Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI LIÊN môn sửa lỗi PHÁT âm CHO học SINH dân tộc THÁI ĐEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.02 KB, 16 trang )

I. TÌNH HUỐNG CẦN GIẢI QUYẾT.
Trong giờ học ngữ văn lớp 11B2 trường PT DTNT THPT Tuần Giáo tỉnh Điện
Biên.
Cô giáo: Cô giáo mời em Nghiêm đứng lên đọc đoạn thơ.
Học sinh Nghiêm: Em thưa cô, em đọc bài!
“… Đớp đớp mây cao lùn núi vạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: vóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn bời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà …”.
(Chú thích: “… Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà …”.)

Cả lớp: (Cười nhặt nghẽo)
Cô giáo: Em Nghiêm đang bị phát âm lệch chuẩn các phụ âm đầu L/Đ và V/B.
Em cần phải rèn luyện để phát âm đúng chuẩn thì mới có thể truyền đạt đúng nội dung
khi giao tiếp.
Là một học sinh đã sống và học tập trong trường, em nhận thấy các bạn học sinh
người dân tộc Thái đen bị mắc lỗi phát âm lệch chuẩn các phụ âm đầu L/Đ, V/B như
bạn Nghiêm không phải là hiếm. Những bạn bị mắc lỗi phát âm lệch chuẩn rất ngại
giao tiếp vì những phản ứng không tốt của xã hội, các bạn nhút nhát, không hòa đồng
và tự thu mình lại. Điều đó gây ảnh hưởng không tốt tới học tập và phát triển nhân
cách. Vận dụng những kiến thức của các bộ môn mà em đã được học trong trường
em đã đề ra “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm lệch chuẩn các phụ âm đầu L/Đ và
V/B cho học sinh dân tộc Thái đen”.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu chung

1



Nghiên cứu của em với mục đích là để giúp các bạn học sinh nói chung và các
bạn học sinh dân tộc Thái đen nói riêng thấy được tầm quan trọng của việc phát âm
đúng chuẩn khi giao tiếp từ đó chính các bạn sẽ lại là người hướng dẫn cho những
người thân trong gia đình mình và những người nơi mình sinh sống phát âm đúng
chuẩn, góp phần nâng cao sự chuẩn mực về ngôn ngữ trong trường học và trong xã
hội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Giúp các bạn học sinh dân tộc Thái đen trong trường:
+ Nắm vững cách phát âm chuẩn các phụ âm đầu là L/Đ, V/B.
+ Luôn có ý thức rèn luyện kiên trì, thường xuyên, liên tục và thành thói quen phát
âm đúng chuẩn trong toàn trường.
+ Có khả năng phát hiện ra người khác phát âm lệch chuẩn để cùng sửa lỗi.
III. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Những nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
1.1.Nghiên cứu về kỹ thuật phát âm các phụ âm đầu L, Đ, V, B.
1.2.Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến việc phát âm lệch chuẩn các phụ âm đầu
L/Đ, V/B của một số học sinh dân tộc Thái đen .
1.3.Nghiên cứu tài liệu về cách dạy phát âm cho những người đang phát âm lệch
chuẩn.
1.4.Nghiên cứu về những tác động xấu đối với sự phát triển nhân cách con người
đối với những người rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp.
1.5.Nghiên cứu về những hậu quả mà việc phát âm lệch trong khi giao tiếp sẽ
dẫn đến.
2. Các kiến thức liên môn liên quan đến quá trình giải quyết tình huống
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giải quyết tình huống chúng ta phải sử
dụng các kiến thức từ các môn học khác nhau trong trường phổ thông, cụ thể như:
2.1.Môn Toán: Thống kê tỉ lệ những những học sinh mắc lỗi phát âm lệch chuẩn
trong tổng số học sinh trong trường.

2.2.Môn Địa lý: Vẽ biểu đồ so sánh về mức độ mắc lỗi phát âm các phụ âm đầu
của các bạn học sinh.

2


2.3.Môn GDCD: Tìm hiểu về nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước, trong công cuộc hội nhập của đất nước từ đó thấy được tầm
quan trọng của việc giao tiếp đúng chuẩn.
2.4.Môn Ngữ văn: Nghiên cứu các kĩ thuật phát âm các phụ âm đầu là L, Đ, V,
B. Sử dụng những kiến thức của môn ngữ văn để nắm được các kĩ năng viết văn như:
Văn kể chuyện, thuyết minh, nghị luận… sử dụng khi viết bài. Bài viết có bố cục rõ
ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Sáng tác hoặc sưu tầm những bài văn, thơ,
câu chuyện dùng để luyện tập phát âm từ đó thêm yêu bộ môn, khơi gợi tình yêu
thương đồng loại, tình yêu quê hương, đất nước.
2.5.Môn Mỹ thuật, âm nhạc: Một bức tranh, một bài hát hay một vở kịch…
đều có có tác dụng tuyên truyền tác hại, thuyết phục, kêu gọi phât âm đúng chuẩn
trong giao tiếp để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2.6.Môn Tin học: Khai thác thông tin trên mạng, soạn bài tuyên truyền bằng
phần mềm Microsoft powerpoint, soạn thảo những tài liệu cho lớp học luyện phát âm,
nội dung sinh hoạt các CLB bằng phần mềm Microsoft office word
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Đề tài đưa ra những giải pháp sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/Đ và
V/B như sau:
Giải pháp 1: Phát phiếu điều tra để phát hiện ra những bạn mắc lỗi phát âm
lệch chuẩn. Tuyên truyền về những khó khăn các bạn học sinh sẽ gặp phải khi phát
âm lệch chuẩn, từ đó vận động các bạn tham gia lớp học luyện phát âm.
Những kiến thức môn học cần dùng khi thực hiện giải pháp 1:
+) Vận dụng kiến thức đã học của môn Ngữ văn để soạn thảo phiếu điều tra.
+) Vận dụng kiến thức của môn Toán để xử lý kết quả thu được theo phương

pháp thống kê.
+) Vận dụng kiến thức của môn Tin học để soạn thảo văn bản trên Microsoft
office word.
+) Vận dụng kiến thức về môn GDCD để tuyên truyền về trách nhiệm của học
sinh đối với xã hội, đối với đất. Từ đó thấy được tầm quan trọng của giao tiếp đúng
chuẩn trong giao tiếp.
3


+) Vận dụng kiến thức của môn Địa lí để vẽ biểu đồ so sánh mức độ mắc lỗi
phát âm.
Giải pháp 2: Tổ chức lớp luyện phát âm do các học sinh phát âm đúng chuẩn
tình nguyện hướng dẫn.
Những kiến thức môn học cần dùng khi thực hiện giải pháp 2:
+) Vận dụng những kiến thức của môn Ngữ văn để tìm ra kĩ thuật phát âm
đúng chuẩn các phụ âm đầu là L, V, B, Đ. Sưu tầm, sáng tác những từ, câu, đoạn văn,
thơ, câu truyện... hay, ý nghĩa, hấp dẫn mang nhiều các phụ âm đầu là L, Đ, V, B để
luyện phát âm.
+) Vận dụng kiến thức của môn Tin học để soạn thảo văn bản trên Microsoft
office word, Microsoft powerpoint để hướng dẫn phát âm.
+) Vận dụng những kiến thức của môn Âm nhạc để sưu tầm những bài hát vui
nhộn, dễ học thuộc mà chứa nhiều những phụ âm đầu là L, Đ, V, B để luyện phát âm
trong quá trình luyện hát.
Giải pháp3: Luyện trong giao tiếp thường ngày.
Những kiến thức môn học cần dùng khi thực hiện giải pháp 3:
+) Vận dụng những kiến thức của môn Ngữ văn để tuyên truyền và thuyết
phục các bạn học sinh phát âm chuẩn và các thầy cô giáo để kịp thời sử lỗi phát âm
cho các bạn học sinh đang phát âm lệch chuẩn trong cuộc sống hàng ngày và trong
các tiết học trên lớp.
+) Vận dụng kiến thức của môn Mĩ thuật để vẽ tranh, áp phích... để tuyên

truyền tác hại của việc phát âm lệch chuẩn, sự cần thiết phải phát âm đúng chuẩn để
tác động vào nhận thức, tính tự giác của các bạn đang phát âm lệch chuẩn.
Giải pháp 4: Thành lập các câu lạc bộ “Những học sinh hoạt ngôn” , “ Những
MC tương lai”, “Những nhà hùng biện trí tuệ”, “CLB phát thanh”…cho các bạn học
sinh trong trường.
Những kiến thức môn học cần dùng khi thực hiện giải pháp 4:
+) Vận dụng những kiến thức của môn Ngữ văn để soạn thảo nội quy, quy chế,
xây dựng nội dung hoạt động của các câu lạc bộ. Sử dụng các kĩ năng viết văn để
4


viết bài hùng biện, viết bài cho câu lạc bộ phát thanh...được sử dụng để luyện tập
phát âm.
+) Vận dụng kiến thức của môn Tin học để soạn thảo văn bản trên Microsoft
office word, Microsoft powerpoint trong quá trình hoạt động của các câu lạc bộ.
Giải pháp 5: Dưới sự giúp đỡ của Đoàn trường tổ chức các cuộc thi: Giai điệu
tuổi hồng, thi kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi diễn tiểu phẩm về
tuyên truyền phòng chống ma túy ...
Những kiến thức môn học cần dùng khi thực hiện giải pháp 5:
+) Vận dụng kiến thức của môn Ngữ văn viết tiểu phẩm, sưu tầm những câu
truyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...xử dụng trong các cuộc thi.
+) Vận dụng những kiến thức của môn Âm nhạc sưu tầm những bài hát hay xử
dụng trong các cuộc thi hát.
+) Vận dụng những kiến thức về Tin học để soạn thảo bài trên phần mềm
Microsoft powerpoint để phục vụ cho các cuộc thi.
IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Với đặc thù của một ngôi trường chuyên biệt nên trường PTDTNT THPT
huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên có đến 98% học sinh là người dân tộc (dân tộc Kinh
chiếm 5% nhưng chỉ là đối với cấp THPT). Các bạn học sinh được tuyển từ các xã
vùng II, vùng III trong toàn huyện, ở đó đời sống dân trí còn thấp, việc học tập của

con cái chưa được cha mẹ quan tâm thỏa đáng. Sống trong môi trường bó hẹp, tiếp
xúc với những người chưa thông thạo tiếng phổ thông thậm trí có người còn không
biết tiếng phổ thông, mặt khác đặc thù khi phát âm của người dân tộc Thái là không
phân biệt được âm nặng, âm nhẹ khi phát âm tiếng phổ thông mọi âm tiết đều phát
âm ngang ngang, lơ lớ như nhau, vì vậy các bạn phát âm lệch chuẩn là chuyện bình
thường (vì cả Bản ai cũng thế - Lời một bạn học sinh) không được ai quan tâm, điều
chỉnh. Khi được tiếp xúc với môi trường rộng hơn các bạn mới gặp phải trở ngại vì
lỗi phát âm lệch chuẩn. Các bạn cảm thấy xấu hổ, tự ti trước phản ứng của xã hội nên
tự thu mình lại, ngại giao tiếp với người khác. Điều đó ảnh hưởng rất xấu đến cuộc
sống và học tập của các bạn, thậm trí còn ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội chọn việc làm
5


của các bạn trong tương lai. Theo thống kê đại đa số các bạn dân tộc Thái bị mắc lỗi
phát âm lệch chuẩn các phụ âm đầu là L/Đ và V/B.
Từ những thực tế trên em đã tiến hành nghiên cứu: Một số biện pháp sửa lỗi phát
âm lệch chuẩn các phụ âm đầu L/Đ và V/B cho học sinh dân tộc Thái đen. Để thực
hiện được mục tiêu đó em đã đưa ra những giải pháp như sau:
 Giải pháp 1: Phát phiếu điều tra để phát hiện ra những bạn mắc lỗi phát âm lệch
chuẩn các phụ âm đầu L/Đ, V/B. Tuyên truyền về những khó khăn các bạn học sinh sẽ
gặp phải khi phát âm lệch chuẩn, từ đó vận động các bạn tham gia lớp học luyện phát
âm.
- Thực hiện phát 112 phiếu điều tra đến các bạn học sinh dân tộc Thái trong
trường. Dựa vào kết quả điều tra để nắm được cụ thể những bạn học sinh đang mắc
lỗi phát âm lệch chuẩn các phụ âm đầu L/Đ và V/B.
- Sau khi thu được kết quả xử lí bằng phương pháp thống kê và vẽ biểu đồ để so
sánh mức độ mắc lỗi ở các phụ âm để từ đó đưa ra phương pháp luyện phát âm cho
các bạn học sinh.
Phiếu điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA

Bạn vui lòng cung cấp những thông tin dưới đây ( những thông tin bạn cung cấp sẽ
được bảo mật.)

Họ và tên:………………….
Lớp:………………….
1. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với bạn.
Khi phát âm bạn đang nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu
L

Đ

Đ

L

V

B

B

V

2. Nếu bạn đang phát âm lệch chuẩn, bạn có mong muốn được học để
phát âm chuẩn khi giao tiếp không?
Đánh dấu X vào ô tương ứng!
a. Có

b. Không


3. Bạn hãy cho biết lí do:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Cảm ơn các bạn đã cung cấp thông tin!

6


Biểu đồ so sánh mức độ mắc lỗi phát âm của 112 học sinh

- Thông qua đài phát thanh của nhà trường, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt nội
trú…để thực hiện tuyên truyền về những khó khăn sẽ gặp phải trong cuộc sống khi
phát âm lệch chuẩn như: Xấu hổ, tự ti, ngại tiếp xúc với bên ngoài vì sợ bị chê cười.
Điều đó gây nên tính nhút nhát, phát triển lệch lạc về tâm lý thậm trí còn có thể dẫn
7


đến bệnh tự kỷ, trầm cảm. Điều đó còn ảnh hưởng đến học tập và xa hơn nữa là ảnh
hưởng đến cuộc sống, cơ hội tìm việc làm trong tương lai.
- Giới thiệu về lớp học luyện phát âm (miễn phí) do các bạn học sinh phát âm
đúng chuẩn tình nguyện hướng dẫn. Vận động các bạn phát âm lệch chuẩn tham gia
luyện tập phát âm.
 Giải pháp 2: Tổ chức lớp luyện phát âm do các học sinh phát âm đúng chuẩn
tình nguyện hướng dẫn.
- Tìm cộng tác viên luyện phát âm là các bạn học sinh phát âm đúng chuẩn trong
trường.
- Thực hiện luyện tập phát âm đúng chuẩn các phụ âm đầu L/Đ, V/B theo phương
pháp nghe và lặp lại từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo trình tự các bước
sau:
Bước 1. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu L, Đ, V, B.

+ Người hướng dẫn sẽ phát âm đúng chuẩn, các bạn học sinh phát âm theo, từng
người một. Dưới sự giúp đỡ, làm mẫu của người hướng dẫn giúp các bạn luyện
phát âm từng âm, nhiều lần, nhiều ngày.
+ Kĩ thuật phát âm các phụ âm L, Đ, V, B:
- Phụ âm L: + Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng.
+ Đẩy hơi qua miệng, không đưa hơi lên mũi.
+ Bật lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng.
- Phụ âm Đ: + Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên.
+ Đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng, hạ lưỡi xuống và phát tiếng (chạm
nhẹ tay vào cổ thấy có sự rung nhẹ).

8


- Phụ âm V: + Răng hàm trên cắn nhẹ vào môi dưới.
+ Đẩy nhẹ hơi ra ngoài (chạm tay vào cổ thấy có sự rung nhẹ
khi đẩy hơi).
+ Há miệng, bật hơi ra và phát tiếng.
- Phụ âm B: + Hai môi chạm vào nhau.
+ Không đưa hơi thoát lên mũi, giữ hơi trong khoang miệng.
+ Mở miệng, bật hơi và phát tiếng.
+ Tổ chức các trò chơi vui nhộn luyện phát âm như:
Luyện phát âm phụ âm L: Trò chơi liếm môi (yêu cầu các bạn dùng lưỡi liếm
môi trên, thi xem ai liếm môi trên được nhiều lần/phút).
Luyện phát âm chữ Đ: Làm theo giai điệu đa….đa…đa… (tổ chức thi xem ai
hơi dài hơn).
Luyện phát âm chữ V: Làm theo giai điệu vi….vi…vi… (tổ chức thi xem ai hơi
dài hơn).
Luyện phát âm chữ B: Làm theo giai điệu bơ….bơ…bơ… (tổ chức thi xem ai
hơi dài hơn).

Bước 2. Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu là L, Đ, V, B.
+ Tra từ điển Tiếng việt để tìm các từ mang phụ âm đầu là L, Đ, V, B để luyện
tập và tìm hiểu nghĩa của chúng.
+ Người hướng dẫn làm mẫu trước cho các bạn phát âm sau. Luyện tập theo từng
nhóm, cặp, cá nhân.
Ví dụ một số tiếng, từ mang phụ âm đầu là L/ Đ, V/B dùng để luyện tập:
- Luyện âm B/V:
+ Các tiếng dùng để luyện tập: Vâng – Bâng, Và – Bà, Bí – Ví...
+ Các từ dùng để luyện tập: Bơ vơ, bức vách, bỉ vỏ, vỏ bào, bến vắng...
- Luyện âm L/Đ:
+ Các tiếng dùng để luyện tập:Lam – Đàm, Lim – Đim, Liên – Điên...
9


+ Các từ dùng để luyện tập: Đồng lúa, la đà, lãng đãng, lao đao, lảo đảo...
Bước 3. Luyện đọc câu, đoạn văn, thơ, câu chuyện có các từ ngữ có phụ âm
đầu là L, Đ, V, B.
Hoạt động này nhằm mục đích giúp các bạn nhớ âm và từ ngữ mang âm trong
hoạt động giao tiếp bằng văn bản theo nguyên tắc:
+ Chọn những câu thơ, đoạn văn, câu chuyện có nội dung hấp dẫn, hay, vui
nhộn để kích thích người đọc.
+ Đọc nhiều lần, đọc thuộc lòng để có thể nhẩm đọc bất cứ lúc nào rỗi, nhẩm
đọc trước lúc đi ngủ vừa có tác dụng luyện tập lại vừa giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
+ Chọn những câu dễ (có ít phụ âm L, Đ, V, B) đọc trước, những câu khó đọc
sau.
+ Trước hết đọc những câu ngắn, rồi đọc đến đoạn thơ, đoạn văn sau đó mới
đọc đến câu chuyện dài.
Ví dụ một số bài thơ dùng để luyện phát âm.
CHIỀU XUÂN
Anh Thơ

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

10


Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi xuống cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)

THẦY DẠY TOÁN LÀM THƠ
ST.
Có một lần thầy dạy toán làm thơ
Bài thơ ấy bây giờ đang dang dở
Những câu thơ ý, tình bỡ ngỡ
Còn khô khan như môn toán của thầy.
Trong bài thơ thầy cộng gió với mây
Bằng công thức tính Cô tang của góc
Lá thu rơi, bay vào trong lớp học.
Thầy bảo rằng "lá có lực hướng tâm"!
Rồi một lần mưa nhè nhẹ bâng khuâng

Thầy ngẫu hứng đọc câu thơ thầy viết
"Gọi mưa rơi dọc ngang bất chợt
Radian của cầu vòng là một số pi"...
Câu chuyện vui dùng để luyện phát âm
Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự,
ông đã nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.
Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có
cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.
Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời
nói dối là được rồi”.
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời
nào.
ST
Bước 4. Luyện qua bài hát có chứa các phụ âm đầu L, Đ, V, B.
11


Hoạt động này đòi hỏi người luyện phát âm cần phải nhớ âm cao hơn, nhớ tự
động không có văn bản kích thích. Luyện theo nguyên tắc:
+ Hát nhiều lần, không hát một bài mà phải hát nhiều bài.
+ Hát cho người khác nghe để kiểm tra âm đồng thời luyện sự tự tin.
Ví dụ bài hát dùng để luyện phát âm
MƯA RƠI
Dân ca xá

Mưa rơi cho cây tốt tươi, búp chen lá trên cành
Rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió, bướm tung cánh bay vờn
Bên nương ríu rít tiếng cười bao trai gái đang nô đùa.
Đầu sàn có đôi chim cu đua gáy, thách đôi én cùng múa vui.

Mưa rơi chim ướt cánh bay nó sa bẫy trong rừng
Dập dìu ai đi đơm cá bên suối, nước sô nước ven bờ.
Trên nương hương thơm nếp vàng, măng cười hé vươn lên cùng
Ngọt ngào hương thơm bay bay theo gió
Những chim nướng cùng nếp thơm
Nhìn mà no!”.
Một số hình ảnh về lớp luyện tập phát âm

12


 Giải pháp 3: Luyện trong giao tiếp thường ngày (đây là mục đích cuối cùng của
việc luyện phát âm đi vào hoạt động giao tiếp mang tính tự động).
+ Với lợi thế là trường nội trú, các bạn học sinh học tập và sinh hoạt cùng nhau,
dưới sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo sắp xếp cho các bạn phát âm chuẩn ở
chung phòng với những bạn phát âm lệch chuẩn để kịp thời nhắc nhở, hướng
dẫn các bạn thường xuyên điều chỉnh.
+ Nhờ sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo để chỉnh cho các bạn phát âm đúng
chuẩn cả trong các tiết học trên lớp: Trong tiết học khi các bạn đọc bài hay phát biểu
ý kiến mà bị phát âm lệch chuẩn thì sẽ được các thầy cô giáo điều chỉnh ngay.
Các bạn đang phát âm lệch chuẩn luôn được nhắc nhở phát âm đúng chuẩn một
cách thường xuyên trong mọi hoạt động của cuộc sống thường ngày.

13


 Giải pháp 4: Thành lập các câu lạc bộ “Những người hoạt ngôn”, “Những MC
tương lai”, “Những nhà hùng biện trí tuệ”, “Câu lạc bộ phát thanh”… cho các bạn
học sinh trong trường.
- Các câu lạc bộ này được thành lập với nội dung sinh hoạt nhằm giúp các bạn

luyện tập phát âm đúng chuẩn và luyện giao tiếp, ví dụ như:
+ Câu lạc bộ: “Những nhà hùng biện trí tuệ” các bạn học sinh có thể tập chung
những lúc rảnh rỗi để hùng biện về các nội dung như: phương pháp học tốt
hay về những vấn đề xã hội các bạn quan tâm… Một người chuẩn bị nội dung hùng
biện còn các bạn khác sẽ phản biện lại. Từ đó không những các bạn luyện được kĩ
năng thuyết trình trước đám đông, có những quan điểm, cách nhìn đúng đắn về một
số vấn đề trong xã hội mà còn có thể chỉnh sửa những lỗi phát âm lệch chuẩn, luyện
tập phát âm đúng chuẩn.
+ Câu lạc bộ: “Những MC tương lai” giúp các bạn làm quen với cách viết một
kịch bản và dẫn một chương trình ngoại khóa, văn nghệ … trong trường. Từ đó có
thể chỉnh sửa những lỗi phát âm lệch chuẩn.
+ “Câu lạc bộ phát thanh” hàng tuần thực hiện viết bài và đọc phát thanh
trong toàn trường từ đó giúp các bạn luyện phát âm đúng chuẩn.
- Các câu lạc bộ được thành lập và hoạt động như sau:
+ Mỗi câu lạc bộ có một ban điều hành với một chủ tịch là các bạn học sinh
phát âm đúng chuẩn và có năng lực trong lĩnh vực hoạt động của CLB.
+ Đề ra quy chế hoạt động và lịch sinh hoạt của CLB.
+ Ban điều hành CLB sẽ chuẩn bị nội dung trước mỗi buổi sinh hoạt.
Hình ảnh về buổi sinh hoạt của CLB: “Những MC tương lai”.

14


Hình ảnh của buổi sinh hoạt “CLB phát thanh”

 Giải pháp 5: Tổ chức các cuộc thi trong các buổi ngoại khóa để thu hút các bạn
tham gia vào các hoạt động tập thể.
Dưới sự giúp đỡ của Đoàn trường tổ chức các cuộc thi: Giai điệu tuổi hồng, thi kể
chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi diễn tiểu phẩm về tuyên truyền phòng
chống ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên ... Thông qua các cuộc thi các bạn có

không những có thêm kiến thức, vốn hiểu biết mà còn là cơ hội thực hành phát âm
chuẩn đồng thời giúp các bạn xóa bỏ mặc cảm tự ti, xấu hổ mà hòa nhập với các hoạt
động tập thể trong trường.
Các bạn học sinh tham gia thi hát, diễn tiểu phẩm trong các buổi ngoại khóa

15


III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài giúp các bạn học sinh thấy được sự cần thiết của việc phát âm đúng
chuẩn khi giao tiếp, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp các bạn học sinh phát âm đúng chuẩn hai phụ âm đầu là L/Đ và
V/B, giúp các bạn tự tin hơn khi giao tiếp không còn cảm thấy mặc cảm tự ti vì những
phản ứng của xã hội từ đó cải thiện thành tích học tập.

16



×