Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Đồ án môn quy hoạch Bảo vệ môi trường và phát triển KT XH TP đà nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:
QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Giảng viên hướng dẫn:

Ts. Phạm Thị Mai Thảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KCN:
TP:
QCVN:
BTNMT:
XLNT:
CTR:
UBND:
BTTN:
HST:
TNMT:
BVMT:
GTVT:
ĐDSH:
KT – XH:
NN & PTNT:



Khu công nghiệp
Thành phố
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Xử lý nước thải
Chất thải rắn
Ủy ban nhân dân
Bảo tồn thiên nhiên
Hệ sinh thái
Tài nguyên Môi trường
Bảo vệ môi trường
Giao thông vận tải
Đa dạng sinh học
Kinh tế - Xã hội
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng năm 2016

Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế TP.
Đà Nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.........2
1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................2
1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................2

1.1.2. Địa lý............................................................................................................ 2
1.1.3. Khí hậu.........................................................................................................2
1.1.4. Thủy văn.......................................................................................................2
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................3
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................3
1.2.1. Dân số và lao động......................................................................................3
1.2.2. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.................................................3
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................5
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TP. ĐÀ NẴNG....................................14
3.1.

Quy hoạch du lịch......................................................................................14

3.1.1.

Mục tiêu..................................................................................................14

3.1.2.

Nội dung thực hiện..................................................................................14

3.1.3.

Đề xuất các chương trình/dự án.............................................................14

3.2. Quy hoạch khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản...............................................17
3.2.1.


Mục tiêu..................................................................................................17

3.2.2.

Nội dung thực hiện..................................................................................17

3.2.3.

Đề xuất các chương trình/ dự án............................................................17

3.3.

Quy hoạch giao thông vận tải.....................................................................20

3.3.1. Mục tiêu.....................................................................................................20
3.3.2.

Nội dung thực hiện..................................................................................20

3.3.3.

Đề xuất các chương trình/dự án.............................................................20

3.4.

Quy hoạch đa dạng sinh học......................................................................23

3.4.1.

Mục tiêu..................................................................................................23


3.4.2.

Nội dung thực hiện..................................................................................23


3.4.3.

Đề xuất các chương trình/dự án.............................................................23

3.5. Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường
và phát triển kinh tế Thành phố Đà Nẵng.............................................................26
3.6.

Tầm nhìn Quy hoạch tổng thể BVMT và phát triển kinh tế TP. Đà Nẵng......
................................................................................................................... 28

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................30
1. Kết luận.........................................................................................................30
2. Kiến nghị.......................................................................................................30


MỞ ĐẦU

Đà Nẵng được biết đến là một trong ba trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam, là
một thành phố biển có bãi biển dài hơn 60 km và được tạp chí Forbes của Mỹ bình
chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Bên cạnh đó với các di tích văn
hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Cù Lao Chàm, Bà Nà Hills, Phố cổ
Hội An, Ngũ Hành Sơn Cầu Rồng Đà Nẵng,… Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng còn là
nơi giao nhau của ba nền di sản văn hóa thế giới Huế, Hội An và Mỹ Sơn. Xa hơn

một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và
Động Thiên Đường Chính vì vậy, Đà Nẵng đã trở thành địa điểm thu hút, hấp dẫn
hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Không chỉ được thiên nhiên ưu
đãi cho nhiều cảnh quang đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự
trong lành và yên bình nơi đây. Thành phố Đà Nẵng từng liên tục được giữ thứ hạng
cao nhất cả nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự.
Ngày nay, với tốc độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển đô thị nhanh cùng hàng
loạt các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí, các trung tâm
thương mại, nhà hàng, khách sạn,…đã ảnh hưởng không ít tới môi trường thành phố
Đà Nẵng. Vì vậy, trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đang bị đe dọa bởi
một số điểm nóng về môi trường như tình trạng rác thải dân sinh, bùn đen bốc mùi
hôi thối đang diễn ra tại Âu Thuyền và cảng cá Thọ Quang; hành vi xả nước thải
trái phép ra biển Mỹ Khê (quận Sơn Trà); hay tình trạng ô nhiễm tại khu vực khu
công nghiệp (KCN) Liên Chiểu do tập trung quá nhiều nhà máy có nguy cơ gây ô
nhiễm cao như nhà máy xi măng, nhà máy thép, nhà máy cao su, nhà máy giấy…
Việc suy giảm chất lựợng môi trường đã, đang và sẽ gây ra các tác động trực
tiếp đến đời sống người dân khu vực và điều kiện phát triển kinh tế thành phố. Vì
vậy, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “Quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” để
thành phố Đà Nẵng tiếp tục xây dựng trở thành một trong những đô thị lớn của cả
nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch
vụ. Đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ
cận, là đầu mối tập trung các dịch vụ chất lượng cao của miền Trung.

1


CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và
từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 quận
và 2 huyện với tổng diện tích là 1285,4 km².
Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc
tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các
nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông
qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa.
1.1.2. Địa lý
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số
đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700m-1.500m, độ dốc
lớn (>40%), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các
khu chức năng của thành phố.
1.1.3. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và
mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng
không đậm và không kéo dài.
1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng
Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích
lưu vực khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lưu vực
khoảng 426 km². Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên,
sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,...

2


1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của Thành phố Đà Nẵng tương đối đa dạng, gồm tài
nguyên rừng, đất, nước, khoáng sản.
a) Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản Thành phố Đà Nẵng có nhiều đá cẩm
thạch ở Non nước - Ngũ Hành Sơn, cát thạch anh ở Hòa Khánh, cát thủy tinh
ở Nam Ô, than bùn ở Bàu Tràm, Bàu Sấu, Hòa Tiến, nhóm vật liệu xây dựng
ở Hòa Mỹ và Hòa Tiến. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về
dầu khí.
b) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148
ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng:
Rừng đặc dụng; Rừng phòng hộ; Rừng sản xuất.
c) Tài nguyên nước: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km và vùng biển Đà
Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú
trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11
loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với trữ lượng là 1.136.000 tấn hải
sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản). Đà Nẵng còn có nhiều bãi tắm
đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu
khí, chất đốt... Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi
trồng thủy sản.
d) Tài nguyên đất: Với diện tích 1.255,53 km2 (chủ yếu là đất đồi núi và đảo,
trong đó có huyện đảo Hoàng Sa với diện tích 305 km 2); thành phố có các
loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa,
đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng...
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
- Dân số: Dân số năm 2018 là 1.215.000 người, trong đó tỷ lệ nam chiếm 49,4%, nữ

chiếm 50,6%.
- Lao động: Nguồn lao động của thành phố tương đối dồi dào. Theo Tổng cục thống
kê, năm 2017 dân số trong độ tuổi lao động tại TP. Đà Nẵng là 567.646 người bằng
53,34% tổng dân số.
1.2.2. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế
- Tốc độ phát triển kinh tế: Đà Nẵng nằm trong top những địa phương có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Năm 2017, GDP 6 tháng đầu của Đà Nẵng
ước tính tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2016. Đóng góp vào tăng trưởng của Đà
3


Nẵng trong nhiều năm trở lại đây chủ yếu do khu vực dịch vụ và khu vực công
nghiệp - xây dựng.
- Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế:
+ Công nghiệp: Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su,... là những lĩnh vực mũi nhọn
được tập trung phát triển công nghiệp. Năm 2017, GDP của Đà Nẵng đạt 58.546 tỷ
đồng, tăng 9% so với năm 2016. Các KCN tập trung hiện có: KCN Liên Chiểu,
KCN Hòa Khánh; KCN Hòa Khánh mở rộng, KCN Hòa Cầm, KCN dịch vụ và thủy
sản Đà Nẵng, KCN Đà Nẵng.
+ Nông - lâm - ngư nghiệp: chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng đóng vai
trò tương đối quan trọng trong phát triển KT - XH của thành phố.
 Nông nghiệp: Đây là ngành chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của
Thành phố Đà Nẵng và cơ cấu nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng giảm
tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.
 Lâm nghiệp: Độ che phủ rừng của thành phố Đà Nẵng là 43,6%. Trong đó, bán
đảo Sơn Trà với diện tích 3.069,3 ha rừng được xếp vào hệ thống rừng đặc dụng
quốc gia.
 Ngư nghiệp: Biển Đà Nẵng có trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000
tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước; có trên 670 loài động thực vật sinh
sống có giá trị kinh tế cao. Vùng biển Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà có hệ

sinh thái phong phú, đa dạng như: rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và nhiều
loại sinh vật quý.
+ Ngành thương mại - dịch vụ: Đà Nẵng là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ. Cùng với đó, Đà Nẵng là đầu mối buôn bán các mặt hàng công nghiệp,
lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng cho vùng công nghiệp mỏ và vùng
du lịch.
+ Du lịch: Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí giao lưu vô cùng thuận lợi với các điểm
du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận các nguồn khách lớn ở trong nước
và ngoài nước qua đường bộ và đặc biệt qua đường biển và đường hàng không. Nổi
bật với những địa điểm như Cù Lao Chàm, Bà Nà Hills, Phố cổ Hội An, Cầu Rồng
Đà Nẵng.

4


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng năm 2016
5


Stt
1

Các
vấn đề
Du
lịch


Đánh giá hiện trạng môi trường

Dự báo diễn biến môi trường

Trong năm 2017, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến
TP. Đà Nẵng đạt 6,6 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt
2,3 triệu lượt; tăng 19% so với năm 2016.

Theo niên giám thống kê, năm 2017
chỉ số tăng trưởng khách du lịch
trung bình khoảng 30,2%/năm. Giả
sử tốc độ phát triển dụ lịch vẫn duy
trì đến năm 2025 thì lượng khách du
lịch đến thành phố ước tính tăng lên
khoảng 2,24 lần so với năm 2017.

Tổng doanh thu du lịch năm 2017 là 19.403 tỷ đồng, tăng
20,6% so với năm 2016.
Nhiều khu vực gần các bãi tắm ở Đà Nẵng như Mỹ Khê,
Thọ Quang đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước sinh
hoạt từ các khách sạn, nhà hàng chưa được xử lý xả thẳng
ra môi trường.
5km bờ biển đường Nguyễn Tất Thành thường xuyên
ngập trong rác.
Năm 2017, rác thải do hoạt động du lịch là 1833 tấn/năm.
Công tác thu gom rác bãi biển được thực hiện trên 20 km
bãi biển của TP. Đà Nẵng với tần suất 2 lần/ngày.

6


Đánh giá
xu thế

Với quá trình
phát triển du
lịch tại TP.
Đà Nẵng thì
trong những
năm tới, vấn
đề môi
Khách du lịch đến TP. Đà Nẵng trong trường đang
ngày càng
những năm tới sẽ tăng: tăng 29,4%
cấp bách tại
trong 6 tháng đầu năm 2018 so với
Đà Nẵng,
cùng kì 2017 do đó lượng chất thải
tại các bãi biển, khách sạn cũng tăng môi trường
biển có nguy
khá lớn.
cơ ô nhiễm
Ước tính đến năm 2025, rác thải nếu trầm trọng
không được thu gom, xử lý sẽ tăng
hơn, làm mất
khoảng 3 - 5 lần so với năm 2017.
mĩ quan, đa
dạng sinh
Dự báo 2018 – 2025 các nhà hàng,
học biển.
khách sạn tăng lên rất nhanh, ước

tính trung bình tăng đến 39% so với
năm 2017, vì vậy môi trường bị ảnh


hưởng bởi các chất thải, nước thải
xây dựng là rất nghiêm trọng.
2

Khai
thác,
nuôi
trồng
thủy
hải sản

TP. Đà Nẵng có đường bờ biển dài 70 km với diện tích
ngư trường đặc quyền khoảng 15.000 km. Biển Đà Nẵng
có trữ lượng nguồn lợi thủy sản 1.140.000 tấn, chiếm 43%
tổng trữ lượng của cả nước.

Sản lượng, chất lượng thủy, hải sản
ngày càng bị suy giảm do hoạt động
khai thác quá mức do đó, chất lượng
môi trường biển bị suy giảm.

Sản lượng khai thác thủy sản bình quân 43.892 tấn/ năm
và sản lượng nuôi trồng bình quân 1.118 tấn/năm.

Theo đánh giá của các nhà chuyên
môn, nếu không kiểm soát tốt việc

phát triển của các loài tảo biển và
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của TP. Đà Nẵng năm
2014 là 418,7 ha trong đó nuôi nước ngọt là 386,5 ha; nuôi sinh vật phù du thì dự báo vùng biển
Đà Nẵng sẽ xuất hiện nạn “thủy triều
nước lợ 32,2 ha.
đỏ” với mật độ lây lan phát triển sinh
Trong quá trình đánh bắt tất cả các hải sản nhưng chỉ bán
vật biển độc hại lớn, tiêu diệt các
hải sản có giá trị cao, các loại khác vứt bỏ ra môi trường
nguồn sinh vật biển khác và ô nhiễm
gây ô nhiễm môi trường cho khu vực.
bờ biển lâu dài.
Cơ cấu tàu thuyền khai thác công suất nhỏ, đánh bắt gần
Môi trường nước trong thời gian sắp
bờ làm cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng hệ sinh thái thủy tới sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng do
sinh, ngư trường chưa được khai thác hiệu quả.
việc xả nước thải chưa xử lý tại các
Nuôi trồng thủy sản phát triển nhưng quy mô nhỏ và xu
hướng hẹp dần, thiếu quy hoạch, sử dụng dư thừa thức ăn
làm tăng lượng chất hữu cơ trong nước dẫn đến mức độ
tăng nhanh chóng của các loại tảo biển độc và sinh vật phù
du, cùng với đó không có hệ thống xử lý nước thải dẫn
7

khu vực nuôi trồng thủy sản.
Việc nuôi trồng thủy sản phát triển
quá mức dẫn theo việc sử dụng
lượng thức ăn, hóa chất nuôi trồng
gây ô nhiễm môi trường đất, nước.


Vấn đề khai
thác, nuôi
trồng thủy
hải sản ảnh
hưởng
nghiêm trọng
tới chất
lượng môi
trường đất,
nước sông,
nước biển,
suy giảm đa
dạng sinh
học biển….


đến ô nhiễm môi trường.
Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động khai thác, nuôi
trồng thủy sản tại vùng biển Đà Nẵng năm 2017: COD =
495 tấn/năm; BOD5 = 140 tấn/năm; NO3+, NO2- = 1
tấn/năm; NH4 = 22 tấn/năm.

3

Giao
thông
vận tải

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, thải lượng ô
nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải đang có

xu hướng gia tăng.
Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu do việc gia tăng
các phương tiện giao thông gây ra ùn tắc, gia tăng nồng độ
các chất khí độc hại trong không khí như: NO2, CO, SO2
…. Bên cạnh đó, một phần lớn bụi gây ô nhiễm môi
trường không khí phát sinh từ đất đá bị cuốn lên từ mặt
đường hoặc rơi vãi từ các phương tiện vận tải lưu thông
trên đường.
Tại vị trí các điểm nút giao thông (năm 2015):
+ Tại ngã năm đầu đường Trần Bình Trọng, độ ồn trong
không khí vượt quá QCVN 26:2010/BTNMT gần 1,2 lần.
+ Tại khu dân cư mới đường Lý Tự Trọng, nồng độ TSP
trong không khí vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT gần
8

Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm do
hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy
sản đến năm 2025 tại vùng biển Đà
Nẵng: COD tăng khoảng 1,35 lần;
BOD5 tăng khoảng 1,35 lần; NO3+,
NO2- không thay đổi; NH4 tăng
khoảng 1,32 lần.
Các loại phương tiện giao thông vận
tải tăng lên đáng kể dẫn đến lượng
khói bụi phát sinh lớn trong môi
trường không khí.

Vấn đề giao
thông vận tải
tại TP. Đà

Nẵng có xu
hướng tăng
Tuy nhiên trong thời gian tới, cơ sở
hạ tầng giao thông sẽ được nâng cấp về lượng
kết hợp với các biện pháp quản lý đối khói bụi,
tiếng ồn,
với các phương tiện giao thông, hạn
nồng độ các
chế phát thải, hạn chế số lượng
chất ô nhiễm.
phương tiện cá nhân, thay thế hình
thức vận chuyển khách du lịch sẽ
Lượng khí
góp phần giảm lượng phát thải bụi ô thải, bụi…
nhiễm và tiếng ồn trên khu vực các
gây ô nhiễm
tuyến giao thông chính.
đang tăng lên
Đặc biệt trong việc quy hoạch chi tiết hàng năm tỷ
lệ thuận với
phát triển giao thông đô thị đến năm


0,5 lần.
Hoạt động giao thông của các tàu bè chở khách du lịch,
tàu chở hàng, đánh bắt thủy hải sản... làm phát sinh một
lượng nước gỉ tàu nhất định và không được xử lý triệt để
nên có nguy cơ gây ô nhiễm nước biển.
4


Sản
xuất
công
nghiệp

Ngành công nghiệp tại TP. Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng
bình quân 20%/năm.

2020 và định hướng đến năm 2030
thành phố cũng đang nghiên cứu khả
thi hệ thống xe buýt nhanh (BRT) sử
dụng các phương tiện giao thông
dùng năng lượng sạch.

Trên cơ sở tình hình phát triển công
nghiệp hiện tại, lượng chất ô nhiễm
phát sinh do hoạt động công nghiệp tại
Nhiều lò luyện thép các khu công nghiệp TP. Đà Nẵng
thành phố Đà Nẵng dự báo đến 2025
trong năm 2015 có lượng khí CO, NOx, Pb vượt QCVN
sẽ tăng 3,4 lần so với năm 2015, gây
19:2009/BTNMT từ 2 – 4 lần. Khí thải hầu hết các lò
luyện thép đều không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi áp lực đến môi trường.
trường. Tại phía Đông Bắc KCN Liên Chiểu, năm 2015
TP. Đà Nẵng đang dự kiến đầu tư mở
nồng độ TSP vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT gần 2 lần. rộng phát triển sản xuất công nghiệp
Do đó, tại KCN Liên Chiều vấn đề ô nhiễm khí thải đang
trong điều kiện đảm bảo môi trường,
ngày càng nghiêm trọng.
đến năm 2020 trở thành “Thành phố

môi trường” với các mục tiêu cụ thể:
Tại các KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Cầm: nước
100% nước thải công nghiệp và sinh
thải công nghiệp vẫn chưa được xử lý triệt để. Tại KCN
hoạt được xử lý, 70% chất thải rắn
dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, tổng nước thải trung bình
được tái chế…
khoảng 3000 m3/ngày đêm, cao điểm đạt 5000 m3/ngày
đêm. Do đó, hệ thống XLNT tại KCN đang bị quá tải gây
ô nhiễm môi trường khu vực âu thuyền Thọ Quang.
Nước thải của một số cơ sở sản xuất tại vị trí gần sông Phú
9

số lượng các
phương tiện
giao thông.

Với tốc độ
phát triển
kinh tế tăng
nhanh, số
lượng KCN
được xây
dựng để đáp
ứng nhu cầu
phát triển
công nghiệp
của TP. Đà
Nẵng ngày
càng tăng, do

đó tải lượng
ô nhiễm tại
các KCN
cũng tăng
lên, gây áp


Lộc có hàm lượng NH4+ vượt quá QCVN
40:2011/BTNMT 1,5 lần vào năm 2015.

lực lớn tới
môi trường.

Phần lớn CTR công nghiệp được thu gom xử lý, một số
CTR có nguy cơ độc hại được bán lại cho các cơ sở tái chế
không được kiểm soát. Trung bình mỗi tháng, lượng CTR
được thu gom và xử lý khoảng 400 tấn rác thải.
5

Quá
tải bãi
chôn
lấp
chất
thải
rắn

Công ty môi trường đô thị TP. Đà Nẵng là công ty thu
gom CTR tại thành phố với tỉ lệ thu gom khoảng 82 –
85% gồm 6 quận và 1 huyện.

Huyện Hòa Vang công tác thu gom CTR mới chỉ được
thực hiện tại các khu dân cư nằm ven Quốc lộ, Tỉnh lộ và
các chợ của xã.
Theo Công ty môi trường Đà Nẵng, năm 2018 bãi rác
Khánh Sơn đang tiếp nhận từ 870 – 900 tấn rác/ngày, tăng
khoảng 10% so với năm 2017.
Hiện nay các ô chôn lấp rác đã đầy nhưng bãi rác Khánh
Sơn vẫn tiếp tục hoạt động bằng cách nâng dần độ cao
Các bãi chôn lấp CTR tại Đà Nẵng chưa đạt tiêu chuẩn vệ
sinh môi trường nên thường xuyên gây ô nhiễm môi
trường. Các loại chất thải nguy hại, lây nhiễm vẫn chôn
lấp chung với chất thải thông thường tại bãi rác Khánh
Sơn.
10

Dân số dự báo năm 2025 là
1.500.000 người với tốc độ gia tăng
dân số là 1,27%. Tốc độ phát triển
kinh tế không ngừng thì dự báo 2025
nguồn CTR phát sinh từ:
+ Sinh hoạt (du lịch, dân cư) tăng
khoảng 1,7 lần so với năm 2017.
+ Công nghiệp tăng khoảng 3,4 lần
so với năm 2017.
Năm 2017, UBND TP. Đà Nẵng
quyết định đầu tư Dự án Khu liên
hợp xử lý CTR để thực hiện mục tiêu
Đà Nẵng trở thành “thành phố môi
trường” vào năm 2020. Định hướng
quy hoạch xử lý CTR của thành phố

2030, tầm nhìn 2050, tỷ lệ thu gom,

Tốc độ gia
tăng dân số
cùng với tốc
độ phát triển
kinh tế thì
lượng CTR
phát sinh
ngày càng
tăng, tuy
nhiên trong
tương lai Đà
Nẵng sẽ có
thêm Khu
liên hợp xử
lý CTR nên
sẽ giảm quá
tải bãi chôn


xử lý CTR sinh hoạt đạt 100%, trong
đó 80% tái chế, tái sử dụng.
6

Hệ
thống
thoát
nước,
xử lý

nước
thải

Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh gần 900.000
m3/ngày đêm.
Hiện có 4 trạm xử lý nước thải tập trung trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng gồm: trạm XLNT Ngũ Hành Sơn;
trạm XLNT Sơn Trà; trạm XLNT Phú Lộc; trạm XLNT
Hòa Xuân.
Tổng công suất thiết kế của các trạm xử lý nước thải đô
thị đang vận hành khoảng 31,58% khối lượng nước thải
được xử lý, phần còn lại gần như không được xử lý, xả ra
môi trường.
Việc xử lý nước thải bị quá tải tại nhiều công trình khách
sạn, nhà hàng ven biển Quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành
Sơn.
Hiện nay chỉ có 3 tuyến kênh được thành phố đầu tư hệ
thống thu gom, xử lý nước thải; còn lại đều đang trong
tình trạng ô nhiễm do nước thải không được thu gom và
xử lý riêng.

7

Đa
dạng

Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa có 793 loài thực vật, thuộc
487 chi và 134 họ của 4 ngành. Thực vật rừng trong khu
11


lấp khác trên
địa bàn TP.
Đà Nẵng.

Dự báo năm 2020 lượng nước thải
sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng
1.354.000 m3/ngày đêm. Tổng công
suất thiết kế của các nhà máy xử lý
nước thải đang vận hành và các nhà
máy sẽ được theo quy hoạch đến
2020 là 999.300 m3/ngày đêm.

Hiện đang có
các dự án
nâng cấp
công suất và
xây dựng
thêm các nhà
máy xử lý
nước thải để
TP. Đà Nẵng tiếp tục triển khai thi
hướng tới
công giai đoạn 2 dự án nâng công
mục tiêu thu
suất Nhà máy xử lý nước thải Hòa
gom và xử lý
Xuân lên 40.000 m3/ngày đêm.
nước thải đạt
Quý II/2018, Dự án Phát triển bền
100% đến

vững TP. Đà Nẵng với hạng mục tách năm 2050.
riêng nước mưa, nước thải tại khu
vực Mỹ An – Mỹ Khê được khởi
công nhằm hạn chế tình trạng ô
nhiễm tại các cửa xả ven biển.
Rạn san hô không tái tạo được kịp
thời, diện tích san hô bị thu hẹp, vì

Việc bảo tồn
đa dạng sinh


sinh
học

BTTN Sơn Trà cũng tương đối đa dạng với 985 loài thực
vật.
Khảo sát trong phạm vi 104 ha tại vùng biển Đà Nẵng
năm 2017, chỉ có gần 10% rạn san hô ở tình trạng tốt, có
đến hơn 80% ở tình trạng xấu.
Năm 2014, TP. Đà Nẵng xảy ra cháy rừng nghiêm trọng,
làm mất khoảng 146 ha rừng. Hàng nghìn m 2 rừng
nguyên sinh tại Bán đảo Sơn Trà đang bị chặt phá để xây
dựng tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng.
Hơn 1.848 ha được quy hoạch ra khỏi diện tích khu bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà để phục vụ cho mục đích phát
triển kinh.
Sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai phá vỡ toàn bộ
hệ sinh thái, ảnh hưởng quần thể động, thực vật: Theo Chi
cục Kiểm lâm Đà Nẵng hiện khoảng 1.500/55.000 ha

rừng ở Sơn Trà và Nam Hải Vân đã bị loài dây leo Bìm
Bìm che phủ.
Bắc Vịnh Đà Nẵng, nhiều san hô đã chết do tình trạng bùn
phủ trên nền đáy và suy giảm kích thước của các loài cá ở
rạn san hô.

12

thế đến năm 2025 chất lượng nước
môi trường biển sẽ không được cải
thiện.
Hiện nay, UBND TP. Đà Nẵng đang
xây dựng các dự án phát triển bán
đảo Sơn Trà theo “cơ chế đặc biệt”,
phát triển phải đảm bảo an ninh quốc
phòng, bảo tồn đa dạng sinh học bền
vững.

học TP. Đà
Nẵng đang là
vấn đề cấp
bách của
chính quyền
địa phương
cũng như
quốc gia.
Các dự án
phát triển
kinh kế phải
đảm bảo phát

triển bền
vững HST.


Kết luận: Qua việc phân tích hiện trạng, dự báo diễn biến hiện trạng trong tương lai
và đánh giá diễn biến môi trường, chúng tôi đã rút ra được 4 vấn đề môi trường
quan trọng mà Thành phố Đà Nẵng cần lập quy hoạch bảo vệ môi trường để làm
giảm, ngăn chặn và có các biện pháp bảo vệ môi trường kịp thời:
1. Vấn đề phát triển du lịch
2. Vấn đề khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản
3. Vấn đề giao thông vận tải
4. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

13


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TP. ĐÀ NẴNG

3.1. Quy hoạch du lịch
3.1.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2030 TP. Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch hàng
đầu của quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa
dạng, đặc sắc, chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa của
tỉnh và thành phố có năng lực cạnh tranh với các nước khu vực và quốc tế, thực sự
là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh,
bền vững.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020: Tổng số khách du lịch đạt 9 – 9.5 triệu lượt, trong đó khách quốc
tế 3 - 3.5 triệu lượt; tổng doanh thu đạt 36.400 tỷ đồng; lao động trực tiếp trong lĩnh

vực 85.000 người.
- Đến năm 2030: Tổng số khách du lịch đạt 30 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 10
triệu lượt; tổng doanh thu đạt 120.000 tỷ đồng; lao động trực tiếp 200.000 người.
Hoàn thiện phát triển không gian du lịch và định hướng mở rộng không gian du
lịch đường sông kết nối du lịch đường sông và đường biển phục vụ khách, mở rộng
tuyến du lịch đường thủy nối Đà Nẵng với Hội An; phát triển các dịch vụ vui chơi
giải trí trên biển, phát triển cụm du lịch sinh thái núi – biển Sơn Trà và các loại hình
thể thao giải trí núi - biển; tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển mạnh quần thể du lịch
sinh thái Bà Nà – Suối Mơ và các dự án du lịch ven biển, hình thành phố du lịch
Bạch Đằng và khu mua bán hàng lưu niệm; sản phẩm du lịch kết hợp khai thác du
lịch văn hóa, đầu tư phát triển Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng.
3.1.2. Nội dung thực hiện
- Nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú; Cải thiện hệ thống điểm dừng đỗ xe buýt
và tăng mức độ thuận tiện sử dụng cho khách du lịch quốc tế;
- Phát triển các mặt hàng đặc trưng, độc đáo, tiện lợi;
- Xây dựng lộ trình mở, khai thác thêm các tuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng và các
tuyến bay nội địa trực tiếp giữa các thành phố lớn khác đến Đà Nẵng;
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án nâng cấp hạ tầng đường bộ;
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển;
14


- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
3.1.3. Đề xuất các chương trình/dự án

15


Dự án


Mục tiêu, nhiệm vụ
Nội dung

Giải pháp

- Thu hút nhiều khách tham quan du lịch
hơn.
- Đối tượng: Khách du lịch; Cơ
Sản
- Xây dựng, phát triển các khu khu du lịch sở sản xuất; Công ty du lịch
phẩm
sinh thái;
- Tạo ra sản phẩm lưu niệm
du lịch - Xây dựng trung tâm mua sắm đồ giảm giá,
thân thiện môi trường
mới lưu niệm đặc trưng của vùng và các khu
- Quy hoạch những tua du lịch
(ngắn
vực lân cận (quảng bá); Liên kết phát triển xanh, du lịch sinh thái, du lịch trải
hạn)
du lịch giữa các địa phương hình thành nên nghiệm.
trục du lịch khu vực duyên hải miền Trung.
Dự án
- Nâng cao kỹ năng ngoại ngữ
- Đối tượng: Các công ty du
nguồn
đáp ứng nhu cầu của du khách nước lịch; Trường đại học trên địa bản TP,
nhân
ngoài;
Đà Nẵng.

- Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân
lực - Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý về du
lịch của thành phố Đà Nẵng.
lực trong ngành du lịch, trên quan
(ngắn
- Xây dựng các trung tâm đào điểm phát triển nhân lực có trình độ
hạn)
tạo ngoại ngữ tại thành phố; Tăng
- Tiếp tục thực hiện thu hút
cường đào tạo để xây dựng được đội nguồn nhân lực có tay nghề cao
- Đào tạo và bồi dưỡng nâng
ngũ lao động chất lượng cao với
phẩm chất chính trị vững vàng, trình cao chất lượng đội ngũ hiện có.
16

M
ức độ ưu Đơn vị
thực hiện
tiên
(*)

Đơn vị Dự tru
phối
kinh
hợp
phi

800 tỷ.
Nguồn
Ban

vốn:
Quản lý Ngân
du lịch sách
I Sở Du lịch
TP. Đà nhà
Nẵng
nước,
vốn
khác.
III

S

Văn
hoá
,
Thể
tha
o

Du

C
á
c
t
r
ư

n

g

2
0
t
y

N
g
u
ô


độ và kỹ năng nghiệp vụ giỏi, đáp
ứng kịp thời nhu cầu phát triển.

lịch

các
đơn
vị
trực
thu
ộc
chu
yên
trác
h
về
du

lịch
).

̀
đ

i
h

c

n
v
ô
́

t
r
ê
n

n
:
N
g
â
n

đ


a

s
a
́

b
à
n

c
h

t
h
à
17

n
h
a
̀
n


ư
ơ
́

n

h

c
,
v
ô
́

p
h


n
k
h
a
́
c
.

18


Dự án
giám
sát cải
tạo
phục
hồi môi
trường

biển
(dài
hạn)

- Cung cấp các đánh giá kip thời về thực
trạng môi trường biển, đồng thời nhanh
chóng đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho
các dự án.
- Tăng cường giám sát các công tác quản lý
và công tác thực thi trong các dự án liên
quan đến môi trường biển;
- Tăng cường nguồn lực dành cho công tác
quản lý, giám sát.

- Đối tượng: Các khu vực đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản của người
dân.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ
giám sát.
- Kiểm tra, quan trắc định kì các
khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
- Kiểm tra, giám sát phương
tiện đánh bắt, các hoạt động sản xuất,
nuôi trồng thủy sản

19

10 tỷ.
Nguồn
Tất cả vốn:

các sở, Ngân
sách
ban
Sở TNMT
ngành nhà
IV TP. Đà
trên địa nước,
Nẵng
thành
bàn
phố
thành
dành
phố
cho
BVMT.


3.2. Quy hoạch khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản
3.2.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung: Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa vào năm 2020,
hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, hiệu quả bền vững, trở
thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời bảo vệ
môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản trong khu vực thành phố Đà Nẵng.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản khoảng 80.500 tấn/năm, trong đó sản
lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 55%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm
khoảng 45%. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1 tỷ USD.
- Đến năm 2030, định hướng đạt tổng sản lượng thủy sản khoảng 100.400 tấn/năm,

trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 30%; sản lượng nuôi trồng
thủy sản chiếm khoảng 70%. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 2 tỷ USD.
3.2.2. Nội dung thực hiện
- Quy hoạch khoanh vùng cấm các hoạt động khai thác thủy hải sản bất hợp pháp;
- Nuôi trồng thủy hải sản công nghệ cao và khai thác thủy sản thân thiện với môi
trường.
3.2.3. Đề xuất các chương trình/ dự án

20


×