Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp cải thiện tại xã vĩnh lộc a, huyện bình chánh, quy hoạch đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 127 trang )

Đồ án tốt nghiệp

VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH
BỘ MÔN: MÔI TRƢỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hệ: Chính quy (CQ, LT, B2, VLVH)

Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hân
MSSV

: 1411090024

Lớp: 14DMT01

Địa chỉ

: C16/10C ấp 3, xã Vĩnh Lộc A , huyện Bình Chánh

E-mail

:

Ngành

: Kỹ thuật môi trường

Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một
số biện pháp cải thiện tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, quy hoạch đến năm
2030.


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Hải Yến

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

i

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi : Trần Thị Mỹ Hân xin cam đoan.
Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số
liệu thực tế, trung thực dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, không sao chép số liệu của bất kì đồ án nào.
Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong
báo cáo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Mỹ Hân

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

ii

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân



Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở lớp đến khi hoàn thành đồ án tốt
nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Viện khoa học ứng
dụng trường Đại Học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thực quý báu cho em trong suốt thời
gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Vũ Hải Yến đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo
em , giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình làm đồ án. Nếu không có sự dạy bảo, những lời hướng dẫn của cô thì có lẽ
bài nghiên cứu này của em rất khó để hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn cô.
Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Mỹ Hân

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

iii

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân



Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 2
3. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 2
3.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
3.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 5
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 5
7.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................5
7.2. Ý nghĩa thực tiễn : đồ án đưa ra những giải pháp nhằm ......................................5
8. KẾT QUẢ VÀ BỐ CỤC DỰ KIẾN ..................................................................... 6
8.1. Kết quả dự kiến ....................................................................................................6
8.2. Bố cục dự kiến......................................................................................................6
NỘI DUNG................................................................................................................6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ..................................7
1.1. Tổng quan xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh....................................................7

1.1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................................7
1.1.2. Vị trí địa lí. ........................................................................................................8
1.1.3. Địa hình địa mạo. ..............................................................................................8
1.1.4. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................9
1.1.5. Kinh tế xã hội ..................................................................................................10


GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

iv

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

1.1.6. Văn hóa – xã hội .............................................................................................11
1.1.7. Chức năng và nhiệm vụ...................................................................................11
1.1.8. Hệ thống quản lý .............................................................................................13
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt .................................................................14
1.2.1. Khái niệm về CTR ..........................................................................................14
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh........................................................................................14
1.2.3. Phân loại chất thải rắn. ....................................................................................16
1.2.4. Thành phần và tính chất của CTR ...................................................................18
1.2.4.1. Thành phần..................................................................................................18
1.2.4.2. Tính chất......................................................................................................19
1.2.4.2.1 Khối lượng riêng........................................................................................20
1.2.4.2.2 Độ ẩm.........................................................................................................21
1.2.4.2.3 Kích thước hạt và sự phân bố kích thước...................................................22
1.2.4.2.4 Khả năng tích ẩm........................................................................................22
1.2.4.2.5 Tính chất hóa học.......................................................................................23
1.2.4.2.6 Tính chất sinh học......................................................................................25
1.2.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường .................................................27
1.2.6. Ảnh hưởng đến môi trường nước ....................................................................27
1.2.7. Ảnh hưởng đến môi trường không khí ............................................................28
1.2.8. Ảnh hưởng đến môi trường đất .......................................................................29

1.2.9. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người. ........................................29
1.2.10. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị. ...........................................................30
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
2.1. Phương pháp luận...............................................................................................32

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

v

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

2.2. Phương pháp cụ thể ............................................................................................32
CHƢƠNG 3. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CTR. ................36
3.1. Nguồn gốc phát sinh...........................................................................................36
3.2. Khối lượng CTRSH hộ gia đình và tỷ lệ thu gom tại xã Vĩnh Lộc. ..................37
3.2.1. Khối lượng CTRSH tại xã ...............................................................................37
3.2.2. Tỷ lệ thu gom tại địa bàn xã Vĩnh Lộc A........................................................39
3.3. Quá trình thu gom và nhân công ........................................................................42
3.3.1. Hình thức lưu trữ .............................................................................................42
3.3.2. Hình thức thu gom ..........................................................................................43
3.3.3. Tình hình nhân công........................................................................................46
3.4. Quy trình vận chuyển .........................................................................................47
3.4.1. Phương tiện vận chuyển và số chuyến trung bình ..........................................47

3.4.2. Thời gian vận chuyển ......................................................................................47
3.4.3. Tình hình chung ..............................................................................................48
3.4.4. Tỷ lệ vận chuyển so với thực tế ......................................................................48

3.5. Đánh giá hiện trạng thu gom và vận chuyển tại địa bàn xã ...............................49
3.5.1. Thu gom ..........................................................................................................49
3.5.2. Vận chuyển......................................................................................................52
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆN TRẠNG. .................54
4.1. Đề xuất giải pháp cải thiện hiện trạng thu gom tại địa bàn................................54
4.2. Các giải pháp kỹ thuật. .......................................................................................58
4.2.1. Phương án 1.....................................................................................................58
4.2.2. Phương án 2.....................................................................................................61
4.2.3. Phương án 3.....................................................................................................62

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

vi

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

4.2.4. Phương án 4.....................................................................................................63
4.2.5. Tiến hành xem xét lựa chọn phương án. .........................................................64
4.3. Các giải pháp kinh tế ..........................................................................................66
4.4. Dự đoán dân số, lượng CTR phát sinh và tính số xe cần thiết ...........................66
4.4.1. Dự đoán dân số, lượng CTR đến năm 2030 ....................................................66
4.4.2. Tính toán số xe thu gom phục vụ từ năm 2017 – 2022 ...................................68
4.4.3. Tính toán hệ thống trung chuyển phục vụ từ năm 2025 .................................88
4.4.4. Tính toán số xe vận chuyển về BCL sử dụng cho năm 2025..........................93
4.5. Các giải pháp về quản lý ....................................................................................95
4.5.1. Nhóm giải pháp liên quan đến cộng đồng dân cư ...........................................95
4.5.2. Nhóm giải pháp liên quan đến đơn vị thu gom ...............................................99

4.5.3. Nhóm giải pháp liên quan đến cơ quan quản lí. ............................................102
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ..............................................................109
5.1. Kết luận ............................................................................................................109
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................110

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

vii

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCL : Bãi chôn lấp.
BTK : Bãi tập kết.
BVMT : Bảo vệ môi trường.
CTR : Chất thải rắn.
CTRĐT : Chất thải rắn đô thị.
CTRHC : Chất thải rắn hữu cơ
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt.
CTRVC : Chất thải rắn vô cơ
CT.UBND : Chủ tịch ủy ban nhân dân.
ĐH : Điểm hẹn.
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên.
HC : Hữu cơ.
HTX : Hợp tác xã.
KCN : Khu công nghiệp.
KL : Khối lượng.

PCT.UNBD : Phó chủ tịch ủy ban nhân dân
QĐ : Quyết định.
STT : Số thứ tự
TTC : Trạm trung chuyển.
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
UB : Ủy ban.
UBND : Ủy ban nhân dân
VC : Vô cơ.
VS : Hàm lượng chất rắn bay hơi.
BF : Khả năng phân hủy sinh học.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

viii

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Nguồn gốc phát sinh CTR
Bảng 1.2 : Thành phần riêng biệt của CTRSH
Bảng 1.3 : Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được của CTR
Bảng 1.4 : Tỷ trọng và độ ẩm của các thành phần trong CTRSH.
Bảng 1.5 : Thành phần hóa học, hàm lượng tro và nhiệt trị của một số thành phần
chất thải rắn trong chất thải rắn thải đô thị, TPHCM.
Bảng 1.6 : Nhiệt trị và hàm lượng trất trơ của các thành phần trong CTRĐT
Bảng 1.7 : Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của một số chất thải hữu cơ
tính theo hàm lượng lignin.

Bảng 1.8 : Thành phần khí thải từ bãi CTR
Bảng 2.1 : So sánh các phương pháp.
Bảng 3.1 : Tỷ lệ và khối lượng chất thải rắn tại xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh
Bảng 3.2 : Thống kê khối lượng chất thải rắn từ năm 2013 – 2017
Bảng 3.3 : Tỷ lệ thu gom CTRSH tại địa bàn
Bảng 3.4 : Thống kê phân chia khu vực thu gom.
Bảng 3.5 : Thống kê số xe và số chuyến trong ngày
Bảng 3.6 : Tổng khối lượng CTR mà các xe chở được
Bảng 4.1 : Tóm tắt hiện trạng và đề xuất giải pháp
Bảng 4.2 : Kết quả dự đoán số dân, lượng CTR của xã Vĩnh Lộc A đến năm 2030.
Bảng 4.3 : Tỷ lệ thành phần CTR tại xã.
Bảng 4.4 : Kết quả chi tiết số xe lôi và số chuyến cần thu gom của mỗi đơn vị.
Bảng 4.5 : Kết quả chi tiết số xe lam và số chuyến cần thu gom của mỗi đơn vị
Bảng 4.6 : Kết quả chi tiết số xe tải và số chuyến cần thu gom của mỗi đơn vị
Bảng 4.7 : Số xe cần để thu gom CTR đã phân loại từ năm 2017
Bảng 4.8 : Tỷ lệ thành phần CTRSH tại địa bàn xã năm 2025
Bảng 4.9 : Thống kê số điểm hẹn tại địa bàn xã
Bảng 4.10 : Tuyến thu gom qua các điểm hẹn
Bảng 4.11 : Thống kê tổng số thùng 660l và chi phí đầu tư năm 2025

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

ix

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

Bảng 4.12 : Thống kê số xe trung chuyển và chi phí đầu tư năm 2025

Bảng 4.13 : Thời gian bắt đầu thu gom CTRHC theo loại xe
Bảng 4.14 : Thời gian mang CTR hữu cơ đến bãi tập kết của các phương tiện
Bảng 4.15 : Thời gian bắt đầu thu gom CTR vô cơ theo loại xe của mỗi đơn vị.
Bảng 4.16 : Thời gian mang CTR vô cơ đến bãi tập kết của các phương tiện
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 : Phương án nghiên cứu.
Hình 1.1 : Bản đồ vị trí xã Vĩnh Lộc A
Hình 1.2 : Sơ đồ hệ thống quản lý
Hình 1.3 : Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
Hình 3.1 : Biểu đồ khối lượng CTR tại xã Vĩnh Lộc A năm 2013-2017
Hình 3.2 : Biểu đồ tỷ lệ thu gom tại xã Vĩnh Lộc A.
Hình 3.3 : Chất thải rắn tràn lan trên kênh tại ấp 1A
Hình 3.4 : Người dân tự xử lý chất thải rắn bằng cách đốt tại ấp 2
Hình 3.5 : Hình thức người dân lưu trữ chất thải rắn tại ấp 5
Hình 3.6 : Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển chất thải rắn tại địa bàn xã
Hình 3.7 : Bãi tập kết tại địa bàn ấp 3
Hình 3.8 : Công tác thu gom của nhân công tại ấp 6
Hình 3.9 : Nhân công thu gom vào thời gian giờ cao điểm
Hình 3.10 : Nhân công thực hiện công tác thu gom tại ấp 3 vào lúc 11h
Hình 3. 11 : Bãi chất thải rắn tự phát tại ấp 2
Hình 3. 12 : Công tác vận chuyển về bãi tập kết từ ấp 5
Hình 4.1 : Phương tiện thùng 660l đề xuất

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

x

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân



Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải rắn là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, càng ngày con người càng tạo
ra nhiều chất thải rắn với các thành phần phức tạp và đa dạng hơn, do vậy việc thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR là việc quan trọng và cấp bách nhằm bảo vệ môi
trường và sức khỏe cho mọi người. Hình thức thu gom chất thải rắn phổ biến nhất
hiện nay ở nước ta là công nhân vệ sinh thu gom chất thải rắn tại các hộ gia đình rồi
tập trung tại các bãi trung chuyển, xe cơ giới sẽ vận chuyển chất thải rắn đến các
nhà máy, bãi chôn lấp để tiến hành xử lý.
Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình do ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường đã tự
xử lý chất thải rắn dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số gia đình xem sông, hồ,
mương nước như một nơi để đổ bỏ chất thải rắn dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, một số hộ có diện tích đất vườn rộng đã tự ý xử lý chất thải rắn thải bằng
cách đốt hoặc chôn lấp tất cả lượng chất thải rắn sinh hoạt trong gia đình.Công nhân
thu gom chưa được trang bị các kỹ năng, bảo hộ cần thiết. Các đơn vị thu gom dân
lập không mấy chú trọng đến công tác thu gom, hoạt động chưa có sự giám sát của
cơ quan chức năng, việc làm trên dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm
trọng và hơn thế nữa đó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người. Nếu chúng ta không quan tâm và xử lý một cách triệt để, đến một lúc nào đó
con người, môi trường sẽ gánh hậu quả từ ô nhiễm môi trường gây ra.
Chính vì thế, trong chiến lược bảo vệ môi trường một trong những vấn đề cần
quan tâm hàng đầu là tìm ra được các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lí, cải
thiện được hiện trạng thu gom sao cho đạt hiệu quả. Vì việc lưu trữ, thu gom, vận
chuyển CTR không đúng cách sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường
không khí, môi trường nước, xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây nên mầm bệnh cho
con người.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến


1

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công tác thu gom vận, chuyển chất thải rắn sinh hoạt một cách hợp lý đang đặt
ra những vấn đề bức xúc đối với các khu vực nông thôn và thị trấn. Lâu nay, chất
thải rắn thải thường được xử lý bằng cách đốt, chôn lấp một cách tự phát, hầu hết
các bãi chôn lấp này đều thiếu hoặc không có các hệ thống xử lý ô nhiễm.Doanh
nghiệp thu gom chất thải rắn tư nhân cứ thế lập ra nhưng công tác thu gom lại
không đạt hiệu quả, gây tác động tiêu cực đối với môi trường cũng như sức khỏe
cộng đồng.
Huyện Bình Chánh là một địa bàn thuộc TPHCM, trong đó xã Vĩnh Lộc A
đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, tại xã hiện có 30240 hộ dân, hơn 21 cơ sở sản
xuất và hơn 300 hộ chăn nuôi gây ô nhiễm, xuất hiện nhiều bãi chất thải rắn tự phát .
Trình độ dân trí của người dân còn thấp nên chưa ý thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường, các biện pháp quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng
mức, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác thu gom và xử lý chưa cao. Nhiều hộ gia
đình sống gần những mương nước đã tự ý đổ chất thải rắn xuống mương, xem đó
như một nơi để đổ chất thải rắn, một số hộ tự ý xử lý bằng cách đốt mà không hề
nghĩ đến hậu quả. Tổ thu gom chất thải rắn dân lập tự phát ngày càng nhiều mà
chưa có sự giám sát, quản lí chặt chẽ.
Xuất phát từ cơ sở lý luận thực tiễn trên , đề tài “ Đánh giá thực trạng thu gom
chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp cải thiện tại xã Vĩnh Lộc A,
Bình Chánh.” hết sức cần thiết góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ sự trong lành
cho môi trường xanh - sạch - đẹp.

3. MỤC TIÊU
3.1. Mục tiêu chung
Trước sức ép ngày càng tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, công tác
thu gom còn nhiều vấn đề bất cập, chưa hiệu quả, vì vậy đề tài này thực hiện với
mục đích đánh giá thực trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn thải sinh hoạt, đề
xuất một số biện pháp cải thiện thích hợp tại xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

2

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt hiện có của xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, đề tài thực hiện
với mục tiêu cụ thể sau :
- Đánh giá thực trạng thu gom và vận chuyển CTRSH tại địa bàn xã
- Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH đến năm 2030
- Đề xuất giải pháp thích hợp nhằm nâng công tác quản lí, hiệu quả thu gom.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-Tổng quan về CTRSH.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và môi trường xã Vĩnh Lộc A
- Thu nhập số liệu, điều tra khảo sát thực địa trên địa bàn xã từ đó tìm hiểu
được thực trạng thu gom CTRSH hộ gia đình tại địa bàn xã
- Dự báo tải lượng CTRSH tại xã giai đoạn 2018 - 2030 trên cơ sở đó lựa chọ
được biện pháp phù hợp cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH

- Kết luận và kiến nghị.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

3

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu

Tìm hiểu thành phần, tính chất của CTRSH,

thập dữ liệu

phương án xử lý, ĐKTN tại địa bàn xã

Phương pháp khảo
sát thực địa

Thu nhập thêm số liệu, thu nhập thêm hình
ảnh minh chứng về hiện trạng phát sinh và

thu gom chất thải rắn
Khảo sát ,lập bảng hỏi, để có được những

Phương pháp sử


dữ liệu thực tế hơn, thực trạng thu gom chất

dụng bảng hỏi

thải rắn đối tượng là: người dân,công nhân
thu gom rác, đội dân lập, UBND xã

Phương pháp quan

Thêm hình ảnh sinh động, đồng thời thu

sát

nhập thêm các số liệu liên quan

Phương pháp mô

Dự báo được tốc độ tăng dân số, tính toán

hình hóa

lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai

Phương pháp tổng

Tổng hợp toàn bộ, nhận xét, đánh giá ,lựa

hợp tài liệu


chọn được phương án thích hợp

Phương pháp

Tham khảo thêm ý kiến , đề xuất được

chuyên gia

phương án quản lý thích hợp
Hình 1: Phương án nghiên cứu

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

4

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu CTRSH từ các hộ dân thải ra, do giới hạn thời
gian nên đề tài chỉ đi sâu vào vấn đề thu gom chất thải rắn thải sinh hoạt.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại địa bàn xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Ý nghĩa khoa học
Vấn đề ô nhiễm và giải quyết ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách và
cần thiết, nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ sức khỏe và tạo ra vẻ
đẹp mỹ quan đường phố. Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho các
nhà quản lý đưa ra chiến lược phù hợp trong công tác thu gom vận chuyển CTRSH,

từ đó tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả thu gom vận chuyển, hạn chế
đến mức thấp nhất những tác động có hại đến môi trường, qua đó phần nào có thể
thay đổi nhận thức của người dân, góp phần thúc đẩy chất lượng cuộc sống cộng
đồng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn : đồ án đưa ra những giải pháp nhằm
- Gợi phương pháp phù hợp và kinh tế nhất để thu gom CTRSH tại khu vực.
- Thu gom hiệu quả lượng CTRSH phát sinh hàng ngày .
- Nâng cao công tác quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải thiện môi
trường, sức khỏe cộng đồng.
- Giúp người dân biết thêm về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
- Tạo thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại địa bàn.
- Người công nhân thu gom chất thải rắn qua đó sẽ nói lên được những thứ
mình cần qua đó nhà đầu tư sẽ hiểu hơn và khắc phục được khuyết điểm hiện tại của
mình.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

5

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

8. KẾT QUẢ VÀ BỐ CỤC DỰ KIẾN
8.1. Kết quả dự kiến
- Báo cáo thuyết minh về hiện trạng thu gom CTRSH và các giải pháp đề xuất.
- Bản vẽ vạch tuyến thu gom.
8.2. Bố cục dự kiến
Gồm 4 chương : Cụ thể như sau

Phần I : Mở đầu
Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 : Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
Chương 4 : Đề xuất giải pháp cải thiện hiện trạng.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

6

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan xã Vĩnh lộc A, huyện Bình Chánh.
1.1.1. Lịch sử hình thành
Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng
Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, huyện Bình Chánh được thành
lập, bao gồm quận Bình Chánh, hai xã: Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa của quận Tân
Bình cũ và xã Bình Lợi là phần đất cắt từ xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu
Nghĩa.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định
được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy
ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên
huyện Bình Chánh cũ có từ năm 1975. Lúc này, chính quyền sáp nhập hai xã: An
Phú và Phong Đước với nhau, lập nên xã Phong Phú. Như thế huyện Bình Chánh có

17 xã: An Lạc, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi,
Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt,
Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành
Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh trở thành huyện trực thuộc Thành phố
Hồ Chí Minh.
Ngày 1 tháng 11 năm 1985, huyện Bình Chánh chia xã Vĩnh Lộc thành hai xã:
Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Như thế lúc này huyện Bình Chánh có 01 thị trấn An
Lạc và 19 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi,
Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú,
Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc A, Vĩnh
Lộc B.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

7

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

1.1.2. Vị trí địa lí.

Hình 1.1 : Bản đồ vị trí xã Vĩnh Lộc A
Xã Vĩnh Lộc A có tổng diện tích đấ tự nhiên 1.966,32 ha , trong đó:
Đất nông nghiệp : 1.411,75 ha
Đất phi nông nghiệp 554,57 ha
Đất chưa sử dụng ( đất bưng ) : 150,17 ha.

Xã có địa giới hành chính phía Đông giáp phường Bình Hưng Hòa B quận
Bình Tân, phía tây giáp xã Phạm Văn Hai, phía nam giáp Vĩnh Lộc B, phía Bắc
giáp xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
1.1.3. Địa hình địa mạo.
Địa phương có địa hình gò cao, tương đối bằng phẳng, có 02 tuyến đường giao
thông chính thông thương ra đường quốc lộ, tỉnh lộ như: đường Vĩnh Lộc (hương lộ
80 củ) tiếp giáp đường Phan Công Hớn (xã Bà Điểm- Hóc Môn) hướng ra quốc lộ
1A và tỉnh lộ 10 (xã Phạm Văn Hai) hướng về Đức Hòa (Long An); tuyến đường
Quách Điêu (tiếp giáp đường Dương Công Khi (xã Xuân Thới Thượng – Hóc Môn)
hướng ra quốc lộ 22 đi các tỉnh miền Đông và vào Thành phố. Rất thuận lợi cho
việc lưu thông, phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai.
Địa bàn xã có tuyến đường chính như : đường Vĩnh Lộc, đường Quách Điêu,
đường Thới Hòa, đường Dân Công Hỏa Tuyến. Bên cạnh đó còn có các tuyến

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

8

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

đường như liên ấp như đường liên ấp 2-3-4, đường liên ấp 6-2, đường liên ấp 6-5,
đường liên ấp 5-6, đường Kinh Trung Ương, đường Sư Đoàn 9, đường Nguyễn Thị
Sưa,...và một số tuyến đường trục ấp, đường ngõ xóm.
1.1.4. Điều kiện tự nhiên.
Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, ổn định với
hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm: 29oC. Nhiệt độ cao nhất: từ 31 đến
34oC (vào tháng 4). Nhiệt độ thấp nhất: 24oC (vào tháng 12).
Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm)
nhưng có sự khác biệt về cấu trúc mùa. Mùa đông có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có
bức xạ cao vào tháng 3 và 4 (đạt 400 - 500 Kcal/cm2/ngày). Mùa hạ có bức xạ mặt
trời thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 Kcal/cm2/ngày.
Số giờ nắng: bình quân trong năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Số giờ nắng trong năm
biến thiên theo mùa. Vào mùa khô, số giờ nắng trong ngày cao, bình quân
10giờ/ngày, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3, trung bình 250 giờ/tháng.
Mùa mưa, số giờ nắng trung bình 5 - 6 giờ/ngày, tháng có số giờ nắng thấp nhất là
tháng 6, tháng 8 và tháng 10 (từ 160 - 170 giờ/tháng).
Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 - 1.700 mm, số
ngày mưa trung bình hàng năm 135 - 162 ngày. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11, mưa nhiều vào khoảng tháng 9 đến tháng 10.
Lượng bốc hơi nước: trung bình hàng năm là 1.149 mm. Lượng bốc hơi cao
xảy ra vào các tháng mùa khô trung bình từ 105 - 130 mm/tháng, vào các tháng mùa
mưa thấp xấp xỉ 72 mm/tháng.
Độ ẩm không khí: trung bình năm 79,5%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất
là tháng 4 và thấp nhất là tháng 10. Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm
thấp là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển quanh năm của động
thực vật

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

9

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp


Thuỷ văn: Trên địa bàn xã không có sông lớn, hệ thống kênh rạch ít, chỉ có
kênh liên vùng là có dòng chảy lớn. Tuy nhiên, do không ở khu vực chịu ảnh hưởng
trực tiếp của chế độ thuỷ triều của biển nên biên độ triều trên địa bàn không có.
Tài nguyên đất: đất xám là loại đất chính. Đất xám chủ yếu hình thành trên
mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn), tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt
cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ cao (40-50%), cấp hạt sét chiếm (21 - 27%) và
có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét, đất có phản ứng chua, các Cation
trao đổi trong tầng đất thấp, hàm lượng mùn, đạm khá, nghèo Kali. Loại đất này dễ
thoát nước thích hợp xây dựng nhà ở và các công trình công cộng khác
Tài nguyên nước:
Nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp bởi các kênh, mương, ao, hồ và
nước mưa trên địa bàn.
Nước ngầm: Tầng chứa nước không bị nhiễm phèn, phù hợp sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp cũng như sinh hoạt. Hiện nay toàn xã chủ yếu dùng nước
khoan trong sinh hoạt, nằm ở độ sâu khoảng 40 m đảm bảo vệ sinh.
1.1.5. Kinh tế xã hội
Đại đa số người dân là dân tộc Kinh, một số ít người Hoa và dân tộc khác
người dân đa số tín ngưỡng thờ cúng ông bà, theo đạo Phật, môt phần ít theo đạo
Công Giáo và các tôn giáo khác.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn xã hiện có 459 doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, loại
hình doanh nghiệp tư nhân 88; công ty 230, cơ sở sản xuất 109; một phần Khu công
nghiệp Vĩnh Lộc với 32 công ty đã và đang hoạt động.
Về thương mại, dịch vụ: xã có nhiều điểm chợ tự phát nằm trên đường Quách
Điêu, đường Thới Hòa, đường Nữ Dân Công, ngã tư ấp 1 (đường ấp 1-2) và nhiều
hộ gia đình mặt tiền đường với hơn 2.000 hộ tiểu thương kinh doanh mua bán; cơ
sở dịch vụ là 933 (trong đó nhà cho thuê 541 cơ sở, thu mua phế liệu hơn 40 cơ sở,
dịch vụ khác 363).


GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

10

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

Về nông nghiệp: diện tích trồng lúa đã và đang thu hẹp dần, thay vào đó
người dân chủ yếu trồng rau củ quả, cây ăn trái các loại. Hiện nay, có xu hướng
trồng các loại cây hoa, kiểng cảnh phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật.
1.1.6. Văn hóa – xã hội
Khối mầm non: trường mầm non Hoa Phượng, diện tích 1.594 m2, gồm 02
điểm chính và 04 điểm phụ. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 2 nhóm nhà trẻ tư thục:
Ngọc Gia và Thanh Ngân. Hiện tại, trường mầm non Hoa Phượng đang tiến hành
mở rộng và xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Trong năm 2012-2013, chuẩn bị xây dựng
trường mầm non Vĩnh Lộc A trên khu đất diện tích hơn 4.000m2 với 10 phòng học
và nhiều phòng chức năng.
Khối tiểu học: có 03 trường, gồm: Trường tiểu học Vĩnh Lộc A, diện tích
3.336 m2. Trường tiểu học Vĩnh Lộc 1, diện tích 2.502 m2, gồm điểm chính có diện
tích là 1.525 m2 và một điểm phụ. Trường tiểu học Vĩnh Lộc 2 với diện tích 4.474
m2, gồm điểm chính 3.942 m2 và một điểm phụ.
Khối trung học cơ sở: có 02 trường, gồm: trường trung học cơ sở Đồng Đen,
diện tích 4.500m2

và trường trung học cơ sở Vĩnh Lộc A, diện tích 3.361 m2.

Y tế: Xã có 01 Trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Số lượng cán bộ,
nhân viên của trạm y tế xã: 02 bác sỹ, 04 y tá, 02 nữ hộ sinh, 01 dược sỹ và 01 dược

tá, 20 giường bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 04 phòng khám tư nhân, 05 phòng
mạch tư nhân, 18 nhà thuốc tư nhân.
Thể dục thể thao: Xã có 01 Trung tâm văn hóa liên xã Vĩnh Lộc A-Vĩnh Lộc B:
(đã có chủ trương chuyển đổi công năng để xây dựng cụm 03 trường học: Trường
trung học sơ sở-tiểu học-mầm non); 06 sân bóng, gồm: 05 sân bóng mini, 01 sân
bóng lớn.
1.1.7. Chức năng và nhiệm vụ.
Thực hiện theo nhiệm vụ và chức năng của luật tổ chức chính quyền địa
phương do Quốc Hội ban hành
Điều 33 : nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

11

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh
phòng ,chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan
liêu tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ
quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do,danh dự,nhân phẩm ,tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Quyết định dự đoán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi

ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư
chương trình , dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực
hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp,Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại điều 88 và điều 89 tại luật này
7. Bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội
đồng nhân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái luật của Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân
Điều 34. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã.
1. Xây dựng trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại
các khoản 1,2 và 4 Điều 33 của luạt này và tổ chức thự hiện các nghị quyết của Hội
đồng nhân dân xã
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

12

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

1.1.8. Hệ thống quản lý


Hình 1.2 : Sơ đồ hệ thống quản lý

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

13

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1. Khái niệm về CTR
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của
con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay
không muốn dùng nữa.
Thuật ngữ CTR được sử dụng trong tài liệu này là bao hàm tất cả các vật rắn
không đồng nhất thải ra từ cộng đồng dân cư ở đô thị cũng như các chất thải đồng
nhất của các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng,...
Chất thải rắn sinh hoạt : là những chất liên quan đến hoạt động sống của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại,...
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh
Cùng với những hoạt động sản xuất của con người, sự phát triển của các
ngành. Đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người ngày
càng tăng lên cùng với đó là lượng chất thải rắn thải sinh hoạt cũng gia tăng.
Chất thải rắn thải sinh hoạt được thải ra từ hoạt động sản xuất cũng như tiêu
dùng trong đời sống xã hội, trong đó lượng chất thải rắn chiếm khối lượng lớn chủ
yếu ở khu dân cư , nhà máy xí nghiệp.

Các nguồn phát sinh cụ thể :
- Từ các khu dân cư.
- Từ các trung tâm thương mại.
- Từ các công sở, công trình công cộng, trường học.
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay.
- Hoạt động công nghiệp.
- Hoạt động nông nghiệp
- Từ các công trình xây dựng, phá hủy các công trình xây dựng.
- Từ các nhà máy xử lý chất thải ( nước cấp, nước thải, khí thải).

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến

14

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1.1 : Nguồn gốc phát sinh CTR
STT

Nguồn
phát sinh

Hoạt động và vị trí phát
sinh

Loại CTR


1

Khu dân


Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ,
thủy tinh, nhôm, thiết, sắt, các kim loại
Các hộ gia đình, chung cư, khác, tro, các “ chất thải đặc biệt” (bao

gồm vật liệu to lớn, đồ điện tử gia dụng,
vỏ xe, chất thải rắn vườn,…chất thải
độc hại).

2

Khu
thương
mại

Cửa hàng bách hóa, nhà Giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh,
hàng, khách sạn, siêu thị, nhôm, thiết, sắt, các kim loại khác, tro,
văn phòng, ….
các chất thải đặc biệt, chất thải độc hại

3

Cơ quan,
công sở

Các loại chất thải giống như khu

Trường học, bệnh viện, văn thương mại. chú ý, hầu hết chất thải rắn
phòng cơ quan đơn vị nhà thải bệnh viện được thu gom và xử lý
nước
tách riêng bởi vì tính chất độc hại của


4

Công trình
xây dựng
và phá
hủy

Công trình xây dựng, sửa
chữa, làm mới đường giao Gỗ, thép, bê tông, thạch cao, gạch,
thông, cao ốc, san lấp mặt bụi…
bằng….

5

Hoạt động vệ sinh đường Chất thải đặc biệt, chất thải rắn quét
Dịch vụ
phố, làm đẹp cảnh quan, bãi đường, cành cây và lá cây, xác động vật
công cộng
biển, khu vui chơi giải trí … chết

6

Nhà máy
xử lý


Nhà máy xử lý nước cấp,
nước thải và các quá trình
Bùn, tro.
xử lý chất thải công nghiệp
khác

7

CTR đô
thị

Tất cả các nguồn kể trên

Công
nghiệp

Các nhà máy sản xuất vật
liệu xây dựng, nhà máy hóa
Chất thải sản xuất công nghiệp, vật liệu
chất, nhà máy lọc dầu, các
phế thải, chất thải đặc biệt, chất thải độc
nhà máy chế biến thực
hại.
phẩm, các ngành công
nghiệp nặng và nhẹ…

8

GVHD: ThS.Vũ Hải Yến


Bao gồm tất cả các loại kể trên

15

SVTH : Trần Thị Mỹ Hân


×