Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ do hoạt động trong nuôi trồng hải sản tại thị xã vạn giã, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VEN BIỂN DO HOẠT
ĐỘNGNUÔI TRỒNG HẢI SẢN
TẠI THỊ XÃ VẠN GIÃ, TỈNH KHÁNH HÒA
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

GVHD: TS. Bùi VIệt Hưng
SVTH: Lê Phạm Hữu Vinh
MSSV : 1311090741

Tp HCM, Tháng 8/2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện cho em được làm đồ án, cảm ơn
các thầy cô trong khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã dạy em nhiều
kiến thức bổ ích trong quá trình học tập.
Em xin gửi đến thầy TS. Bùi Việt Hưng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành đồ án tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh
Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm, thu thập tài liệu trong suốt quá
trình làm đồ án.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S Lê Viêt Quang đã giúp em tận
tình, giải thích thêm các kiến thức về nông – lâm – thủy sản, hướng dẫn và cho phép sử
dụng phòng thí nghiệm của thầy.


Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong suốt quá trình làm và hoàn thiện đồ án
không tránh khỏi sai sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đồ án tốt nghiệp “ Đánh giá tác động môi trường và ứng dụng WQI
đánh giá chất lượng nước bieern ven bờ tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và không sao chpes bất cứ ai. Tôi xin chịu trách nhiệm về
công trình nghiên cứu của mình

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày

Lê Phạm Hữu Vinh

3


TÓM TẮT
Sự phát triển kinh tế xã hội làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường tại thị xã Vạn Giã. Đồ
án “Đánh giá tác động môi trường và ứng dụng WQI đánh giá chất lượng nước biển ven
bờ thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa” thực hiện với mục đích đánh giá môi trường nước
biển ven bờ, đồng thơi đưa ra các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm theo dõi diễn biến và
cảnh báo, phòng chống ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức của mọi người trong
việc bảo vệ môi trường. Phương pháp thực hiện gồm 3 phương pháp: Phương pháp thu
thập tài liệu, phương pháp thực địa lấy mẫu phân tích, phương pháp phân tích bằng công
cụ WQI. Phân tích mẫu tại 3 vị trí khác nhau, có 2 vị trí xác định bị ô nhiễm trong đó có
1 vị trí ô nhiễm nghiêm trọng. Từ những phương pháp trên, xác định được nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường nước tại thị xã Vạn Giã: do hoạt động sinh hoạt của dân, do nuôi
trồng thủy sản, tàu bè… đề xuất các giải pháp kỹ thuật, quản lý để cải thiện môi trường
nước ven bờ.



ABSTRACT
Socio-economic development increases the risk of environmental pollution in Van Gia
Town. The project "Environmental Impact Assessment and WQI application for assessing
coastal water quality in Van Gia town, Khanh Hoa province" is carried out for the purpose of
evaluating coastal water environment, finding suitable solution in technical, management to
follow the level of pollution and warning, preventing environmental pollution, raising awareness
of people in environmental protection. The process consists of three methods: data collection,
sampling analysis, analysis with WQI tool. The samples are from three different places, two of
them have been identified to be contaminated, the other one is seriously contaminated. From the
above methods, the causes of water pollution in Van Gia town can be identified: people’s
activities, aquaculture, sea transportations... propose technical solutions, management to improve
coastal water environment.

5


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................3
TÓM TẮT .................................................................................................................4
ABSTRACT ..............................................................................................................5
MỤC LỤC .................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................8
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 8
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 8
1.1.2 Các thành phần của nước.................................................................................... 8
1.1.3 Chức năng của tài nguyên nước ....................................................................... 10
1.1.4 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người ................ 11
1.1.6 Các cách thức đánh giá chất lượng nước .......................................................... 17
1.2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 18
1.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 18
1.2.2 Đặc điểm địa lý ................................................................................................. 18
1.2.3 Khí hậu ............................................................................................................. 19
1.2.4 Giao thông ........................................................................................................ 20
1.2.5 Dân cư ............................................................................................................... 20
1.2.6 Hành chính ........................................................................................................ 20
1.2.7 Du lịch .............................................................................................................. 20
1.2.8 Tình hình kinh tế và văn hóa, xã hội ................................................................ 21
1


1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 24

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................27
2.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 27
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế ........................................................................... 27
2.2.2.1 Thực địa ..................................................................................................... 27
2.2.2.2 Lấy mẫu nước ............................................................................................ 28

2.2.3 Phân tích WQI ...................................................................................................... 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................33
3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước tại Vạn Giã ................................................... 33
3.2 Đề xuát giả pháp. ..................................................................................................... 52

[12] Luật số 17/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Thủy sản ...............................57

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Hàm lượng DO bão hòa theo nhiệt độ ................................................................. 15
Bảng 2. danh sách các điểm lấy mẫu tại thị xã Vạn Giã. .................................................. 28
Bảng 3 quy định các giá trị qi, BPi .................................................................................... 30
Bảng 4 quy định các BPi và qi đối với DO% bão hòa ............................................................. 31
Bảng 5 quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ................................................ 31
Bảng 6 Thang điểm của chỉ số WQI ................................................................................. 32
Bảng 7Thống kê các tác động chính lên chất lượng nước ................................................ 37
Bảng 8 Dự kiến những tổn hại đến môi trường khi nuôi trồng thủy sản........................... 37
Bảng 9 Chất lượng nước mặt được đo đạc tại các trạm Đợt 1 (26/4/2017) ...................... 42
Bảng 10 Chất lượng nước mặt được đo tại các trạm Đợt 2 (29/5/2017) ........................... 43
Bảng 11 Chất lượng nước mặt được đo tại các trạm Đợt 3 (28/6/2017) ........................... 44
Bảng 12 Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 1 ...................................... 48
Bảng 13 Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 2 ...................................... 48
Bảng 14 Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 3 ...................................... 49

3



DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Ảnh hưởng của pH đến dạng tồn tại của HCO3-, CO32- và CO2 ........................ 13
Hình 1-2: Độ tan của oxy trong nước giảm theo nhiệt độ. ................................................ 15
Hình 1-3 :Bản đồ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ........................................................ 18
Hình 1-4. Bờ biển Vịnh Vân Phong. ................................................................................. 19
Hình 1-5 Thủy triều đỏ được cho là nguyên nhân gây ra vụ cá chết hàng loạt. ................ 26
Hình 3-1 ảnh tại biển Vạn Giã được chụp bằng vệ tinh. ................................................... 34
Hình 3-2 Các bè cá nối lại với nhau thành mảng .............................................................. 34
Hình 3-3 Rất nhiều bè cá nằm gần bờ biển ....................................................................... 35
Hình 3-4 Rác thải sinh hoạt, khúc gỗ, phế liệu đều đc đổ ra biển tại Vạn Giã ................. 35
Hình 3-5 Người dân đang bảo dưỡng con tàu ................................................................... 36
Hình 3-6 Ngư dân chở cá từ các ngư trường ngoài biển vào đất liền ............................... 36
Hình 3-7 Người dân kiểm tra lưới cá ................................................................................ 37
Hình 3-8 Hình ảnh ven bờ biển Vạn Giã ........................................................................... 40
Hình 3-9 Rất nhiều bè cá trên biển .................................................................................... 40
Hình 3-10 Rác thải được đổ ven biển ................................................................................ 41
Hình 3-11 Hiện trạng thực tế ven biển .............................................................................. 41
Hình 3-12 Rác thỉa sinh hoạt vướng trên rừng ngập mặn ................................................. 42
Hình 3-13 Người dân thu hoạch, chất hàng để vận chuyển vào bờ .................................. 42
Hình 3-14 So sánh chỉ tiêu pH giữa các vị trí qua các đợt lấy .......................................... 45
Hình 3-15 So sánh chỉ tiêu SS giữa các vị trí qua các đợt lấy .......................................... 45
Hình 3-16 So sánh chỉ tiêu DO giữa các vị trí qua các đợt lấy ......................................... 46
Hình 3-17 So sánh chỉ tiêu BOD giữa các vị trí qua các đợt lấy....................................... 47
Hình 3-18 So sánh chỉ tiêu COD giữa các vị trí qua các đợt lấy....................................... 47

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UN/ECE


Ủy ban Kinh tế Châu Âu

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

WQI

Chỉ số chất lượng nước - Water Quality Index-WQI

GIS

Hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System

CN – TTCN

Công nghiệp – Trung tâm công nghiệp

NN – PTNT

Nông nghiệp – Phát triển nông thôn




Quyết định

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

DO

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

SS

Tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nuôi các loài động vật giáp xác (như tôm, cua, tôm hùm), cá, nhuyễn thể và trồng
rong biển ở các vùng nước ven bờ và các bãi triều đang được phát triển nhanh chóng ở
nhiều tỉnh ven biển nước ta. Các tỉnh ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng
các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển, chính phủ đang dành ưu tiên cao cho phát
triển ngành sản xuất này trong tương lai. Do môi trường ven biển có hệ sinh thái đa dạng
gồm nhiều các loài động, thực vật và phù du phù hợp cho việc phát triển kinh tế.
Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển đã mang lại một nguồn thu nhập quan trọng
và góp phần xoá đói giảm nghèo ở các cộng đồng cư dân ven biển. Nuôi trồng thuỷ sản
cũng mang lại một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước nhà. Tuy nhiên, do công tác quản lý
môi trường còn yếu hoặc thiếu nhân lực chuyên môn nên có nhiều vấn đề chưa xử lý
trong vấn đề môi trường ven biển.
Ở nước ta, hiện nay, nhiều nơi tổn thất rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, bùng nổ
bệnh tôm, ô nhiễm nước cục bộ đã từng phát sinh và ảnh hưởng đến tính bền vững của
nuôi trồng thuỷ sản và cuộc sống của nhân dân vùng ven biển. Vì vậy, cần phải tăng
cường công tác quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản ven biển trên toàn quốc. Khu vực
ven biển thị xã Vạn Giã là một điển hình cho việc phát triển kinh tế nhưng môi trường
ven biển vẫn chưa được chú trọng, công tác quản lý môi trường đã có nhiều chính sách
giải quyết và từng bước thực hiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ được sử dụng nhằm cải thiện
công tác quản lý môi trường đối với các dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Sử
dụng đánh giá tác động môi trường sẽ giúp các ngành và chính phủ đánh giá được những
tác động môi trường tiềm ẩn, nhằm xác định các hành động quản lý giảm thiểu các vấn đề
môi trường. Trên cơ sở đó, đè tài: đánh giá tác động môi trường và chất lượng nước biển
ven bờ tại Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa sẽ cung cấp cơ sở đánh giá và xác định chất lượng
môi trường nước biển ven bờ, phục vụ cho việc nghiên cứu, quản lý môi trường, đánh giá
chất lượng nước.
6


2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ thị xã Vạn Giã, qua đó
đề xuất giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực
Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
 Môi trường nước biển tại thị trấn Vạn Giã, Vạn Ninh – Khánh Hòa.
 Các hoạt động nuôi trồng thủy sản tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu:
 Thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017.
 Khu vực: vùng nước ven bờ biển thị xã Vạn Giã.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đánh giá chất lượng nước là một công việc quan trọng có ý nghĩa trong thời đại phát
triển kinh tế xã hội
Việc đánh giá chất lượng nước theo dõi diễn biến và cảnh báo, phòng chống ô nhiễm
môi trường, góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường
đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Là nguồn dữ liệu để phân vùng chất lượng nước, cung cấp thông tin môi trường một
cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan. Nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý môi trường,

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Khái niệm
Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.

Nước bao phủ 71% diện tích quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước
ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi
trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cở thể sinh vật, chiến từ 50-97%
trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở
sứa nước chiếm tới 97%. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất có khoảng 2/3 lượng
nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng,
ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa… chỉ có 0.5% nước ngọt hiện
diện trong sông, suối, ao hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên nếu ta trừ phần
nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0.003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử
dụng được vi nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879000 lit nước ngọt để sử
dụng (Miller, 1988)
1.1.2 Các thành phần của nước
Căn cứ vào thành phần hóa học, vật lý, chia thành các dạng sau:
Nước ngọt
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc
biệt là natri clorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng
0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay
các loại nước mặn và nước muối.
Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự
ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng
như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết.

8


Sự cung cấp đủ lượng nước ngọt cần thiết để duy trì sự sống là một vấn đề đáng báo
động đối với nhiều loài sinh vật, trong đó có con người, đặc biệt là ở các khu vực sa
mạc hay các khu vực khô cằn khác,...
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch
trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nước trên thế

giới trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự
nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ
mới được lên tiếng gần đây.
Đầu thế kỉ 21, rất nhiều vùng đất ngập nước trên thế giới bị biến mất cùng với môi
trường hỗ trợ giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mạng đập tính đa dạng sinh
học hiện đang suy giảm nhanh chóng.
Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể
các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới
dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Các mức hàm lượng muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành
ba thể loại. Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt).
Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt). Nước mặn nhiều
chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt) muối.
Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và
cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm
hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao nhất
có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%.
Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước
mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại
dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực,
tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố
khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa
9


nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy
mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố
này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.

Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động
vật,... hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt
đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các
dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp
trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề
mặt của vỏ trái đất.
Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch nơi
nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở
nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian dài của quá
trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có hai loại nước
mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện
trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
1.1.3 Chức năng của tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất.
Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì
cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò
quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật
chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân
loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh
Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện
nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn
minh Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam ...
Tóm lại: Tài nghuyên nước có 3 chức năng chính là:
 Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào: trong các quá trình sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, nước là nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết nhất.

10


 Là nơi lưu giữ chất thải: Nước có độ ổn định cao, dễ di chuyển, kiểm soát và

xử lý được chất thải.
 Khả năng tự làm sạch: nước tự làm sạch bằng quá trình khoáng hóa các chất
hữu cơ và vô cơ nhờ các thủy sinh vật, động vật.
1.1.4 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển. Từ một
hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít
nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”,
qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới
nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn
có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí
trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Đối với VIệt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu
thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái
nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một
nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt Nam theo
nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O (Trương Quang Học, Biên soạn, 2003. Ban KGTW,
ĐHQGHN. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia.)
Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm
nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các
phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn
nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các
nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà
máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng
nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công
nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất
11



công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại. Từ
3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để trồng
trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo cho sự
phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu
công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh
hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra nước còn
được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa
tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người,...
(Trương Quang Học, Biên soạn, 2003. Ban KGTW, ĐHQGHN. Bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.)
1.1.5 Đánh giá chất lượng nước
1.1.5.1 Chất lượng nước
Là các đặc tính hóa học , vật lý, sinh học, và phóng xạ của nước. Nó là thước đo tình
trạng của nước liên quan đến các yêu cầu của một hoặc nhiều loài sinh vật và hoặc cho
bất kỳ nhu cầu hoặc mục đích của con người. Nó được sử dụng thường xuyên nhất bằng
cách tham khảo một bộ các tiêu chuẩn mà theo đó sự tuân thủ có thể được đánh giá. Các
tiêu chuẩn phổ biến nhất dùng để đánh giá chất lượng nước liên quan đến sức khoẻ của
hệ sinh thái, sự an toàn của tiếp xúc của con người, và nước uống (UN/ECE 1995).
1.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
a. Độ pH
pH chỉ có định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần được xác
định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần
hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học
trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH
được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.

12


Hình 1-1. Ảnh hưởng của pH đến dạng tồn tại của HCO3-, CO32- và CO2

(nguồn: diendanmoitruong.vn)

b. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra trong
nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày,
vào mùa trong năm…Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu)
c. Màu sắc
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước
(thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic), một số ion vô cơ (sắt…), một
số loài thủy sinh vật…Màu sắc mang tính chất cảm quan và gây nên ấn tượng tâm lý cho
người sử dụng.
Độ màu thường được so sánh với dung dịch chuẩn trong ống Nessler, thường dùng là
dung dịch K2PtCl6 + CaCl2 (1 mg K2PtCl6 tương đương với 1 đơn vị chuẩn màu). Độ
màu của mẫu nước nghiên cứu được so sánh với dãy dung dịch chuẩn bằng phương pháp
trắc quang.
d. Độ đục
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể
có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thước thông
thường từ 0,1 – 10 m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới
quá trình quang hợp.1 đơn vị độ đục là sự cản quang gây ra bởi 1 mg SiO2 hòa trong 1 lít
nước cất. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục
theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).

13


Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước
thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta vẫn đọc được hàng chữ tiêu chuẩn.
Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy được càng lớn. Nước được gọi là trong
khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1 m (hay độ đục nhỏ hơn 10 NTU). Theo qui định của

TCVN, độ đục của nước sinh hoạt phải lớn hơn 30cm.
e. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS)
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao
gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS: Total
Solids) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước
trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính
bằng mg/L).
f. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (SS)
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước.
Hàm lượng các chất lơ lửng (SS: Suspended Solids) là lượng khô của phần chất rắn còn
lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105oC cho
tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L.
g. Tổng hàm lượng các chất hòa tan (DS)
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn
chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan DS (Dissolved Solids) là lượng khô của phần
dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy
khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L.
DS = TS – SS.
h. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi
Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước, người ta còn sử dụng các
khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS : Volatile Suspended
Solids), tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS : Volatile Dissolved Solids).
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn
huyền phù (SS) ở 550oC cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong
một khoảng thời gian nhất định).
14


Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi VDS là lượng mất đi khi nung lượng chất
rắn hòa tan (DS) ở 550oC cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong

một khoảng thời gian nhất định).
i. Hàm lượng oxigen hòa tan
Oxigen hòa tan trong nước (DO: Dissolved Oxygen) không tác dụng với nước về mặt
hóa học. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành
phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật…
Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn
nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ một
lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/L, số sinh vật có thể sống được
trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có
mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm
khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa.

Hình 1-2: Độ tan của oxy trong nước giảm theo nhiệt độ.
(nguồn: diendanmoitruong.vn)

Hàm lượng DO trong nước tuân theo định luật Henry, có nghĩa là nói chung độ tan
giảm theo nhiệt độ. Ở nhiệt độ bình thường, độ hòa tan tới hạn của oxigen trong nước vào
khoảng 8 mg O2/L.
Bảng 1. Hàm lượng DO bão hòa theo nhiệt độ
Hàm lượng DO bão hòa

15


Nhiệt độ

DO bão hòa (mg/l)
Nước ngọt

Nước biển


10

10.9

9.0

20

8.8

7.4

30

7.5

6.1

40

6.6

5.0

(Nguồn: Dissolved Oxygen concentration in water - Temperature, Salinity, Atmosphere)

j. Nhu cầu oxigen hóa học
Nhu cầu oxigen hóa học (COD : Chemical Oxygen Demand) là lượng oxigen cần
thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. Chất oxid

hóa thường dùng là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán được qui đổi về lượng oxigen
tương ứng ( 1 mg KMnO4 ứng với 0,253 mgO2).
Các chất hữu cơ trong nước có hoạt tính hóa học khác nhau. Khi bị oxid hóa không
phải tất cả các chất hữu cơ đều chuyển hóa thành nước và CO2 nên giá trị COD thu được
khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7 thường nhỏ hơn giá trị COD lý
thuyết nếu tính toán từ các phản ứng hóa học đầy đủ. Mặt khác, trong nước cũng có thể
tồn tại một số chất vô cơ có tính khử (như S2-, NO2-, Fe2+ …) cũng có thể phản ứng được
với KMnO4 hoặc K2Cr2O7 làm sai lạc kết quả xác định COD.
Như vậy, COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị
oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). Việc xác
định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (chỉ sau khoảng 2 giờ nếu dùng phương pháp
bicromat hoặc 10 phút nếu dùng phương pháp permanganat).
k. Nhu cầu oxigen sinh hóa
Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD : Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxigen cần
thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD
cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính cũng là
mgO2/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn
sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản
phẩm vô cơ bền như CO2, CO32-, SO42-, PO43- và cả NO3-.
16


1.1.6 Các cách thức đánh giá chất lượng nước
Sử dụng Quy chuẩn quốc gia QCVN 10-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước biển
Sử dụng chỉ số đánh giá chất lượng nước WQI đánh giá mức độ ô nhiễm. Công cụ
đánh giá chất lượng nước WQI.
Mục đích của việc sử dụng WQI:
 Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát.
 Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng
chất lượng nước.

 Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu,
trực quan.
 Góp phần ngâng cao nhận thức về môi trường.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay sẽ giúp đẩy mạnh các
ứng dụng trong việc sử dụng chỉ số WQI. Từ kkhi máy tính ra đời cho đến nay, nền khoa
học công nghệ của thế giới ngày càng phát triển vượt bậc. Những phát triển công nghệ
gần đây, bao gồm công nghệ in ấn, máy điện thoại và Internet đã làm giảm những trở
ngại về mặt vật lý trong truyền thông, cho phép con người tương tác với nhau tự do ở cấp
độ toàn cầu. Internet đã làm thay đổi tất cả mọi thứ và GIS cũng không là ngoại lệ.
WebGIS, là sự kết hợp của Web và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã phát triển thành
một ngành phát triển nhanh chóng kể từ khi thành lập vào năm 1993. WebGIS không còn
trở nên xa lạ bởi các ứng dụng của nó có thể trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất, sinh hoạt
đến dịch vụ. Trong lĩnh vực môi trường, WebGIS đã có nhiều ứng dụng và đề tài nghiên
cứu, đóng góp không nhỏ vào vấn đề quản lý môi trường. Việc tích hợp các mô hình tính
toán đang ngày càng phát triển rộng rãi và mở đường cho hướng đi mới của các ứng dụng
WEBGIS cho lĩnh lực này.

17


1.2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 1-3 :Bản đồ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa)

Huyện Vạn Ninh là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, trên
tọa độ từ 12o45’-12o52’15” độ vĩ Bắc và 108o52’- 109o27’55” độ kinh đông, tổng diện
tích tự nhiên của huyện là 550 km2, với trên ¾ là đất rừng núi, đất nông nghiệp khoảng
9.000 hecta.

Phía Bắc và Tây Bắc của huyện tiếp giáp với tỉnh Phú Yên, phía Nam và Tây Nam
tiếp giáp Thị xã Ninh Hòa, phía Đông giáp biển Đông.
1.2.2 Đặc điểm địa lý
Huyện Vạn Ninh có hình dạng thon, cao ở phía Bắc, rộng thấp dần ở phía Nam. Địa
hình có ba vùng rõ rệt: Vùng rừng đồi, núi; vùng đồng bằng và vùng hải đảo. Đặc điểm
mỗi vùng có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và các hoạt động khác
của huyện.

18


Hình 1-4. Bờ biển Vịnh Vân Phong.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa)
Bờ biển Vạn Ninh dài khoảng 60km, có nơi núi lan ra sát biển; nhiều hồ, đập nước
như Hoa Sơn, Suối Sung, Đồng Điền, Hải Triều… và 2 con sông chính là sông Đồng
Điền và sông Hiền Lương.
1.2.3 Khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các
đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam
từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất
của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa
ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và
tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại
là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm
của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km
đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.
19



Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu
mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ
có thể lên tới 34 °C (ở Nha Trang) và 37-38 °C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12,
được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27 °C (ở Nha Trang) và 20-26 °C (ở
Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có
khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Các trận
bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng
vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên
khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và
triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt.
1.2.4 Giao thông
Hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua
các ga Đãi Lãnh, Tu Bông, Vạn Giã; có các tuyến đường liên thôn, liên xã và tuyến
đường chạy dọc bán đảo Hòn Gốm tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn nối các vùng
trong huyện…Về giao thông thủy, có tuyến đường biển ra đảo Hòn Lớn và các cảng biển
có vị trí hết sức thuận lợi, rất gần với đường hàng hải quốc tế.
1.2.5 Dân cư
Lịch sử hình thành và phát triển dân cư từ rất sớm. Tổng dân số là 128.290 người
(tính đến năm 2011), mật độ dân số 229 người/ km2. Có thể nói, sự phát triển dân số ở
đây chủ yếu là người Kinh di dân từ các địa phương phía Bắc vào. Địa bàn cư trú của họ
phần lớn là ở vùng đồng bằng, ven biển và sống thành cộng đồng làng xã ổn định.
1.2.6 Hành chính
Huyện có 12 xã và 1 thị trấn gồm: xã Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn
Khánh, Vạn Thắng, Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng, Xuân Sơn, Vạn Thạnh
và thị trấn Vạn Giã. Vùng đất thị trấn Vạn Giã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
huyện Vạn Ninh.
1.2.7 Du lịch
Bãi biển Đại Lãnh nằm dưới chân đèo Cả, có một bờ biển thoải dài, cát trắng mịn,
nước trong xanh, đã là điểm du lịch từ nhiều năm. Bãi biển này vào năm 1836 đã được
20



×