Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 97 trang )

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 3
4.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3
5. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................................... 3
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 4
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu..................................................................... 4
7.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu. .................................... 5
7.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa ................................................................... 5
8. Các kết quả đạt được của đề tài. ............................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ . 6


1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 6
1.1.1. Đô thị và vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị ................................ 6
1.1.2. Quy hoạch cây xanh đô thị. .......................................................................... 7
1.1.3. Tổ chức quản lý cây xanh đô thị ở một vài nơi trên thế giới.......................... 9
1.1.4. Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý cây xanh .................................. 14
1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 15
1.2.1. Lịch sử ra đời của cây xanh đô thị.............................................................. 15
1.2.2.

Quy hoạch cây xanh đô thị ...................................................................... 15

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

i

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
1.2.3.

Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý cây xanh đô thị...................... 22

1.2.4.

Tình hình nghiên cứu cây xanh đô thị ở Thành phố Đồng Hới ................ 24

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 25
2.1.Tổng quan về đô thị hóa - cây xanh đô thị. ........................................................ 25

2.1.1.

Đô thị hóa. ............................................................................................. 25

2.1.2. Cây xanh đô thị .......................................................................................... 25
CHƯƠNG 3:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ............................................................................. 33
3.1. Đặc điểm cơ bản về điều kiệ tự nhiên của thành phố Đồng Hới ........................ 33
3.1.1. Vị trí địa lý: ................................................................................................ 33
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 33
3.1.3. Điều kiện đất đai ........................................................................................ 34
3.1.4. Khí hậu thủy văn ........................................................................................ 37
3.1.5. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................... 39
3.2. Tình hình kinh tế, văn hóa chính trị của thành phố Đồng Hới ........................... 39
3.2.1. Dân số........................................................................................................ 39
3.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật................................................................................ 40
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI ............................................................................................................... 43
4.1.

Công tác phát triển cây xanh ở thành phố Đồng Hới. ............................... 43

4.2. Hiện trạng cây xanh đường phố ở thành phố Đồng Hới .................................... 44
4.2.1. Thành phần chủng loại cây đường phố ở TP. Đồng Hới ............................. 44
4.2.2. Số lượng cây trong mỗi chủng loại trên một số tuyến đường ...................... 51
4.2.3. Cách phân loại cây đường phố ................................................................... 55
4.2.4. Hình thức bố trí cây xanh trên 9 tuyến đường nghiên cứu của TP. Đồng Hới
60

4.2.5. Đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố Đồng Hới .................................. 64
4.3. Hiện trạng cây xanh công viên, hành lang kỹ thuật. .......................................... 65

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

ii

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH CÂY XANH
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. ..................................................................................... 72
5.1. Định hướng phát triển cây xanh theo vùng sinh thái đô thị ............................... 72
5.2. Ứng dụng mô hình cây xanh của Singapore để phát triển hệ thống cây xanh
thành phố Đồng Hới. ............................................................................................... 73
5.2.1. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh cho thành phố Đồng Hới.
74
5.2.2. Biện pháp phát triển và quản lý cây xanh cho thành phố Đồng Hới. .......... 78
5.2.3. Chính sách để phát triển cây xanh đô thị. .................................................. 79
5.3. Đề xuất các chương trình, dự án nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh, mảng xanh
Đồng Hới. ............................................................................................................... 80
5.3.1. Các chương trình nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh, mảng xanh thành
phố.
80
5.3.2. Các dự án nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh, mảng xanh thành phố Đồng
Hới.
83
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 85

6.1. Kết luận............................................................................................................ 85
6.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 89

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

iii

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
DANH MỤC VIẾT TẮT
CT: chương trình
DPC: dải phân cách
DA: dự án
TP: thành phố

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

iv

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
DANH MỤC CÁC BẢNG

---o0o--Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng.
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên.
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố.
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Đồng Hới
Bảng 4.1: Thành phần chủng loại cây trồng trên các đường phố:
Bảng 4.2: Phân nhóm cây đường phố ở thành phố Đồng Hới theo giá trị sử dụng.
Bảng 4.3: Phân bố cây bóng máttheo hình khối tán
Bảng 4.4: Thời gian ra hoa, màu sắc, mùi vị của các loài cây bóng mát trên 9 tuyến
đường nghiên cứu
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp cây bóng mát trên các tuyến đường nghiên cứu
Bảng 4.6: Thống kê các loài cây công viên Bờ sông Nhật Lệ.
Bảng 5.1: Thang điểm đánh giá xếp loại mức độ ưu tiên
Bảng 5.2: Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên cac chương trình
Bảng 5.3: Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

v

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cây sấu
Hình 4.2: Cây sao đen
Hình 4.3: Cây phượng vĩ
Hình 4.4: Cây Lim xẹt

Hình 4.5: Cây bàng
Hình 4.6: Cây Bằng lăng tím
Hình 4.7: Cây xanh đường Quang Trung
Hình 4.8: Cây xanh đường Trần Hưng Đạo
Hình 4.9: Cây xanh đường Lý Thường Kiệt
Hình 4.10: Hàng cây Phượng vỹ đường Thanh Niên
Hình 4.11: Cây Bồ đề đường Hữu Nghị
Hình 4.12: Vòng xoay Trần Hưng Đạo – Hữu Nghị
Hình 4.13: DPC đường Quách Xuân Kỳ
Hình 4.14: DPC đường Nguyễn Hữu Cảnh
Hình 4.15: Công viên Bờ sông Nhật Lệ hiện nay
Hình 5.1: Cây xanh đường phố Singapore
Hình 5.2: Bờ sông cầu Rào đang được xây dựng

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

vi

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh chóng ở Việt
Nam nói chung và Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Nhiều nhà máy, xí
nghiệp được xây dựng mở mang ở nhiều nơi, mật độ dân số cũng ngày một tăng nhanh.
Điều này làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường sống ở chốn đô thị. Đặc biệt

môi trường thiên nhiên bị mất cân bằng và giảm sút về chất lượng. Tình trạng ô nhiễm
môi trường đang diễn ra rất nhanh chóng ở hầu hết các đô thị gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khoẻ con người. Sự phát triển của xã hội, của các đô thị là tất yếu, vấn đề
quan trọng là làm thế nào để cấu trúc đô thị được bền vững, cảnh quan thiên nhiên
được bảo tồn, và môi trường sống được trong sạch.
Cây xanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất tham gia vào việc giải
quyết vấn đề đó. Bởi vì cây xanh ngoài phương diện tạo cảnh quan cho các công trình
kiến trúc để tạo nên diện mạo đô thị trở thành một bức tranh tổng thể có giá trị thẩm
mỹ cao, nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của cây xanh trong đô thị còn được thể
hiện trên nhiều phương diện như: năng lượng, khả năng chắn gió và giảm tiếng ồn, cải
thiện chất lượng không khí, giảm tải cho hệ thống thoát nước mưa đô thị, làm giảm xói
lỡ thủy vực, khía cạnh sinh học và thực phẩm, và vấn đề tâm sinh lý con người.
Cuộc sống của con người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Vì
vậy khi con người đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi
non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau
khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống, góp phần làm cân bằng không khí trong
môi trường đô thị và đảm bảo sức khoẻ cho người dân đô thị.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

1

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Đối với nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế xã hội
với các nước trên Thế giới, vấn đề quan trọng không thể thiếu đó là công tác lục hoá đô
thị. Đây là một trong những vấn đề được nhiều người trong và ngoài nước quan tâm. Vì

nó không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người mà còn góp phần làm
đẹp đô thị, tạo cho môi trường sống đô thị luôn xanh tươi, sạch đẹp và hài hoà.
Đồng Hới là một trong những đô thị mới được nâng cấp lên thành phố trong
những năm gần đây, nên vấn đề công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập Quốc tế cũng
diễn ra khá mạnh. Do vậy mà công tác lục hoá đô thị trong những năm trở lại đây rất
được sự quan tâm nhằm góp phần tạo cảnh quan, thu hút khách tham quan du lịch và
đồng thời giảm thiểu vấn đề ô nhiễm do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, với mong muốn nắm được hiện trạng cây
xanh đường phố của thành phố Đồng Hới để làm cơ sở cho việc đề xuất các định
hướng quy hoạch, tôn tạo lại hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn Thành phố
Đồng Hới trong tương lai mang sắc thái xanh tươi, sạch đẹp và hài hòa, vừa phù hợp
với nhu cầu trước mắt và nhu cầu trong tương lai của người dân đô thị, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát
triển hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Đồng Hới và thực trạng quản lý
cây xanh ở thành phố Đồng Hới.
- Đánh giá và phân tích sự phù hợp của hệ thống cây xanh hiện tại trên các điều
kiện tự nhiên và sinh thái cảnh quan đô thị ở thành phố Đồng Hới,
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp quy hoạch, tôn tạo hệ thống cây xanh trên
địa bàn thành phố Đồng Hới phù hợp với hệ sinh thái nhân văn.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

2

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô

thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng các điểm tập trung cây xanh trên địa bàn thành phố, qua đó
nêu bật lên hình thức phát triển , phân bố của hệ thống cây xanh đô thị của thành
phố Đồng Hới trong thời gian qua.
- Xác định những tiêu chuẩn để chăm sóc và phát triển cây xanh.
- Đánh giá và phân tích sự phù hợp của hệ thống cây xanh hiện tại trên các phương
diện điều kiện tự nhiên và sinh thái cảnh quan đô thị ở thành phố Đồng Hới.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp quy hoạch, tôn tạo hệ thống cây xanh trên
địa bàn Thành phố Đồng Hới phù hợp với hệ sinh thái nhân văn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở đánh giá hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố Đồng Hới, đề tài sẽ góp phần
xây dựng và đề xuất nguyên lý bố trí và quản lý hệ thống cây xanh theo phương pháp
tiếp cận sinh thái nhân văn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở cho việc quản lý hệ thống cây xanh hiện
tại, cũng như góp phần định hướng lập quy hoạch, thiết kế chi tiết hệ thống cây
xanh đô thị phù hợp cho việc mở rộng và phát triển của thành phố Đồng Hới trong
tương lai.
5. Nội dung nghiên cứu.
Tỉm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới
Tìm hiểu hiện trạng cây xanh thành phố Đồng Hới. Rút ra nhận xét và đánh
giá.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

3

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án phù hợp quy hoạch cây xanh
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quàng Bình.
Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh thành phố
Đồng Hới.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu:
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về
một số loài cây xanh đường phố tại các tuyến đường lớn trong nội thành và một
số loài cây hoa và cây xanh tại các công viên trong thành phố.
 Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về mặt không gian: thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Giới hạn về mặt nội dung: các cây xanh đường phố trên tất cả các tuyến đường
chính và một số tuyến đường phụ (nhỏ) của thánh phố Đồng Hới. Các cây xanh
công viên của thành phố Đồng Hới.
7. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài vận dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích nghiên cứu tài liệu là nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử
nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trước đã làm, không phải mất thời gian lặp lại những
công việc mà các đồng nghiệp khác đã thực hiện.
Nghiên cứu tài liệu là để thu thập được những thông tin sau:
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến đề tài nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm


4

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả đồng nghiệp đã nghiên cứu trên các ấn phẩm.
- Chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Số liệu thống kê.
7.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng
quan các tài liệu có được, chúng ta tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin, tài liệu
giúp chúng ta có được một tài liệu toàn diện và khái quát về đề tài nghiên cứu.
Những tài liệu được cập nhật từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Là những tài liệu về
các vấn đề liên quan đến cây xanh của thành phố như: tình hình phát triển cây xanh,
việc chăm sóc, quản lý và quy hoạch của các cơ quan chủ quản của thành phố. Trên cơ
sở những tài liệu đó sẽ đưa vào xử lý phân tích để rút ra những kết luận cần thiết, từ đó
có những định hướng phát triển cho vấn đề cây của Đông Hới trong tương lai.
7.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Quan sát thực tế chỉ tiêu liên quan hiện trạng cây xanh ở thành phố Đồng Hới.
- Quan sát hình thái bên ngoài để xác định thành phần chủng loại cây trên các tuyến
đường nghiên cứu.
- Quan sát sự phân bố của cây xanh trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
8. Các kết quả đạt được của đề tài.
Đánh giá được hiện trạng cây xanh thành phố và từ đó đưa ra các biện pháp quy hoạch
cây xanh phù hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn
thành phố Đông Hới.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm


5

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNGCÂY XANH ĐÔ THỊ
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Đô thị và vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa
hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc
một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội
thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn.
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành phần cơ bản
là hữu sinh và vô sinh, nó còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ. Nó
bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất…
Dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên
đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều nguồn ô
nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) gây ra cho con người những bất lợi
về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần.
Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp giảm
thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng.
Cây xanh đô thị được nói đến nhiều nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ. Tổ
chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như cây xanh
công viên, vườn hoa, dải cây xanh cách ly… sẽ khai thác được tối đa vẻ đẹp cảnh quan
thiên nhiên đô thị.
Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một

không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội rời khỏi
những khối bê tông để đến thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng
không khí trong lành hiếm hoi của đô thị.
SVTH: Nguyễn Thị Tâm

6

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động
của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với
thiên nhiên.
Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và
đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.
Thành công trong việc khai thác và tổ chức cây xanh trong đô thị tạo nên được sắc thái
riêng của không gian góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan và tạo được hình ảnh riêng
của thành phố.
1.1.2. Quy hoạch cây xanh đô thị.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch
đô thị.
Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị. Trong đó, phải xác
định chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị cũng như từng
khu vực đô thị, diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử dụng đất cây xanh
đô thị. Quy hoạch cây xanh dô thị phải phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy
hoạch đô thị và phát triển đô thị; phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng,

tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị; kết hợp hài hòa với
không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường, đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử
dụng; tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.
Việc cải tạo cảnh quan thiên nhiên là một quá trình tất yếu trong hoạt động sống của
con người, và ngược lại thiên nhiên cũng tác động trở lại đến sự phát triển của con
người. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, việc cải tạo môi trường thiên
nhiên dần được mở rộng không ngừng và sự tăng trưởng của quy mô tỷ lệ với sự phát

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

7

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
triển của kỹ thuật và xã hội đã dẫn tới sự thay đổi chất lượng môi trường biến cảnh
quan thiên nhiên thành cảnh quan nhân tạo, có thể với tổ phần thiên nhiên chiếm ưu thế
hoặc với tổ phần yếu tố nhân tạo đống vai trò chủ đạo. Kiến trúc cảnh quan nghiên cứu
không gian bên ngoài một cách đồng bộ và sử dụng các yếu tố hình khối tạo cảnh tham
gia vào việc hình thành cảnh quan theo quan điểm thiết kế môi trường. Bởi vậy, kiến
trúc cảnh quan bảo đảm việc bảo vệ và sử dụng thiên nhiên hiệu quả nhất phục vụ cho
việc quy hoạch hợp lý hơn, bảo đảm việc tổ chức không gian có chất lượng tốt cho hoạt
động sống của con người.
Các thông tin cơ bản cần thiết cho việc mô tả cấu trúc quy hoạch cây xanh đô thị bao
gồm số lượng cây, sự phân bố theo không gian, thành phần loài, kích thước và tình
trạng sinh trưởng. Theo phương pháp truyền thống, việc quy hoạch và quản lý cây
xanh đô thị được thực hiện bằng cách đo đạc và kiểm tra thực địa hoặc tính toán bằng
không ảnh. Tuy nhiên, phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế do tốn kinh phí và mất

rất nhiều thời gian. Đó là còn chưa kể đến việc hiện trạng cây xanh luôn luôn thay đổi
về số lượng, loài cây và diện tích cây xanh do sự thay thế hoặc quy hoạch lại cây trồng.
Vì vậy việc quản lý cây xanh đô thị và cây lâm nghiệp nói chung rất phức tạp. Hiện
nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng công nghệ viễn thám GIS (hệ
thống thông tin địa lý), việc ứng dụng các ảnh viễn thám vào quản lý cây xanh đã
không còn là mới mẻ với nhiều nước trên thế giới. Các ảnh viễn thám có độ phân giải
cao ngày càng được thương mại hóa và được ứng dụng mạnh mẽ trong việc giám sát,
theo dõi những biến động của tài nguyên thực vật trên trái đất, giúp cho việc xác định
những thay đổi và giám sát môi trường một cách nhanh chóng, chính xác. Công nghệ
viễn thám mới dựa vào quang phổ và không gian có độ phân giải cao mang lại giúp
chúng ta trừu tượng hóa theo không gian các thông tin về rừng đô thị hiện có từ dữ liệu
viễn thám. Vì vậy, nó cung cấp một cơ chế để theo dõi, kiểm tra chất lượng cây và sự
thay đổi độ che phủ của tán cây thông qua việc thu nhận các dữ liệu được lặp đi lặp lại.
Với hệ thống ảnh kỹ thuật số có quang phổ và không gian cao đặt trên máy bay và hơn
SVTH: Nguyễn Thị Tâm

8

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
nữa từ không gian, chúng ta có thể khám phá cách ứng dụng của dữ liệu quang phổ có
độ phân giải cao dành cho việc mô tả đặc điểm và kiểm tra cây xanh đô thị. Cụ thể là,
những bức ảnh được ghi nhận từ bộ cảm biến đặt trên máy bay hoặc trên vệ tinh có thể
thu được tại các khoảng thời gian xuất hiện phù hợp, ở độ phân giải quang phổ và
không gian mông muốn, và ở giá thấp hơn trên một đơn vị diện tích đất so với phương
pháp điều tra thực địa truyền thống (Martin và cộng sự, 1988; Ehlers,1990).
1.1.3. Tổ chức quản lý cây xanh đô thị ở một vài nơi trên thế giới.

Cây xanh là một thành phần rất quan trọng trong các bộ phận cấu thành môi trường đô
thị. Nó là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống. Cây xanh công cộng là
tài sản của tất cả mọi người, chúng phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội, vì cậy, việc
chăm sóc, quản lý cây xanh là trách nhiệm của mọi người. Nhận thấy được tầm quan
trọng của cây xanh nên công tác quản lý cây xanh đô thị rất được quan tâm ở nhiều nơi
trên thế giới. Mục đích của việc quản lý cây xanh đô thị là nhằm:
- Bổ sung vào bảng thống kê các loài cây xanh hiện có và vào hệ thống thông tin toàn
cầu.
- Phát triển có kiểm soát sự lụa chọn các loài cây đem trồng và cho sự thay thế một số
loài cây.
- Nâng cao hiểu biết về các hoạt động duy trì các loài cây xanh như trồng trọt, tưới
nước, đóng cọc, bón phân, tỉa cành và thay thế cây.
- Lập các quy định và các luật để bảo vệ và bảo tồn cây xanh công cộng cũng như thực
hiện các quy định và trách nhiệm của con người đối với từng trường hợp của mỗi loài
cây.
- Tổ chức các chương trình nhằm thông báo, thu hút sự quan tâm, và nâng cao sự ủng
hộ từ cộng đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm

9

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Lập các vườn ươm có thể cung cấp phần lớn cho công tác trồng trọt của cả năm cho
thành phố và cho kế hoạch trồng trọt ban đầu.
- Duy trì sức sống và các giá trị của cây xanh nhằm tạo ra một môi trường đô thị có ích.

1.1.3.1. Sông Thames ở London
Ở London có khoảng 7 triệu cây xanh, một phần tư trong đó là rừng và chiếm khoảng
8% diện tích của London. London có khoảng 20% diện tích được che phủ bởi cây
xanh.
Rừng là môi trường sống tự nhiên có diện tích rộng thứ hai sau các đồng cỏ. Với 8%
diện tích Lodon được bao bọc bởi rừng, thủ đô London là nơi cư trú một diện tích
tương đương 40 dặm vuông rừng. Trong khi chỉ có một ít diện tích có rừng với diện
tích lớn tồn tại, thì đặc điểm chính của nguồn tài nguyên rừng London là có nhiều các
cánh rừng nhỏ và các dãy rừng dọc theo tuyến đường ray đã trở thành một tài sản quý
báu của địa phương.
Khoảng 80% rừng ở London được che phủ bởi phần lớn các loài cây lá rộng thuộc các
loài tự nhiên. Các loài cây lá rộng không tự nhiên (phần lớn các cây họ Thích) có
khoảng 15%. Rừng cây có quả nón rất hiếm thấy ở London. Các loài cây bụi chiếm
diện tích rộng lớn hơn các rừng lá rộng không tự nhiên.
Hầu hết diện tích rừng đều tập trung ở nơi địa hình cao. Một ít phân bố ở trung tâm
London, hoặc ở vùng đất thấp phía Bắc của sông Thames và phía Tây của thung lũng
Lea.
Hơn 1/3 trong số các cây cá lẻ thuộc sở hữu công cộng và 1/5 cánh rừng của London
được trồng ở các đường cao tốc và các tuyến đường giao thông khác. Trung tâm dịch
vụ cây trồng London đã chỉ ra rằng các loài cây khác nhau trên đường phố bị giới hạn
rõ rệt, thường ít hơn 10 loài được trồng.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

10

GVHD: Ths. Lê Thị Vu



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Nguồn cây xanh lớn nhất ở thủ đô London được cho là thuộc sở hữu của những người
dân London. Trong số các cây xanh cá lẻ được cung cấp bởi dịch vụ cây xanh London
1993, có hơn 2/3 được trồng tại các vùng đất thuộc sở hữu tư nhân, chủ yếu là ở các
khu dân cư, mà thường là các khu vườn. Có 20% đất ở London được bao phủ trong các
khu vườn tư nhân, chúng góp phần tạo nên phần chính của rừng đô thị.
Có nhiều chính sách tác động đến cây xanh và rừng ở London. Một số chính sách chính
được đưa ra sau đây:
Các chính sách cấp quốc gia như:
Cải thiện chất lượng cuộc sống – Chiến lược phát triển hợp lý Vương quốc Anh : Cây
xanh và rừng được công nhận như là một nhân tố chính trong phần bảo vệ môi trường
của Kế hoạch này.
Chiến lược lâm nghiệp Anh
Chiến lược này mô tả Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách lâm nghiệp như thế nào,
các quyền lợi, và các chương trình thực hiện. Chiến lược được chia ra làm 4 vấn đề:
phát triển nông thôn; sự đổi mới kinh tế; giải trí, phương tiện và du lịch; môi trường và
sự bảo tồn
1.1.3.2. Xanh hóa đô thị ở Singapore
Singapore được đánh giá là quốc gia có trình độ quản lý đô thị hàng đầu trên thế giới
hiện nay. Đó chính là kết quả của một quá trình hoạch định , thực thi chính sách phát
triển, xây dựng và triển khai quy hoạch đô thị với mục tiêu đưa Singapore trở thành đô
thị hàng đầu thế giới.
Khi nhắc đến quốc gia nổi tiếng về môi trường xanh, sạch, đẹp, hiện đại người ta
thường nghĩ đến Singapore, đặc biệt trong đó nhấn mạnh kế hoạch xanh: “Xanh lá cây
và xanh da trời”. Từng mét vuông đất tại Singapore được nâng niu và sử dụng hiệu

SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan


11

GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
quả, đặc biệt là việc phủ xanh đường phố. Singapore đã áp dụng các chiến lược vườn
trường, vườn mái, vườn ở bất cứ đâu để đi tới đâu cũng là màu xanh của thiên nhiên.
Từ bài học về việc đưa thiên nhiên gần gũi với con người, tôn trọng thiên nhiên , hòa
quyện thiện nhiên vào đô thị, “mềm hóa” sự thô cứng của các đô thị bằng cây xanh.
Với kế hoạch trên, Singapore đã gặt hái được nhiều thành công, diện tích cây xanh đã
chiếm xấp xỉ 50% diện tích lãnh thổ, một tỉ lệ đáng mơ ước của nhiều thành phố trên
thế giới.
Singapore có tới hơn 300 công viên lớn nhỏ, nhiều cây xanh còn xuất hiện trên các tòa
nhà cao tầng. Cứ cách 300m, người Singapore lại bắt gặp một công viên với màu xanh
mát rượi. Chính môi trường trong lành đã giúp đất nước tiếp tục theo đuổi, đáp ứng
nhu cầu giải trí cũng như phong cách sống của các cư dân - những người đang ngày
một giàu có hơn.
Từ những năm 1980 trở lại đây, Singapore trồng các loại cây ăn trái và các loại cây
quý hiếm; tạo những hầm cây; tiến hành quy hoạch thay thế cây tạp; xây dựng hệ thống
theo dõi , kiểm soát cây xanh bằng công nghệ thông tin để phát hiện các cây bệnh và
theo dõi tuổi đời của cây.
Năm năm gần đây, kế hoạch trồng cây xanh ở Singapore bước vào giai đoạn mới hướng tới bảo tồn sinh học đa dạng. Nếu trước kia Singapore phát triển theo mô hình
“khu vườn trong TP”, giờ quốc đảo xanh này lại đang phấn đấu trở thành “TP trong
khu vườn” vào năm 2016. Chính môi trường trong lành đã biến Singapore trở thành TP
đáng sống và là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư, du lịch, góp phần nâng cao đời sống kinh
tế-xã hội.
 Biện pháp phát triển và quản lý cây xanh ở Singapore
 Phát triển


SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

12

GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Tại Singapore mỗi hội đồng thị trấn thường tổ chức các hoạt động ngày trồng cây với
các thành viên quốc hội trong khu vực bầu cử của mình. Mỗi gia đình thậm chí còn
dùng cây xanh làm quà cưới cho con cái.
- Tôn trọng thiên nhiên, tận dụng không gian, quản lý quy hoạch nghiêm minh... những
công nghệ trong quản lý mảng xanh đô thị ở Singapore có thể áp dụng cho phát triển và
quản lý mảng xanh đô thị tại Việt Nam
- Do giá công lao động cao, người Singapore không thực hiện trồng tràn lan các đường
viền xanh, xén tỉa.
- Họ mô phỏng tự nhiên, trồng xen nhiều loài với đặc tính và nhu cầu ánh sáng khác
nhau, phối hợp nhiều kết cấu và sử dụng tối đa các loài lưu niên để tạo ra nhiều tiểu
cảnh đa dạng mà vẫn tiết kiệm công chăm sóc và tưới nước.
- Do chính phủ coi trọng phát triển mảng xanh đô thị nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống, nhiều khu đô thị mới tại Singapore rất coi trọng thiết kế và thi công các tường
xanh, mái nhà xanh, thậm chí trồng cây ngay trong lòng tòa nhà để người đi mua sắm
trong các khu thương mại luôn cảm nhận sự gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.
- Khu du lịch do nhà nước đầu tư, các công ty cây xanh đấu thầu thực hiện, các nhà
kính “khổng lồ” là các bảo tàng cây xanh trên khắp các châu lục do các công ty lớn đầu
tư và khai thác dịch vụ tham quan.
 Quản lý

- Singapore có những khu bảo tồn cây với quy định không được đốn hạ bất kỳ cây nào
có đường kính vượt quá 1m đang sinh trưởng trên bất kỳ vùng đất nào bên trong một
khu vực được quy hoạch bảo tồn cây xanh hoặc ở vùng đất trống, trừ khi được Hội
đồng các công viên quốc gia (NParks) cho phép. Đảo quốc này còn quy định với các
cây di sản - cây trưởng thành trong và ngoài các khu vực bảo tồn được pháp luật bảo

SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

13

GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
vệ. Những cây này được ghi nhận có giá trị lịch sử và đóng góp cho cảnh quan của
Singapore.
- Singapore lập ra Ủy ban Vườn quốc gia (National Parks Board) là cơ quan quản lý
thống nhất mảng xanh, quản lý rất nhiều hoạt động quan trọng liên quan đến du lịch,
giải trí, nghỉ dưỡng như công nhận cây di sản, quản lý các khu cắm trại, các khu vực
bảo tồn, quản lý đa dạng sinh học...
1.1.4. Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý cây xanh
Việc sử dụng kết hợp viễn thám và GIS cho nhiều mục đích khác nhau đã trở nên rất
phổ biến trên toàn thế giới trong khoảng 30 năm trở lại đây. GIS bắt đầu được xây
dựng ở Canada từ những năm sáu mươi của thế kỷ 20 và đã được ứng dụng ở rất nhiều
lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới. Sau khi vệ tinh quan sát Trái Đất Landsat đầu
tiên được phóng vào năm 1972, các dữ liệu viễn thám được xem là nguồn thông tin đầu
vào quan trọng của GIS nhờ những tiến bộ về kỹ thuât của nó. Ngày nay, Trái Đất
được nghiên cứu thông qua một dải quang phổ rộng với nhiều bước sóng khác nhau từ

dải sóng nhìn thấy được đến dải sóng hồng ngoại nhiệt. Các thế hệ vệ tinh mới được
bổ sung thêm các tính năng quan sát Trái Đất tốt hơn với những quy mô không gian
khác nhau. Vệ tinh cung cấp một lượng thông tin khổng lồ và phong phú các phản ứng
quang phổ của các hợp phần của Trái Đất như: đất, nước, thực vật. Chính các phản ứng
này sau đó sẽ phản ánh bản chất sinh lý của Trái Đất và các hiện tượng diễn ra trong tự
nhiên bao gồm cả các hoạt động của con người. Chủ đề phát triển chính của viễn thám
trong một thời gian dài chính là môi trường và tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực
này đã tăng lên nhanh chóng trong một vài năm gần đây. Trong khi đó mục tiêu chính
của việc sử dụng GIS là tạo ra những giá trị mới cho các thông tin hiện có thông qua
phân tích không gian – thời gian và hoặc mô hình hóa các dữ liệu có tọa độ. Nhờ khả
năng phân tích không gian – thời gian và mô hình hóa, GIS cho phép tạo ra những
thông tin có giá trị gia tăng cho các thông tin được triết xuất từ dữ liệu vệ tinh.
SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

14

GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Lịch sử ra đời của cây xanh đô thị.
Việc trồng cây xanh ở Việt Nam cũng đã được thực hiện từ rất lâu vào thời kỳ phong
kiến, tuy nhiên còn tản mạn, rời rạc và chỉ tập trung vào một số tầng lớp: Vua chúa,
quan lại, nho sĩ, đạo sĩ... Đến năm 1960, khi Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây, mọi người
đã hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên phong trào này chưa có quy hoạch tổng thể và chưa
có cơ quan chức năng đứng ra quản lý cho nên cây xanh lộn xộn không đảm bảo chức
năng.

Đến năm 1994, Việt Nam lần đầu tiên đã tham gia hội thảo về vấn đề: “Quá trình đô thị
hoá và cây xanh ở đô thị” ở Chiangmai Thái Lan. Việt Nam đã tham gia báo cáo về
chủ đề “cây xanh và môi trường đô thị” với các nội dung: khái quát quá trình trồng cây
và phát triển cây xanh đô thị trong các tỉnh, thành phố Việt Nam, sơ bộ thống kê các
thành phần cây xanh trong đô thị ở các thành phố lớn (chủ yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh); Nghiên cứu một số đặc điểm về vật hậu học của các loài cây trồng ở đô thị
chính của Việt Nam. Nghiên cứu chọn các loài cây cho các đô thị của Việt Nam, theo
các chức năng khác nhau (theo tài liệu cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường
đô thị - tạp chí lâm nghiệp 3/1995). Kể từ đó việc quy hoạch phát triển mảng xanh đô
thị ngày càng được quan tâm, đã có cơ quan chức năng ra đời để quản lý thực hiện việc
phát triển cây xanh đô thị.
1.2.2. Quy hoạch cây xanh đô thị
Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị tại Quyết định số
01/2006/QĐ-BXD ngày 05/01/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN
362:2005”Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị-Tiêu chuẩn thiết
kế” quy định về các tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh:
Tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng
SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

15

GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
* Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được xác định:
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng.
Loại đô thị


Quy mô dân số (người)

Tiêu chuẩn (m2/người)

Đặc biệt

Trên hoặc bằng 1.500.000

12-15

I và II

Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 10-12
1.500.000

III và IV

Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 9-11
250.000

V

Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000

8-10

Chú thích: - Đối với các đô thị có tính chất đặc thù về sản xuất công nghiệp, hoạt động
khoa học, công nghệ, du lịch, nghỉ dưỡng khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể lựa chọn
trong giới hạn hoặc điều chỉnh (nhưng phải được cơ quan chủ quản chấp nhận).

- Đối với đô thị miền núi, hải đảo khi áp dụng tiêu chuẩn này cho phép lựa chọn thấp
hơn nhưng không được thấp hơn 70% Quy định ở giới hạn tối thiểu.
* Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên đô thị được xác định:
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên.
Loại đô thị

Quy mô dân số (người)

Tiêu chuẩn (m2/người)

Đặc biệt

Trên hoặc bằng 1.500.000

7-9

I và II

Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 6-7,5
1.500.000

III và IV

Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 5-7
250.000

SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

16


GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
V

Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000

4-6

Chú thích: Trong các đô thị loại đặc biệt, loạiI&II, ngoài các công viên thuộc khu ở cần
có các công viên khu vực, công viên thành phố, các công viên có chức năng riêng biệt
như: công viên thiếu nhi, công viên thể thao, vườn bách thú, bách thảo, công viên
nước…
Công viên thiếu nhi có quy mô trên 10ha phải tổ chức công viên với nhiều khu chức
năng.
Công viên thể thai phải đảm bảo kích thước sân bãi theo tiêu chuẩn và bố trí hợp lý hệ
thống sân bãi tập. Cây xanh phải thỏa mãn yêu cầu thông gió, chống ồn, điều hòa
không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu để đảm bảo nâng cao sức
khỏe vận động viên và người tham gia thể thao.
* Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố được xác định:
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố.
Loại đô thị

Quy mô dân số (người)

Tiêu chuẩn (m2/người)


Đặc biệt

Trên hoặc bằng 1.500.000

1,7-2,0

I và II

Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 1,9-2,2
1.500.000

III và IV

Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 2,0-2,3
250.000

V

Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000

2,0-2,5

Chú thích: Diện tích đất cây xanh đường phố được tính bằng 10% diện tích đường đô
thị.

SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

17


GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Tại Nghị định 64/2010/ NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị đã quy định:
Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm
mục đích phục vụ lợi ích công cộng; quy hoạch cây xanh đô thị phải phù hợp với yêu
cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ
nhưỡng, bản sắc của đô thị; đồng thời, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ
chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
Khi triển khai xây dựng đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây
xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu
đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây
xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của UBND cấp tỉnh. Khi xây
dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình
hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật
hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên
quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông
báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện.
Tại Thông tư Số: 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng quy
định:
* Công tác quy hoạch.
- Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về quỹ đất
cây xanh đô thị theo các quy định trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu
chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng hiện hành.
- Căn cứ tính chất và quy mô, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển
đô thị trong quy hoạch xây dựng cần phải xác định quỹ đất tối thiểu dành cho vườn
ươm cây. Diện tích vườn ươm cây được tính theo quy mô dân số đô thị như sau:


SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

18

GVHD: Ths. Lê Thị Vu


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô
thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
+ Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng
1m2/người.
+ Đối với các đô thị còn lại, diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng
0,5m2/người.
Diện tích vườn ươm cây được tính chung theo dân số đô thị của toàn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Quy mô, vị trí các vườn ươm cây được xác định trong quy
hoạch xây dựng vùng tỉnh, có thể bố trí tập trung hoặc phân tán tại các đô thị hoặc
ngoài đô thị tuỳ theo điều kiện tự nhiên, khả năng khai thác quỹ đất của từng địa
phương.
- Thiết kế quy hoạch cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ngoài việc
tuân thủ các quy định tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ
và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập,
thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng cần được bổ sung và làm rõ một số nội
dung sau:
Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Xác định diện tích đất cây xanh; tỷ lệ diện tích đất
cây xanh trên đầu người; diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô thị (khu vực mới,
khu vực cải tạo ...); tỷ lệ che phủ; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng cho đô thị.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: xác định vị trí, tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu
người; phân loại, lựa chọn cây xanh thích hợp (bao gồm: chủng loại, hình dáng, màu
sắc, chiều cao, đường kính tán, hình thức tán, dạng lá, màu lá; hoa, tuổi thọ cây); các

hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, trên đường phố, tại công viên,
vườn hoa, vườn dạo, sân vườn.
- Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến
khích các đô thị lập quy hoạch chuyên ngành cây xanh.
- Công tác lựa chọn cây trồng đô thị.
SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lan

19

GVHD: Ths. Lê Thị Vu


×