Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (quaility of life, qol) người dân tại quận 1 và quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
(QUALITY OF LIFE, QoL) NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN 1
VÀ QUẬN 7 DỰA TRÊN KHẢ NĂNG PHỤC VỤ CỦA
HỆ SINH THÁI

Ngành

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS THÁI VĂN NAM
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411090394

: BÙI THỊ ÁI NHƯ
LỚP: 14DMT04

TP. Hồ Chí Minh, 2018


BM05/QT04/ĐT
Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm…):


Bùi Thị Ái Như
MSSV: 1411090394
Lớp: 14DMT04
Ngành
: Kỹ Thuật môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài : So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người
dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái.
3. Các dữ liệu ban đầu :
Các nghiên cứu cuá E. Abásolo vá cong sứ: “Đánh giá đong gop cuá dich vu
hê sinh thái đoi chát lứợng cuoc song(CLCS) đo thi”(2006) vá “Đánh giá CLCS
dứá trên dich vu hê sinh thái cuá hoc sinh trong khu vức đo thi”(2007). Đê cáp
đên nhứng lợi ích tứ các dich vu hê sinh thái ánh hứợng cuá chung đên CLCS
cuá con ngứợi.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
1) Tổng quan được cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu.
2) Tiến hành việc thực hiện khảo sát và so sánh, đánh giá CLCS của người dân
Quận 1 và Quận 7.
• Xây dựng phiếu khảo sát và thực hiện chương trình khảo sát.
• Phân tích phiếu khảo sát để so sánh và đánh giá ý kiến của người dân ở 2
khu vực về chất lượng môi trường sống.
• Tiến hành thu thập các giá trị định lượng với các chỉ tiêu dịch vụ HST.
3) Tổng kết kết quả nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá được mức độ hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh
thái tại Quận 1 và Quận 7.
2) Phân tích, đánh giá, so sánh các dịch vụ hệ sinh thái tại 2 khu vực khảo sát
dựa trên quan điểm của người dân và các số liệu định lượng.
3) Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng
dịch vụ hệ sinh thái và CLCS tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Ngày giao đề tài: 7/5/2018
Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày nộp báo cáo: 30/7/2018
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2018
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ĐOAN
Tôi: Bùi Thị Ái Như xin cam đoan:
Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở
các số liệu liên quan và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
-

Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao
chép theo bất cứ đồ án tương tự nào.

-

Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án điều được trích dẫn các nguồn tài liệu
trong báo cáo và danh mục tham khảo.

-

Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Ái Như


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành
đến toàn thể thầy cô trong trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói chung và các
thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng, bộ môn Kỹ thuật Môi trường nói riêng,
những người đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức bổ
ích trong năm năm vừa qua.
Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Thái Văn Nam,
Giảng viên Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech cũng là giảng viên hướng dẫn đồ án
tốt nghiệp thời gian qua, thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ bảo, giải đáp mọi
vấn đề thắc mắc và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án tốt
nghiệp. Đồng thời thầy luôn đôn đốc, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện đồ án.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên,
cổ vũ và đóng góp ý kiến trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình
làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2018
Sinh Viên
Bùi Thị Ái Như


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan .................................................................... 3
3. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 6
4. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 6
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 7
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 9
5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 9
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 9
7. Cấu trúc của đồ án ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ĐỀ TÀI ... 11
1.1. Khái quát về chất lượng cuộc sống .................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 11
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư trên khía cạnh MT ......................... 11
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 13
1.2.1. Vị trí địa lý, tự nhiên .............................................................................. 13
1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội .......................................................... 14
1.2.3. Tổng quan chất lượng cuộc sống ở TP.HCM......................................... 16
1.3. Tổng quan về hệ sinh thái đô thị ........................................................................ 21
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 21
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

i

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ



So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

1.3.2. Thành phần của hệ sinh thái đô thị ......................................................... 21
1.3.3. Vai trò nghiên cứu khả năng đáp ứng của hệ sinh thái tới chất lượng
cuộc sống .......................................................................................................... 23
1.4. Dịch vụ hệ sinh thái và chức năng ..................................................................... 25
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................... 25
1.4.2. Chức năng của hệ dịch vụ hệ sinh thái ................................................... 25
1.4.3. Mối liên hệ của dịch vụ hệ sinh thái (ES) và chất lượng cuộc sống
(QoL)................................................................................................................. 27
1.5. Giới thiệu các dịch vụ hệ sinh thái đô thị........................................................... 28
1.5.1. Giảm tiếng ồn, độ rung ........................................................................... 28
1.5.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt ..................................................................... 29
1.5.3. Kiểm soát ô nhiễm không khí................................................................. 31
1.5.4. Khả năng hấp thụ khí cacbon ................................................................. 32
1.5.5. Hệ sinh thái cảnh quan ........................................................................... 33
1.5.6. Thoát nước mưa...................................................................................... 34
1.5.7. Giá trị giải trí .......................................................................................... 34
1.5.8. Cấp nước ngọt ........................................................................................ 35
1.5.9. Khả năng cung cấp thực phẩm ............................................................... 35
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 36
2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu và kế thừa ............................... 39
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa bằng bảng hỏi ......................... 39
2.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp ............................................................. 41
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu ................................. 42
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM


ii

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

2.2.7. Phương pháp so sánh. ............................................................................. 45
2.2.8. Phương pháp đánh giá chất lượng không khí ......................................... 46
2.2.9. Phương tham khảo ý kiến của chuyên gia .............................................. 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 48
3.1. Thông tin chung về phiếu khảo sát .................................................................... 48
3.2. Đánh giá sự hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái ......... 50
3.2.1. Đánh giá mức độ quan trọng .................................................................. 50
3.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng ...................................................................... 53
3.3. So sánh, đánh giá hiện trạng chất lượng cuộc sống của người dân ở 2 quận ... 56
3.3.1. Giảm tiếng ồn, độ rung ........................................................................... 56
3.3.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt ..................................................................... 59
3.3.3. Giảm ô nhiễm không khí ........................................................................ 62
3.3.4. Hấp thụ khí CO2 ..................................................................................... 65
3.3.5. Cung cấp nước sạch................................................................................ 68
3.3.7. Cung cấp nguồn thực phẩm .................................................................... 74
3.3.8.Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan ............................................................. 75
3.3.9.Thoát nước mưa....................................................................................... 77
3.4. Đề xuất giải pháp và định hướng phát triển. ...................................................... 80
3.4.1. Giải pháp ................................................................................................ 80
3.4.2. Định hướng phát triển ............................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 90

Kết luận ..................................................................................................................... 90
Kiến nghị ................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 95
PHỤ LỤC 1: THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................... 1
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT .............................................. 4
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ QCVN, TCVN .................................................................... 19
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

iii

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

AQI (Air Quality Index)

: Chỉ số đánh giá chất lượng không khí.

2.

BVMT

: Bảo vệ môi trường


3.

CLCS

: Chất lượng cuộc sống

4.

CLN

: Chất lượng nước

5.

EPA (United States Environmental Protection Agency): Cơ quan Bảo vệ
Môi sinh Hoa Kỳ

6.

E-QoL (Ecosystem Services Quality of Life) : Đánh giá chất lượng cuộc
sống

7.

ES (Ecosystem Services ) : Dịch vụ hệ sinh thái

8.

GDP


9.

HDI (Human Development Index): Chỉ số phất triển con người

: Chỉ số thu nhập bình quân đầu người

10. HST

: Hệ sinh thái

11. HST ĐT

: Hệ sinh thái đô thị

12. KT

: Kinh tế

13. MT

: Môi trường

14. QoL (Quality of Life)

: Chất lượng cuộc sống

15. SXNN

: Sản xuất nông nghiệp


16. TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

17. UHI (Urban Heat Island )

: Hòn đảo nhiệt

18. WQI (Water Quality Index): Chỉ số đánh giá chất lượng nước
19. XH

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

: Xã hội

iv

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các điểm quan trắc ở Quận 7 .................................................................... 19
Hình 1.2: Thành phần của một hệ sinh thái đô thị .................................................... 21
Hình 1.3 : Bề mặt không thấm của hệ sinh thái độ thị ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ
sinh thái ..................................................................................................................... 24
Hình 1.4: Xanh hóa không gian đô thị ...................................................................... 25
Hình 1.5: Chức năng của hệ sinh thái ....................................................................... 26

Hình 1.6: Quan hệ ES và QoL .................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.7: Sự dao động nhiệt độ trên toàn thành phố: nhiệt độ thấp ở khu vực nhiều
cây xanh, và tăng cao ở khu vực nhiều công trình nhà ở (EPA, 2008a) ................... 29
Hình 1.8: Rừng cây dầu gió ở tại Thái lan (Nguồn: kienviet.net) ............................ 33
Hình 2.1: Bản đồ Quận 7........................................................................................... 36
Hình 2.2: Bản đồ Quận 1........................................................................................... 37
Hình 2.3: Sơ đồ trình tự nghiên cứu.......................................................................... 38
Hình 3.1: Mức độ quan trọng 9 dịch vụ hệ sinh thái của người dân ở 2 quận ......... 52
Hình 3.2: Mức độ hài lòng 9 dịch vụ hệ sinh thái của người dân ở 2 quận .............. 55
Hình 3.3: Xu hướng gia tăng hiện tượng đảo nhiệt ở khu vực nội thánh ra các khu
vực ngoại thành ......................................................................................................... 60
Hình 3.4: Khu vực quan trắc chất lượng không khí .................................................. 63
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiển chất lượng không khí 5 tháng đầu năm 2018 ................ 64
Hình 3.6: Vách chắn tiếng ồn giữ khu vực dân cư và đường giao thông ................. 85

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

v

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Các loại dịch vụ của hệ sinh thái ............................................................. 25
Bảng 2.1: Phân loại chất lượng không khí theo chỉ số AQI ..................................... 47
Bảng 3.1: Thông tin của người dân ở 2 phường ....................................................... 48
Bảng 3.2: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ

sinh thái ở Quận 1 ..................................................................................................... 51
Bảng 3.3: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ
sinh thái ở Quận 7 ..................................................................................................... 51
Bảng 3.4: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ hài lòng của các dịch vụ hệ sinh
thái ở Quận 1 ............................................................................................................. 53
Bảng 3.5: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ hài lòng của các dịch vụ hệ sinh
thái ở Quận 7 ............................................................................................................. 54
Bảng 3.6 : Tỷ lệ mức độ hài lòng ≥ 4 và không hài lòng ≤ 3 ................................... 55
Bảng 3.7: Mức độ ồn ở 8 trạm quan trắc trên địa bàn TP.HCM ............................... 57
Bảng 3.8: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (dBA)............................................. 57
Bảng 3.9 So sánh kết quả mức độ ồn của 2 quận...................................................... 58
Bảng 3.10: So sánh diện tích cây xanh của hai khu vực ........................................... 66
Bảng 3.11: Chất lượng nước tại khu vực phường Phú Mỹ, Quận 7 và phường Bến
Nghé, Quận 1 ............................................................................................................ 70
Bảng 3.12: Thống kê các khu vực giả trí .................................................................. 74
Bảng 3.13: Hệ thống cảnh quan khu vực 2 phường ................................................. 76

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

vi

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó mọi sinh vật

tồn tại và phát triển, môi trường có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đó với
cuộc sống của con người. Để tồn tại và phát triển, con người tiêu thụ những gì mà
môi trường cung cấp, mọi hoạt động tiêu thụ đều ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường hệ sinh thái. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới, đặc biệt là các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đô thị hóa góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, của một quốc gia và nâng cao đời sống
cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng
đang phát sinh nhiều vấn đề nan giải. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình đô thị
hóa quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường, đến nguồn tài nguyên thiên nhiên,
đến sự cân bằng sinh thái và khả năng đáp ứng của hệ sinh thái đối với chất lượng
cuộc sống của con người. Sự phát triển quá mức của quá trình đô thị hóa làm nảy
sinh các vần đề môi trường (MT) gây sức ép đến hệ sinh thái và khả năng đáp ứng
của hệ sinh thái đô thị như: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị,
làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm
dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm và đến
đời sống của người dân; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một
lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường; đồng thời đô thị hóa làm tăng dòng
người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh
môi trường,…
Hệ sinh thái đô thị bao gồm các nhân tố vô sinh, hữu sinh và thành phần công
nghệ cung cấp các dịch vụ sinh thái đáp ứng các nhu cầu sống và lợi ích của con
người. Dưới sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa và tác động của con người,
các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên dần bị mất đi. Cùng với sự biến đổi khí
hậu toàn cầu và các vần đề ô nhiễm môi trường ( không khí, nước, đất, rác thải, khói
bụi, tiếng ồn,..) gây ảnh hướng đến các dịch vụ hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

1


SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

của con người ở khu vực đô thị. Nên việc đánh giá khả năng phụ vụ của hệ sinh thái
đến chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được các nhà khoa học và các
chuyên gia đầu ngành quan tâm.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “chất lượng cuộc sống (CLCS)” đã được sử dụng rộng
rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng và là một chủ đề nghiên cứu trong lĩnh
vực kinh tế và xã hội học. Nhưng trên khía cạnh môi trường chưa có một đánh giá
nào cụ thể. Theo quan điểm của Emma Abasolo chất lượng cuộc sống liên quan đến
khả năng đáp ứng của các dịch vụ hệ sinh thái đô thị, bao gồm 9 dịch vụ sau: giảm
tiếng ồn độ rung, giảm ảnh hưởng đảo nhiệt, giảm ô nhiễm không khí, cung cấp khả
năng hấp thụ CO2, cung cấp giá trị giải trí, giá trị cảnh quan, thoát nước mưa, cung
cấp nguồn thực phẩm, cung cấp nguồn nước sạch. Các nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống của nhóm dân cư trong ngành xã hội học nhằm mục tiêu đóng góp vào
quá trình hoạch định chính sách an sinh xã hội phù hợp cho nhóm dân hướng tới
phát triển bền vững.
Vì vậy, đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu các dịch vụ, tiêu chí đánh giá
chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên
khả năng phục vụ của hệ sinh thái. Tính đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở
Việt Nam liên quan đến việc đánh giá chất lượng sống của người dân dựa trên khả
năng phụ vụ của hệ sinh thái đặc biệt ở các đô thị. Quận 1 là khu đô thị được hình
thành lâu đời trải qua quá trình đô thị hóa không ngừng làm thay đổi rất lớn đến hệ
sinh thái khu vực và các dịch vụ của hệ sinh thái. Để đánh giá vấn đề đó ta so sánh
với hệ sinh thái khu vực Quận 7 một đô thị mới hình thành và phát triển. Qua đó
xem xét, đánh giá được các dịch vụ sinh thái ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát
triển của đô thị và đưa ra các mặt hạn chế và thiếu sót của các dịch vụ hệ sinh thái

của các khu vực để có những biện pháp kịp thời nâng cao chất lượng cuộc sống con
người.

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

2

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng cuộc sống và các tiêu chí do
chất lượng cuộc sống đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan
tâm nghiên cứu.
Trên thế giới, đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về CLCS.
Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, một nhà dân số học người
Ấn Độ (R.C.sharma) đề cập tới chất lượng cuộc sống “Dân số, tài nguyên, môi
trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources, environment and quality of
life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa CLCS dân cư với quá trình phát triển dân
cư, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo ông, CLCS là sự đáp ứng đầy
đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Năm 1990, UNDP (Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát
triển con người - HDI (Human Development Index). Hệ thống các chỉ tiêu này đã
phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống về phát triển con người, coi phát triển
con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống
trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Đến năm 2006,
Emma Abasolo và các công sự đưa ra đề tài nghiên cứu: Đánh giá đóng góp của

dịch vụ hệ sinh thái

đối với chất lượng đô thị (Measuring contribution of

ecosystemservices to urban quality of life - Emma Abasolo, Kazunori Tanji, Osamu
Saito, Takanori Matsui – 2006). Đề cập đến những lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh
(ES) thái mà con người trực tiếp thưởng thức, tiêu thụ, hoặc sử dụng để mang lại
CLCS. Mục đích của đề tài này là để xem lại các phương pháp hiện có được sử
dụng để xác định mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái và CLCS, và đề xuất một
khuôn khổ mới có thể hữu ích trong việc công nhận liên kết giữa ES và CLCS ở đô
thị. Được chia thành ba phần: 1) đóng góp của ES vào CLCS của đô thị, 2) các
phương pháp thường được sử dụng, và 3) đề xuất một phương pháp tiếp cận mới.
Tiếp đến năm 2007, Emma Abasolo và các cộng sự tiếp tục đề tài này theo phương
pháp mới kế thừa đề tài trước đó: Đánh giá chất lượng cuộc sống (E-QoL) dựa trên
hoạt động liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái của học sinh trong khu vực đô thị
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

3

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

(Evaluating the ecosystem services - related quality of life of students in the urban
areas – Emma Abasolo, Takanori Matsui, Osamu Saito, And Tohru Morioka –
2007). Nghiên cứu này tập trung vào CLCS hoặc chất lượng cuộc sống liên quan
đến dịch vụ hệ sinh thái được định nghĩa là "sự hài lòng và đánh giá mức quan trọng
của ES đến CLCS". Phương pháp đánh giá xã hội học được áp dụng trong nghiên

cứu này bằng cách đánh giá mức độ hài lòng và quan trọng của người dân thông qua
phiếu khảo sát. Khu vực Kanto được chọn làm địa bàn nghiên cứu do tầm quan
trọng đối với Nhật Bản về kinh tế và xã hội. Khảo sát được tiến hành giữa các sinh
viên từ ba trường đại học trong vùng Kanto. Và qua phân tích lưới hành động cho
thấy các ES trong khu vực đô thị được ưu tiên là: kiểm soát ô nhiễm không khí,
giảm khí nhà kính, giảm nhẹ ảnh hưởng của đảo nhiệt, và kiểm soát ô nhiễm nước.
Thông qua khảo sát đưa ra kết luận cần cải thiện các nguồn cung cấp của bốn ES
này cũng như số lượng và chất lượng của chúng nên được cải thiện để tăng CLCS
của người dân khu vực. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu chỉ dừng lại ở số liệu
định tính thông qua phiếu điều tra xã hội học. Trong nghiên cứu của chúng tôi bên
cạnh việc thu thập các số liệu điều tra xã hội học, chúng tôi sẽ thu thập thêm các dữ
liệu đo đạc nhằm minh chứng và kiểm chứng các ý kiến của người dân.
Tiếp đến năm 2008, Emma Abasolo và các công sự mở rộng đề tài nghiên
cứu: Nhận thức và thái độ đối với dịch vụ hệ sinh thái ở khu vực đô thị (Perception
and attitude towards ecosystem services in the urban areas - E. Abasolo, O. Saito, T.
Matsui và T. Morioka – 2008). Dựa trên việc khảo sát ở khu vực Kanto ở Nhật Bản
đại diện cho một khu vực thành thị trong một đất nước phát triển và khu vực Metro
Manila ở Philippines đại diện cho một đô thị khu vực ở một nước đang phát triển.
Chúng được chọn do tầm quan trọng về kinh tế và xã hội của 2 khu vực đến Nhật
Bản và Philippines. Tương ứng khảo sát được tiến hành giữa các sinh viên từ ba
trường đại học trong vùng Kanto và bốn trường đại học ở Metro Manila. Qua hoạt
động lưới phân tích cho thấy ES được ưu tiên trong các khu đô thị là: ô nhiễm
không khí, giảm khí hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu các ảnh hưởng của đảo nhiệt và
kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

4

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ



So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã đề cập tới vấn đề này một cách khái quát. Được
sự quan tâm của thế giới, một dự án của UNDP đã được triển khai và đã phân tích
quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường với phát triển trên phạm vi toàn quốc.
Đây là những tiền đề lí luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về CLCS
có liên quan với nhau. Các công trình liên quan đến CLCS đã được công bố:
Nguyễn Quán: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” (1995).
Đỗ Thiên Kính: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến
nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003).
PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số phát triển kinh
tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu” (2005).
PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số tuổi thọ trong
HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” (2005).
PGS.TS Nguyễn Thị Cành: “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo
và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt
Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2001).
Bùi Vũ Thanh Nhật: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận hiện trạng
và giải pháp. Trần Thị Thùy Trang: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh
Đắc Lắc.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả như Đỗ
Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Lê Thị Phương Loan,
Nguyễn Phong...:“ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993”, “Điều tra mức
sống dân cư Việt Nam 199 -1998”, “Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế Việt
Nam 2001”... đã điều tra và phân tích các vấn đề có liên quan đến mức sống của dân
cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục...
Đặc biệt là các báo cáo phát triển con người Việt Nam, đây là một công trình
quan trọng được nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam tổng hợp từ nhiều công trình

nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành khác nhau về lĩnh vực phát
triển con người ở Việt Nam. Song các đề tài nghiên cứu ở việt Nam chưa nhấn

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

5

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

mạnh đến hệ thống các tiêu chí về hệ sinh thái về đánh giá chất lượng môi trường
sống.
3. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao chất lượng cuộc sống là mục đích, mục tiêu của mọi người, mọi
quốc gia, mọi dân tộc. Nhìn chung, chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới ngày
càng được cải thiện, nâng cao dần. Nhưng tốc độ thay đổi đó diễn ra không đồng
đều giữa các khối nước, các khu vực, các quốc gia và trong từng địa phương. Ở Việt
Nam, quá trình đô thị đang diễn ra với tốc độ nhanh và khó kiểm soát. Đô thị hóa
dẫn đến nhiều thay đổi có liên quan trực tiếp đến khí hậu và môi trường. Gây tác
động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái tự nhiên, và góp phần không nhỏ vào
biến đổi khí hậu, làm thay đổi diện mạo và chất lượng sống của người dân thành
thị.Việc đánh giá tầm ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến CLCS của con người
ngày càng được quan tâm. Đã có nhiều đề tài báo cáo về việc đánh giá chất lượng
cuộc sống của người dân đô thị song các đề tài trên chỉ đánh giá về các mặt vật chất
(ăn, ở, mặc, đi lại, điều kiện và cường độ lao động…); về tinh thần (trật tự, an toàn
xã hội, bình đẳng, công bằng xã hội, hưởng thụ văn hóa, hưởng thụ giáo dục…) về
mặt sức khỏe…Nhưng chưa có báo cáo nào cụ thể đánh giá chất lượng cuộc sống

của người dân đô thị dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái tự nhiên (nhiệt độ,
mức độ ô nhiễm không khí nước, việc cung cấp nguồn nước ngọt, mặt đất, tiếng ồn,
hệ sinh thái cảnh quan,…).
Vì vậy đề tài “So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of Life,
QoL) của người dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ
sinh thái.” là cần thiết để nghiên cứu với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm
cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề chất lượng cuộc sống, giúp cộng đồng hiểu rõ
hơn vai trò của hệ sinh thái môi trường đối với nhu cầu sống của con người, đồng
thời góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh của người dân.
4. Mục tiêu của đề tài


Mục tiêu tổng quát:

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

6

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of Life, QoL) của người dân
tại Quận 1 vá Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái.


Mục tiêu cụ thể:
• Đánh giá được mức độ hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ


sinh thái tại Quận 1 và Quận 7.
• Phân tích, đánh giá, so sánh các dịch vụ hệ sinh thái tại hai khu vực khảo sát
dựa trên quan điểm của người dân và các số liệu định lượng.
• Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hệ
sinh thái và chất lượng cuộc sống tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc so sánh đánh giá chất lượng của các dịch vụ HST ở 2
khu vực Quận 1 và Quận 7, đưa ra kết luận khả năng phục vụ của HST ở 2 khu vực
này đồng thời định hướng các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của người dân.
Nội dung 1: Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu
Cơ sở lý luận
▪ Quan niệm về chất lượng cuộc sống
▪ Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư
Tổng quan về khu vực nghiên cứu
▪ Vị trí địa lý, tự nhiên
▪ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội
▪ Tổng quan về CLCS của người dân khu vực Quận 1 và Quận 7
Tổng quan về hệ sinh thái đô thị
▪ Khái niệm hệ sinh thái đô thị
▪ Thành phần của hệ sinh thái đô thị
▪ Vai trò của nghiên cứu sự đáp ứng của hệ sinh thái tới chất lượng cuộc sống
Dịch vụ hệ sinh thái và chức năng của dịch vụ hệ sinh thái
▪ Khái niệm hệ sinh thái dịch vụ
▪ Chức năng của dịch vụ hệ sinh thái
Giới thiệu các tiêu chí của dịch vụ sinh thái:
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

7


SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

▪ Tiếng ồn, độ rung
▪ Ảnh hưởng đảo nhiệt
▪ Ô nhiễm không khí
▪ Hấp thụ khí cacbon
▪ Hệ sinh thái cảnh quan
▪ Thoát nước mưa
▪ Giá trị giải trí
▪ Cấp nước ngọt
▪ Khả năng cung cấp thực phẩm
Phương pháp đánh giá – nghiên cứu
▪ Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu từ các đề tài nghiên cứu liên quan
▪ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu
▪ Phương pháp điều tra thực địa bằng phiếu khảo sát
Nội dung 2: Khảo sát đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân Quận 1 và
Quận 7
Khảo sát định tính.
▪ Xây dựng phiếu khảo sát và thực hiện chương trình khảo sát.
▪ Phân tích phiếu khảo sát để so sánh và đánh giá ý kiến của người dân ở 2
khu vực về chất lượng môi trường (MT) sống.
▪ Tìm được yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến CLCS ở hai khu vực.
Phân tích định lượng
▪ Tiến hành thu thập các giá trị định lượng với các chỉ tiêu dịch vụ HST.
▪ Đồng thời tiến hành lấy mẫu phân tích các đối với các tiêu chí chất lượng
nước, không khí ở hai khu vực.

Nội dung 3: Tổng kết kết quả nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
▪ So sánh, đánh giá các tiêu chí giữa 2 khu vực thông qua mức độ hài lòng và
mức độ quan trọng của người dân.
▪ Đánh giá khả năng đáp ứng của khu vực, đóng góp của dịch vụ vào đánh giá
CLCS của người dân đô thị.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

8

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

▪ Tổng kết lại các kết quả thu được sau khi thực hiện phân tích dữ liệu và tìm
ra được nhân tố ảnh hưởng đến CLCS.
▪ Đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao CLCS người dân.
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
CLCS là vấn đề phức tạp đa dạng và thường xuyên thay đổi nhưng thời gian
thực hiện đề tài có hạn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên đề tài chỉ giới hạn khảo
sát, nghiên cứu một số tiêu chí cơ bản của của HST ảnh hưởng đến CLCS của người
dân.
- CLCS của người dân ở Quận 1 và Quân 7.
- Khả năng đáp ứng của HST ĐT ở 2 khu vực trên.
- So sánh, đánh CLCS của 2 khu vực, để xuất các giải pháp nhằm nâng cao
CLCS của dân cư trên địa bàn Tp.HCM.
5.2. Phạm vi nghiên cứu



Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu tại 2 quận của Tp.HCM:


Phường Phú Mỹ, Quận 7.



Phường Bến Nghé, Quận 1.



Phạm vi về thời gian

Số liệu và các nghiên cứu khảo sát được thực hiện vào tháng 6 và 7 năm 2018.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sẽ được đề cập cụ thể tại Chương 2 của đồ án này.
7. Cấu trúc của đồ án
Toàn bộ nội dung chính của đề tài được chia thành 03 phần: mở đầu, 03
chương nội dung và kết luận – kiến nghị.
Mở đầu: Đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan về đề tài lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu.
Trình bày về cơ sở lý luận; khu vực nghiên cứu; hệ sinh thái đô thị; các dịch
vụ hệ sinh thái và chức năng của dịch vụ HST.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

9


SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp nghiên cứu một cách cụ thể, phạm vi thực hiện
của chương trình nghiên cứu cụ thể hơn, nội dung của một phiếu khảo sát và cách
thức lấy số liệu, phân tích số liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày kết quả của phiếu khảo sát, các kết quả của cả quá trình
điều tra và phần thảo luận trao đổi.
So sánh đánh giá CLCS của 2 khu vực; khả năng đáp ứng của HST; mối tương
quan của dịch vụ HST và CLCS của người dân.
Kết luận và kiến nghị.
Tổng kết đề tài và đưa ra định hướng, giả pháp nâng cao CLCS của người dân.

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

10

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU

1.1.

Khái quát về chất lượng cuộc sống

1.1.1. Khái niệm
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất
về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã
hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng về thể chất, tinh thần và
xã hội. Đó cũng là một khái niệm rộng, phức tạp với nhiều yếu tố đánh giá về kinh
tế - giáo dục - sức khỏe - môi trường. Nhưng trong đề tài này việc đánh giá CLCS
chỉ gói gọn trong lĩnh vực MT và dựa trên khả năng phục vụ của HST.
Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực
cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ.
Đồng thời, con người phải được sống trong một MT tự nhiên trong lành, bền vững,
không bị ô nhiễm; một MT xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi
các vấn nạn xã hội. CLCS còn được gắn liền với MT và sự an toàn của MT.
Như vậy, có thể hiểu “Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất
và giá trị tinh thần dựa trên sự tiện nghi thoải mái của con người được hưởng từ
môi trường xung quanh”
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư trên khía cạnh MT
CLCS và hạnh phúc hiện tại của con người tùy thuộc vào mức thu nhập, vào
các điều kiện kinh tế và tài chính : Nhưng vấn đề là điều kiện sống có thoải mái hay
không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào MT xã hội, vào kiến thức của từng
người, vào các hoạt động văn hóa, vào thời gian để giải trí, nói chung là vào rất
nhiều yếu tố không thể cân, đong, đo, đếm bằng tiền bạc. Có thể tổng hợp các tiêu
chí đánh giá CLCS theo 3 nhóm sau :
Sử dụng nước sạch : Sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu bức thiết của mọi
người. Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện nước sạch ảnh hưởng đến CLCS là tỷ lệ
người dân được sử dụng nguồn nước sạch…So với nhu cầu về điện sinh hoạt thì
nhu cầu về nước sạch cần thiết hơn nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe con

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

11

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

người. Hiện nay với sự ô nhiễm môi trường không ngừng, đặc biệt là môi trường
nước, thì nước sạch dùng cho sinh hoạt càng khan hiếm. Sự gia tăng dân số ở các
quốc gia đang phát triển và sự phát triển đô thị hóa không gắn liền công nghiệp hóa
đã gây ra những hệ lụy cho nguồn nước mặt và nước ngầm. Ở một số quốc gia trong
đó có Việt Nam, dòng chảy ở các sông trong thành phố chứa đầy rác và trở thành
dòng chảy rắn, gây mất mỹ quan đô thị. Theo ngân hàng thế giới (WB), trong 4,4 tỷ
người sống ở các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới có 1/3 trong số đó
không được sử dụng nguồn nước sạch.
Sự hưởng thụ đời sống tinh thần về giá trị giải trí: các nhu cầu về vật chất chỉ
là một mặt trong CLCS con người. Bên cạnh đó con người cần được đáp ứng những
nhu cầu về mặt tinh thần, nhu cầu này ngày càng đa dạng, phong phú và phát triển
theo thời gian và đây cũng là tiêu chí để đánh giá đời sống cao hay thấp. Một số tiêu
chí như là: số đầu sách, số thư viện, số người tập thể dục, các hoạt động du lịch,
nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí…
Môi trường sống : Môi trường sống hiện nay cũng là một chỉ tiêu để đánh giá
CLCS, con người chỉ có thể phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực khi được sống trong
không gian sạch sẽ, an lành và không bị ô nhiễm. Để hưởng thụ và nghỉ ngơi sau
những giờ lao động, phục hồi sức lao động và tăng năng suất lao động. Xét về mặt
xã hội, MT sống cần được đảm bảo an toàn, an ninh và không có các tệ nạn XH.
Được sống trong MT an toàn, lành mạnh, được chăm lo cả về vật chất và tinh thần

thì con người sẽ có nhiều cống hiến cho XH phát triển. Tóm lại, CLCS cần được
xem xét dưới nhiều góc độ.
Các chỉ tiêu đánh giá CLCS có sự tác động qua lại với nhau. Thường thì chúng
tỷ lệ thuận với nhau, nghĩa là các quốc gia nào có thu nhập bình quân theo đầu
người cao thì các chỉ số còn lại sẽ cao, đặc biệt là y tế và giáo dục. Tuy nhiên, có
một số quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhưng chỉ số HDI lại không
cao lắm. Vì vậy, cần quan tâm đến nhu cầu nghỉ dưỡng, sức khỏe và MT sống của
con người khi vật chất đã cao.

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

12

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

Như vậy, CLCS bao gồm nhiều chỉ số trong mối quan hệ hữu cơ. Khi nghiên
cứu CLCS cần đánh giá một cách tổng thể để đưa ra được những nhận định khách
quan, từ đó có những giải pháp đúng đắn.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý, tự nhiên


Quận 1
Quận 1 là nằm ở trung tâm TP.HCM, là khu vực cao, nằm ở rìa Bắc của Nam

Sài Gòn, Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, hướng gió mát từ Cần Giờ về.

Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 260C, đây là khu vực thông thoáng, ẩm
mát quanh năm; hơn hẳn khu ngoại thành phía Bắc như Thủ Đức, Hóc Môn và Củ
Chi. Hàng năm Quận 1 nhận được một lượng mưa đáng kể khoảng 1800 milimet,
đây là lượng mưa tương đối thấp vì nằm ở ven sông, ven biển. Khi mưa thì số lượng
nước thấm, giữ lại không bao nhiêu vì trên địa bàn quận đa số là bê tông, đường
nhựa. Chính vì vậy mà các tháng nắng có hiện tượng khô khốc của khí hậu trong
một số ngày.
Là nơi tập trung các hệ thống sông ngòi kênh rạch, là nơi có các hệ thống bến
cảng khá quan trọng trong quá trình phát triển hiện nay cũng như trong tương lai
của Quận. Thổ nhưỡng, khí hậu của Quận 1 rất thuận lợi cho việc phát triển vùng
đất này thành nơi trù phù, sầm uất. Với địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6m,
Quận 1 là vùng đất tương đối thấp của một móng đất nén dẽ, giàu đá ong, gọi là phù
sa cổ Đồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi. Dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến
Nghé được hình thành một nền đê tự nhiên do phù sa mới, màu mỡ bồi đắp suốt
mấy mươi thế kỷ qua. Vì thế đất đai của Quận 1 dùng cho xây dựng và trồng trọt
đều rất tốt.
Mặt đất của Quận 1 có độ phì khá, còn mang nhiều dấu vết của rừng già, giàu
cây dầu, sao, bằng lăng. Hình ảnh còn sót lại, tuy không được tự nhiên của thảm
rừng mưa nhiệt đới này là ở Thảo cầm viên, Tao Đàn và một vài nơi khác. Bên dưới
lớp đất rừng này là một chiều dày hơn 200m phù sa cổ do hệ thống sông Đồng Nai
bồi đắp suốt nửa triệu năm dư. Kẹp giữa những lớp cát sụn là những mạch nước

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

13

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và

Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

ngầm phong phú, có độ sâu từ 30m đến 200m. Bên dưới phù sa cổ là móng đá phiến
sét không thấm, nó ngăn nước không cho tụt sâu hơn nữa. Qua nhiều năm khai thác,
sử dụng, nguồn nước ngầm ở Quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được
phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao.


Quận 7
Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè

cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố.
Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn,
trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn mặn. Nguồn
nước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, một nữa năm ngọt, một nữa năm
mặn, độ mặn tăng cao và kéo dài ngay cả trong mùa mưa hệ thống sông rạch chính
của Quận 7 bao gồm sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Phú Xuân, rạch Đĩa, rạch
Ông Lớn, kênh Tẻ và nhiều rạch nhỏ. Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn quận
khoảng 38 ha, chiếm 1.86% diện tích tự nhiên.
Quận có khoảng 1.020 ha sông rạch, chiếm 28.38% diện tích tự nhiên. Trung
bình hàng năm nhiệt độ là 270C, lượng mưa là 330 mm, độ ẩm trong năm 80%.
1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội


Quận 1
Về kinh tế
Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển KT, đặc biệt các ngành

KT như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu, là khu trung tâm tài
chính, dịch vụ, ngoại giao của Thành phố và Trung ương, là trung tâm du lịch quốc

tế, trung tâm văn hóa, giải trí lớn của TP.
Về dân cư
Dân số toàn quận là 187435 người, với mật độ là 24248 người/ km2(2010),
đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận huyện khác trong TP. Quận 1
nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt, nên Quận 1 là nơi hội tụ nhiều dân cư, dân tộc từ
nhiều nơi đến; trong đó có cả dân Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á… tuy nhiên cộng
đồng Việt vẫn chiếm tuyệt đại đa số.

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

14

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái

Về văn hóa – giáo dục – xã hội
Trong sự đa dạng của nền văn hóa của TP, thì văn hóa Quận 1 đóng một vai
trò quan trọng, với những di sản văn hóa là điểm nổi bật nhất. Đó là những công
trình kiến trúc, những công trình tôn giáo tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân cư
tích hợp lại nơi đây. Địa bàn Quận 1 là nơi giao lưu gặp gỡ, sinh sống của nhiều
cộng đồng dân cư. Nên từ lâu đã hình thành cho Quận 1 một sắc thái văn hóa rất
riêng, khó lẫn lộn với một nơi nào khác. Trình độ chuyên môn và văn hóa của quận
được xem là chiếm tỷ lệ cao so với các quận khác của Thành phố. Nơi đây cũng là
vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc kể từ khi người Pháp
đặt chân lên Việt Nam. Gắn liền với những sự kiện trọng đại đó là những di tích
cách mạng mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa cao. Gắn liền với những di tích là
những lễ hội diễn ra cũng rất phong phú đa dạng, là địa điểm thường xuyên tổ chức

các lễ hội lớn của TP…


Quận 7
Kinh tế
Quận 7 có vị trí chiến lược trong khai thác giao thông thuỷ và đường bộ, đồng

thời đây cũng là cửa ngõ phía Nam của TP.HCM, là cầu nối mở hướng phát triển
của TP với biển Đông và thế giới. Với những giá trị đó, Quận 7 có điều kiện thu hút
đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay trên địa bàn Quận 7 đã và đang hình thành
một số khu đô thị mới như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Cityland Riverside,
khu đô thị Nam Phú Villas, khu đô thị Him Lam - Kênh Tẻ...
Dân cư:
Dân số quận là 274828 người, mật độ dân số bình quân là 7700 người/km2
(2010), tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều,
Các di tích lịch sử văn hoá:
Đình Tân Quy Đông, Đình thờ thân Thành Hoàng bổn cảnh, có sắc phong của
vua Tự Đức; di tích Lịch sử Gò Ô Môi, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sĩ
Nhà Bè. Có 31 cơ sở tôn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh thất, tịnh xá, 05 nhà thờ
Thiên chúa giáo, 01 Hội thành tin lành, 01 nhà nguyện.Về các cơ sở tin ngưỡng dân

GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM

15

SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ


×