Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SO SÁNH GIỮA ÁN LỆ VIỆT NAM VỚI ÁN LỆ TRONG TRUYỀN THỐNG THÔNG LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.96 KB, 6 trang )

SO SÁNH GIỮA ÁN LỆ VIỆT NAM VỚI ÁN LỆ TRONG TRUYỀN THỐNG
THÔNG LUẬT
1. Điểm tương đồng giữa án lệ Việt Nam với án lệ trong truyền thống Thông
luật
Thứ nhất, dù thời gian thừa nhận án lệ là khác nhau nhưng cho đến bây giờ các
nước thuộc hệ thống Common law và Việt Nam đều coi án lệ là một trong các nguồn
luật của hệ thống pháp luật.
Đối với hệ thống pháp luật Common law thì có nguồn gốc từ hệ thống pháp
luật Anh, theo đó thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thống và cơ bản.
Xét về lịch sử thì án lệ được hình thành từ rất sớm cụ thể là trong giai đoạn từ
1066 đến cuối thế kỉ thứ XV.
Đối với Việt Nam thì chỉ mới đây, Luật Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực từ
ngày 01/6/2015 thừa nhận vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật nước nhà và Nghị
quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã kịp thời được ban hành quy định về trình tự, công bố và
áp dụng án lệ còn trước kia thì không thừa nhận án lệ là nguồn luật trong hệ thống
pháp luật.
Thứ hai, án lệ do Tòa án tạo ra trong quá trình xét xử.
Đối với hệ thống pháp luật Common law thì đây là hệ thống pháp luật được tạo
nên bởi các thẩm phán, là người giải thích và tuyên bố luật, đồng thời xác định đâu là
nguồn của luật. Common Law coi trọng luật được làm ra từ Tòa án, đề cao vai trò làm
luật của thẩm phán.
Đối với Việt Nam thì Hội đồng xét xử trong quá trình xét xử thì sẽ căn cứ vào
quy định của pháp luật. Sau đó Tòa án sẽ lựa chọn những bản án và thừa nhận bản án
đó là án lệ chứ không thừa nhận khả năng làm luật của thẩm phán. Chính vì vậy số
lượng án lệ của Việt Nam là rất ít và tính đến nay mới chỉ có 10 án lệ được thừa nhận
trong khi đó hề thống pháp luật Common law thì đã tồn tại một kho tàng các án lệ với
số lượng rất lớn.
Thứ ba, vai trò của án lệ góp phần quan trọng trong hoạt động xét xử.
Chúng ta cần phải thừa nhận rằng sự tồn tại của án lệ là một nhu cầu khách
quan vì các quan hệ trong xã hội luôn luôn thay đổi liên tục, trong khi đó, quá trình để
thay đổi pháp luật là không phải là ngắn nên trong nhiều trường hợp pháp luật trở nên


lỗi thời, lạc hậu và có những khoảng trống nhất định. Chính vì vậy việc thừa nhận án
lệ giúp chúng ta linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn luật từ đó sẽ đem lại hiệu quả
hơn trong quá trình xét xử, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Thứ tư, tính chuẩn mực của án lệ.
Đối với hệ thống pháp luật Common low mặc dù thừa nhận khả năng làm luật
của Thẩm phán, tuy nhiên không phải Thẩm phán nào cũng có quyền sáng tạo ra luật.
Ví dụ ở Anh, chỉ có Toà án tối cao mới được phép ban hành án lệ và tòa án cấp
dưới phải tuân theo. Còn đối với Mỹ, các Tòa án cấp dưới của liên bang và Tòa án
các bang có nghĩa vụ tuân thủ các quyết định trước đây của Tòa án tối cao liên bang


nhưng các phán quyết của Tòa án cấp dưới về những vấn đề mang tính liên bang
không có tính rang buộc đối với các bang khác vẫn được xem xét và cân nhắc rất cẩn
thận.
Đối với Việt Nam thì quy trình lựa chọn án lệ phải trải qua một quy trình thủ
tục nhất định cụ thể như sau:
 Bước 1: Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án
lệ.
 Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát
triển thành án lệ.
 Bước 3: Thành lập hội đồng tư vấn án lệ.
 Bước 4: Thông qua án lệ.
 Bước 5: Công bố án lệ.
Nội dung của 5 bước này đã được quy định cụ thể từ Điều 3 cho đến Điều 7
Nghị quyết 30/2015/NQ-HĐTP.
2. Điểm khác biệt giữa án lệ Việt Nam với án lệ trong truyền thống Thông luật
Tiêu chí

Án lệ trong hệ thống Common law
Án lệ còn được gọi là luật được hình

thành từ vụ việc (“case law”) hay
1. Chủ
luật do thẩm phán ban hành ("judge
thể tạo ra
make law”) do án lệ do tòa án tạo ra
án lệ
trong quá trình xét xử bởi các Thẩm
phán.
Phải đáp ứng được điều kiện phù
hợp với thực tiễn đời sống và pháp
2. Điều
luật.
kiện để
Phải đảm bảo tính chắc chắn và ổn
bản án
định của hệ thống pháp luật.
trở thành
án lệ

Án lệ Việt nam
Do HĐTPTANDTC tổng hợp từ các
bản án có tính chuẩn mực thông qua,
Chánh án TANDTC công bố.

3. Giá trị
của án lệ

Án lệ áp dụng được Tòa án tối cao
quy định cụ thể, án lệ không có giá
trị bắt buộc áp dụng mà chỉ có giá trị

tham khảo, Thẩm phán có quyền áp
dụng hoặc không.

Nguyên tắc stare decisis (học thuyết
án lệ): tranh chấp tương tự cần đạt
kết quả pháp lí tương tự. Thẩm phán
phải tuân thủ các phán quyết đã
được tuyên trước đó, đặc biệt đối với
những phán quyết của tòa án cấp cao
hơn. Điều này tạo ra tính công bằng
khi những vụ việc tương tự về mặt

các quan hệ cần điều chỉnh chưa có
luật thành văn ban hành phù hợp.
Phải đảm bảo tính chắc chắn và ổn
định của hệ thống pháp luật.


tình tiết thì đều bị chế tài như nhau.
Tồn tại lâu đời. Thẩm phán chính là
người tìm ra và áp dụng án lệ. Tuy
4. Thời nhiên trên thực tế công việc này hết
gian tồn sức khó khăn vì tìm ra một án lệ phù
tại
hợp trong cả một hệ thống án lệ đồ
sộ để áp dụng một cách thỏa đáng là
rất khó.
Mang tính bắt buộc cao vì nó được
5. Tính
vận hành theo nguyên tắc stare

bắt buộc
decisis .
Trong hệ thống Common Law, các
luật sư của hai bên đưa ra những án
lệ mà mình tìm được và cho là phù
hợp để đưa ra làm căn cứ để tranh
6. Căn cứ tụng như là một quy phạm pháp luật,
trong
thậm chí có thể được ưu tiên hơn so
tranh
với việc dẫn ra các quy phạm pháp
tụng
luật thành văn. Thẩm phán của phiên
tòa sẽ là người quyết định, nếu
không có hướng giải quyết phù hợp
sẵn có, Thẩm phán có thẩm quyền sẽ
tự mình tạo ra án lệ mới.
7. Điều
Không phải bất cứ vụ việc nào của
kiện để Tòa án xét xử cũng tạo ra án lệ, mà
tạo ra án còn phụ thuộc vào một số điều kiện:
lệ
Tính mới: đây là quy tắc (ratio) chưa
có truớc đó. Một số người nghĩ rằng,
vì án lệ được tạo ra bằng con đường
tòa án thông qua các vụ việc nên sẽ
rất nhiều và mang tính hỗn độn. Thật
ra, không phải khi tòa án xét xử bất
kỳ vụ việc nào cũng đều tạo ra án lệ.
Thông thường, khi có một việc tranh

chấp tại tòa thì các thẩm phán cũng
như các luật sư sẽ quan tâm đến hai
vấn đề: (i) Vấn đề sự kiện (question
of fact); (ii) Vấn đề pháp lý
(question of law). Đối với các vụ
việc đơn thuần chỉ liên quan đến
việc xác định tính chất pháp lý của

Chỉ chính thức được áp dụng vào
thực tế từ khi có Nghị quyết
03/2015/NQ-HĐTP. Thẩm phán chỉ
áp dụng theo án lệ đã được Tòa tối
cao quy định, không có sự linh hoạt.

không mang tính bắt buộc

Chỉ khi luật thành văn không có quy
định cụ thể chúng ta mới tìm đến án
lệ. Án lệ ở Việt Nam không được
đưa ra để làm căn cứ tranh tụng như
ở hệ thống Common Law mà chỉ
được dùng để định hướng cho Thẩm
phán xét xử, giúp Thẩm phán lựa
chọn cách giải thích pháp luật phù
hợp khi quy phạm cần áp dụng có
thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau.
Để được lựa chọn là án lệ, Tòa án
cần phải cân nhắc các bản án đã
được xét xử đáp ứng đủ các tiêu chí

sau:
- Chứa đựng lập luận làm rõ quy
định pháp luật có cách hiểu khác
nhau, phân tích, giải thích các vấn
đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên
tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp
luật cần áp dụng trong vụ việc cụ
thể.
- Có tính chuẩn mực.
- Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống
nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm
những vụ việc có tình tiết, sự kiện
pháp lý như nhau thì phải được giải
quyết như nhau.


sự kiện (question of fact) và đã có
quy định trong văn bản pháp luật
hay tiền lệ trước đó để áp dụng, tòa
án không tạo ra án lệ khi giải quyết
các vụ việc này. Rất ít các vụ việc
liên quan đến vấn đề pháp lý
(question of law) cần giải quyết
bằng pháp luật mà chưa có quy tắc
tiền lệ. Khi này Tòa án mới tạo ra án
lệ khi giải quyết những vụ việc này.
Thẩm phán ở các nước thuộc hệ
thống thông luật có hai vai trò khi
vừa là người xét xử trực tiếp vừa có
8. Vai trò

thể tạo ra pháp luật. Thông qua tầm
của Thẩm
quan trọng của án lệ ta có thể thấy
phán
vai trò làm luật của Thẩm phán trong
hệ thống Thông luật trong cả hai
hoạt động lập pháp và tư pháp.
9. Công Ở Anh và các nước theo hệ thống
bố án lệ common law để án lệ có giá trị pháp
lý thì nó cần được xuất bản và hệ
thống hóa với các quy định mang
tính kỹ thuật, quy trình này được
thực hiện thường xuyên, liên tục làm
cho án lệ có tính hệ thống cao và đặc
trưng riêng trong hình thức. Án lệ
được công bố trong các tập báo cáo
luật (Law report): Trong hệ thống
pháp luật nước Anh, những quyết
định của Tòa án với tư cách là án lệ
bắt buộc phải được in trong Law
report được xuất bản thành nhiều kỳ
khác nhau bởi Uỷ ban bán công
thuộc Uỷ ban bán công báo cáo pháp
luật (The semi-official Incorporated
Council of law Reporting) được
thành lập năm 1865. Các án lệ do
biên tập viên, luật sư hiệu đính chọn
lọc, vị thẩm phán đã ra quyết định sẽ
duyệt báo cáo. Các án lệ được đăng


Ở Việt Nam hiện nay, Thẩm phán chỉ
có vai trò trong hoạt động tư pháp,
Quốc hội là cơ quan lập pháp đã là
nguyên tắc hiến định. Các quyết định
của Thẩm phán được công nhận là án
lệ không có vai trò thay thế cho các
quy phạm pháp luật.
Ở Việt Nam việc công bố án lệ được
quy dịnh rõ ràng tại Điều 7 Nghị
quyết số 03/2015/NQ-HĐTP. “Điều
7. Công bố án lệ
1. Sau khi Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao thông qua án lệ,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
công bố án lệ
2. Án lệ được công bố phải bao gồm
những nội dung sau:
a) Tên của vụ việc được Tòa án giải
quyết;
b) Số bản án, quyết định của Tòa án
có chưa đựng án lệ;
c) Từ khóa về các vấn đề pháp lý
được giải quyết trong vụ án;
d) Các tình tiết của vụ án và các
phán quyết của Tòa án có liên quan
đến án lệ;
đ) Vấn đề pháp lý có giá trị hướng
dẫn xét xử được giải quyết trong án
lệ



10. Hủy
bỏ, thay
thế án lệ

tải trên các báo riêng và có ký hiêu
theo quy định. Các án lệ được công
bố trong tập Law report được xuất
bản thành các tập, không đánh dấu
số liên tục mà theo năm xuất bản,
việc tra cứu án lệ dựa vào số liệu và
số năm xuất bản.
Trong hệ thống án lệ common law
việc hủy bỏ, thay thế án lệ trong các
trường hợp: Bảo vệ công lý hoặc
phán quyết sai và trong một số
trường hợp đặc biệt….

3. Án lệ được đăng trên tạp chí Tòa
án nhân dân, Cổng thông tin điện tử
Tòa án nhân dân tối cao; được gửi
cho các tòa án và được vào Tuyển
tập các án lệ xuất bản theo định kỳ
12 tháng.”
Ở Việt Nam việc hủy bỏ, thay thê,
sửa đổi án lệ được quy định rõ tại
Điều 9 Nghị quyết số 03/2015/NQHĐTP: “Điều 9: Hủy bỏ, thay thế án
lệ
1. Trường hợp có sự sủa đổi của
Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp

lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Nghị định của Chính
phủ mà án lệ không còn phù hợp thì
án lệ đương nhiên bị hủy bỏ.
2. Trường hợp do chuyển biến tình
hình mà án lệ không còn phù hợp
nhưng chưa có quy định mới của
pháp luật thì Hội đồng Thẩm phán
TANTC có trách nhiệm xét hủy án lệ
Những trường hợp có thẩm quyền ra
soát, phát hiện bản án, quyết định để
đề xuất phát triển thành án lệ hướng
dẫn tại Khoản 1 Điều 3 Nghi quyết
này có quyền kiến nghị với Hội đồng
Thẩm phán TANTC (thông qua Vụ
Pháp chế và Quản lý Khoa học) xem
xét hủy bỏ, thay thế án lệ.
3. Trường hợp Hội đồng xét xử
không áp dụng án lệ và có phân tích,
lập luận nêu rõ lý do trong bản án,
quyết định thì ngay sau khi tuyên án
phải gửi kiến nghị thay thế án lệ về
Tòa án nhân dân tối cao (thông qua
Vụ pháp chế và Quản lý khoa học)
kèm theo bản án, quyết định đó.
4. Ngay sau nhận được kiến nghị


xem xét thay thê, hủy bỏ án lệ theo
hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều

này, vụ Pháp chế và Quản lý khoa
học nghiên cứu, báo cáo Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao để tổ chức
phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao xem
xét việc hủy bỏ, thay thế án lệ.
5. Hội đồng Thẩm phán TANDTC
họp biểu quyết thông qua việc hủy
bỏ, thay thế án lệ đối với trường hợp
nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này
theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản
2 Điều 6 Nghị định này.
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của
Hội đồng Thẩm phán TANDTC,
Chánh án TANDTC công bố việc
hủy bỏ, thay thế án lệ, trong đó xác
định rõ thời điểm án lệ bị hủy bỏ,
thay thế.
Quyết định hủy bỏ thay thế án lệ
phải được đăng trên tạp chí Tòa án
nhân dân, Cổng thông tin điện tử của
TANDTC và gửi đến các Tòa án.”



×