Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến nông thủy sản tại tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU
PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CƠNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG THỦY SẢN TẠI TPHCM

Ngành:

MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

Sinh viên thực hiện

: LÊ CƠNG HỒN VŨ

MSSV

: 1211090116

Lớp


: 12DMT01

TP. Hồ Chí Minh, 2016


BM05/QT04/ĐT

Khoa: CNSH – TP – Môi Trường

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên:
Lê Cơng Hồn Vũ
Ngành

MSSV: 1211090116

Lớp: 12DMT01

: Kỹ Thuật Mơi Trường

Chun ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
2. Tên đề tài : Đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác
thu phí bảo vệ mơi trường nước thải công nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến nông
thủy sản tại TPHCM.
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Số phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp từ năm 2004 – 2015 ở
TPHCM.
- Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp chế biến nơng thủy sản tại TPHCM
- Nồng độ COD và TSS, lượng nước thải ra mỗi quý của các doanh nghiệp chế biến
nông thủy sản giai đoạn 2014 – 2015.

4. Các yêu cầu chủ yếu :
- Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp.
- Tổng quan về các công cụ kinh tế trong quản lý chất lượng mơi trường.
- Thực trạng thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp tại TPHCM nói
chung, ngành chế biến nơng thủy sản nói riêng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thu phí.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá thực trạng cơng tác thu phí bảo vệ mơi trường nước thải công nghiệp đối
với ngành chế biến nông thủy sản tại TPHCM.
2) Đề ra các giải pháp nâng cao công tác thu phí bảo vệ mơi trường nước thải cơng
nghiệp đối với đặc thù ngành chế biến nông thủy sản.


BM05/QT04/ĐT

Ngày giao đề tài: 14/05/2016

Ngày nộp báo cáo: 08/08/2016

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Chủ nhiệm ngành

Giảng viên hướng dẫn chính

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan, đồ án tốt nghiệp này hồn tồn hình thành và phát triển từ
những quan điểm của em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và dưới sự
hướng dẫn tận tình của thầy Thái Văn Nam.
Các số liệu và kết quả tính toán trong đồ án tốt nghiệp là trung thực.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Cơng Hồn Vũ


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các Thầy, các Cơ
trong khoa mơi trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt những
năm học vừa qua. Những kiến thức mà các Thầy, các Cô đã truyền dạy cho em sẽ
mãi mãi theo em trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Thái Văn Nam, người thầy đã dành
nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian làm đồ
án, để em có thể hoàn thiện đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường
Thành phố Hồ Chí Minh, chị Võ Kim Thành người đã cung cấp số liệu để em có thể
hồn thành được đồ án này.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian làm đồ án tốt nghiệp có hạn nên em khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình của q
thầy cơ. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau
này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2016


Lê Cơng Hồn Vũ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
5. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................7
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ..........................................................................................7
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN ............................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở TP.HCM....................................................9
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN GÂY Ơ NHIỄM NƯỚC MẶT .....................9
1.1.1. Hệ thống sơng và kênh rạch tại TPHCM ..........................................................9
1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại TPHCM .....................................................10
1.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN ...........................13
1.2.1. Thành phần, tính chất hóa học nguyên liệu thủy sản ......................................13
1.2.2. Quy trình chế biến thủy sản điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh .................14
1.2.2.1. Công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh ......................................................15
1.2.2.2. Công nghệ chế biến đồ hộp cá .....................................................................15
1.2.3. Thành phần, tính chất nước thải chế biến thủy sản .........................................16
1.2.4. Tác động của nước thải thủy sản .....................................................................19
1.3. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH CBNS .......................20
1.3.1. Dịng thải của một số loại hình chế biến nơng sản tại TP.HCM .....................21

1.3.2. Thành phần cơ bản có trong nước thải sản xuất nơng sản ..............................22
1.4. THỰC TRẠNG VỀ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CBNTS Ở TP.HCM...................................................................................23
1.5. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC MẶT TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.....25
1.6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI ...................................................26
CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ....... 28

i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

2.1. CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG .28
2.1.1. Lệ phí ơ nhiễm ................................................................................................29
2.1.1.1. Lệ phí thải nước ...........................................................................................29
2.1.1.2. Phí khơng tn thủ .......................................................................................30
2.1.1.3. Phí dịch vụ mơi trường.................................................................................31
2.1.1.4. Lệ phí sản phẩm ...........................................................................................31
2.1.1.5. Các lệ phí hành chính ..................................................................................32
2.1.2. Áp dụng các chế độ thuế phân biệt .................................................................32
2.1.3. Trợ cấp môi trường .........................................................................................33
2.1.4. Thị trường mua bán “quyền” xả thải ơ nhiễm.................................................33
2.1.4.1. Các giấy phép ơ nhiễm có thể chuyển nhượng ............................................34
2.1.4.2. Bảo hiểm trách nhiệm ..................................................................................35
2.1.5. Ký quỹ - hồn trả.............................................................................................35
2.1.6. Trái phiếu mơi trường .....................................................................................36
2.1.7. Quỹ mơi trường ...............................................................................................37
2.1.8. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi .............................................................37

2.1.9. Đền bù thiệt hại ...............................................................................................37
2.2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC
THẢI .......................................................................................................................38
2.2.1. Lợi ích về kinh tế ............................................................................................38
2.2.2. Lợi ích về mơi trường .....................................................................................38
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ THỰC HIỆN THU PHÍ BẢO
VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI ...........................................................38
2.3.1. Cộng Hòa Pháp ...............................................................................................41
2.3.2. Liên Bang Nga ................................................................................................42
2.3.3. Ba Lan .............................................................................................................44
2.3.4. Trung Quốc .....................................................................................................45
2.3.5. Philippines .......................................................................................................48
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI ..........................50

ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

2.4.1. Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào ......................50
2.4.2. Tính phí dựa vào lợi nhuận .............................................................................50
2.4.3. Tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra ..................................................................51
2.4.4. Tính phí dựa vào mức độ gây ơ nhiễm ...........................................................52
2.4.5. Tính phí dựa vào phí biến đổi và phí cố định .................................................52
2.5. CĂN CỨ TÍNH PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI.......................................53
2.6. TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÍ NƯỚC THẢI TẠI VIỆT NAM ...
.......................................................................................................................54
2.6.1. Phí nước thải cơng nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP...........................55

2.6.2. Mức thu phí nước thải cơng nghiệp theo Thơng tư 63/2013/TTLT-BTCBTNMT .....................................................................................................................56
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI CƠNG NGHIỆP TẠI TPHCM......................................................59
3.1. TÌNH HÌNH XẢ THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NƠNG
THỦY SẢN VÀO KÊNH RẠCH TẠI TPHCM ......................................................59
3.1.1. Đánh giá tác động của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản lên chất
lượng nước kênh rạch nội thành TPHCM .................................................................59
3.1.2. Đánh giá hiện trạng và chất lượng nước kênh rạch TPHCM ..........................62
3.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI TPHCM ..........................................................68
3.3. THỰC TRẠNG THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
CƠNG NGHIỆP TẠI TPHCM .................................................................................71
3.3.1. Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 12/2004
đến 6/2005 .................................................................................................................71
3.3.2. Tình hình thu phí nước thải cơng nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và
Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ..................................................72
3.3.3. Thực hiện theo Nghị định 25/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch
63/2013/TTLT- BTC-BTNMT .................................................................................75

iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

3.4. TÌNH HÌNH THU PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG THỦY SẢN TẠI TPHCM ........................................75
3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CƠNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ..............................................81

3.5.1. Thuận lợi .........................................................................................................81
3.5.2. Khó khăn .........................................................................................................82
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CƠNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
CƠNG NGHIỆP ......................................................................................................84
4.1. THỬ NGHIỆM TÍNH TỐN PHÍ BVMT NƯỚC THẢI CƠNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NƠNG THỦY SẢN ...........................................84
4.1.1. Tính phí nước thải theo công thức ban hành trong nghị định của Bỉ..............84
4.1.2. Tính phí nước thải theo cơng thức Cộng Hịa Pháp ........................................88
4.1.3. SO SÁNH MỨC PHÍ CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VỚI MỨC PHÍ
THEO THƠNG TƯ 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT .................................................91
4.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC
THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP .....................93
4.2.1 Giải pháp đề nghị .............................................................................................93
4.2.1.1 Đối với mức thu phí cố định (lượng nước thải ra dưới 30 m3/ngày đêm) ....93
4.2.1.2. Mức phí đối với cơ sở sản xuất có lượng xả thải trên 30 m3/ngày đêm.......94
4.2.2. Giải pháp quản lý ............................................................................................96
4.2.3. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ ...................................................................100
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 101


KẾT LUẬN .................................................................................................101



KIẾN NGHỊ ................................................................................................102

iv



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

1.

BOD

Nghĩa
Biochemical Oxygen Deman: Nhu cầu oxy hóa
học

2.

BVMT

Bảo vệ mơi trường

3.

CBNTS

Chế biến nơng thủy sản

4.


CBTS

Chế biến thủy sản

5.

COD

Chemical Oxygen Deman: Nhu cầu oxy hóa học

6.

CP

Cổ phần

7.

DN

Doanh nghiệp

8.

ĐTM

9.

EC


10

KCN

11.

KHCNMT

Khoa học công nghệ môi trường

12.

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

13.

LVS

Lưu vực sơng

14.

LĐP

Lãnh đạo phịng

15.


NTCN

Nước thải cơng nghiệp

16.

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ

17.

NV

18.

OECD

Đánh giá tác động mơi trường
European Union: Liên Minh châu Âu
Khu công nghiệp

Nhân viên
Organization for Economic Cooperation and
Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

19.


TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

20.

TSS

Total Suspended Solids: Tổng chất rắn lơ lửng

21.

TP

Trưởng phòng

v


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trên LVS Đồng
Nai ............................................................................................................................10
Bảng 1.2: Đặc trưng ô nhiệm nước thải chế biến thủy sản ......................................17
Bảng 1.3: Thành phần nước thải chế biến thủy sản .................................................18
Bảng 1.4: Thành phần nước thải đầu vào của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản
...................................................................................................................................20

Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu cho một số loại hình CBNS ........... 21
Bảng 1.6: Tính chất nước thải chế biến nơng sản ....................................................23
Bảng 2.1: Lệ phí ơ nhiễm/ lệ phí xả thải ..................................................................30
Bảng 2.2: Phí nước thải tại các nước OECD ...........................................................39
Bảng 2.3: Mức phí ơ nhiễm tại Pháp, 1993 ............................................................. 41
Bảng 2.4: Mức phí gốc đánh vào một số chất gây ơ nhiễm nước tại Nga 1993 ......43
Bảng 2.5: Mức phí ơ nhiễm tính theo các ngành khác nhau ....................................44
Bảng 2.6: Hệ số qui đổi chất ô nhiễm sang COD tương đương tại Trung Quốc .....47
Bảng 3.1: Thống kê lượng nước thải ở các cơ sở có lưu lượng trên 30 m3/ngày ....61
Bảng 3.2: Nguồn ô nhiễm trọng điểm ......................................................................62
Bảng 3.3: Thống kê kết quả thu phí nước thải cơng nghiệp của TPHCM từ tháng
12/2004 đến tháng 6/2005 ........................................................................................72
Bảng 3.4: Tình hình thu phí từ năm 2004 đến năm 2010 ........................................73
Bảng 3.5: Tình hình thu phí từ năm 2011 đến q 2 năm 2013 ..............................74
Bảng 3.6: Tình hình thu phí từ q 3 năm 2013 đến năm 2015 ..............................75
Bảng 3.7: Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mà các doanh
nghiệp chế biến nông thủy sản đã nộp giai đoạn 2014 – 2015 ................................76
Bảng 3.8: Nồng độ COD và TSS, lượng nước thải ra mỗi quý của các doanh nghiệp
CBNTS giai đoạn 2014- 2015 ..................................................................................79
Bảng 4.1: Tổng số phí mà doanh nghiệp phải nộp theo Nghị định của Bỉ ..............86
Bảng 4.2: Mức phí cho các thơng số ơ nhiễm ..........................................................88

vi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

Bảng 4.3: Tổng số phí mà doanh nghiệp chế biến nơng thủy sản phải nộp theo quy

định của Cộng Hòa Pháp ..........................................................................................89
Bảng 4.4: Bảng so sánh mức phí ..............................................................................91
Bảng 4.5: Thơng số nước thải công ty CP CBTS Số 3 ............................................95
Bảng 4.6: Mức phí phải nộp .....................................................................................95
Bảng 4.8: Hệ thống và cơ cấu cần được xây dựng để giảm tải lượng .....................99

vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

DANH MỤC H NH V

I

ĐỒ

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................................5
Hình 2.1: Mức thu phí ở Nga ...................................................................................42
Hình 3.1: Sự phân bố các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản trên địa bàn
TPHCM ....................................................................................................................60
Hình 3.2: Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành ...64
Biểu đồ 3.1: Chỉ số COD kênh rạch nội thành .........................................................65
Biểu đồ 3.2 : Chỉ số BOD kênh rạch nội thành ........................................................66
Hình 3.3: Quy trình thu phí tại TPHCM ..................................................................69
Biểu đồ 3.3: Tình hình thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp
trong giai đoạn 2004 đến 6 tháng đầu năm 2013 .....................................................74
Biểu đồ 4.1: Mức phí nước thải cơng nghiệp của các doanh nghiệp CBNTS .........93

Hình 4.1: Quy trình lập kế hoạch kiểm sốt tổng tải lượng ơ nhiễm .......................98

viii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, hội nhập về kinh tế lẫn văn hóa. Nước thải
nói chung và nước thải cơng nghiệp nói riêng là vấn đề nan giải của các nước đang
phát triển như Việt Nam. Một trong những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt là làm
thế nào để hạn chế ô nhiễm trong điều kiện nền nền công nghiệp đang phát triển.
Trước hết phải nhắc đến nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp. Với sự xuất
hiện ngày càng nhiều các công ty và nhà máy, lượng nước thải từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh được thải ra mơi trường bên ngồi cũng tăng đáng kể. Phần lớn
các doanh nghiệp xả thải ra môi trường với lượng nước thải đã qua xử lý nhưng việc
xử lý chỉ mang tính chất tương đối, các doanh nghiệp khơng xử lý hết tồn bộ lượng
nước thải mà họ thải ra là do chi phí xử lý cao, việc xử lý đòi hỏi nhiều thời gian và
cần hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại. Vì thế, lượng nước thải được thải ra từ các
doanh nghiệp mang theo khá lớn hàm lượng chất gây nguy hại cho mơi trường nói
chung và mơi trường nước nói riêng. Lượng nước thải cơng nghiệp này sẽ lắng
đọng và tích tụ lâu ngày xuống đáy ao, hồ, sơng, rạch nơi nó được thải ra từ đó gây
ảnh hưởng xấu cho các lồi thủy sinh, thậm chí làm chết cả dịng sơng và gây hại
cho người dân sống gần đó. Theo tổng cục thống kê thì trong 3 tháng đầu năm
2016, các cơ quan chức năng đã phát hiện 3504 vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi
trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 1286 vụ với tổng số tiền phạt gần 350 tỷ
đồng [1].

Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải nói chung, nước thải cơng nghiệp nói
riêng là một trong những cơng cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Giống như các loại thuế hay
phí mơi trường khác, phí nước nước thải hoạt động theo nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền, qua đó tạo động lực để các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng
thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Phí nước thải đã

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển, chẳng hạn từ năm 1961 ở Phần
Lan, từ năm 1970 ở Thụy Điển, từ năm 1980 ở Đức...và mang lại những kết quả
đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra ở các nước này.
Một trong những công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng đối với nước thải ở
nước ta là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Nghị định có hiệu lực ngày 01 tháng 01
năm 2004 và được triển khai thực hiện tại tất cả các địa phương trên cả nước. Tuy
nhiên, thực tiễn hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn. Số phí thu
được thấp hơn nhiều so với ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp khơng chấp hành
các quy định quản lý mơi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ơ nhiễm mơi
trường do nước thải gây ra ngày càng trầm trọng…
Một loạt các câu hỏi liên quan đến việc thu phí như: thu phí có mang lại hiệu
quả trong công tác quản lý nguồn xả thải khơng? Việc thu phí có làm giảm lượng

nước thải được xả thải ra mơi trường bên ngồi chưa? Số lượng các doanh nghiệp
tn thủ, đóng phí qua các năm như thế nào? Những khó khăn trong vấn đề phân
loại doanh nghiệp phải đóng phí? Cách tính định mức thu phí, phí thu có phù hợp
khơng? Chính vì những lý do trên, đề tài “Đánh giá tình hình và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo vệ mơi trường nước thải cơng
nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến nông thủy sản tại TPHCM” là cần thiết
nhằm đánh giá thực trạng cơng tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp trên địa bàn TPHCM, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách này.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đồ án tốt nghiệp tập trung hướng vào 2 mục tiêu cụ thể sau:
-

Đánh giá thực trạng và hiệu quả cơng tác thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp tại TPHCM.

SVTH: Lê Công Hoàn Vũ

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu phí BVMT
đối với nước thải cơng nghiệp tại TPHCM.


3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện các nội dung sau:
 Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội và kế thừa các nghiên cứu có liên quan.
-

Tổng hợp và biên hội số liệu, tài liệu về các công cụ kinh tế trong quản lý
mơi trường.

-

Tìm hiểu thơng tin về các doanh nghiệp cũng như ngành nghề sản xuất để
xác định nguồn gây ơ nhiễm nước thải.

-

Tìm hiểu một số khu vực ô nhiễm công nghiệp điển hình trên hệ thống kênh
rạch làm ảnh hưởng đến nguồn nước.

 Nội dung 2: Phân tích thực trạng ơ nhiễm mơi trường nước thải tại TPHCM.
-

Thông qua số liệu quan trắc chất lượng nước trên các tuyến sơng, kênh rạch
chính trên địa bàn Thành phố từ đó đánh giá khả năng tiếp nhận đối với các
thông số (BOD5, COD, NO3-, PO43-, N-NH3…) cũng như khả năng tự làm
sạch của hệ thống kênh nội thành TPHCM.

-

Từ vị trí phân bố các doanh nghiệp chế biến nơng thủy sản trên địa bàn
Thành phố qua đó đánh giá tác động của các doanh nghiệp chế biến nông

thủy sản có lượng xả thải trên 30 m3/ngày.đêm lên chất lượng nước kênh
rạch nội thành TPHCM.

 Nội dung 3: Phân tích thực trạng thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước
thải cơng nghiệp tại TPHCM.
-

Diễn giải quy trình thực hiện thu phí tại Thành phố.

-

Tình hình thu phí nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và
theo Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT.

-

Tình hình thu phí nước thải cơng nghiệp của các doanh nghiệp chế biến nơng
thủy sản.

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM


Đánh giá thực trạng kê khai của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản có
lượng xả thải trên 30 m3/ngày.đêm thơng qua nồng độ COD, TSS giai đoạn
2014 – 2015.

 Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp tại TPHCM.
-

So sánh sự khác biệt trong mức thu phí và cách tính phí của Việt Nam và các
nước trên thế giới.

 Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu
phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp tại TPHCM.
-

Kế thừa kinh nghiệm và những mặt hạn chế trong và ngoài nước đề xuất mức
thu phí mới đối với ngành chế biến nông thủy sản.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp luận
Chúng ta thấy rằng giữa thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, giữa
hai cơng cụ này có một số điểm chung, đặc biệt là cùng đánh vào người gây ơ
nhiễm. Mục tiêu đánh thuế và thu phí cũng có nhiều điểm chung, trong đó có việc
làm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng theo hướng giảm thải ra
môi trường. Nếu xác định mức thuế và phí thích hợp có thể khuyến kích các cơ sở
sản xuất lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải trước khi ra môi trường.
Mức thuế thu được đánh theo sản lượng và do đó để tối đa hóa lợi nhuận xã
hội thì doanh nghiệp phải chịu mức thuế/ phí tại mức sản lượng tối ưu của doanh
nghiệp. Với mức thuế này buộc người sản xuất phải điều chỉnh hoạt động về mức
tối ưu Q* để đạt tối đa hóa lợi nhuận xã hội. Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi

quy trình cơng nghệ để làm giảm thải chất ô nhiễm mà vẫn giữ được sản lượng tối
ưu thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra một chi phí để làm giảm chất ơ nhiễm hay xử lý
chất thải trước khi thải ra môi trường.Thông thường, chi phí xử lý chất thải sẽ thấp
hơn phí mơi trường mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương
án đầu tư làm giảm thải chất thải gây ô nhiễm thay vì nộp phí vì nó có lợi cho doanh

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

nghiệp. Ngược lại, khi chi phí xử lý cao hơn phí gây ơ nhiễm phải trả, lúc đó doanh
nghiệp sẽ lựa chọn phương án nộp phí vì như vậy sẽ rẻ hơn so với việc tiếp tục áp
dụng các biện pháp giảm thải gây ơ nhiễm.
Mục tiêu của việc thu phí bảo vệ mơi trường có thể khác nhau, có thể nhằm cải
thiện chất lượng môi trường thông qua việc thay đổi hành vi của người gây ơ nhiễm
hoặc nhằm mục đích tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Phí bảo vệ mơi
trường mang tính trung lập, có tác dụng khuyến kích doanh nghiệp tiếp tục sản xuất
để có lợi nhuận nhưng đồng thời phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng mơi
trường qui định, và khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà hủy hoại mơi trường. Tồn bộ
q trình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ nghiên cứu (Hình 1).
Tổng hợp, biên hội tài liệu liên quan

Hiện trạng chất lượng kênh,
rạch nơi tiếp nhận nước thải của
các doanh nghiệp


Phân tích thực trạng ơ nhiễm
mơi trường nước đo nước thải
cơng nghiệp

Tình hình thu phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải cơng
nghiệp

Phân tích đánh giá hiệu quả của
việc thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp

So sánh phương pháp tính phí
của Việt Nam và các nước trên
thế giới

Đề xuất giải pháp
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu

SVTH: Lê Cơng Hoàn Vũ

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp thu thập thông tin

-

Nhằm thu thập các thông tin về ngành chế biến nông thủy sản hiện nay và
thông tin về các cơ sở chế biến nơng thủy sản ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc sử
dụng phương pháp thông tin là rất cần thiết và đem lại nhiều hiệu quả. Thông tin sẽ
được thu thập từ 2 nguồn chính là:
 Những thơng tin thu thập thông qua cán bộ Chi cục môi trường, những người
tiếp xúc trực tiếp với chủ cơ sở chế biến nông thủy sản.
 Những thông tin gián tiếp được thu thập thông qua những tài liệu khoa học
đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải qua phương tiện thông tin
đại chúng về những vấn đề liên quan đến hoạt động chế biến nông thủy sản.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Thống kê, xử lý số liệu sau khi đã thu thập được, nhằm rút ra những nhận xét
và kết luận về tình hình thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp tại
TPHCM.
-

Phương pháp đánh giá, so sánh

Dựa vào các quy trình chế biến, các thơng số ơ nhiễm mơi trường, mức độ sử
dụng nước từ đó so sánh nhằm phân tích, đánh giá mức phí mà doanh nghiệp phải
đóng ứng với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đồng thời so sánh mức phí của 06
doanh nghiệp chế biến nơng thủy sản điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh theo
các phương pháp tính khác nhau.
-

Phân tích, tổng hợp


Trên cơ sở những thơng tin có được cùng những số liệu và tài liệu liên quan
thu thập được, phân tích, chọn lọc và tổng hợp một cách hợp lý để có được sự phản
ánh chung, đầy đủ về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

5. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đề tài nghiên cứu về việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công
nghiệp của ngành chế biến nông thủy sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp
ngành chế biến nông thủy sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng

trong việc góp phần ngăn ngừa, kiểm sốt ơ nhiễm, tạo nguồn thu cho ngân
sách địa phương và trung ương nhằm đầu tư phục vụ cho việc cải tạo ô
nhiễm môi trường đối với nước thải; buộc người nộp phí phải đầu tư các
cơng trình, biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho
phép trước khi xả thải ra môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn
tài ngun nước.
-

Phí bảo vệ môi trường buộc doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc việc đầu tư cho
công nghệ xử lý hay không và chi phí cho việc lắp đặt này có thể là quá lớn
đối với chịu nộp phí nước thải, sự lựa chọn tùy thuộc vào chiến lược phát
triển của công ty, không cản trở việc kinh doanh của của các doanh nghiệp.

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
PHẦN 1:MỞ ĐẦU
Giới thiệu tổng quan về đề tài tài, tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi, nội dung,
phương pháp luận và nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
PHẦN 2: NỘI DUNG LUẬN VĂN

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngành chế biến nông thủy sản. Tình hình sản
xuất của các doanh nghiệp cũng như vấn đề môi trường phát sinh do ngành gây ra.

Đồng thời phân tích, đánh giá chung về thành phần, tính chất của nước thải chế biến
nông thủy sản.
Chương 2: Tổng quan về các công cụ kinh tế trong quản lý chất lượng mơi
trường. Tập trung vào phân tích kinh nghiệm về thực hiện thu phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải công nghiệp, ưu nhược điểm của từng quốc gia. Đồng thời
giới thiệu về tình hình thực thi chính sách phí nước thải tại Việt Nam.
Chương 3: Phân tích thực trạng thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công
nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến nông thủy sản tại TPHCM, bên cạnh đó đánh giá
tình hình xả thải của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản vào hệ thống kênh
rạch nội thành cung cấp cơ sở cho việc xác định khả năng tự làm sạch từ đó đề xuất
giải pháp phù hợp với khả năng tiếp nhận.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác thu phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải công nghiệp.
PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở TP.HCM
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp nhận


nhiều loại nguồn thải, mơi trường nước mặt đang ở tình trạng ơ nhiễm tại nhiều nơi,
tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, ở nước ta chỉ có 4
nguồn thải chính tác động đến mơi trường nước mặt: nước thải công nghiệp, nước
thải nông nghiệp, sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay
ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước.
1.1.1. Hệ thống sông và kênh rạch tại TPHCM
TPHCM nằm trong lưu vực sông Sài Gịn – Đồng Nai, đây là nguồn cấp nước
chính trong lưu vực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội,
ngồi ra cịn phục vụ cho việc tưới tiêu và giao thông vận tải thủy.
Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ hai ở Việt Nam. Bắt nguồn từ Cao Nguyên
trung bộ, gần Đà Lạt, sông Đồng Nai chảy dài trên 300km trước khi đi vào địa phận
Thành phố. Lưu vực của nó có diện tích 28.000 km2 bao gồm tỉnh Đồng Nai và một
phần Bình Dương, Bình Phước và Lâm Đồng và phần lớn tỉnh Bình Thuận và Đắc
Lắc. Sơng Sài Gịn trải dài 220km từ thượng nguồn trước khi kết hợp với sông
Đồng Nai tạo thành sông Nhà Bè, với một lưu vực rộng 4.500km2 bao gồm các tỉnh
Tây Ninh, Bình Dương và TPHCM.
Hiện nay trong nội đơ Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh có tổng
chiều dài chính là 56km và 36km của các chi lưu, bao gồm:
1. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
2. Kênh Tàu Hủ - Đôi – Tẻ

9.035m
19.500m

3. Kênh Bến Nghé

5.900m

4. Kênh Tân Hóa – Ơng Bng – Lò Gồm


7.240m

5. Kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

14.040m

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

Ngoài những hệ thống này cịn có một vài hệ thống kênh hở khác như: Suối
Cái, Xuân Trường tại quận Thủ Đức và An Hạ, Xáng tại huyện Bình Chánh. Tất cả
các hệ thống kênh này được dùng làm nơi tiếp nhận nước thải.
1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại TPHCM
Hệ thống lưu vực sơng Đồng Nai, giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong phát
triển KT – XH của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ. Hệ thống này vừa là
nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và hầu hết các hoạt động kinh tế trên lưu vực
nhưng đồng thời cũng vừa là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải
trên lưu vực. Chức năng cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp vốn là
chức năng quan trọng hàng đầu của hệ thống các sông trong khu vực, hiện đang bị
đe dọa trực tiếp bởi các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, làng nghề và các tác động
bởi hoạt động phát triển thủy điện, thủy lợi…Trong đó, nước thải sinh hoạt và nước
thải cơng nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất với tải lượng các chất gây ô nhiễm cao
nhất.

Bảng 1.1: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trên LVS Đồng
Nai
Tải lượng (kg/ngày)

Tên nguồn thải

Các KCN

DO

SS

TSS

COD

BOD5 NO2-

NO3-

Sunfua

118

1.901

7.255

6.943


1.010

121

452

0,4

4.772 67.576 137.400 3.572

2.097

99

764

9,82

472

2.811

1,57

133

1.18

Các doanh
nghiệp ngoài

KCN
Các doanh
nghiệp nằm
trong KCN xả

11.343 17.855

5.262

thải trực tiếp ra
nguồn tiếp nhận

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

Các doanh
nghiệp nằm
trong KCN xả
thải qua trạm xử

148

9.257


10.033

2.290

1.190

3,48

892,59 0,96

lý nước của
KCN
Tổng cộng

5.512 90.078 172.544 18.069 7.110

225.95 2.243

12,37

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2012
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng có mức độ đơ thị hóa cao nhất cả nước. Đây
cũng là khu vực có tỷ lệ dân cư sống ở các đơ thị cao nhất nước, mật độ dân số cao
thứ nhì cả nước (631 người/km2). Khu vực này luôn là địa điểm hu hút các luồng di
dân, là vùng nhập cư cao nhất với tỷ suất di cư thuần là 107,7%. Các KCN tập trung
có sức hút mạnh mẽ nhiều người chuyển đến làm ăn sinh sống. Chính vì vậy, nước
thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất cao trong số các nguồn thải của khu vực [2].
Trong số các nguồn tiếp nhận nước thải đơ thị, sơng Sài Gịn tiếp nhận lượng
chất thải nhiều nhất với 76,21% tổng lượng nước thải và 66,6% tổng tải lượng
BOD5. Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ơ nhiễm

môi trường nước trên lưu vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm do dầu mỡ, chất
hoạt động bề mặt và vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên cho đến nay, trong tất cả các đô
thị trên lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai chỉ có Tp. Hồ Chí Minh triển khai lắp đặt
một số hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh nguồn nước thải sinh hoạt, Tp.
Hồ Chí Minh là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước, số
lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung gần như 100% nhưng hiệu quả
hoạt động chưa cao, đó cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nước.
Hàng ngày, hệ thống sông và kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận
khoảng 550.000m3 nước thải, bao gồm khoảng 500.000m3 nước thải sinh hoạt và
khoảng 50.000m3 nước thải công nghiệp. Với tổng lượng nước thải như vậy có thể

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

ước tính tải lượng các chất gây ô nhiễm như sau: 590 tấn chất rắn lơ lửng, 270 tấn
BOD, 480 tấn COD, 50 tấn Ni-tơ, 14 tấn Phospho, 110 tấn dầu mỡ gốc động thực
vật.
Hầu hết lượng nước thải này không được xử lý trước khi thải vào các kênh,
sông. Đây cũng là lý do tại sao nước thải ở những dòng kênh này ln có màu đen
và có mùi hơi thối. Tất cả các con kênh đều bị chiếm dụng bởi những khu nhà ổ
chuột dọc theo bờ kênh. Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 24.000 căn nhà ở
ven và trên kênh rạch. Hàng trăm ngàn dân cư sống ở đây khơng có những điều kiện
vệ sinh tối thiểu; tất cả các chất thải hàng ngày được thải vào sông rạch gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng.
Khu vực biển miền Đơng Nam bộ có đặc điểm bán nhật triều với biên độ
tương đối lớn. Mực nước tại vùng cửa biển của Thành phố thay đổi từ 2 đến 3m và
ảnh hưởng đến thủy lực của sông rạch trong khu vực đơ thị. Vì vậy, nước thải
khơng thể thốt ra biển, mà nước thải bị lưu lại trong kênh rạch và diễn ra quá trình
phân hủy sinh học gây mùi hơi thối khó chịu. Một số kênh như Tân Hóa, Lị Gốm
có mức độ ơ nhiễm nghiêm trọng, hàm lượng BOD dao động trong khoảng 200 –
500mg/l và hàm lượng DO là bằng 0mg/l.
Một số khu vực ô nhiễm công nghiệp điển hình:
1. Khu vực suối Cái, Xuân Trường, suối Nhum là khu vực ơ nhiễm điển hình ở
Thủ Đức, có khoảng 20 nhà máy có nước thải thuộc diện ô nhiễm rất năng
làm ảnh hưởng đến nguồn nước ở các xã Linh Trung, Linh Xuân, Tân Phú và
Long Thạnh Mỹ.
2. Khu vực công nghiệp Phước Long, quận 9 là khu vực tập trung công nghiệp
vừa làm ô nhiễm nguồn nước vừa làm ơ nhiễm khơng khí. Các nguồn ơ
nhiễm nước như nhà máy chế biến hải sản COFIDEC, công ty dệt nhuộm
Phước Long, công ty dệt nhuộm Phong Phú, cơng ty giấy Liksin, giấy Thái
Văn, Dũng Tiến, xí nghiệp chăn ni heo Phước Long, Nam Hịa…

SVTH: Lê Cơng Hồn Vũ

12


×