Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TIẾN ANH

QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN
TẠI HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------NGUYỄN TIẾN ANH

QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN
TẠI HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS MAI THỊ THANH XUÂN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ


CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang Web theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn./.
Tác giả luận văn
(Ký, họ tên)

Nguyễn Tiến Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội
Nông dântỉnh Hà Tĩnh” tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, hƣớng dẫn,
động viên của nhiều tập thể, cá nhân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Kinh tế - Chính trị và các khoa, phòng của
Trƣờng Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn
tốt nghiệp này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của
PGS.TS.Mai Thị Thanh Xuânvà các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà
khoa học, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi còn nhận đƣợc sự quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng nghiệp tại địa điểm nghiên cứu. Tôi
xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh và
các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này./.
Hà Tĩnh, tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn
(Ký, họ tên)

Nguyễn Tiến Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ......... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5
1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý
Quỹ hỗ trợ nông dân ............................................................................... 5
1.1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và những vấn đề
đặt ra luận văn phải tiếp tục giải quyết .................................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân .................................... 10
1.2.1. Khái quát về Quỹ hỗ trợ nông dân.............................................. 10
1.2.2. Quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ..................................................... 15

1.3. Kinh nghiệm quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của các địa phƣơng và bài
học cho tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................... 37
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ở tỉnh Thái Bình ..... 37
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ở thành phố Hà Nội 39
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với Hà Tĩnh ............................. 41
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 43
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 43
2.1.1. Phương pháp luận ....................................................................... 43
2.1.2. Phương pháp cụ thể .................................................................... 43
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂNTẠI
TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 ................................................... 46
3.1. Khái quát về Hội Nông dân và Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh ..... 46


3.1.1. Khái quát về Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh ................................... 46
3.1.2. Sự ra đời của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh ....................... 48
3.1.3. Quá trình phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh ............ 48
3.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ............................ 49
3.2. Phân tích thực trạng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2014-2016 ........................................................................................... 51
3.2.1. Lập kế hoạch quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ............................... 51
3.2.2. Tổ chức thực hiện ........................................................................ 51
3.2.3. Kiểm tra, kiểm soát ..................................................................... 66
3.3. Đánh giá chung .................................................................................... 68
3.3.1. Những thành tựu cơ bản ............................................................. 68
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................. 71
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUỸ
HỖ TRỢ NÔNG DÂN TẠI HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM
2025 ................................................................................................................. 76
4.1. Mục tiêu, định hƣớng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân

tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025......................................................................... 76
4.1.1. Mục tiêu....................................................................................... 76
4.1.2. Định hướng ................................................................................. 77
4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại
tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025......................................................................... 78
4.2.1. Hoàn thiện bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh ........................................................ 78
4.2.2. Tăng cường chỉ đạo Ban điều hành Quỹ các cấp trong việc lập kế
hoạch quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân. .................................................... 79
4.2.3. Đa dạng hóa nguồn vốn huy động .............................................. 79


4.2.4. Đảm bảo quy trình, thủ tục và đối tượng cho vay theo đúng quy
định và mục đích hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân. .............................. 81
4.2.5. Tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho
các hộ vay vốn. ...................................................................................... 81
4.2.6. Thực hiện liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết đầu
ra ổn định cho sản phẩm sản xuất của nông dân ................................. 82
4.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và thi đua khen thưởng... 83
4.2.8. Một sốkiến nghị với các cấp có thẩm quyền liên quan. .............. 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

HND

Hội Nông dân

4

HTND

Hỗ trợ nông dân

5

TW


Trung ƣơng

6

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4


Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

Nội dung
Kế hoạch huy động nguồn vốn Quỹ hỗ trợ
nông dân năm 2016
Tăng trƣởng nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông
dântỉnh Hà Tĩnh
Dƣ nợ cho vay của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh
Hà Tĩnh
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tập huấn hƣớng
dẫn kỹ thuật
Thu nợ gốc Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh
Bảng tỷ lệ thu gốc so với dƣ nợ cho Quỹ hỗ trợ
nông dântỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện công tác kiểm tra Quỹ hỗ trợ nông
dân tỉnh Hà Tĩnh


ii

Trang
52

53

58

61
63
63

67


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 1.1

3

Hình 3.1

4


Hình 3.2

5

Hình 3.3

6

Hình 3.4

Nội dung
Sơ đồ quy trình cho vay và thu hồi vốn Quỹ hỗ
trợ nông dân
Sơ đồ mô hình tổ chức Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh
Hà Tĩnh
Sơ đồ tăng trƣởng nguồn vốnQuỹ hỗ trợ Nông
dân Hà Tĩnh giai đoạn 2014-2016
Sơ đồ dƣ nợ cho vay của Quỹ hỗ trợ Nông dân
Hà Tĩnh giai đoạn 2014-2016
Sơ đồ tỷ lệ thu gốc so với dƣ nợ cho vay Quỹ hỗ
trợ nông dân tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 – 2016

iii

Trang
30

50


54

59

64


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững là một chính
sáchlớn của Đảng và Nhà nƣớc, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Trong
những năm qua, cùng với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc; nguồn vốn
Quỹ hỗ trợ nông dânđóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ hội
viên nông dân phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo bền vững, nâng cao quy
mô sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm,
khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phƣơng.
Tại tỉnh Hà Tĩnh,các dự án cho vay vốn từQuỹ hỗ trợ nông dânđã góp
phần giảm bớt khó khăn cho hội viên nông dân trong hoạt động sản xuất kinh
doanh do thiếu vốn. Quỹ hỗ trợ nông dân thúc đẩy phát triển sản xuấttừ nhỏ lẻ
sang liên kết nhóm, đầu tƣ thâm canh, tăng năng suất, tạo thêm việc làm và
thu nhập cho ngƣời dân, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực
nông thôn. Tuy nhiên,bên cạnh những đóng góp to lớn đó, hiện nay trên địa
bàn tỉnh HàTĩnh hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dânchƣa cao, tốc độ
tăng trƣởng vốn chậm và chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc; cơ chế
chỉ đạo, quản lý và điều hành, kiểm tra giám sát hoạt động Quỹ hỗ trợ nông
dân chƣa thực sự rõ ràng và thống nhất; các mô hình xây dựng đƣợc còn nhỏ
bé, tác động giảm nghèo chƣa nhiều; chƣa phát huy tốt các chƣơng trình dự
án khác của Hội Nông dân các cấp với hoạt động hỗ trợ vốn phát triển nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song trƣớc hết, và chủ
yếu là do công tác quản lý của Ban điều hànhQuỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hà
Tĩnh còn nhiều yếu kém. Thực tếđó đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho các cấp,
1


các ngànhphải tập trungnghiên cứu, tìm tòi và có những giải phápphù hợp
nhằm hoàn thiệncông tác quản lýQuỹ hỗ trợ nông dântrên địa bàn. Xuất phát
từ những yêu cầu đó, tác giả đã chọn Đề tài "Quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân
tại Hội Nông dântỉnh Hà Tĩnh" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của
mình.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:Công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông
dân tại tỉnh HàTĩnh hiện nay đang có những khó khăn, hạn chế gì? Trong
thời gian tới, tỉnh cần phải thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện hoạt
động quản lýQuỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tácquản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông
dân tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại tỉnh Hà Tĩnhđến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý Quỹ hỗ

trợ nông dândƣới góc độ của tổ chức.
-

Tổng kết kinh nghiệm quản lýQuỹ hỗ trợ nông dânở một số địa


phƣơng từ đó rút ra bài học kinh nghiệm công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông
dântại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông

dântại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh. Rút ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó làm rõ hơn các vấn đề cần giải quyết.
-

Phân tích định hƣớng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác

quản lý Quỹ hỗ trợ nông dânđến năm 2025.

2


3. Đối tƣợng vàphạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu công tác quản lý của Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh
đối với các hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, bao gồm: lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện (huy động vốn, các hoạt động cho vay, các hoạt
động thu hồi vốn, hạch toán, quyết toán quỹ) và hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân các cấp…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân, thực trạng và các giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh.
+ Về thời gian: nghiên cứu hoạt động quản lý Quỹ hỗ trợ nông dântại
Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016.

+ Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: phân tích khái niệm, nội dung quản lý quỹ Hỗ trợ nông
dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh và các nhân tố khách quan, chủ quan có
ảnh hƣởng tới công tác này. Phân tích bài học kinh nghiệm về quản lý Quỹ
Hỗ trợ nông dân tại tỉnh Thái Bình và Thành phố Hà Nội và rút ra bài học
kinh nghiệm cho Hà Tĩnh.
Về mặt thực tiễn: đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND tại
HND Hà Tĩnh trên các khía cạnh lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch
cũng nhƣ kiểm tra, kiểm soát Quỹ. Luận văn cũng đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn
chế và nguyên nhâncủa nó.Đƣa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà
Tĩnh trong thời gian tới.

3


5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý Quỹ hỗ trợ nông dântạiHội Nông
dântỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016.
Chƣơng 4: Định hƣớng và các giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ
nông dân tại Hội Nông dântỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.

4



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý Quỹ
hỗ trợ nông dân
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý Quỹ tín dụng vi mô
Bài viết “Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả ĐàoVăn Hùng (2000) đã phân tích cụ thể về tín dụng cho
ngƣời nghèo ở Việt Nam; nghiên cứu sự tiếp cận của hộ gia đình đối với các
dịch vụ tài chính chính thức ở Việt Nam, phân tích sâu hơn về sự tiếp cận tài
chính vi mô của ngƣời nghèo ở Việt Nam, sử dụng các số liệu sơ cấp nhƣ số
liệu điều tra về mức tiếp cận của dự án mở rộng tiếp cận Canada năm 2001.
Sách chuyên khảo “Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô
Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” củađồng tác giả Nguyễn Kim
Anh, Nguyễn Thanh Tâm (2013)đã nghiên cứu về các mức độ bền vững của
các tổ chức tài chính vi mô hƣớng tới phục vụ ngƣời nghèo, ngƣời thu nhập
thấp và các đối tƣợng khách hàng tài chính vi mô khác.
Đồng tác giả Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn
Thị Tuyết Mai (2011) “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam: Kiểm
định và so sánh” đã phân tích mối liên hệ giữa tài chính vi mô và giảm nghèo
tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này khó thực hiện đƣợc vì vấn đề giảm nghèo
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó, tài chính vi mô chỉ là một trong các
công cụ giúp ngƣời nghèo có thu nhập và nâng cao vị thế xã hội.
Nghiên cứu “Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở
rộng tiếp cận (của hộ nghèo) đối với các dịch vụ tài chính vi mô. Tăng cường

5



tiếp cận hiệuquả và bền vững” của Ngân hàng thế giới (2006) đã thực hiện
khảo sát và đánh giá về bức tranh chung tài chính vi môViệt Nam và đƣa ra
một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệt việc thực hiện nghị định 28/2005
ngày 09/3/2005 của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tại các
địa phương
Luận văn Thạc sỹkinh tế “Quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ nông dân tại
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội(2015) của tác giả Nguyễn Thị Thanh; Luận
văn thạc sĩ kinh tế“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông
dân huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang”của tác giả Đào Văn Ngữ (2015). Trong
luận văn các tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và hoạt động Quỹ
hỗ trợ nông dân (Quỹ HTND) tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và huyện
Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang. Đồng thời đƣa ra các giải pháp cụ thể nhƣ: tăng
cƣờng huy động vốn, cho vay đúng đối tƣợng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng
cƣờng các hoạt động thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa,hoạt động và
hiệu quả của Quỹ HTND, hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ quản lý, điều hành…
Luận Văn Thạc sỹ kinh tế “Cho vay hỗ trợ cho ngƣời nghèo tại tỉnh
Tiền Giang - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2011).
Tác giả đƣa ra các giải pháp cụ thể nhƣ: Tăng cƣờng huy động vốn để đáp
ứng nhu cầu vay giải quyết việc làm; Cải tiến quy trình thẩm định và xét
duyệt vốn vay; Hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín chấp; Tăng cƣờng chỉ đạo công
tác xây dựng dự án vay vốn để dự án thực sự là căn cứduyệt vay và kiểm tra
sử dụng vốn vay; Phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan trong việc quản
lý và kiểm tra sử dụng vốn vay; Xây dựng cơ chế xử lý rủi ro hợp lý hơn;
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng cáo hoạt động cho vay của Ngân
hàng Chính sách Xã hội; Hiện đại hoá ngân hàng; Hoàn thiện chỉ tiêu đánh
giá chất lƣợng cho vay vốn giải quyết việc làm đối với từng dự án. Một luận

6



văn Thạc sỹ kinh tế khác có đề tài “Quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ
trợ phụ nữ nghèo” của tác giả Nguyễn Thị Đoài (2015) đã phân tích, đánh giá
thực trạng Quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Trung
ƣơng và đƣa ra một số giải pháp:Về phát triển sản phẩm;Về phƣơng thức tổ
chức cho vay và quy trình thẩm định; Về đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên;
Kết hợp nguồn vốn cho vay hỗ trợ ngƣời nghèo với các chƣơng trình dự án
khác; Phối hợp chặt chẽ giữa các Ngành, Đoàn thể, Chính quyền với Quỹ hỗ
trợ phụ nữ nghèo; Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và tính hiệu quả kinh tế
cho các hội viên phụ nữ nghèo.Mặc dù luận văn đã đƣa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả hơn nữa đối với việc quản lý tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ
nghèo Trung ƣơng, nhƣng luận văn mới chỉ đề cập đến một nội dung trong
công tác quản lý Quỹ là quản lý hoạt động tín dụng, còn các nội dụng khác
chƣa đƣợc tác giả nghiên cứu.
1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh
Các bài viết đăng trên báo điện tử:
“Quỹ hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh: điểm tựacho nông dân thoát nghèo”
của tác giả Trần Văn Lâm đăng trên báo daidoanket.vnngày 17/8/2014. Tác
giả đã nhấn mạnh: để nguồn vốn phát huy hiệu quả, Hội Nông dân (HND)
tỉnh Hà Tĩnh xác định rõ đối tƣợng chỉ đƣợc tiếp cận nguồn vốn khi tham gia
vào mô hình tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã. Trợ vốn để ngƣời dân thoát nghèo
nhƣng phải đảm bảo tính khả thi nên Quỹ HTNDchỉ giải ngân cho các trƣờng
hợp là thành viên của các tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã. Tuy nhiên, tác giả chƣa
đề cập đến hiệu quả hoạt động của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, tỷ lệ hộ nghèo,
hộ cận nghèo đƣợc vay vốn trên tổng số hộ vay vốn, số hộ thoát nghèo nhờ
tiếp cận nguồn vốn trong thời gian qua.

7



“Phát huy hiệu quả từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân trong phát triển
kinh tế vườn đồi tại xã Sơn Thọ - Huyện Vũ Quang”củatác giả Bùi Đình Hà
đăng trên trang thông tin điện tử hoinongdanhatinh.vn ngày 22/12/2016. Tác
giả cho rằng, Quỹ HTND đã giúpcác hộ dân mạnh dạn mua thêm bò, xây
dựng chuồng trại, trồng thêm cỏ phục vụ chăn nuôi và gia nhập vào Tổ hợp
tác liên kết chăn nuôi giữa hộ dân với doanh nghiệp về chăn nuôi bò thịt chất
lƣợng cao. Quỹ HTND đã khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực để hội viên
nông dân mạnh dạn đầu tƣ phát triển sản xuất. Trong đó, nguồn Quỹ HTND
đã tác động tích cực đến Tổ hợp tác chăn nuôi bò xã Sơn Thọ, một lúc đã giải
quyết đƣợc những vấn đề mà ngƣời dân mong muốn nhƣ: ngƣời dân đƣợc vay
vốn với lãi suất thấp để đầu tƣ sản xuất, khai thác đƣợc tiềm năng, lợi thế của
gia đình và địa phƣơng. Từ đó ngƣời dân mạnh dạn tổ chức lại sản xuất, gia
nhập vào Tổ hợp tác, Hợp tác xã và đặc biệt từ đó doanh nghiệp tìm đến và ký
kết hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm do nông dân làm ra. Trong
bài viết nay tác giả chỉ mới đề cập đến một dự án cụ thể về chăn nuôi bò tại
một địa phƣơng, chƣa đánh giá tổng thể về Quỹ HTND của tỉnh Hà Tĩnh.
“Nhờ cách làm sáng tạo - lồng ghép các chương trình dự án, các chính
sách - Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy được nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ
nông dân” của tác giả Lam Khê đăng trên báo danviet.vn ngày 20/3/2016.
Tác giả cho rằng, Hà Tĩnh còn khó khăn nên ngân sách hỗ trợ cho nông dân
qua nguồn Quỹ HTND khá khiêm tốn. Vì vậy, để phát huy tối đa ý nghĩa
cũng nhƣ tác động hỗ trợ nông dân, Hội phải lồng ghép, kết hợp nhiều nguồn
lực, chính sách, chƣơng trình. Chẳng hạn, Hội kết nối doanh nghiệp với nông
dân hình thành các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó nông dân
đƣợc hỗ trợ, tƣ vấn kỹ thuật, vật tƣ, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Hội phải
kết hợp nguồn lực từ các chƣơng trình, dự án, chính sách của trung ƣơng và
tỉnh để cùng đầu tƣ cho mô hình nhằm phát huy hiệu quả của Quỹ HTND.


8


Trong bài viết này cũng chỉ mới đề cập đến một vấn đề cụ thể là lồng ghép
các chính sách, nguồn lực cùng với cho vay vốn Quỹ HTND để hỗ trợ nông
dân phát triển kinh tế. Bài viết chƣa đánh giá đƣợc vấn đề quan trong hơn là
nếu nông dân không thuộc các xã đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách của dự án
phi chính phủ thì cần có các giải pháp, cách làm nhƣ thế nào để phát huy hiệu
quả sử dụng vốn vay Quỹ HTND.
1.1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và những vấn đề đặt
ra luận văn phải tiếp tục giải quyết
Hầu hết các công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nêu trên đều đi sâu
phân tích toàn diện về nguồn vốn Quỹ HTND, và các loại Quỹ cho vay nông
nghiệp, nông thôn. Các giải pháp, kiến nghị đƣa ra khá thiết thực, phù hợp và có
thể áp dụng vào thực tế. Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận,
phân tích thực trạng liên quan và đề xuất các giải pháp nhằm tạo nhiều việc làm
cho hội viên, đoàn viên. Tuy nhiên, chƣa thấy công trình nghiên cứunào đánh giá
một cách toàn diện, chi tiết hoạt động về công tác quản lý Quỹ HTND tại tỉnh
Hà Tĩnh. Trên cơ sở kế thừa kết quả một số công trình nghiên cứu đã có, tác giả
sẽ tiếp tục làm rõ Hội Nông dân (HND) tỉnh Hà Tĩnh và các ngành liên quan cần
phải làm gì để hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dântại tỉnh Hà Tĩnhmà không
trùng lặp với các công trình đã công bố, cụ thể:
+ Phải làm rõ khái niệm quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân và giải thích tại
sao phải quản lý Quỹ này.
+ Thu thập số liệu và phân tích để làm rõ thực trạng quản lý Quỹ hỗ trợ
nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh trong 3 năm (2014 - 2016).
+ Đƣa ra bộ tiêu chí đánh giá quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân.
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ hỗ trợ
nông dân tại Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.


9


1.2.Cơ sở lý luậnvề quản lýQuỹ hỗ trợ nông dân
1.2.1.Khái luậnvề Quỹ hỗ trợ nông dân
1.2.1.1. Kháiniệm và đặc điểm hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân
a, Khái niệmQuỹ hỗ trợ nông dân:
Để hiểu rõ khái niệm Quỹ hỗ trợ nông dân, trƣớc hết cần hiểu thế nào
là Quỹ hỗ trợ. Theo cách hiểu thông thƣờng Quỹ hỗ trợ là số tiền dành riêng
cho những hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ, không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo đó,
có thể hiểu Quỹ hỗ trợ nông dân nhƣ sau:
Quỹ hỗ trợ nông dân là một tổ chức tài chính vi mô đặc biệt có tƣ cách
pháp nhân, có con dấu, đƣợc đặt trong hệ thống tổ chức Hội Nông dân Việt
Nam nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh,
hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thông qua đó thu hút, tập hợp hội
viên nông dân tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Hội.
Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dânViệt Nam đƣợc thành lập trên cơ
sở văn bản số 4035/KHTT ngày 26/7/1995 và Quyết định số 673/QĐ - TTg ngày
10/5/2011 của Thủ tƣớng chính phủ. Quỹ hỗ trợ nông dân chịu sự chỉ đạo, quản lý
của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Hội Nông dânViệt Nam. Quỹ hỗ trợ nông dân có
tƣ cách pháp nhân, có con dấu,có bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan
Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam, đƣợc mở tài khoản tại kho bạc nhà nƣớc,
các ngân hàng trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật.
b, Đặc điểm hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân:
Là sản phẩm của HND Việt Nam, sứ mệnh của Quỹ HTND là tạo cơ
hội cho đối tƣợng hội viên nông dân thiếu vốn, ít có điều kiện tiếp cận với
nguồn vốn từ các tổ chức tài chính chính thống trên thị trƣờng. Chính vì vậy,
Quỹ HTND có những đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, sự hình thành nguồn vốn và cho vay của Quỹ không mang
tính chất thương mại.


10


Vốn hoạt động của Quỹ HTND đƣợc hình thành từ các nguồn vốn theo
quy định của Chính phủ, Quỹ HTND không đƣợc huy động vốn và vay vốn
dƣới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát huy kỳ phiếu, tín phiếu, vay thƣơng
mại… nhƣ các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ.
Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của quỹ HTND trƣớc pháp luật, tự chủ
về tài chính, bảo toàn vốn và không phải nộp thuế cho Ngân sách nhà nƣớc.
Hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ HTND đặt dƣới sự chỉ đạo, quản
lý của Ban thƣờng vụ Trung ƣơng HND Việt Nam.
Thực hiện thu, chi, hạch toán và quyết toán thu chi tài chính theo luật
kế toán, thống kê; chế độ tài chính chung của Nhà nƣớc và những nội dung
hƣớng dẫn trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND do Ban chấp
hành Trung ƣơng HND Việt Nam ban hành.
Năm tài chính của Quỹ đƣợc tính từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Thứ hai, đối tượng ưu tiên cho vay của Quỹ hỗ trợ nông dân là các hộ
có thu nhập thấp, nông dân thiếu vốn và không có tài sản thế chấp.
Đối với ngƣời nông dân, thiếu nguồn lực là một trong những nguyên
nhân dẫn đến nghèo, trong đó có thiếu vốn. Để giải quyết vấn đề này, ngƣời
nông dân cần đƣợc tiếp cận đến nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau với
mức độ thuận tiện và nằm trong khả năng chi trả của họ. Tuy nhiên, nông dân
thƣờng khó có thể vay vốn từ các tổ chức tài chính trong khu vực chính thức
bởi tài sản của họ thƣờng không đáng kể, họ không có khả năng thế chấp để
vay vốn, nguồn thu nhập không ổn định và thấp càng làm giảm cơ hội tiếp
cận tài chính chính thức. Ngoài ra, còn phải kể đến những sản phẩm, dịch vụ
đƣợc cung cấp có giá cả đắt đỏ và càng không phù hợp với nông dân. Quỹ
HTND là một trong các công cụ để giúp nông dân vƣợt quađói nghèo. Khi
nông dân đƣợc vay vốn, họ có thể kiếm đƣợc nhiều hơn thu nhập, tạo dựng

đƣợc tài sản và có chỗ dựa để tự mình phát triển kinh tế gia đình.

11


Thứ ba, Quỹ hỗ trợ nông dân cho vay với mức vay nhỏ, ngắn hạn,
không thu lãi mà chỉ thu phí. Đây chính là đặc điểm rất khác biệt giữa Quỹ hỗ
trợ nông dân với các tổ chức tài chính không chính thức khác.
Đối tƣợng của Quỹ HTND thƣờng là những nông dân với mức thu
nhập không cao. Theo đó, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của họ phần nhiều
hạn chế nên nhu cầu đối với các khoản vay cũng thƣờng là nhỏ.
Thực tế cho thấy, lãi suất của các tổ chức tài chính cần phải tính đến
mọi khoản chi phí hoạt động để đạt đến sự bền vững. Những khoản vay nhỏ
thƣờng phát sinh chi phí rất cao. Chẳng hạn nhƣ, một món vay lên đến vài
trăm triệu hoặc nhiều hơn cũng chỉ mất các chi phí nhân công, thời gian, thủ
tục, quy trình...bằng với các khoản tín dụng nhỏ từ vài trăm nghìn đến vài
triệu. Hơn nữa, vì họ là những ngƣời nông dân, điều kiện, phƣơng tiện, cơ
hội, các thủ tục, giấy tờ... để họ tiếp cận với nguồn lực sẽ hạn chế và thƣờng
là nhà cung cấp chủ động đem đến với họ... Vì vậy, những tổ chức cung cấp
nhiều món vay nhỏ sẽ phải chịu chi phí giao dịch cao và họ phải áp dụng mức
lãi suất phù hợp để đảm bảo trang trải chi phí nhằm đạt đến sự phát triển bền
vững của tín dụng nhỏ. Quỹ HTND, với mục đích hoạt động giúp đỡ hội viên
nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói
giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tạo điều kiện
để HND Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tập hợp nông dân,
hoạt động phi lợi nhuận nên không thu lãi mà chỉ thu phí. Phần phí thu đảm
bảo trang trải chi phí cho Quỹ HTND vận hành và phát triển.
Thứ tư, hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân thường được tổ chức theo các
dự án phát triển sản xuất kinh doanh của nhóm hộ hội viên nôngdân.
Thông qua các dự án Quỹ HTND nhằm tập hợp và bố trí sử dụng các

nguồn lực về tài chính, nhân lực, vật lực, phƣơng tiện kỹ thuật... để tạo ra sản
phẩm hay dịch vụ về tài chính hay các dịch vụ hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá

12


nhân trong khoảng thời gian nhất định. Việc hỗ trợ cho vay theo dự án cũng
góp

phần

nâng

quymôsảnxuất,pháttriểncáchìnhthứckinhtếtậpthểởNôngthôn,xâydựng

cao
nông

thôn mới.
Thứ năm, về quản lý tài chính.
Vốn hoạt động của Quỹ HTND đƣợc hình thành từ các nguồn theo quy
định của Chính phủ, Quỹ HTND không đƣợc huy động vốn và vay vốn dƣới
hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vay thƣơng mại ...
nhƣ các tổ chức tín dụng kinh doanh tiềntệ.
Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ HTND trƣớc pháp luật, tự chủ
về tài chính, bảo toàn vốn và không phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nƣớc.
Hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ HTND đặt dƣới sự chỉ đạo, quản
lý của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng HND Việt Nam.
Thực hiện thu, chi, hạch toán và quyết toán thu chi tài chính theo luật
kế toán, thống kê; chế độ tài chính chung của Nhà nƣớc và những nội dung

hƣớng dẫn trong Điều lệ tổ chức và đoạt động của Quỹ HTND do Ban Chấp
hành Trung ƣơngHND Việt Nam banhành.Năm tài chính của Quỹ đƣợc tính
từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
1.2.1.2.Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân
a,Mục đích hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân:
Vốn cho vay Quỹ HTND nhằm mục đích giúp đỡ hội viên nông dân
xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo bền
vững; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề;
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở
nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới
vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra
các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lƣợng, hiệu quả cao.

13


Thông qua cho vay Quỹ HTND tạo điều kiện để HND Việt Nam đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi các
chƣơng trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc đối với phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng tổ
chức Hội vững mạnh.
b, Nguyên tắc hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân:
Hoạt động Quỹ HTND không vì mục đích lợi nhuận nhƣng phải bảo
toàn, phát triển vốn và bù đắp chi phí quản lý.
Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ HTND trƣớc pháp luật; tuân
thủ các quy định về nghiệp vụ tài chính, tín dụng theo quy định hiện hành của
Nhà nƣớc.
Quỹ HTND không đƣợc huy động vốn và vay vốn dƣới hình thức tiền
gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá hoặc vay vốn của các tổ chức, cá nhân
nhƣ hoạt động của các tổ chức tín dụng.

1.2.1.3. Vai trò của Quỹ hỗ trợ nông dân
a, Vai trò kinh tế:
Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động vì mục tiêu hỗ trợ vốn cho nông dân,
giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh
tế nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng
hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển
các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế
mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất
lƣợng, hiệu quả cao góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn, xóa đói giảm
nghèo và làm giàu, từng bƣớc thực hiện ngƣời nghèo thì đủ ăn, ngƣời đủ ăn
thì khá giàu, ngƣời khá giàu thì giàu thêm.
b, Vai trò chính trị- xã hội:

14


Thông qua việc thực hiện các Dự án vay vốn từ quỹ HTND, nông dân
tích cực tham gia các phong trào thi đua do các cấp Hội phát động nhƣ: phong
trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm
nghèo bền vững; phong trào xây dựng nông thôn mới; tham gia đảm bảo quốc
phòng, an ninh.
Qua hoạt động quỹ HTND, trình độ năng lực của cán bộ HND các cấp
đƣợc nâng lên về nhiều mặt nhƣ: tổ chức chỉ đạo, quản lý điều hành, am hiểu sâu
hơn về nguyên tắc quản lý và sử dụng tiền vốn, về xây dựng mô hình kinh tế phát
triển sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế tập thể kiểu mới ở nông thôn...
Tạo việc làm thƣờng xuyên và thời vụ cho nhiều lao động, tạo thu nhập
ổn định và nâng cao mức sống cho hội viên nông dân khi tham gia các dự án
vay vốn QHTND; góp phần xây dựng xã hội ổn định, bảo vệ trị an; góp phần
thay đổi nhận thức của nông dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

1.2.2. Quản lýQuỹ hỗ trợ nông dân
1.2.2.1.Khái niệm và đặc điểm của quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân
a, Khái niệm quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân:
Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hành động
của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.Theo đó, các công việc hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát phải đƣợc thực hiện theo một trình tự nhất định;
những hoạt động này còn đƣợc gọi là các chức năng quản lý.
Quản lý Quỹ HTND là sự tác động của chủ thể quản lý Quỹ HTND lên
đối tượng quản lý Quỹ HTND trong quá trình tiến hành các hoạt động của
Quỹ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất.
Từ quan niệm chung về quản lý nêu trên, áp dụng đối với Quỹ HTND
có thể nói: Quản lý Quỹ HTND là sự tác động của chủ thể quản lý Quỹ HTND
lên đối tượng quản lý Quỹ HTND trong quá trình tiến hành các hoạt động của
Quỹ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất.
15


×