Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần trang trí nội thất hiệp hòa phát từ công suất 50m3ngày đên lên 120m3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG TRÍ NỘI THẤT HIỆP HÒA PHÁT
TỪ CÔNG SUẤT 50 M3/NGÀY ĐÊM LÊN 120M3 / NGÀY ĐÊM

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Chuyên Ngành

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN TRẦN NGỌC PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện
MSSV : 1311090364

: NGUYỄN HOÀNG MINH
Lớp : 13DMT01

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 08 - 2016


BM05/QT04/ĐT

Khoa: CNSH – TP - MT


PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN
(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm:01):
(1)
Nguyễn Hoàng Minh
MSSV: 1311090364
Lớp: 13DMT01
Ngành
: Môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài : Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần trang trí nội
thất Hiệp Hòa Phát từ công suất 50m3/ngày đêm lên 120m3/ngày đêm.
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Các thông số cần thiết trong nước thải tạo khu vực (BOD, COD, SS, NH4+, pH) ........
- Mặt bằng vị trí xây dựng khu xử lí nước thải.
- QCVN 40:2011/BTNMT
- TCXD 51-2008
4. Các yêu cầu chủ yếu :
- Tổng quan về dự án thiết kế.
- Tổng quan nước thải ngành chế biến gỗ.
- Tính toán, nghiên cứu cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lí nước thải cho phù hợp.
- Thể hiện được vị trí, cách bố trí, cấu tạo của các công trình cải tạo và nâng cấp.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
- Đề xuất được giải pháp kĩ thuật nhằm cải tạo, nâng cấp hệ thống XLNT cho công ty,
tiết kiệm chi phí, và đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.
Ngày giao đề tài: ……./……../……… Ngày nộp báo cáo: ……./……../………

Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)


TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)


BM03/QT04/ĐT

Khoa: Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường

PHIẾU ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ: Chính quy. (CQ, LT, B2, VLVH)
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài :
Nguyễn Hoàng Minh
Ngành

MSSV: 1311090364

Lớp: 13DMT01

: Môi trường

Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài đăng ký: Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải công ty cổ
phần trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát từ công suất 50m3/ngày đêm lên

120m3/ngày đêm.
3. Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trần Ngọc Phương
Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ
và hoàn thành đúng thời hạn.
Ý kiến giảng viên hướng dẫn

TP. HCM, ngày 08 tháng 08 năm2016.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đăng ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trưởng khoa ký duyệt


LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan nội dung của đồ án tốt nghiệp là kết quả thực hiện của
riêng em dưới sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trong khoa Công Nghệ Sinh Học
– Thực Phẩm – Môi Trường, đặc biệt là thầy Nguyễn Trần Ngọc Phương. Những
kết quả trong đồ án là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
khảo sát tình hình thực tiễn.
Nội dung của đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn.

TP.Hồ Chí Minh, ngày_____tháng_____năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Hoàng Minh


LỜI CẢM ƠN
Trong những năm học tại ngôi trường Đại học Công nghệ Tp HCM, em đã nhận
được sự dạy bảo nhiệt tình và trách nhiệm của các quý thầy cô, những người đã truyền
đạt cho em rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này, đặc biệt
là các thầy cô trong khoa môi trường. Có được như ngày hôm nay em chân thành biết
ơn đến các thầy, các cô.

Em cũng chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trần Ngọc Phương, người đã tận
tình chỉ bảo, động viên, tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt những kinh
nghiệm thiết thực trong những năm em học ở trường cũng như trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Và sau cùng em cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã hỗ trợ,
động viên, giúp đỡ và góp ý cho em suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20/08/2016
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 1
3. Nội dung của đề tài ................................................................................................. 1
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2

6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
7. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 4
1.1. Tình hình hoạt động của công ty trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát ...................... 4
1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty .......................................... 4
1.1.2. Tình hình hoạt động của công ty.............................................................. 5
1.1.2.1. Đặc điểm về quy trình sản xuất ...................................................... 5
1.1.2.2. Các sản phẩm sản xuất chính ....................................................... 11
1.2. Các vấn đề về môi trường phát sinh do hoạt động của công ty ......................... 12
1.2.1. Quá trình sử dụng nước và nước thải ..................................................... 12
1.2.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí ............................................................... 12
1.2.3. Chất thải rắn ........................................................................................... 14
1.2.4. Ô nhiễm do nhiệt, tiếng ồn ..................................................................... 17
1.2.5. Các vấn đề khác ..................................................................................... 18
1.3. Tổng quan về nước thải ngành gỗ .................................................................... 19
1.3.1. Đặc tính .................................................................................................. 19
1.3.2. Các phương pháp xử lý nước thải ngành gỗ .......................................... 20
1.3.2.1. Phương pháp cơ học ..................................................................... 20
1.3.2.2. Phương pháp hóa học- lý học ....................................................... 21
1.3.2.3. Phương pháp sinh học .................................................................. 23
i


1.3.2.4. Một số công nghệ thường áp dụng ............................................... 36
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI HIỆN CÓ CỦA CÔNG TY ............................................................................. 41
2.1. Các nguồn phát sinh nước thải của công ty ....................................................... 41
2.1.1. Nước thải sinh hoạt ................................................................................ 41
2.1.2. Nước thải sản xuất ................................................................................. 41
2.1.3. Nước mưa chảy tràn ............................................................................... 42

2.2. Thành phần và Tính chất nước thải của công ty ................................................ 43
2.3. Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải hiện có của công ty ............................. 44
2.4. Hiện trạng hoạt động của các công trình đơn vị ............................................... 45
2.5. Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải ..................................................... 48
2.6. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý .................................................... 50
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XLNT CHO
CÔNG TY HIỆP HÒA PHÁT ................................................................................... 52
3.1. Cở sở pháp lý để tính toán ................................................................................. 52
3.2. Xác định lưu lượng tính toán ............................................................................. 53
3.3. Các chỉ tiêu về chất lượng nước thải đầu vào phục vụ cho quá trình thiết kế ... 53
3.4. Vị trí của công ty và và công trình xử lý ........................................................... 56
3.5. Đề xuất phương án cải tạo ................................................................................. 57
3.5.1. Đề xuất phương án cải tạo ..................................................................... 57
3.5.2. Phân tích tính khả thi của các phương án .............................................. 66
3.6. Tính toán các phương án.................................................................................... 66
3.6.1. Tính toán phương án 1 ........................................................................... 66
3.6.2. Tính toán phương án 2 ......................................................................... 103
CHƯƠNG 4: KHÁI TOÁN KINH TẾ VÀ GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH .......... 117
4.1. Tính toán giá thành cho phương án 1 .............................................................. 117
4.2. Tính toán giá thành cho phương án 2 .............................................................. 122
ii


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 129
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 129
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 132

iii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BOD

: Bio-chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hoá

2. BTCT

: Bê tông cốt thép

3. COD

: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hoá hoá học

4. CLNT

: Chất lượng nước thải

5. HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

6. MLSS

: Mixed liquor suspended solid - Chất rắn lửng trong bùn lỏng

7. MLVSS

: Mixed liquor volatile suspended solid - Chất rắn lửng trong bùn


lỏng
8. PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

9. pH

: Chỉ tiêu dùng đánh giá tính axít hay bazơ

10. PVC

: Poly vynyl chlorua

11. QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

12. SS

: Supended solid – Hàm lượng chất rắn lơ lửng

13. UASB

: Upflow Anaearobic Sludge Blanket

14. VSS

: Volatile suspended solid (chất rắn lơ lửng bay hơi)


15. VSV

: Vi sinh vật

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hàm lượng bay hơi dung môi ....................................................................... 13
Bảng 1.2: Danh mục chất thải không nguy hại phát sinh trong 1 tháng ....................... 15
Bảng 1.3: Nguồn phát sinh, khối lượng chất thải nguy hại.......................................... 16
Bảng 1.4: Thành phần chất thải có chứa trong sản xuất gỗ ......................................... 19
Bảng 2.1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa ................................................. 42
Bảng 2.2: Các hạng mục xây dựng cụm bể xử lý nước thải hiện hữu - công suất
50m3/ngđ ....................................................................................................................... 47
Bảng 2.3: Danh mục máy móc thiết bị hệ thống xử lý nước thải hiện hữu - công suất
50m3/ngđ ....................................................................................................................... 48
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra (16/04/2016). ...................... 49
Bảng 2.5: Hiệu suất xử lý của hệ thống hiện tại ........................................................... 49
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất đầu vào ( lấy ngày
16/10/2014). .................................................................................................................. 53
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt đầu vào ( lấy ngày
16/10/2014). .................................................................................................................. 54
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất đầu vào hiện nay ( lấy
ngày 03/04/2016). ......................................................................................................... 55
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt đầu vào hiện nay (lấy
ngày 03/04/2016). ......................................................................................................... 55
Bảng 3.5: Tọa độ các điểm khống chế vị trí của Công ty ............................................. 57
Bảng 3.6: Tổng hợp bể thu gom .................................................................................... 68
Bảng 3.7: Tổng hợp bể điều hòa ................................................................................... 77

v


Bảng 3.8: Tóm tắt thông số thiết kế bể sinh học ........................................................... 83
Bảng 3.9: Tổng hợp bể lắng sinh học ........................................................................... 93
Bảng 3.10: Liều lượng Chlorine cho khử trùng ............................................................ 99
Bảng 3.11: Tổng hợp bể khử trùng ............................................................................. 100
Bảng 3.12: Tóm tắt thông số thiết kế Ngăn Chứa Bùn ............................................... 101
Bảng 3.13: Lựa chọn bể Anoxic ................................................................................. 104
Bảng 3.14: Lựa chọn bể Aerotank .............................................................................. 107
Bảng 3.15: Tổng hợp bể Aerotank .............................................................................. 115
Bảng 3.16: Tổng hợp các bể khác ............................................................................... 116

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát ................................. 4

vi


Hình 2: Quy trình công nghệ sản xuất ........................................................................... 6
Hình 3: Quy trình sản xuất bột gỗ khô ............................................................................ 8
Hình 4: Hình ảnh máy xay bột gỗ khô .......................................................................... 10
Hình 5: Quy trình sản xuất bột gỗ tươi ......................................................................... 10
Hình 6: Một số sản phẩm chính của công ty ................................................................. 11
Hình 7: Sơ đồ vị trí Công Ty Cổ phần Trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát ..................... 56
Hình 8: Sơ đồ mặt bằng hệ thống XLNT hiện hữu ....................................................... 57

vii



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Công ty cổ phần trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát được xây dựng tại dựng thửa đất số
1258, tờ bản đồ số 2, đường ĐT 743 khu phố Nội Hóa 2, phường Bình An, Thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương. Công ty chuyên sản xuất giường, tủ, bàn ghế. Hằng ngày trong
quá trình sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy thải ra một lượng
nước thải tương đối lớn với lưu lượng là 120m 3 /ngày.đêm. Lượng nước thải thải ra có
nồng độ COD, BOD cao nhiều cặn lơ lửng, có pH cao…
Với một lưu lượng nước thải lớn và tính chất nước thải cao như vậy nhưng công ty
chỉ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn thô sơ, công suất nhỏ 50 m3/ngày
đêm so với lượng nước thải mà công ty xả thải, các công trinh đơn vị trong hệ thống có
hiện tượng quá tải. Do vậy tính chất nước thải đầu ra của hệ thống cao hơn rất nhiều so
với tiêu chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT.
Công ty đang có nhu cầu cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải để nâng cao hiệu
xuất xử lý trước khi thải ra nguôn tiếp nhận là cống thu gom nước thải của khu công
nghiệp.
Thông qua nghiên cứu hiện trạng của hệ thống, tôi xin đề xuất phương án tính toán
thiết kế nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải cho công ty cổ phần trang trí nội thất
Hiệp Hòa Phát.

2. Mục đích của đề tài.
- Tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm nước thải và hệ thống xử lí nước thải hiện có của
công ty cổ phần trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát.
- Tìm hiểu về thành phần, tính chất ô nhiễm của nước thải ngành chế biến gỗ.
- Các công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến gỗ.
- Đề xuất thiết kế, cải tạo hệ thống xử lý nước thải mới thích hợp, đảm bảo nước sau
xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.


3. Nội dung của đề tài.
 Nghiên cứu hiện trạng hoạt động của hệ thống NLNT hiện có của công ty.
 Đề xuất giải pháp kĩ thuật nhằm cải tạo, nâng cấp hệ thống XLNT cho công ty.

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải mới và khai toán giá thành.

4. Đối tượng nghiên cứu.
- Nước thải của Công ty cổ phần trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát:
 Nước thải sản xuất
 Nước thải sinh hoạt

5. Phạm vi nghiên cứu.
 Thời gian thực hiện: 15/05/2016 - 7/8/2016
 Chỉ nghiên cứu vấn đề nước thải của công ty mà không tập trung nghiên cứu đến
các vấn đề về môi trường khác.

6. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp thống kê số liệu: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý số liệu
đầu vào, đầu ra nhằm đánh giá hiệu xuất xử lý và phục vụ tính tóan thiết kế nâng cấp
hệ thống xử lý nước thải: lưu lượng thải, nồng độ các chất ô nhiễm ….
 Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh gía hiệu quả xử lý nước thải
đầu vào và ra theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT.
 Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về các nội dung liên quan
đến công nghệ xử lý nước thải ngành gỗ và nước thải sinh hoạt.
 Phương pháp tính toán: nhằm tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải.

 Phương pháp mô hình: giúp hình dung cụ thể chi tiết từng công trình thông qua
bản vẽ Autocad 2D.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.

7. Ý nghĩa của đề tài.
- Đề tài có tính thực tiễn, cần thiết cho hoạt động của công ty.
- Nơi sản xuất của công ty hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Do đó,
công ty phải tự xử lý nước thải sản xuất của mình.

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Trước đây, công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 50
m3/ngày. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu thị trường nên công ty đầu tư gia tăng sản
luợng. Do đó, số lượng và thành phần nước thải của nhà máy đã thay đổi nhiều, cụ thể
là lưu lượng và nồng độ ô nhiễm đã gia tăng đáng kể, hệ thống xử lý nước thải bị quá
tải và xuống cấp, không còn phù hợp.
Với thực trạng đó, yêu cầu trước mắt của công ty là phải đầu tư xây dựng một
hệ thống xử lý nước thải mới phù hợp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời góp
phần ổn định phát triển sản xuất.

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tình hình hoạt động của công ty cổ phần trang trí nội thất Hiệp Hòa

Phát
1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty
Công ty cổ phần trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát được thành lập và hoạt động từ
tháng 09/2006. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư số 3700144725, chứng
nhận lần đầu ngày 01 tháng 09 năm 2006; chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 28
tháng 11 năm 2013, nhằm bổ sung ngành nghề sản xuất.
Nhà máy sản xuất được xây dựng thửa đất số 1258, tờ bản đồ số 2, đường ĐT 743
khu phố nội hóa 2, phường Bình An, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ngành nghề kinh doanh là: chuyên sản xuất giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ
 Cơ cấu tổ chức nhà máy
GIÁM ĐỐC

PGĐ

P.CN_CL

P.Kỹ Thuật

P. Kế

PGĐ Phụ

Hoạch

Trách Sơn
Xưởng 1

Xưởng 3

Xưởng 2


Xưởng 4

P.QTNS

P.KT-TC
Xưởng 5
P. Kinh
Doanh

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.2. Tình hình hoạt đông của công ty
1.1.2.1. Đặc điểm về quy trình sản xuất.
Nguyên liệu chủ yếu là các loại gỗ đã qua sơ chế tẩm, sấy.
Công nghệ sản xuất của Hiệp Hòa Phát ngày càng hiện đại hóa, tự động hóa theo
hướng tăng năng suất, ổn định chất lượng, giảm thiểu tác động môi trường như: dây
chuyền sơn tĩnh điện tự động, máy sơn màn nước, sơn airmix, panel tự động, các máy
CNC...
Hiện nay Hiệp Hòa Phát có số lượng lao động bình quân hơn 500 người và gồm có
các phân xưởng:
o

Xưởng 1: Sơn màng nước và sơn khô


o

Xưởng 2: Cưa, bào, chà nhám

o

Xưởng 3: Cưa, tạo hình, chà nhám

o

Xưởng 4: Phơi bột gỗ

o

Xưởng 5: Cưa, chà nhám.

Quy trình sản xuất của công ty Cổ phần Trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát được thực
hiện như sau:


Quy trình sản xuất các sản phẩm đồ mộc gia dụng

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Gỗ
Cắt, cưa và ghép
Tạo hình thô


Tiếng ồn,
Bụi
Gỗ vụn
Tiếng ồn, bụi
Gỗ vụn
Bụi

Tạo hình chi tiết

Giấy nhám

Mài, chà nhám

Tiếng ồn,
Hơi dung môi.

Sơn quét,
vecni

Sơn bề mặt,

Cặn sơn

bằng màng

Nước thải

nước


Hơi dung

Sơn tĩnh điện

Lắp ghép

Sơn khô

Chất

thải

nguy hại
Hơi dung

Kiểm tra

Đóng gói

Bao bì thải

Hình 2: Quy trình công nghệ sản xuất

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Thuyết minh quy trình sản xuất
 Công đoạn cắt, bào phôi gỗ: Nguyên liệu gỗ nhập về, sẽ cho qua máy cắt để tạo hình

(cắt thành kích thước theo thiết kế), sau đó chuyển qua công đoạn tạo hình thô. (được
thực hiện tại xưởng 2, xưởng 3 và xưởng 5).
 Tạo hình thô: Các phôi gỗ sau khi đã cắt thành những kích thước theo thiết kế sẽ
được công nhân đưa qua máy cưa lọng, máy khoan lỗ để tạo thành các khớp nối để dễ
dang cho quá trình lắp ráp và tháo rời sản phẩm. (được thực hiện tại xưởng 2, xưởng 3
và xưởng 5)
 Tạo hình chi tiết (tiện ghép): Đối với các sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp thì các
chi tiết sẽ được tiện bằng máy tiện chuyên dùng kết hợp với thủ công, sau đó được
ghép thành tổ hợp các chi tiết bằng keo sữa (polyvina Acetate). Quá trình cắt và tạo
hình sẽ làm phát sinh bụi gỗ, tại các vị trí này Công ty có bố trí các chụp hút để thu
gom về hệ thống xử lý bụi bằng cyclon.
 Công đoạn chà nhám và đánh bong: Các chi tiết sản phẩm sẽ được chà nhám thô các
góc cạnh, bề mặt, sau đó được chà nhám tinh bằng giấy nhám mịn, bằng máy đánh
bong hoặc bằng tay nhằm tạo cho bề mặt sản phẩm được phẳng, láng và bóng. (được
thực hiện tại xưởng 5). Tại công đoan này làm phát sinh bụi có kích thước nhỏ, thì
công ty lắp đặt hệ thống thu gom bụi sau đó đưa về hệ thống lọc bụi bằng túi vải.
 Công đoạn sơn bề mặt sản phẩm: Các cụm chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được
phun sơn bao phủ bờ mặt nhằm tạo thành màu sắc và tăng tuổi tự nhiên của sản phẩm.
+ Đối với những chi tiết có hình dạng, kích thước nhỏ sẽ được treo lên chuyền tự
động trên cao sau đó di chuyển đến các khu vực sơn bằng buồng nước để sơn lót. Quá
trình sơn sẽ được công nhân dùng bình phun sơn phun lên bề mặt sản phẩm, bụi sơn
văng ra một phần bám trên bề mặt sản phẩm, một phần văng ra ngoài sẽ bám trên lớp
màng nước. (Thực hiện tại xưởng 1)

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

+ Tiếp theo các chi tiết sản phẩm sẽ được di chuyển đến buồng phun sơn tĩnh điện.

Quá tình phun sơn tĩnh điện được thực hiện tự động trong buồng kín. Xung quanh
buồng sơn tĩnh điện bao quanh bởi lớp thép và kính.
+ Đối với những chi tiết sản phẩm có kích thước lớn như mặt bàn, thì sẽ được đặt
trên các đường ray sau đó di chuyển tự động đến khu vực sơn khô. Tại đây, Công nhân
sẽ dung bình phun sơn phun lên bề mặt sản phẩm, buồng sơn khô có lắp đặt các tấm
mút để giữ lại các bụi sơn văng ra ngoài.
 Công đoạn ghép các chi tiết: Các chi tiết riêng lẻ sau khi được gia công ở các công
đoạn trên được ghép lại với nhau để tạo thành các cụm chi tiết của sản phẩm hoàn
chỉnh.
 Công đoạn đóng gói: Sau khi được phun sơn, các cụm chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh
sẽ được đóng gói cho ra thành phẩm để xuất xưởng.


Quy trình sản xuất bột gỗ khô

Gỗ khô
Máy xay

Tiếng ồn, bụi

Túi lọc bụi

Đóng gói

bụi

Thành phẩm
Hình 3: Quy trình sản xuất bột gỗ khô

8



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Thuyết minh:
Nguyên liệu gỗ chủ yếu là gỗ cao su, các loại phôi gỗ từ quá trình sản xuất tại dây
chuyền sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và gỗ tạm mua từ các cơ sở sản xuất gỗ bên
ngoài.
Gỗ được công nhân cho vào máy xay để xay nhỏ ra. Quá trình xay được thực hiện
trong buồng kín không cho văng ra ngoài. Bột gỗ sau khi xay đẩy lên bộ phận lọc túi
vải để giữ lại bột gỗ. Sau khi các túi vải đựng bột gỗ đầy thì sẽ cho vào bao đóng gói.
Vải lọc là vải dệt. Nó thường được làm bằng sợi tổng hợp để ít bị ngấm hơi ẩm và
bền chắc .Chiều dày vải lọc càng cao thì hiệu quả lọc càng lớn.
Các loại sợi có độ xe thấp thường được dùng làm loại vải dệt, đường kính sợi lớn,
dệt với chỉ số cao theo kiểu dệt đơn. Chiều dày tấm vải thường trong khoảng 0.3mm.
Trọng lượng khoảng 300~500 g/m2.
Loại vải hỗn hợp là loại vải dệt, sau đó được xử lý bề mặt bằng keo hay sợi bông
mịn. Đây là loại vải nhập ngoại thông dụng hiện nay. Chúng có chiều dày 1,2~5mm.
Với túi lọc hình tròn của vải lọc và đường kính D=125~250 mm có thể lớn
hơn, chiều dài 1.5 đến 2 m. CÓ thể may thành hình hộp chữ nhật có chiều rộng
b=20~60mm; Dài l=0,6~2m. Hàng trăm túi lọc có thể có trong 1 thiết bị.
Túi lọc tròn thường kín 1 đầu, đầu kia để trống. Khi hoạt động, đầu để trống gắn kết
với cổ dẫn khí lọc vào túi trên bề mặt của buồng lọc bụi. Trước khi lọc không khí đi
vào trong túi qua cổ, dòng khí đi xuyên qua túi vải ra khoang khí sạch và thoát ra
ngoài. Với hướng đi này sẽ làm túi vải phình ra theo bề mặt lọc hình trụ tròn. Xung
quanh túi vải được dựng bằng khung thép và bao bọc bằng tôn. Bột gỗ từ miệng túi nối
thường được quay xuống phía dưới để chuyền qua băng tải rồi cho vào bao đóng gói.
Sản phẩm sau khi đóng gói sẽ được bán cho bên ngoài.

9



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4: Hình ảnh máy xay bột gỗ khô


Quy trình sản xuất bột gỗ tươi

Gỗ tươi
Máy xay

Phun vào nhà xưởng

Tiếng ồn, bụi

bụi

tự khô

Đóng gói

bụi

Thành phẩm
Hình 5: Quy trình sản xuất bột gỗ tươi

10



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nguyên liệu gỗ chủ yếu là gỗ cao su tươi được mua bên ngoài.
Gỗ được xe tải đưa vào nhà xưởng để gần khu vực xay xát. Sau đó sẽ được công
nhân vận hành cho vào máy xay để xay nhỏ ra. Quá trình xay được thực hiện trong
buồng kín không cho văng ra ngoài. Bột gỗ sau khi xay được phun vào nhà xưởng để
tự làm khô. Sau khi bột gỗ khô sẽ cho vào bao đóng gói.
Bột gỗ xay xát tại công ty sẽ được đóng gói và bán cho các công ty trong nước.
Nhà phơi bột gỗ nằm ở phía Đông nhà máy có diện tích khoảng 1.150 m2, nhà cao
khoảng 8m, nền bêtông, xung quanh được bao kín bằng tôn để không cho bụi gỗ phát
tán ra ngoài.
Vị trí nhà xưởng xay xát bột gỗ cách khu dân cư về phía Đông khoảng 5 -10. Cho
nên nếu không có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi thì rất dễ phát tán ra ngoài môi
trường.
1.1.2.2. Các sản phẩm sản xuất chính.
Các sản phẩm chính của nhà máy là hàng mộc tinh chế gồm: bàn, ghế, giường, tủ,
băng, kệ...chủ yếu là dùng trong gia đình.
Với chính sách giá cả cạnh tranh và đảm bảo nhu cầu chất lượng và tiến độ giao
hàng nên công ty giữ vững được các khách hàng trong nước.

Hình 6 : Một số sản phẩm chính của công ty
11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.2. Các vấn đề về môi trường phát sinh do hoạt động của công ty
1.2.1. Quá trình sử dụng nước và nước thải



Lưu lượng nước thải.: khoảng 120 m3/ngày.đêm

o

Nước thải sản xuất: khoảng 20 m3 /ngày đêm

o

Nước thải sinh hoạt :
Qtbsh 

q tb  N 100  800

 80 m 3 / ngày.đm
1000
1000





 N : số nhân viên trong công ty, N = 800 (người)
 Qtb : tiêu chuẩn thoát nước trung bình,
Lấy qtb = 100 l/người.ngàyđêm
1.2.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí
a) Khí thải do quá trình sản xuất
Nguồn phát sinh:
 Bụi
- Bụi phát sinh chủ yếu từ công đoạn cưa, cắt, tạo hình thô, tạo hình chi tiết, chà
nhám.

- Bụi từ quá trình hoàn thiện sản phẩm.
- Bụi phát sinh từ phương tiện ra vào, quá trình bốc dỡ hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Bụi phát sinh từ nền nhà xưởng phát tán do gió từ hệ thống quạt trong nhà xưởng.
Mức độ bụi này phụ thuộc nhiều vào công tác vệ sinh trong nhà xưởng.
Tác động: Lượng bụi phát sinh từ các công đoạn trên chủ yếu là bụi gỗ có kích
thước và khối lượng riêng hạt lớn dễ rơi trên bề mặt, nên chỉ gây ảnh hưởng cục bộ đến
công nhân trực tiếp sản xuất tại các công đoạn này.
Công nhân làm việc trực tiếp tại đây có thể bị các loại bệnh về đường hô hấp (viêm
mũi, viêm họng, viêm khí quản, viêm phế quản…), các loại bệnh ngoài da (dị ứng,
nhiễm trùng da, viêm da…), và các loại bệnh về mắt (kích thích màng tiếp hợp,

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

viêm…). Do đó, chủ dự án sẽ có các biện pháp hạn chế thấp nhất tới sức khỏe của công
nhân trong khu vực sản xuất.
 Hơi dung môi
Hơi dung môi phát sinh chủ yếu từ quá trình phun sơn. Trong quá trình sử dụng,
các hoạt động như pha chế sơn, phun lên sản phẩm, phun rửa sản phẩm, thu gom dầu
cặn, chuyển đổi thùng chứa… sẽ tạo điều kiện cho dung môi tiếp xúc với không khí và
bay hơi theo không khí, tác động tới môi trường xung quanh.
Lượng dung môi sơn bay lên từ màng sơn bề mặt vật liệu được sơn tính theo công
thức:
g

A  m  a  n 90  35%  50  100

 157,5 g / h

100  Z
100  10

Trong đó:
A – Lượng tiêu thụ sơn trên 1 m2 bề mặt vật liệu (A= 90 g/m2).
m – Hàm lượng chất bay hơi trong sơn (35%).
a – Số công nhân sơn (50 người)
Z – Thời gian sơn khô (10h).
n – Năng suất sơn trung bình. (100.m2/ng.ca).
Bảng 1.1 : Hàm lượng bay hơi dung môi
A (mg/m2)

Loại sơn và phương pháp sơn
Sơn không màu bằng chổi

200

Sơn màu và men tráng bằng máy phun
Chất phủ Ni-tơ quét bằng chổi
Keo Ni-tơ quét bằng chổi
Sơn Phun

M (%)
92

180

75

100~180


35~10

160

80~5

60~90

35

Tác động: Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co
giật, ngạt, viêm phổi... Khi hít thở hơi hydrocacbon với nồng độ 40.000 mg/m3 có thể
13


×