Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Ứng dụng chỉ số GWQI vào đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại huyện bình chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 131 trang )

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU

........................................................................................................1

1.Đặt vấn đề

........................................................................................................1

2.Tính cấp thiết

........................................................................................................1

3. Mục tiêu

........................................................................................................3

4. Nội dung

........................................................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6. Ý nghĩa thực tiện và ý nghĩa khoa học ....................................................................3
7. Bố cục của đồ án .....................................................................................................4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................5
1.1 Tổng quan huyện Bình Chánh...............................................................................5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................5
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................8
1.1.3 Kinh tế

..................................................................................................... 10

i


Đồ án tốt nghiệp

1.1.4 Xã hội

..................................................................................................... 11

1.1.5 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 12
1.1.6 Dân số

..................................................................................................... 15

1.2 Tổng quan về nước ngầm ................................................................................... 15
1.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 15
1.2.2 Nguyên nhân hình thành ............................................................................. 15
1.2.3 Phân loại nước ngầm theo tầng sau ............................................................ 18
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm ............................................... 21
1.2.5 Nguồn gốc gây ô nhiễm .............................................................................. 23
1.2.6 Ưu và nhược điểm của nước ngầm ............................................................. 27
1.3 Hiện trạng và quản lý nước ngầm ...................................................................... 28

1.3.1 Hiện trạng chất lượng và trữ lượng ............................................................ 28
1.3.2 Hiện trạng quản lý nước ngầm.................................................................... 29
1.4 Nghiên cứu liên quan đến chỉ số GWQI ............................................................ 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 34
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 34
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................... 34
2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ...................................................... 34
2.2.3 Phương pháp đối chiếu so sánh .................................................................. 34

ii


Đồ án tốt nghiệp

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 39
2.2.5 Phân tích mối tương quan giữa các thông số chất lượng nước ................... 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 44
3.1 Kết quả khảo sát hệ thống khai thác nước ngầm ............................................... 44
3.2 Kết quả phân tích chất lượng nước .................................................................... 47
3.2.1 Kết quả phân tích tổng hợp ......................................................................... 47
3.2.2 Kết quả phân tích chỉ tiêu màu sắc ............................................................. 50
3.2.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu độ đục ............................................................... 53
3.2.4 Kết quả phân tích chỉ tiêu pH ..................................................................... 55
3.2.5 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni ............................................................... 58
3.2.6 Kết quả phân tích chỉ tiêu Fe ...................................................................... 60
3.2.7 Kết quả phân tích chỉ tiêu Pecmanganat ..................................................... 62
3.2.8 Kết quả phân tích chỉ tiêu Asen .................................................................. 63
3.2.9 Kết quả phân tích chỉ tiêu Coliform ........................................................... 65
3.2.10 Kết quả phân tích chỉ tiêu Ecoli ................................................................ 67

3.3 Đánh giá chất lượng nước ngầm tổng hợp thông qua chỉ số GWQI.................. 69
3.4 Mối tương quan giữa chỉ số GWQI với các thông số chất lượng nước ............. 78
3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng nước ngầm hợp lý ........................... 80
3.5.1 Giải pháp quản lý và chính sách ................................................................. 80
3.5.2 Giải pháp về kỹ thuật ................................................................................. 83

iii


Đồ án tốt nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89
PHỤ LỤC

..................................................................................................... 1

iv


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

BOD


Nhu cầu oxi sinh hóa

BYT

Bộ Y Tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

BV

Bệnh viện

ISO

International Organisation for

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc

Standardistion

tế
Khu công nghiệp

KCN
NTU

Nephelometric Turbidity


QCVN
SMEWW

Đơn vị đo độ đục
Quy chuẩn Việt Nam

Standard Methods for the

Các phương pháp chuẩn xét

Examination of Water and Waste

nghiệm nước và nước thải

Water
TCU

True Color Unit

Đơn vị đo độ màu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


TP

Thành phố

TX

Thị xã

TT

Thị trấn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

US EPA

Unitied States Environmental
Protection Agency

Cơ quan bảo vệ môi trường
Hoa Kỳ

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


WQI

Water Quality Index

Chỉ số chất lượng nước
Y tế dự phòng

YTDP

v


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh...................................................... 6
Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng đất ..................................................... 11
Hình 1.3 Vòng tuần hoàn nước ................................................................................ 17
Hình 1.4 Nước thải sinh hoạt ................................................................................... 24
Hình 1.5 Bãi rác tự phát ........................................................................................... 24
Hình 1.6 Nước thải nghành công nghiệp dệt nhuôm ............................................... 25
Hình 1.7 Chai lọ, bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi .................................................. 26
Hình 1.8 Nước thải chăn nuôi .................................................................................. 27
Hình 3.1 Ảnh khảo sát tại hộ dân bị nhiễm phèn ................................................... 46
Hình 3.2 Hình ảnh khảo sát tại các hộ dân............................................................... 46
Hình 3.3 Biểu đồ tỉ lệ các chỉ tiêu không đạt qua 3 năm tại Bình Chánh ................ 50
Hình 3.4 Biểu đồ kết quả màu sắc qua 3 năm tại huyện Bình Chánh ...................... 51
Hình 3.5 Biểu đồ kết quả độ đục qua 3 năm tại huyện Bình Chánh ........................ 54
Hình 3.6 Biểu đồ kết quả pH qua 3 năm tại huyện Bình Chánh ............................. 56
Hình 3.7 Biểu đồ kết quả Amoni qua 3 năm tại huyện Bình Chánh........................ 59

Hình 3.8 Biểu đồ kết quả Fe qua 3 năm tại huyện Bình Chánh ............................... 61
Hình 3.9 Biểu đồ kết quả Pecmangant qua 3 năm tại huyện Bình Chánh ............... 63
Hình 3.10 Biểu đồ kết quả Asen qua 3 năm tại huyện Bình Chánh ........................ 64
Hình 3.11 Biểu đồ kết quả Coliform qua 3 năm tại huyện Bình Chánh .................. 66

vi


Đồ án tốt nghiệp

Hình 3.12 Biểu đồ kết quả Ecoli qua 3 năm tại huyện Bình Chánh ........................ 68
Hình 3.13 Biểu đồ tỉ lệ chất lượng nước ngầm qua 3 năm tại Bình Chánh ............. 72
Hình 3.14 Bể lọc thô ................................................................................................ 83
Hình 3.15 Quy trình lọc nước nhiễm phèn của HPDON thiết bị môi trường .......... 85

vii


Đồ án tốt nghiệp

DAMH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống sông và kệnh rạch chính tại huyện Bình Chánh ....................... 8
Bảng 1.2 Diện tích đất phân bố theo mục đích sử dụng .......................................... 10
Bảng 1.3 Danh mục hệ thống cống thoát nước huyện Bỉnh Chánh ......................... 13
Bảng 2.1 Bảng giới hạn chỉ tiêu chất lượng nước ................................................... 35
Bảng 2.2 Thang điểm đánh giá chất lượng nước ngầm ........................................... 42
Bảng 2.3 Trọng số và hệ số k ................................................................................... 42
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo sát ........................................................................ 45
Bảng 3.2 Thống kê kết quả phân tích tổng hợp ....................................................... 49
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chỉ tiêu màu sắc tại các xã qua 3 năm ......................... 50

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chỉ tiêu độ đục tại các xã qua 3 năm ........................... 53
Bảng 3.5 Kết quả phân tích chỉ tiêu pH tại các xã qua 3 năm ................................. 55
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chỉ tiêu Amonitại các xã qua 3 năm ............................ 58
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chỉ tiêu Fe tại các xã qua 3 năm .................................. 60
Bảng 3.8 Kết quả phân tích chỉ tiêu Pecmanganat tại các xã qua 3 năm ................. 62
Bảng 3.9 Kết quả phân tích chỉ tiêu Asen tại các xã qua 3 năm .............................. 63
Bảng 3.10 Kết quả phân tích chỉ tiêu Coliform tại các xã qua 3 năm ..................... 65
Bảng 3.11 Kết quả phân tích chỉ tiêu Ecoli tại các xã qua 3 năm ............................ 67
Bảng 3.12 Tính độc của các chỉ tiêu ........................................................................ 69
Bảng 3.13 Thống kê số lượng các mẫu nước ngầm ở mức A – E qua 3 năm ......... 70

viii


Đồ án tốt nghiệp

Bảng 3.14 Mối tương quan chỉ số GWQI với các thông số chất lượng nước.......... 79

ix


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Môi trường được hiểu là các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới con người và tác
động qua lại với các hoạt động sống của con người như sinh vật, đất, nước, không
khí,…. Trong đó, môi trường nước phải gánh chịu sự ảnh hưởng rất lớn về sự phát
triển kinh tế, đặc biệt là nguồn nước ngầm hiện nay. Nước là một phần không thể

thiếu của môi trường và cũng là ngôi nhà chung của nhiều loài sinh vật mà sự tồn
tại của con người cũng phụ thuộc vào ngôi nhà chung đó.
Các nguồn nước nói chung và nước ngầm nói riêng tại TP.HCM đóng một vai
trò hết sức quan trọng cho việc phát triển kinh tế, công nghiệp hóa đất nước, cung
cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước trong sản xuất công nghiệp, trồng trọt. TP.HCM
là nơi luôn dẫn đầu trong việc phát triển kinh tế - công nghiệp hóa.
Trong những năm vừa qua, TP.HCM đã có những bước tiến mạnh mẽ về kinh tế,
đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhiều khu dân cư, khu công nghiệp đã mọc lên,
mức sống người dân cũng cải thiện rõ rệt. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội thì
những vấn đề về môi trường cũng nảy sinh. Chất lượng môi trường đất, nước không
khí đang có hiện tượng suy thoái và giảm sút. Đặc biệt là các khu vực gần khu dân
cư và khu công nghiệp. Ngoài ra, do việc phát triển mạnh các khu dân cư, khu công
nghiệp là một trong những nguyên nhân chính làm cho hệ thống thủy văn và chất
lượng nước ngầm suy giảm đáng kể. Suy giảm môi trường nước nói chung và nước
ngầm nói riêng cùng với việc khai thác không hợp lý dẫn đến suy giảm tài nguyên
sinh vật.
2. Tính cấp thiết
Nước là một trong những tài nguyên quan trọng là nhu cầu thiết yếu của con
người. Nhưng lượng nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiếm 3% tổng lượng nước . Trong

1


Đồ án tốt nghiệp

đó, nước mặt chiếm 0.03%, nước ngầm chiếm 30.1%, còn lại là băng tuyết. Với
lượng nước mặt như thế thì không đủ khả năng cung cấp nước cho nhu cầu của con
người. Vì vậy, việc sử dụng nước ngầm được xem là một giải pháp khả thi. Nhưng
nếu không biết quản lý nguồn nước ngầm tốt thì nguồn nước ngầm sẽ sụt giảm và
chất lượng nước ngầm sẽ thay đổi.

Huyện Bình Chánh là khu vực mới phát triển trong những năm gần đây, thu
hút nhiều nhà đầu tư, dân cư đến sinh sống và làm việc. Sự phát triển kèm theo phải
đáp ứng về nhiều mặt, trong đó nhu cầu nước cấp phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày
là rất quan trọng. Việc mạng lưới nước cấp chưa hoàn thiện nên người dân phải tự
khai thác nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Đáng lưu ý là
việc khai thác giếng nước hộ dân đang tự phát, tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nghiêm
trọng đến nguồn nước ngầm. Ở một vài nơi chất lượng của nước đang biến đổi theo
chiều hướng xấu, nguồn nước dưới đất nhiễm bẩn, nhiễm phèn không thích hợp cho
mục đích cấp nước. Việc cung cấp nước sạch tới người dân là rất khó khăn. Do các
hộ ở xa nhau và nằm xa trục giao thông chính, những khu dân cư nằm trong khu
quy hoạch hoặc các dự án. Tính đến ngày 1/4/2016 huyện có 80,953/155,643 hộ
được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ hơn 52% “ Theo báo cáo UBND huyện Bình
Chánh”.
Việc sử dụng một thông số để đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm, đơn
giản hóa các số liệu. Chỉ số WQI tại TP.HCM đã có và được áp dụng để đánh giá
chất lượng nước mặt trên các con sông, nhưng chưa áp dụng để đánh giá chất lượng
nước ngầm tại TP.HCM. Huyện Bình Chánh là một trong những huyện vùng ven
TP.HCM, là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Huyện
Bình Chánh đã thực thi nhiều biện pháp xử lý và khắc phục ô nhiễm tuy nhiên hiệu
quả vẫn chưa cao.
Do đó, em chọn đề tài “Ứng dụng chỉ số GWQI vào đánh giá chất lượng
nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại Huyện Bình Chánh ” để thực hiện đồ án tốt

2


Đồ án tốt nghiệp

nghiệp đại học. Kết quả của đề tài sẽ là bước đầu cung cấp một phương pháp mới
trong đánh giá chất lượng nước ngầm.

3. Mục tiêu
- Đánh giá được chất lượng nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại huyện Bình
Chánh. Phân vùng chất lượng nước ngầm dựa vào chỉ số GWQI tại huyện Bình
Chánh.
- Xác định được mối tương quan giữa chỉ số GWQI với từng thông số chất
lượng nước.
- Đề xuất ra các giải pháp quản lý, xử lý chất lượng nước ngầm phục vụ sinh
hoạt tại khu vực nghiên cứu.
4. Nội dung
- Khảo sát hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm tại huyện Bình Chánh.
- Đánh giá chất lượng nước ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt dựa trên các
chỉ tiêu chất lượng nước.
- Phân vùng chất lượng nước ngầm cho từng xã dựa vào việc ứng dụng chỉ số
QWQI.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp đối chiếu so sánh.
- Phương pháp xử lý số liệu.
Những phương pháp nghiên cứu trên sẽ được làm rõ trong Chương 2.
6. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đồ án sẽ là tài liệu giúp cho địa phương có cơ
sở phục vụ cho việc quản lý, đề xuất ra các biện pháp và quản lý nước ngầm một
cách hiệu quả nhất. Nâng cao ý thức và tuyên truyền nhận thức của người dân về
bảo vệ môi trường.

3



Đồ án tốt nghiệp

- Ý nghĩa khoa học: Đồ án góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và
chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện thông qua chỉ số đánh giá chất lượng
nước ngầm GWQI. Đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
7. Bố cục của đồ án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục. Nội dung đồ án gồm 3
chương chính:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và xã hội của
huyện Bình Chánh. Tổng quan về nguồn gốc, nguyên nhân ô nhiễm và các điều kiện
ảnh hưởng đến nước ngầm. Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng nước
ngầm thông qua chỉ số GWQI.
Hiện trạng chất lượng, trữ lượng và quản lý nước ngầm tại huyện Bình Chánh.
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Làm rõ các phương pháp nghiên cứu. Các bước và công thức tính chỉ số đánh
giá chất lượng nước ngầm (GWQI) và xây dựng được thang điểm đánh giá chất
lượng nước ngầm (GWQI).
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả khảo sát hiện trạng khai thác nước ngầm trên địa bàn. Kết quả phân
tích tổng hợp và kết qua phân tích từng thông số chất lượng nước ngầm tại các xã
trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Kết quả đánh giá chất lượng nước ngầm thông qua chỉ số GWQI tại từng xã.
Xây dựng bản đồ chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện. Xác định mối tương
qua giữa chỉ số GWQI với các thông số chất lượng nước ngầm và đề xuất biện pháp
và sử dụng nước ngầm hợp lý.

4



Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về huyện Bình Chánh
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây – Tây Nam của TP.HCM. Huyện
Bình Chánh là cửa ngỏ phía Tây vào nội thành TP.HCM, nối liền với các trục
đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạnh giao thông.
Đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến các khu công nghiệp như Nhà Bè,
khu chế xuất Tân Thuận ở quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai
hay là quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với huyện Cần Giuộc, Cần Đước đi tỉnh
Long An. Vậy Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế đường bộ.
Về hành chính, hiện nay huyện Bình Chánh gồm 1 thị trấn Tân Túc và 15
xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê
Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý
Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Địa giới hành chính của huyện:
 Phía Bắc giáp với huyện Hóc Môn.
 Phía Đông giáp với Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và Nhà Bè.
 Phía Nam giáp với Bến Lức, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
 Phía Tây giáp với huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

5


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh


6


Đồ án tốt nghiệp

1.1.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng
Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến
0.3m so với mực nước biển. Có 3 dạng địa hình chính sau:
+ Dạng đất gò cao có cao trình từ 2 – 3m, có nơi cao đến 4m, thoát nước tốt,
có thể bố trí dân cư, thương mại, dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố tập
trung ở các xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.
+ Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2.0m, phân bố ở các xã: Tân Quý
Tây; An Phú Tây; Bình Chánh; Tân Túc; Tân Kiên; Bình Hưng; Phong Phú; Đa
Phước; Quy Đức; Hưng Long. Dạng địa hình này phù hợp trồng lúa 2 vụ, cây ăn
trái, rau màu và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Dạng trũng thấp, đầm lầy, có cao độ từ 0.5m – 1.0m, gồm các xã Tân
Nhựt; Bình Lợi; Lê Minh Xuân; Phạm Văn Hai, đây là vùng thoát nước kém. Hiện
nay trồng lúa là chính, hướng tới sẽ chuyển sang trồng cây ăn trái.
1.1.1.3 Khí hậu
Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
xích đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi,
trung bình năm khoảng 26.6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng
4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24.8oC (tháng 12). Biên độ nhiệt dao động
giữa ngày và đêm khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC.
Độ ẩm trung bình hằng năm khá cao: 79.5% vào mùa khô và 80 – 90 % vào
mùa mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 9.
Lượng mưa khoảng 250 – 310 mm/tháng. Lượng mưa trung bình hằng năm 1300 –

1700mm, tăng dần về phía Bắc theo chiều cao của địa hình. Mưa phân bố không
đồng đều giữa các tháng, mưa tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9; vào tháng 12
và tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2,100 – 2,920 giờ.

7


Đồ án tốt nghiệp

Nhìn chung, thời tiết của huyện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng có kỳ hạn xảy ra hạn hán
làm thiệt hại năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống của người dân.
1.1.1.4 Thủy văn
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh rạch khá phong phú. Có khoảng
hơn 10 con sông, kênh rạch chính trên địa bàn xã. Tuy nhiên, vùng nước ngọt rất
hạn chế và gây ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp như trồng lúa và nuôi trồng
thủy sản.
Tổng diện tích nước mặt trên địa bàn toàn xã tương đối lớn. Trong đó diện
tích ao, hồ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản là 25 ha (chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích
mặt nước trên toàn địa bàn xã), còn lại là diện tích sông, kênh, rạch.
Phần lớn các con sông, kệnh rạch nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn nước bị
ô nhiễm bởi nước thải của các khu công nghiệp của thành phố ở thượng lưu đổ về:
kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi…. đã gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường sống và sinh hoạt của người dân.
Bảng 1.1 Hệ thống sông, kênh rạch chính tại huyện Bình Chánh
Tên sông

STT


Rộng (m)

Sâu (m)

1

Sông Cần Giuộc

40 – 50

4–5

2

Rạch Cây Khô

30 – 40

4–5

3

Rạch Cầu Già

10 – 15

2–3

4


Sộng Chợ Đêm

50 – 70

4–5

5

Rạch Gốc

25 – 30

3–4

6

Rạch Nước Lên – Cầu Suối

40 – 45

4–5

7

Kênh Ngang

18 – 20

3–4


8

Rạch Đôi

14 – 15

2–3

9

Kênh C

18 – 20

2–3

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh - 2012 )
1.1.2

Tài nguyên thiên nhiên

1.1.2.1 Tài nguyên đất
8


Đồ án tốt nghiệp

Huyện Bình Chánh có tổng diện tích đất tự nhiên là 25,255.29 ha chiếm
12% diện tích đất tự nhiên TP.HCM. Các 3 nhóm đất chính ở huyện Bình Chánh:
+ Đất phù sa: Đất phù sa được hình thành trên ven của các con sông,

kênh rạch,… Diện tích đất khoảng 5,797.7 ha chiếm 23% diện tích toàn huyện. Đất
phù sa phân bố ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Quy Đức, Hưng
Long, Đa Phước. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là sét (45 – 55%). Các cation
trao đổi tương đối cao Ca2+, Mg2+, Na2+ riêng K+ rất thấp. Các chất dinh dưỡng về
mùn, đạm, kali và lân rất giàu. Đây là một loại đất hiếm, thích hợp cho việc trồng
cây hoa màu và ăn trái.
+ Đất xám được hình thành trên đất phù sa cổ. Diện tích khoảng 3,716.8
ha chiếm 14.7% diện tích. Đất xám phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc
B. Thành phần cơ giới của loại đất này chủ yếu là đất cát pha thịt, đất bạc màu do
tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn. Thành phần cơ giới nhẹ, các hạt cát
trung bình và cát mịn chiếm tị lệ cao (40 – 50%), hạt sét chiếm (21 – 27%). Các
cation trao đổi tương đối thấp. Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu
nếu cải thiện tốt vì hàm lượng mùn và đạm rất khá nhưng rất nghèo kali. Loại đất
này dễ thoát nước, thuận lợi cho việc cơ giới hóa và thích hợp cho việc trồng cây
công nghiệp dài hạn và ngắn hạn.
+ Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển. Trong điều kiện
yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, phẫu diện chỉ có ở tầng Pyrite. Khi có quá trình
thoát thủy, tạo ra môi trường oxi hóa, oxi hóa tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm
cho đất chua đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng. Tầng sinh phèn
và tầng phèn thường rất nông. Các độc tố Fe2+, Fe3+ và Al3+ rất cao. Diện tích
khoảng 10,508.6 ha chiếm 41.7% diện tích trên toàn huyện. Nhóm đất này phân bố
ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân. Đây là những vùng có
địa hình thấp trũng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn chỉ thích hợp cho việc trồng những
loại cây chịu được mặn, phèn.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các loại đất khác chiếm diện tích rất
nhỏ, phân bố chủ yếu dọc theo các con sông và kênh rạch.

9



Đồ án tốt nghiệp

1.1.2.2 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trên huyện Bình Chánh bao gồm nước mặt và nước
ngầm.
Nguồn nước mặt của huyện Bình Chánh bao gồm hệ thống sông ngòi,
kênh rạch và chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy triều của 3 con sông lớn là sông
Nhà Bè – Xoài Rạp, sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ mặn xâm
nhập vào nội đồng, mùa mưa mực nước lên cao gây lụt cục bộ cho các vùng trũng
trong huyện.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện phân bố khác rộng và phong phú
nhưng ở độ sâu từ 150 – 300m. Nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở tầng Pliestocen.
Trữ lượng khai thác ước tính trung bình 300 – 400 m3/ngày.
Nhìn chung, nguồn nước ngầm ở huyện Bình Chánh khá dồi dào và
phong phú, phục vụ trong việc cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
1.1.3 Kinh tế
1.1.3.1 Diện tích đất
Diện tích huyện Bình Chánh là 25,2569ha chiếm 12% diện tích toàn
TP.HCM. Trong đó 2 xã chiếm diện tích lớn nhất là: xã Lê Minh Xuân 3,508ha và
xã An Phú Tây là 589ha.
Bảng 1.2 Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng
Mục đích

Nông

Lâm

Đất chuyên

sử dụng


nghiệp

nghiệp

dụng và phi

Đất ở

Chưa sử
dụng

nông nghiệp
Diện tích

16,094.36

1,047.86

5,376.74

2,617.66

118.67

63.73

4.15

21.29


10.36

0.47

(ha)
Tỉ lệ (%)

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2012 – Chi cục thống kê huyện Bình Chánh)

10


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng đất của huyện Bình Chánh
1.1.3.2 Cơ cấu kinh tế
Kinh tế của huyện Bình Chánh có nhiều bước phát triển mạnh và chuyển
dịch theo cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.
Theo báo cáo cuối năm 2013 của UBND huyện Bình Chánh:
- Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản xuất đạt 8,356 tỷ
đồng chiếm tỉ trọng là 79.03% giá trị sản xuất. So với năm 2012 tăng 22.2%.
- Thương mại – dịch vụ: doanh số bán ra đạt 1,795 tỷ 050 triệu đồng chiếm tỉ
trọng 16.98%. So với 2012 tăng 21.25%.
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 422 tỷ
đồng chiếm 3.99% cơ cấu giá trị sản xuất và tăng 2.43 % so với năm 2012. Trong
đó thì trồng trọt đạt 173.895 tỷ đồng chiếm 41.21%; chăn nuôi đạt 199.756 tỷ đồng
chiếm 47.33%; thủy sản đạt 45.959 tỷ đồng chiếm 10.89%; lâm nghiệp đạt 2.401 tỷ
đồng chiếm 0.57%.
1.1.4 Xã hội

1.1.4.1 An toàn xã hội
Theo báo cáo cuối năm 2013 của UBND huyện Bình Chánh:

11


Đồ án tốt nghiệp

Về phạm pháp hình sự: Ghi nhận xảy ra 342 vụ phạm pháp hình sự, so với
năm 2012 thì tăng 44 vụ tăng 14.76% .
Tội phạm ma túy: Khám phá 85 vụ, bắt 150 tên mua bán tàng trữ trái phép
chất ma túy, so với năm 2012 thì tăng 3 vụ, tỉ lệ tăng 3.65%.
Về cháy: Xảy ra 37 vụ cháy, tăng 15 vụ so với năm 2012. Xảy ra 1 vụ nổ
làm bị thương 1 người.
1.1.4.2 Giáo dục
Huyện đã đẩy mạnh đầu tư, xây dựng và sửa chữa trường lớp để đạt chuẩn
và đảm bảo yêu cầu dạy và học.
Tính đến nay trên địa bàn huyện có 141 trường học: 95 trường mầm non,
26 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông.
Ngoài ra huyện còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
1.1.4.3 Y tế
Y tế trên địa bàn huyện ngày càng chuyển biến tích cực trong việc chăm lo
sức khỏe cho cộng đồng người dân.
Trên địa bàn huyện: 16 trạm y tế cấp xã, 1 bệnh viện chuyên khoa tâm thần
học với quy mô 300 giường tại xã Lê Minh Xuân. Bệnh viện huyện Bình Chánh
quy mô 1,000 giường với 14 khoa khám chữa bệnh nhằm giải quyết tình trạng quá
tải tại các BV trung tâm thành phố.
1.1.5 Cơ sở hạ tầng
1.1.5.1 Hệ thống cấp nước
Hiện nay, hệ thống cấp nước cho địa bàn huyện Bình Chánh chủ yếu là do

các đơn vị Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thuộc tổng công ty cấp nước Sài
Gòn SAWACO, Công ty TNHH Một thành viên nước ngầm Sài Gòn – Xí nghiệp
cấp nước ngoại thành và Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn.
Tháng 12/2016, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO đã công bố
hoàn thành việc cấp nước sạch cho 100% người dân trên địa bàn thành phố. Tuy
nhiên, theo thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, tính đến tháng 2/2017,

12


Đồ án tốt nghiệp

trên địa bàn có 91.13% số hộ gia đình đã được cấp nước thủy cục phục vụ cho nhu
cầu ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, còn nhiều khu vực vùng ven thành phố chưa
có mạng lưới nước cấp.
1.1.5.2 Hệ thống thoát nước
Theo kết quả thống kê của Phòng quản lý đô thị - UBND huyện Bình
Chánh năm 2012 thì toàn huyện có 11 tuyến cống với chiều dài là 19,826.6m.
Bảng 1.3 Bảng danh mục hệ thống cống thoát nước huyện Bình Chánh
Tên Tuyến Cống

STT

Hướng thoát nước
Đến

Từ
1


Rạch Ông Đồ

Trịnh Như Khê

Rạch Ông Đồ

2

Trịnh Như Khê

Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A

3

Hưng Long – Quy Đức

Quốc lộ 50

Km0+460.1

4

Hưng Nhơn

Quốc lộ 1A

Cầu Hưng Nhơn


5

Huỳnh Bá Chánh

Quốc lộ 1A

Sông Chợ Đệm

6

Quách Điêu

Hương lộ 80

Ranh Hóc Môn

7

Đường 18B

Quốc lộ 1A

Đinh Đức Thiện

8

Đường Bờ Huệ

Quố lộ 1A


Đường ấp 2

9

Đường liên ấp 1 2 3

Vĩnh Lộc

Kinh Trung Ương

10

Đường vào trường cấp I – II Quốcl ộ 1A

Trường cấp I

Bình Chánh
Đường tiệu học 6 xã Tân Nhựt

11

Thế Lữ

Sông Cái Tâm

(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị - UBND huyện Bình Chánh)
1.1.5.3 Hệ thống cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho huyện Bình Chánh do Công ty điện lực Bình
Chánh đảm nhiệm quản lý mạng lưới và phân phối điện từ lưới điện chung của
TP.HCM.

Lưới điện cao thế: Đường dây 110KV dài khoảng 31.8km; đường dây
220KV dài khoảng 13.5km; đường dây 550KV dài khoảng 24km.

13


Đồ án tốt nghiệp

Lưới điện trung thế: Đường dây 22 – 25KV dài khoảng 468km; lưới điện hạ
thế có chiều dài 897.45km; trạm biến thế 15 – 20KV/0.4KV có 1734 trạm.
Điện năng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và các nghành khác chiếm
khoảng 70%. Điện năng phục vụ cho sinh hoạt phục vụ cho 95% tổng hộ dân trong
toàn huyện. Mạng lưới điện được bố trí dọc theo trục giao thông chính và các khu
dân cư trọng điểm.
1.1.5.4 Hệ thống thủy lợi
Mạng lưới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện khá phong phú. Phần lớn
cung cấp nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một phần là phục vụ
cho giao thông đường thủy.
Huyện Bình Chánh có 587km kênh mương thủy lợi phục vụ cho ngập úng,
tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 425km kênh thủy lợi thuộc hệ thống thủy
lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh phụ vụ cho tưới tiêu, ngập úng và sản xuất nông
nghiệp cho khoảng 9,700ha, hệ thống thủy lợi do huyện Bình Chánh quản lý 162km
kênh, rạch phục vụ cho tưới tiêu, ngập úng và sản xuất nông nghiệp cho khoảng
7,600ha (báo cáo 168 BC/UBND ngày 13 tháng 5 năm 2015 của UBND huyện
Bình Chánh về tình trạng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện).
Ngoài việc cung cấp nước hệ thống thủy lợi cho việc tưới tiêu, ngập úng và
sản xuất ngoài ra còn có nhiệm vụ thoát nước có tác dụng thau chua, rửa mặn, xả
phèn….Tuy nhiên, trong những năm gần đây do các công trình thủy lợi bị xuống
cấp nên khả năng thoát nước rất hạn chế vào mùa mưa. Trong thời gian tới phải cải
tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi để đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao.

1.1.5.5 Hệ thống giao thông
Về giao thông đường bộ. Trên địa bàn huyện có 990 đường với tổng chiều
dài là 702.108km, 126 cầu giao thông với tổng chiều dài là 5.925km. 4 hầm chui
với tổng chiều dài là 182.8m. Trong đó, UBND huyện Bình Chánh quản lý 310
đường với tổng chiều dài là 432.331km; 89 cầu giao thông với tổng chiều dài là
18.234km.

14


Đồ án tốt nghiệp

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, huyện Bình Chánh có mạng lưới sông
ngồi, kênh rạch khá phong phú và đa dạng. Nên rất thuận tiện cho giao thông đường
thủy. Mạng lưới đường thủy trên toàn địa bàn huyện với chiều dài khoảng 85km và
diện tích khoảng 10.54 km2.
1.1.6 Dân số
Dân số năm 2016 của huyện Bình Chánh là 625,000 người, mật độ dân số
là 2,470 người/km2 (Theo cục thống kê TPHCM). Huyện Bình Chánh đa phần là
dân tộc Kinh.
Theo quyết định số 6013/QĐ – UBND của UBND TP.HCM về duyệt đồ án
chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020. Với quy hoạch phát triển này,
huyện Bình Chánh dự kiến sẽ thu hút nhiều người đến sinh sống và đầu tư.
Dự kiến đến năm 2020 dân số khoảng 850,000 người tăng 3.96%. Tỉ lệ dân
thành thị 331,500 chiếm 39%. Tỉ lệ dân số nông thôn 518,5000 người chiếm 61%
(nguồn: Dự báo dân số theo Đồ án quy hoạc chung xây dựng huyện Bình Chánh).
1.2 Tổng quan về nước ngầm
1.2.1 Khái niệm
Trong đồ án này, ta sử dụng thuật ngữ nước ngầm để thống nhất cho việc
gọi tên. Nước dưới đất hay còn gọi là nước ngầm là thuật ngữ dùng để chỉ loại nước

nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất, trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như là cát bột kết, các khe nứt, hang catxto dưới bề mặt Trái Đất.
Các không gian rỗng này có sự liên kết với nhau. Nước dưới đất có thể khai thác
cho các hoạt động sống của con người.
1.2.2 Nguyên nhân hình thành
Nước ngầm là một bô phận trong chu trình thủy văn. Có 4 con đường hình
thành nước dưới đất.
- Nguồn gốc khí quyển: Do nước mưa, nước mặt ao hồ, sông
ngòi….ngấm xuống các tầng đất đá bên dưới khi những tầng này có độ rỗng cao.
Phần lớn nước dưới đất thuộc dạng này.

15


Đồ án tốt nghiệp

- Nguồn gốc trầm tích: Khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt. Quá trình
trầm tích tiếp theo là tạo ra lớp đè lên trên và gây nén kết đá và nước bị tách ra
thành vỉa. Các vỉa nước dưới đấy dầu mỏ thuộc dạng này.
- Nguồn gốc magma (nguyên sinh): do magma nguội đi thì quá trình
kết tinh xảy ra, lượng dư hydro và oxy nếu có sẽ tách ra, rồi kết hợp thành nước.
Đây là quá trình chính thời viễn cổ khi Trái Đất từ dạng khối vật chất nóng chảy
nguội dần, nước tách ra từ magma tạo khí hơi nước, mây rồi tích tụ tạo ra các đại
dương cổ. Nguồn nước từ magma giảm nhiều, do vỏ rắn Trái Đất hiện dày hơn và
hydro là nguyên tố nhẹ nên ít nằm lại trong lòng đất.
- Nguồn gốc biến chất (thứ sinh): Các hoạt động xâm nhập làm nóng
đất đá, gây biến chất các lớp trầm tích bên trên, dẫn đến thải nước từ trầm tích. Về
chi tiết thì có 2 hiện tượng:
+


Nước tự do, tức là phân từ H2O tự do nằm trong đất đá và có

thể di chuyển hay khai thác được, do nhiệt độ cao nên tách ra khỏi tầng đá.
+

Nước liên kết là nước trong các phân tử ngậm nước của đất đá.

Bình thường thì nước này không tự do di chuyển và không khai thác được. Quá
trình biến chất chuyển đổi khoáng vật của đất đá sang dạng khác “ đặc” hơn cả nước
liên kết ra.

16


×