu cầu các
đối tượng chấp hành và có chế tài thực hiện.
+ Về phương pháp quản lý: Cách thức tác động của chủ thể đến đối tượng
thể hiện qua văn bản vẫn là trực tiếp bằng những thông tin phản ánh ý chí của chủ
thể. Với văn bản quản lý nhà nước thì chủ yếu là phương pháp hành chính yêu cầu
các đối tượng phải chấp hành.
+ Về công cụ quản lý: Văn bản quản lý nhà nước mang tính chất của công cụ
pháp luật chính sách trong quản lý trong đó thể hiện những quy tắc xử sự có tính
bắt buộc, những cơ chế tác động thống nhất mà cả chủ thể và đối tượng phải có
trách nhiệm thực hiện.
+ Về điều kiện đảm bảo: Văn bản quản lý nhà nước được đảm bảo thực hiện
bằng nhà nước: Do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện bằng quyền lực nhà nước,
phương tiện vật chất kỹ thuật và ngân sách nhà nước, do công chức có thẩm quyền
thực hiện tại trụ sở cơ quan nhà nước.
+ Về môi trường quản lý: Môi trường quản lý thể hiện trong văn bản quản lý
nhà nước là môi trường pháp lý trong điều kiện kinh tế xã hội nhấtđịnh về không
gian và thời gian.
Với những điều kiện trên, văn bản quản lý nhà nước thực hiện được chức
năng quản lý của mình

- Ví dụ: các điều kiện để văn bản quản lý nhà nước trên thực hiện được chức
năng quản lý: Về mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, phương
pháp quản lý, công cụ quản lý, điều kiện đảm bảo, môi trường quản lý, hiệu lực thi
hành.
Câu 8. Theo anh (chị) để văn bản quản lý nhà nước thực hiện được chức
năng xã hội thì cần phải đảm bảo những điều kiện nào. Phân tích để làm rõ
những điều kiện đó và minh họa bằng một văn bản quản lý nhà nước cụ thể?
- Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành
văn (được văn bản hóa) do các cơ quan QLNN soạn thảo, ban hành theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, thể thức nhất định phục vụ mục tiêu hoạt động của các cơ
quan, đặc biệt là nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp lý
trong quản lý nhà nước, quan hệ giữa các cơ quan NN với các tổ chức và công
dân.
- Đặc điểm của chức năng xã hội
+ Được ban hành từ nhu cầu quản lý xã hội, là phương tiện để QLNN,
QLXH;
+ Phản ánh và điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thực tiễn đời sống;
21


+ Văn bản QLNN có vai trò tích cực trong việc xây dựng và giữ gìn các định
chế (bộ máy) xã hội phù hợp với nhu cầu của sự tiến bộ chung;
+ Văn bản cũng có thể phá vỡ các quan hệ xã họi cũ được hình thành hoặc
tạo nên những quan hệ mới;
+ Các văn bản có khả năng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
của quan hệ xã hội.
- Phân tích các điều kiện để văn bản QLNN thực hiện được các chức năng xã
hội (Sách trang 354), các khía cạnh:
+ Văn bản được ban hành đúng mục tiêu ( tính khả thi, phù hợp với nhu cầu
của xã hội);

+ Nội dung văn bản phải cụ thể;
+ văn bản phải đảm bảo các yêu cầu về thể thức (thể thức văn bản kg phải
đơn thuần là hình thức mà còn mang tính nội dung, liên quan đến giá trị thông tin
của văn bản);
+ Văn bản phải sử dụng thuật ngữ và văn phong hợp lý, đơn giản, dễ hiểu;
+ Văn bản phải phù hợp với chức năng sử dụng;
+ văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục ( tính
hợp pháp)
- Minh họạ bằng một văn bản cụ thể: phân tích sơ lược ví dụ đã đáp ứng các yêu cầu trên hay
chưa.+ Văn bản quy phạm pháp quy dưới luật (văn bản lập quy): Thông tư, Quyết định, Chỉ
thị
+ Văn bản hành chính thông thường: Công văn, Thông báo, Báo cáo, Tờ trình, Biên bản, Đề
án, Phương án, Kế hoạch, Chương trình, các loại giấy (giấy mời, giấy đi đường, giấy ủy
nhiệm…), các loại phiếu (phiếu theo dõi xử lí văn bản, phiếu gửi…)

Câu 9. Phân tích ý nghĩa của những thông tin chủ yếu chứa đựng trong
văn bản quản lý nhà nước và minh họa bằng một văn bản quản lý cụ thể.
* Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành
văn (được văn bản hóa) do các cơ quan QLNN ban hành theo thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước bảo đảm thi hành bằng nhiều hình
thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc
giữa các cơ quan NN với các tổ chức và công dân.
* Chức năng thông tin của văn bản QLNN
Chức năng thông tin là thuộc tính cơ bản quan trọng, bản chất của văn bản, là
nguyên nhân hình thành văn bản và là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. Chức
năng thông tin của văn bản thể hiện ở các mặt sau:
- Ghi lại các thông tin quản lý.
- Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý
hay giữa hệ thống với bên ngoài.
- Giúp cho cơ quan thu nhận thông tin cần cho hoạt động quản lý.

- Giúp các cơ quan xử lý, đánh giá các thông tin thu được thông qua hệ thống
truyền đạt thông tin khác.
22


* Ý nghĩa của những thông tin chủ yếu chứa đựng trong văn bản QLNN:
Giá trị của văn bản được đảm bảo bởi thông tin chứa đựng trong đó. Đến
lượt mình, giá trị thông tin trong văn bản phụ thuộc vào tính chính xác, mức độ đầy
đủ và sự trùng lặp cái mới của các thông tin mà văn bản mang lại cho quá trình
quản lý. Thông tin trong văn bản thường gồm 3 loại: thông tin quá khứ, thông tin
hiện hành, thông tin dự đoán.
- Thông tin văn bản quá khứ liên quan đến những sự việc đã được giải quyết
trong quá trình hoạt động đã qua của cơ quan quản lý. Tất nhiên, không phải mọi
thông tin văn bản quá khứ đều có giá trị ngang nhau đối với hoạt động hiện hành
của các cơ quan. Chỉ có một số thông tin trong đó cần bảo quản lâu dài dưới dạng
văn bản.
- Thông tin văn bản hiện hành liên quan đến những sự việc và quá trình quản
lý đang xảy ra hàng ngày trong các cơ quan QLNN. Ý nghĩa của các loại thông tin
hiện hành được xét theo mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ đang thực hiện
hàng ngày của cơ quan. Tính đa dạng của thông tin văn bản hiện hành phản ánh
hoạt động đa dạng của các cơ quan cũng như nhiệm vụ khác nhau mà mỗi hệ thống
cơ quan phải thực hiện trong quá trình QLNN.
- Thông tin dự đoán phải được phản ánh trong văn bản là những thông tin
mang tính kế hoạch tương lai, các dự báo chiến lược hoạt động mà bộ máy quản lý
cần dựa vào đó để hoạch định phương hướng hoạt động.
* Minh họa bằng một văn bản cụ thể:
- Tên cơ quan ban hành văn bản: Cho biết vị trí của cơ quan ban hành trong
hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.
- Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản: Giúp cho nơi nhận văn bản
theo dõi được địa điểm cơ quan ban hành nhằm liên hệ giao dịch công tacst huận

lợi và theo dõi được thời gian ban hành.
- Trích yếu văn bản: Thể hiện tổng quát, chính xác nội dung chủ yếu của văn
bản, giúp cho xác định nhanh chóng nội dung chủ yếu của văn bản, thuận tiện vào
sổ và theo dõi giải quyết công việc, tra tìm khi cần thiết.
- Căn cứ ban hành văn bản: Xác định rõ những căn cứ trực tiếp liên quan đến
nội dung của văn bản gồm: căn cứ pháp lý, cawncuws thẩm quyền, lý do ban hành.
- Nội dung điều chỉnh: Đây là phần trọng tâm của văn bản giúp cho đối
tượng thực hiện hiểu rõ nội dung của văn bản.
- Điều khoản thi hành:
+ Hiệu lực của văn bản: Nêu thời điểm bắt đầu hoặc giới hạn thời gian văn
bản có hiệu lực thi hành.
+ Xử lý văn bản cũ: Hiểu rõ, cụ thể những văn bản hoặc quy định nào bị bãi
bỏ toàn bộ hay một phần.
+ Các chủ thể có liên quan: Nêu những đối tượng chịu trách nhiệm chính
trong việc triển khai, thực hiện phối hợp... đối với văn bản được ban hành.
23


+ Nơi nhận: Mục này xác định rõ các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách
nhiệm thi hành công việc được đề cập trong văn bản.
+ Dấu độ mật hoặc/và mức độ khẩn: Giúp hiểu rõ mức độ mật, khẩn của văn
bản.
- Các yếu tố chỉ dẫn phạm vi phổ biến, dự thảo và tài liệu hoi nghị.
Câu 10. Hãy nêu các điều kiện đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của văn
bản quản lý nhà nước; ví dụ minh họa bằng một văn bản quản lý nhà nước cụ
thể.
* Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành
văn (được văn bản hóa) do các cơ quan QLNN ban hành theo thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước bảo đảm thi hành bằng nhiều hình
thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc

giữa các cơ quan NN với các tổ chức và công dân.
* Đặc điểm của văn bản quản lý NN
- Phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành;
- Thẩm quyền ban hành các loại văn bản quản lý nhà nước theo đúng quy
định của luật pháp được cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định thống nhất;
- Văn bản quản lý nhà nước có nhiều loại khác nhau và chúng đều có những
chức năng cụ thể, có yêu cầu riêng khi soạn thảo.
- Giữa các văn bản hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước luôn luôn
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và thường tạo thành các hệ thống với những đặc
trưng riêng biệt (ngành, lĩnh vực)
- Đặc điểm cụ thể:
+Về chủ thể ban hành: văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan Nhà nước,
người có thẩm quyền soạn thảo và ban hành. Chỉ có những văn bản do người đúng
thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý.
Không phải chủ thể nào cũng được ban hành mọi loại văn bản quản lý mà chỉ
được ban hành những loại văn bản nhất định trong phạm vi thẩm quyền để thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Ví dụ: các cơ quan thuộc Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật. Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ không có quyền ban hành Thông tư
mà chỉ có Bộ chủ quản mới có quyền đó.
+ Về mục đích ban hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm
mục đích thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
+ Đối tượng áp dụng: Văn bản quản lý Nhà nước mang tính công quyền, được
ban hành để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý quan trọng
cho các hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Về trình tự ban hành, hình thức văn bản: Văn bản quản lý nhà nước đòi
hỏi phải được xây dựng, ban hành theo thủ tục pháp luật quy định và được trình
bày theo hình thức luật định. Mỗi loại văn bản thường được sử dụng trong những
trường hợp nhất định và có cách thức trình bày riêng. Sử dụng đúng hình thức văn
bản sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cả về nội dung và hình thức của hệ thống văn

bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng thực hiện văn bản.
24


+ Về bảo đảm thi hành.
Văn bản nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc các chủ thể khác
phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước như hoạt động tổ chức
trực tiếp hoặc cưỡng chế.
+ Về văn phong.
Văn bản quản lý nhà nước nhằm mục đích truyền đạt thông tin, mệnh lệnh từ
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách đầy đủ, chính xác nhất. Nó không
cần biểu cảm nên mang đặc trưng văn phong riêng, khác với văn phong nghệ thuật.
Văn bản quản lý nhà nước thường mang tính phổ quát, đại chúng và không cần quá
chi tiết như văn bản khoa học.
* Điều kiện để văn bản QLNN bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả ( Sách
trang 354)
- Đảm bảo yêu cầu về nội dung văn bản phải được ban hành đúng mục đích (
đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhu cầu quản lý xã hội...):
Khi bắt tay vào soạn thảo, cần xác định mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của
văn bản, tức là cần phải trả lời được các vấn đề: văn bản này ban hành để làm gì?
Giải quyết công việc gì? Mức độ giải quyết đến đâu? Kết quả của việc thực hiện
văn bản là gì? Do đó, cần nắm vững nội dung văn bản cần soạn thảo, phương thức
giải quyết công việc đưa ra phải rõ ràng, phù hợp. Nội dung văn bản phải thiết thực,
đáp ứng các yêu cầu thực tế đặt ra, phù hợp với pháp luật hiện hành, không trái với
văn bản cấp trên, có tính khả thi. Không những thế, văn bản được ban hành phải
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan,
tức là phải giải đáp được các vấn đề: văn bản sắp ban hành thuộc thẩm quyền pháp
lý của ai và thuộc loại nào? Phạm vi tác động của văn bản đến đâu? Trật tự pháp lý
được xác định như thế nào? Văn bản dự định ban hành có gì mâu thuẫn với các văn
bản của cơ quan hoặc của cơ quan khác? Như vậy,người soạn thảo cần nắm vững

nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên kiến thức cơ bản và hiểu biết về
quản lý hành chính và pháp luật. Tính mục đích của văn bản còn thể hiện ở phương
diện mức độ phản ánh các mục tiêu trong đường lối, chính sách của cấp ủy Đảng,
nghị quyết của cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của cơ quan quản lý nhà
nước cấp trên, áp dụng vào giải quyết những công việc cụ thể ở một ngành, một cấp
nhất định. Vì vậy, cần nắm vững đường lối chính trị của Đảng để có thể quy phạm
hóa chính sách thành pháp luật. Công tác này đòi hỏi giải quyết hợp lý các quan hệ
giữa Đảng và Nhà nước, giữa tập thể và cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới, phải
bảo đảm công tác bảo mật.
- Văn bản phải đảm bảo tính khoa học:
+ Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết. Chức năng
thông tin là chức năng tổng quát của văn bản. Thông tin quản lý chuyển đạt qua văn
bản được xem là đáng tin cậy nhất.
25


×