Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên cây hoa thiên lý đến sức khỏe cộng đồng tại huyện dương minh châu, tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT LÊN CÂY HOA THIÊN LÝ
ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Phương
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411090094

: Nguyễn Thị Diễm Thúy
Lớp: 14DMT01

TP. Hồ Chí Minh, 2018


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan với Hội Đồng bảo vệ Đồ Án này là do em tự thực hiện,
không lấy từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu trích dẫn trong đồ


án tốt nghiệp là trung thực. Nếu có vấn đề gì về Đồ Án em xin chịu trách nhiệm.
Tp.HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Diễm Thúy

i


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này ngoài sự nổ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Công
Nghệ TP.HCM và Quý Thầy Cô Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech đã truyền đạt
cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống để em làm hành trang vững
bước vào đời.
Đặc biệt em xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Nguyễn Thị
Phương, Người đã tận tình hướng dẫn truyền dạy cho em những kiến thức quý báu,
tạo điều kiện giúp đỡ em, đã hết lòng hướng dẫn em hoàn thành Đồ Án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị hiện đang làm việc tại UBND
huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và bệnh viện huyện Dương Minh Châu đã
nhiệt tình giúp đỡ cung cấp số liệu chính xác để em hoàn thành Đồ Án tốt nghiệp.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến anh Lê Thanh Tâm, phòng Phân tích thí
nghiệm TP.HCM, đã tận tình giúp đỡ em trong việc phân tích mẫu.
Và hơn hết em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ tinh
thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hòa thành Đồ Án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, luôn hoàn

thành tốt công tác và những dự định, chỉ tiêu đề ra.
Nguyễn Thị Diễm Thúy

ii


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu ...................................... 2
3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ................................................................. 3
3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ...................................................... 3
3.4. Phương pháp so sánh ................................................................................... 3
3.5. Phương pháp thống kê ................................................................................. 3
4. Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ..................... 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ TBVTV VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ....................... 5
1.1.1. Khái niệm về TBVTV............................................................................... 5

1.1.2. Phân loại TBVTV ..................................................................................... 5
1.1.3. Các dạng TBVTV thường dùng ................................................................ 8
1.1.4. Vai trò của TBVTV đối với sản xuất và hệ sinh thái ................................ 9
1.1.5. Sơ lược về các loại TBVTV trên thế giới và Việt Nam ............................ 9
1.1.6. Khái niệm về dư lượng TBVTV ............................................................. 15
1.1.7. Độ độc của TBVTV ............................................................................... 17
1.1.8. Tác động của TBVTV đến môi trường .................................................. 18

iii


Đồ án tốt nghiệp

1.1.9. Hiện trạng sử dụng TBVTV.................................................................... 22
1.2. TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
VIỆC SỬ DỤNG TBVTV ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ......................... 25
1.2.1. Tác động của TBVTV đến sức khỏe cộng đồng ..................................... 25
1.2.2. Một số bệnh do TBVTV gây ra .............................................................. 27
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY HOA THIÊN LÝ ............................................... 28
1.3.2. Kỹ thuật trồng trọt và thu hoạch hoa thiên lý .......................................... 29
1.3.3. Tình hình sâu bệnh trên cây hoa thiên lý ................................................ 34
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN DƢƠNG
MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH ..................................................................... 35
1.4.1. Vị trí địa lý.............................................................................................. 35
1.4.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .................................................................... 38
1.4.3. Khí hậu ................................................................................................... 38
1.4.4. Các nguồn tài nguyên ............................................................................. 38
1.4.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Dương Minh Châu ............ 40
1.4.6. Khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp .................................................. 41
1.4.7. Khu vực kinh tế Công nghiệp – Xây dựng ............................................ 422

1.4.8. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ .................................................... 43
1.4.9. Dân số huyện Dương Minh Châu ........................................................... 44
1.4.10. Khái quát ngành trồng trọt của huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh ... 45
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TBVTV LÊN CÂY HOA THIÊN LÝ
TẠI HUYỆN DƢƠNG MINH CHÂU.................................................................. 48
2.1. Tình hình trồng cây hoa thiên lý ................................................................... 48
2.2. Tình hình sử dụng TBVTV trên cây hoa thiên lý .......................................... 49
2.3. Tình hình sử dụng phân bón lên cây hoa thiên lý .......................................... 56
2.4. Các biểu hiện liên quan đến sức khỏe khi tiếp xúc TBVTV.......................... 57
2.5. Tình hình người dân sử dụng nông sản hoa thiên lý...................................... 61
2.6. Hiện trạng quản lý của trạm khuyến nông ..................................................... 62

iv


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DƢ LƢỢNG THUỐC BVTV TRÊN
HOA THIÊN LÝ TẠI HUYỆN DƢƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH .... 63
3.1. Lấy mẫu hoa thiên lý để phân tích ................................................................ 63
3.2. Các loại TBVTV và quy trình phun xịt trên cây hoa thiên lý ....................... 64
3.3. Kết quả phân tích mẫu hoa thiên lý ............................................................... 65
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý dư lượng thuốc BVTV trồng hoa thiên lý ............ 69
3.4.1. Giải pháp quản lý trong kinh doanh TBVTV .......................................... 69
3.4.2. Giải pháp quản lý sử dụng TBVTV trên cây hoa thiên lý ....................... 70
Kết luận............................................................................................................... 71
Kiến nghị............................................................................................................. 72

v



Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AS

Thuốc dạng dung dịch

ADI

Mức hấp thụ hàng ngày chấp nhận được

AChE

AcetylCholinEsterase

TBVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

BTN

Dạng bột hòa tan

BHN

Dạng bột hòa tan

DD


Dạng dung dịch

D

Dạng thuốc phun bột

ĐT

Tuyến đường tỉnh

EC

Dạng nhũ dầu

HP

Dạng huyền phù

ha

Héc ta

KCN

Khu công nghiêp

LD50

Liều gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm.


ND

Dạng nhũ dầu

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

MRL

Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg; mg/l)

SP

Dạng bột hòa tan

SCN

Sau công nguyên

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WP

Dạng bột tan

USD


Đơn vị tiền tệ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TCN

Trước công nguyên

vi


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1.1: Phân loại TBVTV của WHO Theo độ độc cấp tính ................................... 7
Bảng 1.2: Các dạng TBVTV thành phẩm .................................................................. 8
Bảng 1.3: Số liệu sơ bộ thị trường nhập khẩu lượng TBVTV và nguyên liệu tại một
số nước trên thế giới 2017 ....................................................................................... 15
Bảng 1.4: Diện tích theo đơn vị hành chính huyện Dương Minh Châu ................... 36
Bảng 1.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu theo giá so sánh 2010 ..................................... 41
Bảng 1.6: Hiện trạng dân số của Huyện qua một số năm ........................................ 44
Bảng 1.7: Diện tích đất nông nghiệp của huyện Dương Minh Châu ....................... 46
Bảng 1.8: Diện tích đất nông nghiệp ở các xã ......................................................... 47
Bảng 2.1: Kết quả nông hộ được tập huấn sử dụng TBVTV ................................... 49
Bảng 2.2: Liều lượng sử dụng TBVTV lên cây hoa thiên lý ................................... 50
Bảng 2.3:Tần suất nông hộ phun xịt TBVTV trên cây hoa thiên lý......................... 51
Bảng 2.4: Tỷ lệ người trực tiếp phun xịt TBVTV quan tâm hướng gió ................... 52
Bảng 2.5: Tỷ lệ người dân sử dụng bảo hộ lao động khi phun xịt thuốc ................. 54

Bảng 2.6: Tỷ lệ các nông hộ sử dụng phân bón lên vườn thiên lý ........................... 56
Bảng 2.7: Các triệu chứng liên quan đến TBVTV ................................................... 57
Bảng 2.8: Tỷ lệ người trực tiếp phun xịt TBVTV khám sức khỏe định kì............... 59
Bảng 2.9: Tình hình bệnh có thể liên quan đến TBVTV ......................................... 60
Bảng 2.10: Tỷ lệ (%) người dân biểu hiện triệu chứng khi hít phải TBVTV........... 61
Bảng 3.1: Các loại thuốc và cách thức phun xịt TBVTV lên vườn thiên lý............. 64
Bảng 3.2: Kết quả dư lượng TBVTV còn tồn dư lại trên hoa thiên lý ..................... 65
Bảng 3.3: Thông tư 50/2016/TT-BYT về Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật có trong thực phẩm ................................................................................... 65
Bảng 3.4: Thực tế các hộ sử dụng TBVTV trong hoa thiên lý ............................... 66

vii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: Con đường dự kiến phát tán của TBVTV............................................... 17
Sơ đồ 1.2: Phát tán hoạt tính của thuốc trong môi trường ....................................... 17
Sơ đồ 1.3: Tác hại của TBVTV đối với con người ................................................. 27
Đồ thị 2.1: Tỷ lệ người dân được tập huấn sử dụng TBVTV .................................. 51
Đồ thị 2.2: Tần suất nông hộ phun xịt TBVTV trên cây hoa thiên lý ...................... 51
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ người trực tiếp phun xịt TBVTV sử dụng BHLĐ......................... 55
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ số nông hộ sử dụng phân bón lên cây hoa thiên lý ....................... 57
Đồ thị 2.5: Tỷ lệ các triệu chứng biểu hiện liên quan đến TBVTV ......................... 58

viii


Đồ án tốt nghiệp


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Vườn trồng hoa thiên lý của người dân tỉnh Tây Ninh ............................ 30
Hình 1.2: Dây thiên lý được cắt dùng để làm hom .................................................. 30
Hình 1.3: Đất đã trộn với phân hoai mục................................................................. 31
Hình 1.4: Các bầu giống cây hoa thiên lý đã được nhân giống................................ 31
Hình 1.5: Người dân thu hoạch hoa thiên lý ............................................................ 34
Hình 1.6: Giàn thiên lý được cắt bỏ những cành lá qua mùa vụ mới. ...................... 34
Hình 1.7 : Bản đồ hành chính huyện Dương Minh Châu ........................................ 37

ix


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu và độ ẩm rất thuận lợi cho sự phát
triển nông nghiệp cho nên nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Tận dụng
được lợi thế thiên nhiên và con người, nền nông nghiệp phát triển không những đáp
ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Song với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, hóa chất BVTV ra đời với nhiều loại đa dạng phong
phú đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp.
Sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh,… là những nhu
cầu cần thiết của ngành trồng trọt. TBVTV được xem là tác nhân có ích trong việc
kiểm soát và phòng ngừa các loài sâu bệnh. Tuy nhiên TBVTV là con dao hai lưỡi
đối với các loại sinh vật có ích, kể cả con người. Một khi bị phát tán vào môi trường
TBVTV có thể gây ra những tác hại cho con người và môi trường. Theo các nhà
khoa học, dư lượng hóa chất TBVTV tuy rất nhỏ nhưng độc chất sẽ tích lũy dần
trong các mô mỡ lâu ngày đến giai đoạn nào đó có thể gây hại.

Huyện Dương Minh Châu là một huyện có địa hình đồi khá bằng phẳng nên
thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất. Diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện
được thống kê năm 2017 là 30.025 ha. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô,
mì, rau hoa quả các loại và đặc biệt trong những năm gần đây người dân huyện
đang trồng nhiều nhất là cây hoa thiên lý vì mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định
cho người dân nhờ đó mà kinh tế huyện phát triển vượt bậc.
Hoa thiên lý là một loại rau được người dân ưa dùng trong các bữa ăn hằng
ngày. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ từ hoa thiên lý người dân huyện Dương Minh
Châu bắt đầu trồng, nên những năm gần đây huyện có diện tích trồng cây hoa thiên
lý gia tăng đáng kể.
Là một trong những huyện có diện tích trồng cây hoa thiên lý nhiều nhất của
tỉnh Tây Ninh nên lượng TBVTV người dân trong huyện sử dụng mỗi năm không
ít. Việc sử dụng TBVTV bảo vệ mùa màng, nâng cao năng suất cây trồng được
người dân sử dụng thường xuyên. Việc lạm dụng TBVTV quá nhiều đã làm ảnh

1


Đồ án tốt nghiệp

hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên phần đông người
dân sinh sống tại khu vực trồng hoa thiên lý chưa có nhiều kiến thức sử dụng các
loại TBVTV, nên hiệu quả sử dụng không cao. Dẫn đến tình trạng lạm dụng
TBVTV, lượng thuốc sử dụng ngày càng nhiều so với diện tích trồng cây thiên lý.
Ngoài ra người tiêu dùng sử dụng hoa thiên lý đều nghĩ rằng hoa thiên lý là một loài
rau an toàn không có nhiều độc hại nên lượng tiêu thu hoa ngày càng nhiều và
không được quan tâm đúng mức. Đặc biệt từ trước đến nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá về tình trạng sử dụng TBVTV lên cây hoa thiên lý
làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây
Ninh.

Thực tế cho thấy việc sử dụng các loại TBVTV hiện nay đã gây nhiều hậu
quả xấu đến môi trường đặc biệt là sức khỏe con người. Trước thực trạng đó em
thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên cây
hoa thiên lý đến sức khỏe cộng đồng tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh”
nhằm tìm hiểu rõ hơn về dư lượng TBVTV lên cây hoa thiên lý ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng tại huyện Dương Minh Châu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được dư lượng TBVTV trên hoa thiên lý tại địa bàn huyện
Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định được hiện trạng sử dụng TBVTV tại huyện Dương Minh Châu
tỉnh Tây Ninh trên hoa thiên lý.
 Xác định mức độ dư lượng các TBVTV trên hoa thiên lý
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu
 Thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan về TBVTV từ sách, báo internet.
 Thu thập số liệu, tài liệu về sức khỏe cộng đồng tại Trung Tâm y tế
huyện Dương Minh Châu.

2


Đồ án tốt nghiệp

 Tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra các nông hộ dân trực tiếp trồng
hoa thiên lý
3.2. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn
Điều tra tình hình sử dụng TBVTV của nông dân trồng hoa thiên lý trên địa
bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Tiến hành điều tra bằng cách phỏng

vấn trực tiếp theo nội dung ở phiếu điều tra. Đối tượng khảo sát gồm:
 Các hộ dân trồng cây hoa thiên lý.
 Nội dung phiếu cung cấp thông tin đính kèm ở phụ lục 1.
 Cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý xã Chà Là về tình hình sử dụng
TBVTV trên địa bàn xã.
3.3. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
 Hình thức lấy mẫu hoa thiên lý: Lấy bốn gốc và vị trí chính giữa trộn
mẫu hoa thiên lý lại, cân 300g bảo quản bằng túi nilon.
 Phân tích mẫu tại trung tâm phân tích thí nghiệm Tp.Hồ Chí Minh
3.4. Phƣơng pháp so sánh
So sánh kết quả đã phân tích theo Thông tư 50/2016/TT-BYT về Quy định
mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có trong thực phẩm.
3.5. Phƣơng pháp thống kê
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê tính toán, xử lý số liệu thu thập từ các
nguồn và số liệu điều tra thực tế.
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đồ án là cơ sở dữ liệu để đánh giá dư lượng TBVTV tồn dư trên
hoa thiên lý nhằm tìm ra những giải pháp kỹ thuật hoặc quản lý để hạn chế sử dụng
thuốc BVTV.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo cơ sở đề xuất các giải pháp về hiện trạng sử dụng TBVTV một cách hợp
lý góp phần trong việc sử dụng TBVTV tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây
Ninh và nhân rộng việc trồng cây hoa thiên lý tại các địa phương khác.

3


Đồ án tốt nghiệp


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đồ án là hoa thiên lý đã phun xịt thuốc bảo vệ thực
vật.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đồ án tại một số hộ ấp Láng, xã Chà Là, huyện
Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nơi có nhiều nông hộ trồng cây hoa thiên lý làm
nguồn thu nhập chính trong gia đình.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu về thuốc bảo vệ thực vật, cây hoa thiên
lý, sức khỏe cộng đồng do tác động của TBVTV.
Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Dương
Minh Châu.
Đánh giá hiện trạng sử dụng TBVTV trên cây hoa thiên lý.
Phân tích dư lượng TBVTV trên cây hoa thiên lý làm tác động đến sức khỏe
cộng đồng.

4


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TBVTV VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
1.1.1. Khái niệm về TBVTV
Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp người dân sử dụng rất nhiều thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trưởng, thuốc diệt côn trùng... Đối với người dân cũng
như trong các báo cáo thì người ta gọi với tên chung là thuốc bảo vệ thực vật.
Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm,..) những chất có nguồn gốc thực

vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại
của những sinh vật gây hại nhằm:
 Ngăn ngừa, tiêu diệt, xua đuổi hoặc làm giảm bớt côn trùng, tuyến trùng,
nấm, cỏ dại hoặc các dạng sinh vật được xem là dịch hại.
 Kích thích tăng trưởng cây trồng, gây rụng hoặc làm khô lá.
Một trong đồ án này đề cập tới vấn đề thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng là
những loại TBVTV được sử dụng trong công tác bảo vệ và tăng trưởng cây trồng.
1.1.2. Phân loại TBVTV
Hiện nay thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số lượng.
Tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
1.1.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng gồm có các loại sau:
 Thuốc trừ sâu: Diệt côn trùng và các loài sâu hại.
 Thuốc trừ bệnh: Diệt nấm bao gồm các loại nấm làm rụi cây.
 Thuốc trừ chuột: Diệt chuột và các loài gặm nhấm.
 Thuốc trừ nhện: Diệt các loài ve bọ nhện.
 Thuốc trừ tuyến trùng: Diệt các loài tuyến trùng, giống sâu giun.
 Thuốc trừ cỏ: Diệt cỏ dại.

5


Đồ án tốt nghiệp

1.1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc
Phân theo nguồn gốc thuốc BVTV gồm có các loại sau:
Thuốc BVTV hóa học
 Thuốc BVTV vô cơ:
Nhóm này gồm các hợp chất độc, thường ưu thế nhất là Arsenic, đồng, thủy
ngân. Các chất này không phân hủy trong điều kiện thường và khi được sử dụng

làm thuốc trừ sâu chúng sẽ là các chất độc bền vững. Các thuốc trừ sâu vô cơ nổi
bật:
 Hỗn hợp bordeaux: Là một loại thuốc trừ bệnh với một vài thành phần gốc
đồng hoạt động, bao gồm Tetracupic sulfate và Pentacupic sulfate.
 Hợp chất Arsen: Thuốc trừ sâu chứa thạch tín(Arsen) bao gồm Trioxide
arsenic, Sodium arsenic, Calcium arsenat.
 Thuốc BVTV hữu cơ:
Những loại thuốc BVTV hữu cơ gồm:
 Clo hữu cơ: Đây là một nhóm chất hydrocarbon clo hóa trong phân tử có
gốc Aryl, carbocylic, heterocylic. Thuốc clo hữu cơ rất độc nên hiện nay đã bị cấm
sử dụng vì hợp chất bền vững trong môi trường sống, tích lũy phóng đại sinh học
trong chuỗi thực phẩm (tích lũy trong mỡ động vật).
 Phosphat hữu cơ: Lân hữu cơ (có nguyên tử P hóa trị 4) có đặc tính nổi
bật là độc hại đối với động vật có xương sống. Phospho hữu cơ gây độc chủ yếu
thông qua sự ức chế men acetylcholinesterase làm tích lũy quá nhiều actylcolim tại
vùng Synap làm cơ bị giật mạnh và tê liệt. Gồm có 3 nhóm chính Aliphatic (mạch
thẳng), Phenyl (mạch vòng), Heterocylic (dị vòng).
 Carbamate: Là dẫn xuất của acid Carbamic, ức chế men cholinesterase.
Hợp chất này ít độc hơn 2 nhóm trên nếu cơ thể bị nhiễm độc thì có khả năng phục
hồi cao. Trừ Nitrosomethyl carbamate là chất gây đột biến mạnh.
 Pyrethroid: Là thuốc diệt côn trùng được trích ly từ hoa cúc trồng ở Nam
Phi. Độc tính qua đường miệng LD50 = 1500mg/kg, được tổng hợp bền với ánh sáng
và liều lượng thấp.

6


Đồ án tốt nghiệp

Thuốc BVTV sinh học

Thuốc có nguồn gốc chiết xuất từ những nguyên liệu tự nhiên như động vật,
thực vật và một số khoáng chất nhất định:
 Thuốc vi sinh: Bao gồm các vi sinh vật tảo, vi khuẩn, virut, nguyên sinh
động vật là các thành phần hoạt hóa. Thuốc có tác động chuyên biệt lên sâu non nên
an toàn với người, là thiên địch của nhiều loại côn trùng gây hại.
 Thuốc sinh hóa: Là hợp chất tự nhiên diệt côn trùng theo cơ chế không
độc. Nhóm thuốc này bao gồm các Pheromones dẫn dụ côn trùng vào bẫy để phun
thuốc, bẫy chứa chất dính, không độc, độ bền kém, không nguy hại cho môi trường.
 Plant – Incorporated – Protectants ( chất bảo vệ thực vật kết hợp): là hợp
chất thực vật sản sinh ra từ vật liệu di truyền đã được cấy thêm vào cây trước đó.
1.1.2.3. Phân loại theo độc tính
Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể
động vật ở cạn (chuột nhà) và đưa ra các nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ
thể qua miệng và da như sau:
Bảng 1.1: Phân loại TBVTV của WHO Theo độ độc cấp tính
LD50 trên chuột (mg/kg thể trọng)
Nhóm

Qua đƣờng miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng


IA (cực độc)

<5

<20

< 10

< 40

IB (độc cao)

5 - 50

20 - 200

10 - 100

40 - 400

50 - 500

200 - 2000

100 - 1000

400 - 4000

>500


>2000

>1000

>4000

II (độc trungbình)
III (độc nhẹ)

1.1.2.4. Phân loại theo con đƣờng xâm nhập
 Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette,…
 Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha,…
 Các thuốc vị độc: Trichlorfon, Decamethrin,…
 Các thuốc xông hơi: Methyl Bromide, Chloropicrin,…

7


Đồ án tốt nghiệp

1.1.3. Các dạng TBVTV thƣờng dùng
Dạng thuốc kỹ thuật
Hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học còn gọi là tạp chất hay hoạt tính, là
nguyên liệu để sản xuất ra các thành phẩm vì các hóa chất bảo vệ thực vật ở dạng
khô không thể dùng quá đậm đặc, không hòa trộn được với nước hoặc không được
bền.
Dạng thành phẩm
Bảng 1.2: Các dạng TBVTV thành phẩm
Dạng thuốc


Chữ viết tắt

Ví dụ vài loại thuốc

Ghi chú

ND, EC

Thuốc đặc trị rầy Excel Basa
Thuốc trừ sâu Hopsan,
Reasgant

Thuộc ở thể
lỏng

DD, SL,
L, AS

Bonanza 100dd, Baythroid 5
SL, Glyphadex 360 AS

Hòa tan đều
trong nước
không chứa chất
hóa sữa

Bột hòa tan
trong nước

BTN, BHN

WP,DF
WDG, SP

Viappla 10BTN
Vialphos 80 BHN
Copper –zine 85 WP
Padan 95 SP

Dạng bột mịn
phân tán trong
nước thành
dung dịch dạng
huyền phù

Huyền phù

HP, FL, SC

Appencarb super 50 FL
Carban 50 SC

Lắc đều trước
khi sử dụng

Nhũ dầu

Dung dịch

Thuốc phun
bột


BR, D

Dạng bột mịn,
không tan trong
Karphos 2 D
nước chỉ rắc trực
tiếp
(Nguồn: Hội làm vườn Việt Nam 2017)

8


Đồ án tốt nghiệp

1.1.4. Vai trò của TBVTV đối với sản xuất và hệ sinh thái
Vai trò TBVTV đã được khẳng định rõ ràng đối với ngành trồng trọt ngay từ
buổi đầu của lịch sử phát triển. Nhìn chung, TBVTV có những tác động tích cực và
tiêu cực đối với cây trồng.
Tích cực
 TBVTV có thể tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để.
 Được sử dụng rộng rãi trên diện tích lớn, trong thời gian ngắn, trong các
địa hình khác nhau.
 Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế cao, bảo vệ được năng suất cây
trồng.
 TBVTV được sử dụng đơn giản dễ áp dụng và có thể phổ biến rộng rãi
trong sản xuất.
Tiêu cực
 Thường gây độc cho con người và các loài sinh vật có ích.
 Phá vỡ cân bằng sinh học, làm đảo lộn hệ sinh thái.

 Nếu dùng thuốc không hợp lý dễ dẫn đến các loài dịch hại quen thuộc.
 T BVTV dễ ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí.
 Dư lượng thuốc BVTV trong nông sản.
1.1.5. Sơ lƣợc về các loại TBVTV trên thế giới và Việt Nam
1.1.5.1. Trên thế giới
Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại
để bảo vệ mùa màng một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã hình thành. Vì vậy lịch
sử thuốc TBVTV có từ rất lâu đời (cách đây khoảng 10.000 năm). Vào thời kì 2500
trước công nguyên các hợp chất lưu huỳnh đã được sử dụng để diệt côn trùng và
nhện. Khoảng năm 1550 TCN người ta đã biết sử dụng thuốc để đuổi bọ chét. Năm
1200 TCN Trung Quốc đã có thuốc xử lý hạt giống. Năm 900 SCN người Trung
Quốc đã dùng Arsenic sulfides để trừ côn trùng trong vườn. Thế kỉ IV người ta biết
xử lý hạt lúa bằng Arsen trắng.

9


Đồ án tốt nghiệp

Từ cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX là thời gian của cuộc cách mạng
nông nghiệp ở Châu Âu. Hỗn hợp lưu huỳnh và vôi được sử dụng rộng rãi để trị rệp
sáp trên các vườn cam tại Mỹ. Một số thuốc trừ sâu, dịch hại diệt hại phổ biến ở
cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, chủ yếu là chất vô cơ như Arsen, Selenium,
Antimony, Sulfur,… hoặc một số chất thảo mộc vốn có chất độc.
Từ đầu thế kỉ XX, xuất hiện một biện pháp trừ sâu hại tích cực hơn và hiệu
quả hơn đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ vào năm 1939, và liên tục
sau đó ra đời nhiều các hợp chất hóa học khác. Trong suốt 25 năm sau đó nó được
xem như là vị cứu tinh của nhân loại, giúp diệt trừ côn trùng và tăng sản lượng nông
sản, chu trình sản xuất củng tương đối rẻ nên nó được áp dụng phổ biến rộng rãi ở
mọi nơi trên thế giới.

 Năm 1940 người ta tổng hợp nên các hợp chất có gốc lân hữu cơ.
 Năm 1947, người ta tổng hợp nên hóa chất carbamate.
 Năm 1970 phát triển được các loại thuốc Pyrethroide.
Hiện nay TBVTV tồn tại 3 thế hệ, tính độc hại thế hệ sau thường thấp hơn
thế hệ trước. Thuốc bảo vệ thực vật thế hệ thứ nhất thường là thuốc chiết xuất từ
chất Nicotin, hay Pyrethrum chiết từ một loại cúc khô, những chất vô cơ như thạch
tín. TBVTV thế hệ thứ 2 là tổng hợp các chất hữu cơ : 666, Wofatox…. TBVTV thế
hệ thứ 3 là sự xuất hiện vào những năm 1970 và 1980 như: gốc Lân hữu cơ,
Carbamate và sự ra đời của Pyrethroide, thuốc sinh học.
 Lân hữu cơ: Các thuốc thuộc nhóm Phospho hữu cơ là các thuốc có chứa
phospho. Tính chất diệt côn trùng được phát hiện ở Đức trong Thế chiến thứ II. Các
thuốc phospho hữu cơ có hai đặc tính nổi bật: (1) thuốc độc đối với động vật có
xương sống hơn là thuốc do hữu cơ và (2) không tồn lưu lâu (dễ phân hủy trong môi
trường có pH > 7) và ít hoặc không tích lũy trong mô mỡ động vật. Các thuốc
phospho hữu cơ gây độc chủ yếu thông qua sự ức chế men Acetylcholinesterase làm
tích lũy quá nhiều acetylcoline tại vùng synap làm cho cơ bị giật mạnh và cuối cùng
bị tê liệt.

10


Đồ án tốt nghiệp

Các thuốc phospho hữu cơ được chia làm 3 nhóm dẫn xuất: Aliphatic,
Phenyl và Heterocylic .
* Các dẫn xuất của Aliphatic
 Tất cả các dẫn xuất của aliphatic là những dẫn xuất của acid phosphoric
mang chuỗi carbon thẳng.
 Monocrotophos là một phospho hữu cơ Aliphatic chứa Nitrogen. Là loại
thuốc lưu dẫn, có độc tính cao đối với động vật máu nóng. Thuốc này hiện vẫn nằm

trong danh mục hạn chế sử dụng của Việt nam.
 Dichlorvos là dẫn xuất aliphatic có áp suất hơi lớn, bị hạn chế sử dụng.
 Mevinphos là một phospho hữu cơ rất độc nhưng rất mau phân hủy, dùng
trong sản xuất rau thương phẩm.
 Methamidophos (hiện đã bị cấm sử dụng) và Acephate là hai phospho hữu
cơ dùng nhiều trong nông nghiệp, đặc biệt là trừ côn trùng trên rau.
 Sebutos (Apache, Rugby) là loại thuốc diệt côn trùng và tuyến trùng hiệu
quả trên bắp, đậu phộng, mía và khoai tây.
Nhìn chung, các dẫn xuất aliphatic đều có cấu trúc đơn giản, độ độc thay đổi
rất nhiều, khá hòa tan trong nước, có tính lưu dẫn tốt. Một số trong nhóm này hiện
bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở Việt Nam.
* Các dẫn xuất Phenyl
Các thuốc nhóm này có một phenyl gắn vào phân tử acid phosphoric, các vị
trí còn lại của phân tử acid phosphoric thường mang các nhóm Cl, NO2' CH3'. Các
Phosphophenyl thường bền hơn các phospho hữu cơ Aliphatic do đó dư lượng cũng
cao hơn.
Parathion là một phospho hữu cơ phenyl quen thuộc nhất và là chất phospho
hữu cơ thứ nhì được đưa vào dùng trong nông nghiệp năm 1947. Ethyl Parathion là
dẫn xuất phenyl đầu tiên được sử dụng rộng rãi nhưng do quá độc nên Việt Nam
cấm từ tháng 5 năm 1996 (ở Mỹ cấm từ năm 1991).

11


Đồ án tốt nghiệp

* Các dẫn xuất dị vòng
Trong phân tử các thuốc dị vòng các cấu trúc vòng có nhiều Carbon bị
Oxygen hoặc nhờ thế chỗ. Các Phospho hữu cơ dị vòng là những phân tử phức hợp
và thường có tính tồn lưu cao hơn các phospho hữu cơ thuộc nhóm aliphatic và

phenyl. Vì phân tử thuốc dị vòng phức tạp nên khi phân rã sẽ tạo ra nhiều sản phẩm
khó có thể xác định hoàn toàn chính xác.
 Carbamate: Carbamate là dẫn xuất của acid carbamic NH2-COOH. Tác
động của Carbamate cũng giống như Phospho hữu cơ là ức chế men cholinesterase.
Từ năm 1951, công ty Ciba Geigy của Thụy Sĩ đã giới thiệu thuốc carbamate đầu
tiên nhưng không thành công vì kém hiệu lực và đắt giá (Isolan, Dimetan, Pyramate
và Pyrolan).
Carbaryl lần đầu tiên được sử dụng thành công vào năm 1956. Nhiều
carbamate là chất lưu dẫn dễ hấp thu qua lá và rễ, mức độ phân giải trong cây thấp.
Các thuốc Methomyl, Oxamyl, Aldicarb và Carbofuran (Carbofuran hiện bị hạn chế
sử dụng ở Việt Nam) có đặc tính lưu dẫn rất tốt, do đó chúng có khả năng tiêu diệt
tuyến trùng mạnh mẽ.
 Pyrethroids: Pyrethroid bền với ánh sáng và phổ tiêu diệt côn trùng rộng,
sử dụng với liều thấp. Các Pyrethroid có 4 thế hệ:
* Thế hệ thứ nhất :
Thế hệ này chỉ có một chất là Allethrin (Pynamin), được thương mại hóa vào
1949. Allethrin là một chất tổng hợp giống hệt Cinerin I (là một thành phần của
Pyrethrum) có các dây nhánh tương đối ổn định và bền hơn Pyrethrum.
* Thế hệ thứ hai :
Thế hệ thứ hai gồm có Tetramethrin (Neo - Pynamin) ra đời năm 1965.
Thuốc có tác dụng tiêu diệt nhanh hơn Allethrin và có thể phối hợp dễ dàng với các
chất cộng hưởng. Resmethrin xuất hiện vào năm 1967, hiệu lực hơn Pyrethrum gấp
20 lần (thí nghiệm trên ruồi nhà), Bioresmethrin là một chất đồng phân của
Resmethrin hiệu lực hơn Pyrethrum gấp 50 lần. Bioallethrin(d-trans-allethrin) được
giới thiệu vào năm 1969, tác dụng mạnh hơn allethrin và dễ pha trộn với các chất

12


Đồ án tốt nghiệp


hợp lực nhưng không hiệu quả bằng Resmethrin. Chất cuối cùng trong thế hệ này là
Phenothrin (Sumithrin), xuất hiện vào năm 1973, chất này có độc lực trung bình và
hơi tăng hiệu lực khi trộn với các chất hợp lực.
* Thế hệ thứ ba :
Thế hệ thứ ba gồm có các Fenvalerate (Pydrin, Tribute) và Permethrin
(Ambush, Dragnet, Pouce, Pramex, Torpedo), xuất hiện năm 1972 - 1973. Các chất
này dùng nhiều trong nông nghiệp vì có hoạt tính diệt côn trùng cao và bền với ánh
sáng.
* Thế hệ thứ tư :
Thế hệ thứ tư hiện nay có nhiều tính chất độc đáo, chúng có hiệu lực tiêu diệt
với nồng độ chỉ bằng 1/10 các loại thuốc thế hệ thứ ba. Gồm có các thuốc sau:
Bifenthnn (Talstar), Deltamethrin (Decis), Esfenvalerate, Fenpropathrin (Danitol),
Fluvalinate efluthrin…. Tất cả những chất trên đều bền với ánh sáng, rất ít bay hơi
nên tồn lưu có thể đến 10 ngày trong điều kiện môi trường thuận lợi.
1.1.5.2. Ở Việt Nam
Từ thế kỷ XIX trở về trước, ngành hoá chất BVTV hoàn toàn không xuất
hiện. Trước các dịch hại nông dân Việt Nam chỉ dùng các biện pháp mang nặng tính
dị đoan hơn là các biện pháp có cơ sở phòng trị. Đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát
triển nông nghiệp chủ yếu là sự hình thành các đồn điền và trang trại việc sử dụng
hóa chất BVTV đã bắt đầu. Trong thời kỳ này, các loại thuốc sử dụng là các loại
thuốc vô cơ giống như trào lưu chung của thế giới. Tuy nhiên từ những năm 1980
trở về trước, các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là các loại thuốc thuộc nhóm
chlor và nhóm lân hữu cơ trong đó bao gồm các loại thuốc như DDT, Lindan,
Methyl Parathion, Furadan.
Giai đoạn từ 1990 đến nay thị trường TBVTV đã thay đổi từ nền kinh tế tập
trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nguồn hàng phong phú, nhiều
chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc, giá cả
khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc tiêu thụ qua các năm đều tăng.


13


Đồ án tốt nghiệp

Hiện nay Việt Nam hiện nằm trong top những quốc gia sử dụng TBVTV
nhiều và khó kiểm soát. Thị trường TBVTV trong nước hiện đang “loạn” với danh
mục hoạt chất được sử dụng quá dài và quá nhiều các loại thuốc với những tên
thương phẩm khác nhau. Cùng với đó là tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu của nông
dân đã và đang gây ra những hệ lụy đối với rau, củ quả sản xuất trong nước.
Thực tế ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay cho thấy phần lớn
các doanh nghiệp không sản xuất mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế
biến gia công đóng gói hoặc đóng chai rồi bán ra thị trường.
Hiện cả nước có trên 200 doanh nghiệp TBVTV, gần 100 nhà máy chế biến
thuốc (chế biến được khoảng 50% lượng chế phẩm sử dụng trong nước, khoảng
30.000 - 40.000 tấn/năm) cùng với khoảng 30.000 đại lý TBVTV.
Tuy nhiên nguồn cung chính cho thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước
hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp
dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong
ngành sản xuất TBVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu.
Năm 2017 lượng TBVTV nhập khẩu vào Việt Nam đạt 979 triệu USD. Mặc
hàng TBVTV ở Việt Nam nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Đức…. trong các nước chỉ có Trung
Quốc là bạn hàng lớn nhất chiếm tới 53,5% tổng giá trị nhập khẩu TBVTV vào thị
trường Việt Nam. (Theo Vibiz report – Các doanh nghiệp nhập khẩu TBVTV 2017).
Ngoài ra lượng TBVTV nước ta nhập khẩu thường những loại thuốc trừ sâu,
trừ cỏ, trừ bệnh,… những loại thuốc này được phục vụ ngành sản xuất nông nghiệp
trồng lúa, cây ăn quả, rau màu.

14



Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1.3: Số liệu sơ bộ thị trƣờng nhập khẩu lƣợng TBVTV và nguyên liệu tại
một số nƣớc trên thế giới 2017
Tên nƣớc

Thuốc trừ cỏ

Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ bệnh

Lƣợng tấn

Giá trị USD

Lƣợng tấn

Giá trị USD

Lƣợng tấn

Giá trị USD

27.195.026

85.847.623


8.022.375

2.520.012.418

8.032.180

85.649.395

Indonesia

1.317.583

5.259.192

1.200.342

6.787.257

746.493

3.876.565

Ấn Độ

951.958

3.113.008

934.435


20.763.123

746.493

3.876.565

Malaisia

234.117

2.597.732

353.508

2.263.663

505.451

23.605.855

Nhật Bản

187.675

4.812.331

33.154

9.829.676


389.188

1.592.881

Singapore

172.720

2.357.666

101.145

5.223.953

377.883

4.735.651

Hàn Quốc

160.480

1.806.841

138.300

28.969.740

334.846


5.815.077

Úc

95.060

175.941

25.870

639.909

307.136

97.855.826

Hoa Kỳ

81.981

19.843.362

64.595

30.429.033

731.793

23.789.248


Thái Lan

36.266

572.748

21.868

400.883

96.575

132.712.096

Tổng

30.432.866

126.386.444

10.895.592

2.625.319.655

12.268.038

383.509.159

Trung
Quốc


(Theo Vibiz report – Các doanh nghiệp nhập khẩu TBVTV 2017)

1.1.6. Khái niệm về dƣ lƣợng TBVTV
Dư lượng là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hóa và các
thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước, sau một
thời gian dưới tác động của các hệ sống và điều kiện ngoại cảnh ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm,... dư lượng của thuốc được tính bằng mg thuốc có trong 1kg nông sản, đất
hay nước.
Như vậy dư lượng TBVTV bao gồm bất kì dẫn xuất nào của thuốc cũng như
các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho con người và môi trường.
1.1.6.1. Dƣ lƣợng TBVTV có trong nông sản
Đôi lúc do quá trình sử dụng thuốc lâu dài thường xuyên có thể dịch hại trở
nên quen thuốc, khi đó nồng độ của TBVTV sau khi phun trực tiếp lên cây trồng
phải mạnh mới có đủ hiệu lực chống lại chúng.

15


×