Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP. HCM
Ngành:

MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS HOÀNG HƯNG
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411090001

:ĐỖ LÂM DUY AN
Lớp: 14DMT01

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
-----

 -----

Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu,học hỏi ,


khảo sát của em dưới sự hướng dẫn của GS.TS Hoàng Hưng, không sao chép từ bất
kỳ tài liệu nào. Quá trình khảo sát được diễn ra tháng 11-2017 và khảo sát tiếp tục,
thu thập số liệu từ tháng 6,7-2018 .Các số liệu được sử dụng trong khóa luận để thực
hiện cho việc đánh giá, nhận xét và đề xuất là số liệu thực tế, những thông tin đều có
nguồn từ các công ty và khu vực liên quan. Ngoài ra, em cũng sử dụng một số văn ý
nhận xét,đánh giá,nhận định của các tác giả từ các nguồn khác nhau và được ghi trong
tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

Hồ Chí Minh ,ngày 30 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đỗ Lâm Duy An


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn
đến thầy PGS.TS Hoàng Hưng – giảng viên viện Khoa Học Ứng Dụng – Trường Đại
Học Công Nghệ TP.HCM đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ em hoàn thiện
ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn quý nhà trường ,nơi em theo học và rèn luyện suốt 4 năm qua đã
tạo môi trường để học tập và trau dồi kiến thức
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Viện Khoa Học Ứng Dụng – Trường Đại
Học Công Nghệ TP.HCM , đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu,
dạy dỗ, nâng đỡ em trong suốt quá trình học tập 4 năm , động viên và khuyến khích
để em hoàn thành luận văn .
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo, ủy ban nhân dân phường Tân
Thới Hiệp

Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn tổ trưởng các khu phố và các hộ
gia đình trên địa bàn phường Tân Thới Hiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin vô cùng biết ơn ông bà ,cha mẹ đã luôn ủng hộ tạo mọi điều
kiện cho con được tập trung học tập cũng như động viên tinh thần và hết lòng hỗ trợ
để con hoàn thành việc học tập ở trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trên tinh thần cố gắng của bản thân và sự vận dụng kiến thức đã học để hoàn
thành luận văn một cách hoàn chỉnh nhất. Song, do sự hạn chế về trình độ cũng như
kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, luận văn này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô,
anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tp.Hồ Chí Minh , ngày 30 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đỗ Lâm Duy An


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................i
DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iv
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

3.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2

4.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

5.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

6.

Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ................................................................................. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5
1.1.

1.2

Tổng quan về chất thải rắn ................................................................................ 5
1.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................. 5




Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................... 5



Thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn ......................... 5



Phân loại chất thải rắn tại nguồn: ........................................................ 5

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ..................................................................... 6


1.3.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 6

Bảng 1.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân .............................................. 6
1.4.

Tính chất chất thải rắn ....................................................................................... 7
1.4.1.

Tính chất vật lý .................................................................................... 7

1.4.2.

Tính chất hóa học ................................................................................ 8


Bảng 1.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 8
1.4.3.

Tính chất sinh học [12] ........................................................................ 9

1.5.

Thu gom, vận chuyển chất thải rắn ................................................................. 10

1.6.

Phương pháp xử lý chất thải rắn ..................................................................... 11

1.7.

1.8.

1.6.1.

Phương pháp cơ học [6] .................................................................... 11

1.6.2

Phương pháp nhiệt [6] ....................................................................... 11

1.6.3.

Phương pháp chuyển hóa sinh học và hóa học [6] ............................ 12

Vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra ...................................................... 13

1.7.1.

Đối với môi trường nước ................................................................... 13

1.7.2.

Đối với môi trường đất ...................................................................... 14

1.7.3.

Đối với môi trường không khí ........................................................... 14

1.7.4.

Ảnh hưởng đến con người, cảnh quan và sức khỏe........................... 14

Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn ................................................... 15
1.8.1.

Khái niệm về quản lý chất thải rắn .................................................... 15

1.8.2.

Quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 15

Hiện trạng hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
TP.HCM .......................................................................................................... 16


Hệ thống thu gom, vận chuyển ....................................................................... 16





Tình hình phân loại rác.................................................................................... 18

1.9.

Tổng quan về chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh ......................................................................................................... 19
1.9.1.

Mục tiêu [21] ..................................................................................... 19

1.9.2.

Nội dung thực hiện [21] .................................................................... 20

1.9.3.

Tổ chức hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sau

khi phân loại ................................................................................................... 21
1.9.3.

Phân công thực hiện [21]................................................................... 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 .......................................................... 25
2.1


Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 25
2.1.1.

Vị trí địa lý......................................................................................... 25

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh .................. 26

2.2

2.3

2.4

2.1.3.

Thủy văn ............................................................................................ 27

2.1.4.

Khí hậu [4] ......................................................................................... 27

Điều kiện kinh tế [15]...................................................................................... 27
2.2.1.

Công nghiệp – xây dựng [15] ............................................................ 28

2.2.2.

Nông nghiệp [18] ............................................................................... 28


2.2.3.

Thương mại – dịch vụ [15] ................................................................ 29

2.2.4.

Mạng lưới giao thông [15]................................................................. 29

Điều kiện xã hội .............................................................................................. 30
2.3.1.

Dân số - lao động [15] ....................................................................... 30

2.3.2

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................... 31

Tổng quan về chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại địa bàn Quận
12 ..................................................................................................................... 32


2.4.1 Mục tiêu ................................................................................................. 33
2.4.2 Nội dung thực hiện ................................................................................ 33
Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương
trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 .................................................. 34
2.4.3

Tổ chức thực hiện .............................................................................. 34

2.4.4


Phân công thực hiện .......................................................................... 34

2.4.5. Hiện trạng thực hiện Chương trình thí điểm Phân loại rác tại nguồn trên
địa bàn Quận 12 ..................................................................................... 36
2.5

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam........................................ 37
2.5.1

Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 37

2.5.2

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 44
3.1.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 44
3.1.1.

Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết .................................... 44

3.1.2.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 44

3.1.3.


Phương pháp khảo sát thực địa.......................................................... 45

3.1.4.

Phương pháp xã hội học .................................................................... 45



Đối với các hộ gia đình ................................................................................... 45



Đối với nhân viên thu gom .............................................................................. 46



Đối với cán bộ quản lý chương trình ............................................................... 46



Phỏng vấn trực tiếp ......................................................................................... 46



Phát phiếu điều tra ........................................................................................... 46


3.1.5.

Phương pháp định tính, định lượng ................................................... 47


Bảng 2.1 Số lương mẫu xác định thành phần ,khối lượng CTRSH phát sinh tại các
hộ gia đình tham gia chương trình .................................................................. 47
3.1.6 Phương pháp xác định nguyên nhân và hệ quả - CED (Cause & Effect
Diagram) ................................................................................................ 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 49
4.1.

Nội dung chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12
......................................................................................................................... 49

4.2.

4.1.1.

Mục tiêu ............................................................................................. 49

4.1.2.

Nội dung thực hiện ............................................................................ 49

4.1.3.

Tổ chức thực hiện .............................................................................. 50

4.1.4.

Phân công thực hiện .......................................................................... 50

Khảo sát hiện trạng phát sinh chât thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình tham

gia chương trình trên địa bàn Quận 12 ............................................................ 52
4.2.1.

Nguồn phát sinh CTRSH tại các hộ gia đình tham gia chương trình

trên địa bàn Quận 12 ...................................................................................... 52
4.2.2.

Khối lượng và thành phần CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình tham

gia chương trình trên địa bàn Quận 12 ........................................................... 53
Bảng 4.1Tổng khối lượng và tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình
tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12........................ 54
Bảng 4.2 Khối lương CTRSH phát sinh trung bình tại các hộ gia đình tham gia
chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 ...................................... 56


Đối tượng hộ gia đình mặt tiền .......................................................... 57



Đối tượng hộ gia đình trong hẻm ...................................................... 57




Đối tượng hộ gia đình trong dãy phòng trọ ....................................... 57

Sơ đồ 4.3. Tỷ lệ % các hộ gia đình thực hiện công tác phân loại CTRSH khi tham
gia chương trình .............................................................................................. 58

4.3

Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham
gia chương trình trên địa bàn quận 12 ............................................................. 59
4.3.1. Hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia đình tham gia
chương trình trên địa bàn Quận 12 giai đoạn năm 2017- 2018 ..................... 59



Túi ................................................................................................................... 60



Thùng chứa chất thải ....................................................................................... 60

4.4.

Kết quả điều tra nhận thức, ý thức tham gia thực hiện chương trình thí điểm
phân loại phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 12 giai đoạn năm ........... 63
4.4.1.

Đối với các hộ gia đình tham gia ....................................................... 63

Bảng 4.3 Thống kê đặt điểm các đối tượng cần được phỏng vấn ............................. 64
Sơ đồ 4.4. Mức độ hiểu biết của hộ gia đình về chương trình PLRTN .................... 65
Sơ đồ 4.5. Đánh giá của hộ gia đình về khả năng thực hiện chương trình PLRTN và
những khó khăn gặp phải khi tham gia chương trình ..................................... 67
Sơ đồ 4.6. Mức độ hài lòng của các hộ gia đình đối với nhân viên thu gom về khả
năng thực hiện công tác thu gom trong quá trình tham gia chương trình ....... 68



Công tác thu gom ............................................................................................ 68



Thái độ của nhân viên thu gom ....................................................................... 69
4.4.2

Kết quả điều tra nhận thức và ý thức của nhân viên thu gom tham gia

thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 giai đoạn năm
2017

70


4.5.

Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn
trên địa bàn quận 12 giai đoạn 2018 ................................................................ 70
4.5.1.



Nhân viên thu gom .......................................................................................... 71
4.5.2.



Đối với công tác phân loại CTRSH ................................................... 70


Đối với công tác thu gom CTRSH .................................................... 71

Nhân viên thu gom .......................................................................................... 72

4.6 Đánh giá nhận thức và ý thức của các đối tượng tham gia Chương ................... 73


Nhân viên thu gom .......................................................................................... 79



Cán bộ quản lý ................................................................................................. 73

CHƯƠNG 5 : XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM
PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 KHÔNG ĐẠT
HIỆU QUẢ ............................................................................................................... 75
5.1

Biện pháp giải quyết về vấn đề tài chính......................................................... 77

5.2

Biện pháp giải quyết về vấn đề nhân lực......................................................... 77

5.3

Biện pháp giải quyết vấn đề ý thức của người dân, nhân viên thu gom khi
tham gia chương trình ..................................................................................... 78




Nhân viên thu gom .......................................................................................... 79

5.4

Biện pháp giải quyết vấn đề trang thiết bị, dụng cụ thu gom, vận chuyển
CTRSH ............................................................................................................ 80



Hệ thống vận chuyển ....................................................................................... 80

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 81


6.1

Kết luận ........................................................................................................... 81

6.2

Kiến nghị ......................................................................................................... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 84
Tài liệu nước ngoài.................................................................................................... 86
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 87


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân ........................................... 6
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt ......................................... 8
Bảng 3.1 Số lương mẫu xác định thành phần ,khối lượng CTRSH phát sinh tại các
hộ gia đình tham gia chương trình ............................................................................ 47
Bảng 4.1Tổng khối lượng và tỷ lệ % khối lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình
tham gia chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 .................................. 54
Bảng 4.2 Khối lương CTRSH phát sinh trung bình tại các hộ gia đình tham gia
chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn quận 12 ................................................. 56
Bảng 4.3 Thống kê đặt điểm các đối tượng cần được phỏng vấn ........................... 64

i


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1. Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tham gia chương
trình trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 .............................................................. 55
Sơ đồ 4.3. Tỷ lệ % các hộ gia đình thực hiện công tác phân loại CTRSH khi ......... 58
tham gia chương trình ............................................................................................... 58
Sơ đồ 4.4. Mức độ hiểu biết của hộ gia đình về chương trình PLRTN..................... 65
Sơ đồ 4.5. Đánh giá của hộ gia đình về khả năng thực hiện chương trình PLRTN và
những khó khăn gặp phải khi tham gia chương trình ................................................ 67
Sơ đồ 4.6. Mức độ hài lòng của các hộ gia đình đối với nhân viên thu gom về khả
năng thực hiện công tác thu gom trong quá trình tham gia chương trình ................. 75

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.............................. 26
Hình 2.2. Sơ đồ lộ trình thu gom CTRSH theo lộ trình thu gom của Chương trình

thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12 ................................................................... 34

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

PLRTN

Phân loại rác tại nguồn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRĐT

Chất thải rắn đô thị

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


PLCTRTN

Phân loại chất thải rắn tại nguồn

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTV

Một thành viên



Quyết định

QH

Quốc hội

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTC


Trạm trung chuyển

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

DVCI

Dịch vụ Công ích

HTX

Hợp tác xã

iv


TÓM TẮT
Hiện nay, chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đang được thực
hiện ngày càng nhiều và đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi. Tuy nhiên,
chương trình vẫn gặp một số khó khăn trong quá trình hoạt động. Vì vậy, đề tài
“Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn
trên địa bàn Quận 12” đã góp phần phân tích những khó khăn, thuận lợi trong
gian đoạn thực hiện chương trình trên địa bàn Quận 12. Từ đó đề xuất những
biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong gian đoạn thực hiện chương
trình để chương trình được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong muốn.

Bài tiểu luận này đã sử dụng phương pháp xã hội học để phỏng vấn và
điều tra các hộ gia đình, các nhân viên thu gom và cán bộ quản lý về tình hình
phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và nhận thức của họ về việc
tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng
phương pháp định tính, định lượng để xác định khối lượng và thành phần
CTRSH tại các hộ gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp CED để
đánh giá nguyên nhân chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận
12 không đạt hiệu quả và đề xuất các biện pháp giải quyết các vần đề mà chương
trình đang gặp phải.
Để khảo sát tình hình phân loại CTRSH tại các hộ gia đình bài tiểu luận
này đã nêu lên hiện trạng phát sinh CTRSH tại Quận 12 bao gồm: khối lượng và
thành phần CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình. Bên cạnh đó còn khảo sát khả
năng thực hiện phân loại, ý thức tham gia chương trình của các hộ gia đình.
Ngoài ra, các đặc điểm về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH của
nhân viên thu gom tham gia chương trình cũng được nêu lên. Từ đó, có thể nhận
thấy ưu điểm và hạn chế trong quá trình tham gia chương trình. Đây là cơ sở
phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của chương trình và tìm ra các nguyên nhân
dẫn đến chương trình không đạt hiệu quả.

v


Đề tài đã đề xuất các biện pháp để giải quyết các vấn đề mà chương trình
đang mắc phải gồm: giải quyết vấn đề tiền lương cho nhân viên; trang bị thêm
thiết bị, dụng cụ thu gom, vận chuyển CTRSH; tuyển dụng thêm nhân viên để
thực hiện chương trình; xây dựng hệ thống thu gom hoàn thiện hơn và nâng cao
công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia chuơng trình.
Thông qua việc đánh giá hiệu quả chương trình, tiểu luận đã đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong việc tham gia chương trình cũng
như kiến nghị hướng nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện chương trình trong

những hướng nghiên cứu tiếp theo.

vi


Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân
tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường.
Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Trong cuộc sống
hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Rác bị
xả bừa bãi, thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng rất lớn đến mĩ quang đô
thị, gây ô nhiễm và đặc biệt là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Có
thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, không
phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế
những vấn đề rác thải.
Ở Việt Nam trước đây, việc quản lý rác thải ở các đô thị chỉ đơn thuần
theo hình thức: thu gom – vận chuyển – xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác.
Với số lượng rác ngày càng lớn như hiện nay thì việc xử lý rác bằng cách chôn
lấp không còn hiệu quả như mong muốn mà thay vào đó nhà nước ta đã thực
hiện thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) ở một số tỉnh thành.
Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm tại một số quận
nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn
và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ.
Rác thải là một tài nguyên quý giá nếu chúng ta biết cách phân loại chúng.
Việc sử dụng lại rác vô vơ trong việc tái chế hay sử dụng rác hữu cơ cho việc ủ
phân compost cũng đã phần nào giúp ích cho môi trường sống chúng ta xanhsạch- đẹp, cải thiện phần nào lối sống của người dân về việc phân loại rác. Cho

ta thấy được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
(PLCTRTN cũng như ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi
trường sống của mình.`

1


Đồ án tốt nghiệp

Hiện nay, cụ thể nhất là trên địa bàn Quận 12, từ năm 2015 đã và đang
thực hiện chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn với quy mô
191 hộ dân. Tuy nhiên trong suốt quá trình thực hiên chương trình cũng gặp một
số khó khăn trong việc hướng dẫn, công tác tuyên truyền và việc thực hiện của
người dân khi tham gia chương trình còn là một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó
quận còn muốn nhân rộng phạm vi, thời gian thực hiện để phần nào nâng cao ý
thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, nhằm giải
quyết những khuất mắc trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả
thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận
12, TP. HCM ” với hy vọng việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt
hiệu quả và mang lại ý nghĩa to lớn khi hằng năm có hàng ngàn tấn rác được tận
dụng để tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế, giảm
thiểu gây ô nhiễm môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích phân tích những khó khăn, thuận lợi
trong gian đoạn thực hiện chương trình trên địa bàn Quận 12 . Từ đó đề xuất
những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong gian đoạn thực hiện
chương trình để chương trình được thực hiện lâu dài và đạt hiệu quả như mong
muốn.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nói trên, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung

nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu về “Chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 12”.
+ Mục đích thực hiện chương trình.
+ Ý nghĩa chương trình.
+ Đối tượng tham gia chương trình.

2


Đồ án tốt nghiệp

+ Thời gian thực hiện.
+ Phạm vi thực hiện.
- Khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn khi tham gia chương trình trên
địa bàn Quận 12.
- Khảo sát hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại các hộ gia
đình tham gia chương trình.
- Điều tra, khảo sát nhận thức và ý thức khi tham gia chương trình PLRTN của
các đối tượng tham gia chương trình: các hộ gia đình, nhân viên thu gom và cán bộ
quản lý chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 12.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện chương
trình PLRTN trên địa bàn Quận 12.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình PLRTN được thí điểm trên địa bàn Quận 12.
5. Phạm vi nghiên cứu
Theo không gian: Tại khu phố 4 (Tổ 10) gồm các hộ dân mặt tiền và trong hẻm
tuyến đường Nguyễn Thị Kiểu (đường Hiệp Thành 37 cũ) và khu phố 4A (mộ
phần Tổ 9). Số lượng hộ dân: 191 hộ dân (31 hộ mặt tiền, 149 hộ trong hẻm và
11 phòng trọ do người dân tự nguyện hưởng ứng tham gia).

- Theo thời gian: 6,7 -2018
Và tháng 11-2017
6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác phân loại,

3


Đồ án tốt nghiệp

quản lý CTRSH cho Chương trình Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 12
để thấy được những hiệu quả hữu ích từ chương trình. Đồng thời có những đánh
giá khách quan về chương trình. Bên cạnh đó, các số liệu thống kê từ đề tài sẽ
là nguồn tài liệu cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về quản lý chương trình
PLRTN.
-Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đã đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề của chương trình thí
điểm phân loại rác tại nguồn góp phần cải thiện điều kiện môi trường, hạn chế
tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của CTR đến đời sống con người và
nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại CTRSH tại nguồn trên
địa bàn. Ngoài ra, các đề xuất mang tính khả thi và có thể thực hiện tốt trong
công tác quản lý CTRSH không những mang lại lợi ích về kinh tế, giảm thiểu
chi phí vận chuyển, xử lý CTRSH mà còn mang ý nghĩa xã hội rất cao góp phần
giữ gìn môi trường trong sạch và phát triển bền vững.

4


Đồ án tốt nghiệp


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Một số khái niệm
❖ Chất thải rắn
Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay
khi con người không muốn sử dụng nữa.
❖ Chất thải rắn sinh hoạt
Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo
thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ, thương mại.
❖ Thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. [10]
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng. [14]
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và
không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. [13]
Theo Khoản 15, Điều 3, Chương 1 trong Luật bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội khóa XIII đã định nghĩa: “Quản lý
chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”.
❖ Phân loại chất thải rắn tại nguồn:
Theo Sở Tài nguyên và Môi Trường TP.HCM phân loại rác tại nguồn là

5



Đồ án tốt nghiệp

quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả các thành
phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chúng một cách riêng biệt trước
khi thu gom và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử
lý. [14]
1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn bao gồm: [10]
- Khu dân cư.
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…).
- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện,…).
- Khu công trường xây dựng và phá huỷ các công trình xây dựng.
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí,…).
- Nhà máy xử lý chất thải.
- Khu công nghiệp.
- Nông nghiệp.
1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần CTRSH tại các hộ gia đình được tổng hợp trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1 Thành phần chất thải sinh hoạt từ các hộ dân
Thành phần riêng

Thành phần (%)

1

Chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học

67,25


2

Vỏ sò, ốc, cua

1,91

3

Giấy và carton

6,07

4

Nilon và nhựa

6,8

5

Cao su

KĐK

6

Kim loại và lon

0,74


7

Mốp xốp (Styrofoam)

0,46

TT

6


Đồ án tốt nghiệp

Chất thải nguy hại (giẻ lau dính dầu, bóng

8

0,43

đèn)
Các thành phần khác

9

16,34

Tổng

100

(Nguồn: CENTEMA tổng hợp. 2010)

1.4. Tính chất chất thải rắn
1.4.1. Tính chất vật lý
1.4.1.1. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích,
tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp
lưu trữ: để tự nhiên không chứa trong thùng, chứa trong thùng và không nén, chứa
trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của CTRĐT chỉ có ý nghĩa khi
được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng. Khối lượng riêng của
CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ,…
Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét cả những yếu tố này để
giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán. [20]
1.4.1.2 Độ ẩm
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo
thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô.
Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Theo
cách này, độ ẩm của CTR có thể biểu diễn dưới dạng phương trình như sau:
M=

𝑤−𝑑

× 100

𝑤

-

w: Khối lượng ban đầu của mẫu CTR (Kg).


-

d: Khối lượng của mẫu CTR sau khi đã sấy khô đến khối lượng

không đổi ở 1050C (kg). [12]

7


Đồ án tốt nghiệp

1.4.2. Tính chất hóa học
1.4.2.1 Công thức phân tử của chất thải rắn
Các nguyên tố cơ bản trong CTRĐT cần phân tích bao gồm C (carbon), H
(Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm
halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành
phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử
dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong
CTRĐT cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost.
[12]
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt
TT

Thành phần

Tính theo % trọng lượng khô
Carbon

Hydro


Oxy

Nitơ

Lưu huỳnh

Tro

1

Thực phẩm

48,0

6,4

37,5

2,6

0,4

5,0

2

Giấy

3,5


6,0

44,0

0,3

0,2

6,0

3

Carton

4,4

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

4

Plastic


60,0

7,2

22,8

x

x

10,0

5

Vải

55,0

6,6

31,2

4,6

0,15

2,45

6


Cao su

78,0

x

2,0

x

10,0

7

Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

8


Rác làm vườn

47,8

6,0

42,7

3,4

0,1

4,5

9

Gỗ

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5


10

Bụi, tro, gạch

26,3

3,0

2,0

0,5

0,2

68,0

10,0

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự. 2001)
1.4.2.2 Quá trình chuyển hóa hóa học
Biến đổi hóa học của CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn
sang pha lỏng, từ pha rắn sang pha khí, …). Để giảm thể tích và thu hồi các sản
phẩm, những quá trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý

8


×