Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phân lập nấm trichoderma spp từ nấm linh chi và khảo sát khả năng đối kháng với nấm gây bệnh thán thư trên cây ớt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 114 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
trong Đồ án là trung thực. Mọi thông tin trích dẫn trong Đồ án đều được ghi rõ
nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Nhi


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ
sinh học, Thực phẩm và Môi trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đồ án
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Thị Hai đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi từ việc định hướng đề tài đến theo sát tiến trình thí nghiệm. Em đã học được
nhiều điều hay ở cô về lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm trong công việc, và
cả tình yêu thương đối với mọi người.
Em xin gởi lời cám ơn đến thầy Th.S Huỳnh Văn Thành đã tận tình giúp đỡ
và hỗ trợ em trong suốt thời gian thí nghiệm tại trường.
Em xin cám ơn anh KS. Nguyễn Tấn Đức (Trung tâm Công nghệ sinh học
Tp. Hồ Chí Minh) đã giúp đỡ em rất nhiều về chuyên môn, giúp em định hướng tốt
trong công việc, cũng như cung cấp công cụ làm việc để em có thể hoàn thành tốt
bài luận văn này.
Và em cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng khóa và đặc biệt là em Phan
Ánh Ngân và anh Nguyễn Thái Minh Hiếu đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, động viên
khích lệ tinh thần, cùng em trải qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện
Đồ án tốt nghiệp.
Con xin gởi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến ba mẹ vì đã hỗ trợ rất


nhiều về tinh thần cũng như vật chất, giúp con có thể an tâm thực hiện tốt các thí
nghiệm trong thời gian vừa qua.

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 8 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Nhi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. I
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. IV
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. V
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ VI
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1 Giới thiệu về nấm Trichoderma spp...................................................................3
1.1.1 Phân loại. ........................................................................................................3
1.1.2 Đặc diểm hình thái . ........................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa. .............................................................................5
1.1.4 Cơ chế kiểm soát sinh học của nấm Trichoderma trong phòng trừ nấm gây
bệnh cây trồng. .........................................................................................................6
1.1.5 Mối liên hệ giữa khả năng đối kháng nấm gây bệnh thực vật và hoạt động
enzyme chitinase của Trichoderma spp. . ..............................................................11

1.1.6 Một số nghiên cứu và ứng dụng của nấm Trichoderma spp. trên thế giới và
ở Việt Nam. ............................................................................................................12
1.1.7 Ứng dụng của Trichoderma spp. trong nông nghiệp. ...................................15
1.2 Giới thiệu về nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thƣ trên cây ớt. .......18
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam. ....................18
1.2.2 Nghiên cứu về các loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư ớt. ......20
1.2.3 Tình hình gây bệnh thán trên ớt do nấm Colletotrichum spp. gây ra ở Việt
Nam. .......................................................................................................................26
1.2.4 Các biện pháp và kết quả đạt được trong phòng trừ bệnh thán thư ớt..........27
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................31
i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ..................................................................31
2.2 Vật liệu. ..............................................................................................................31
2.2.1 Nguyên liệu. ..................................................................................................31
2.2.2 Giống vi sinh vật. ..........................................................................................32
2.2.3 Dụng cụ và thiết bị. .......................................................................................32
2.2.4 Hóa chất. .......................................................................................................32
2.2.5 Các loại môi trường. .....................................................................................33
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................35
2.3.1 Phân lập nấm Trichoderma spp. từ tai nấm linh chi được trồng tại Tp. Hồ
Chí Minh. ...............................................................................................................35
2.3.2 Phương pháp quan sát hình thái sợi nấm. .....................................................36
2.3.3 Phương pháp phân lập nấm gây bệnh thán thư và tái nhiễm theo quy tắc
Koch. ......................................................................................................................37
2.3.4 Xác định hoạt tính cellulase bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. ......39
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp chitinase của Trichoderma

trên môi trường thạch ............................................................................................39
2.3.6 Phương pháp nuôi cấy Trichoderma spp. để thu nhận enzyme chitinase. ...41
2.3.7 Phương pháp thu nhận dịch môi trường chứa enzyme chitinase . ................41
2.3.8 Phương pháp xác định hoạt độ enzyme chitinase . .......................................42
2.3.9 Khảo sát khả năng đối kháng của chủng nấm Trichoderma với chủng nấm
bệnh Colletotrichum acutatum trên đĩa petri trong điều kiện invitro. ...................44
2.3.10 Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma với chủng
nấm bệnh Colletotrichum acutatum trên trái ớt trong điều kiện invivo. ...............46
2.3.11 Khảo sát tính đối kháng của chủng nấm Trichoderma với chủng nấm bệnh
Colletotrichum acutatum trên cây ớt trồng trong chậu. .........................................48
2.3.12 Đánh giá ảnh hưởng của một số hoá chất trừ nấm lên sự sinh trưởng của
các chủng Trichoderma spp. ..................................................................................49
2.3.13 Phương pháp xử lý số liệu. .........................................................................50
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................51

ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.1 Phân lập nấm Trichoderma spp. từ tai nấm linh chi và xác định tác nhân
gây bệnh trên cây ớt sừng trâu đƣợc trồng tại Tp. Hồ Chí Minh. .....................51
3.1.1 Phân lập nấm Trichoderma spp. từ tai nấm linh chi gây bệnh tại huyện Hóc
Môn, Tp. Hồ Chí Minh. .........................................................................................51
3.1.2 Xác định tác nhân gây bệnh thán thư trên cây ớt sừng trâu được trồng tại
huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. ..........................................................................54
3.2 Khảo sát khả năng sinh trƣởng, sinh enzyme ngoại bào và đối kháng với
nấm Colletotrichum acutatum của các chủng Trichoderma spp. .........................58
3.2.1 Khảo sát khả năng sinh trưởng của các chủng nấm Trichoderma T1, T2, T3,
T4, T5.....................................................................................................................58

3.2.2 Khảo sát khả năng sinh enzyme cellulase của các chủng nấm Trichoderma
T1, T2, T3, T4, T5……….………………………………………………………60
3.2.3 Khảo sát khả năng sinh enzyme chitinase của các chủng nấm Trichoderma
T1, T2, T3, T4, T5. ................................................................................................61
3.2.4 Khảo sát hoạt độ enzyme chitinase của các chủng nấm Trichoderma T1, T2,
T3, T4, T5. .............................................................................................................63
3.2.5 Khảo sát khả năng đối kháng của chủng nấm Trichoderma T2 và T4 với
Colletotrichum acutatum trong điều kiện invitro. .................................................64
3.2.6 Khảo sát khả năng đối kháng của chủng nấm Trichoderma T2, T4 với
Colletotrichum acutatum trên trái ớt trong điều kiện invivo. ................................67
3.2.7 Khảo sát tính đối kháng của chủng nấm Trichoderma T2, T4 với chủng nấm
bệnh Colletotrichum acutatum trên cây ớt trồng trong chậu. ................................70
3.3 Đánh giá ảnh hƣởng của một số hoá chất trừ nấm lên sự sinh trƣởng của
các chủng Trichoderma spp. trong điều kiện invitro............................................73
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................76
4.1 Kết luận. .............................................................................................................76
4.2 Kiến nghị. ...........................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76

iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CMC: Carboxymethyl cellulose.
CT: Công thức.
ĐC: Đối chứng.
PDA: Potato D-glucose Agar.
VSV: Vi sinh vật.


iv


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số loài Colletotrichum spp. được ghi nhận là tác nhân gây bệnh thán
thư trên ớt tại nhiều nước trên thế giới .....................................................................25
Bảng 3.1 Đặc điểm hình thái của các chủng (nghi ngờ là Trichoderma spp.) đã phân
lập được…………………………………………………………………………...51
Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái các chủng Trichoderma spp. của Nguyễn Thái Minh
Hiếu [10] ...................................................................................................................53
Bảng 3.3 So sánh đặc điểm hình thái của chủng nấm phân lập được và nấm
Colletotrichum acutatum theo mô tả của Verma (2006) và Mordue (1979) [6]. ......55
Bảng 3.4 Đặc điểm hình thái của Colletotrichum acutatum phân lập ban đầu và sau
lây bệnh nhân tạo. .....................................................................................................57
Bảng 3.5 Đường kính tản nấm Trichodema spp. (cm) sau các ngày nuôi cấy. .......58
Bảng 3.6 Tỉ lệ đối kháng (%) của các chủng Trichoderma spp. với Colletotrichum
acutatum. ...................................................................................................................64
Bảng 3.7 Tỉ lệ bệnh (%) trên các trái ớt thí nghiệm. .................................................67
Bảng 3.8 Chỉ số bệnh (%) trên các trái ớt thí nghiệm. ..............................................68
Bảng 3.9 Tỉ lệ bệnh (%) trên cây ớt sau các ngày theo dõi.......................................70
Bảng 3.10 Chỉ số bệnh (%) trên cây ớt sau các ngày theo dõi. ................................71
Bảng 3.11 Đường kính tản nấm Trichodema spp. ở các công thức sau 3 ngày nuôi
cấy. ............................................................................................................................73
Bảng 3.12 Tỉ lệ ức chế (%) Trichoderma spp. của thuốc hóa học sau 3 ngày nuôi
cấy. ............................................................................................................................73
Bảng 3.13 Các chủng nấm Trichoderma spp. được nuôi cấy sau 3 ngày trên môi
trường PDA có bổ sung thuốc hóa học. ....................................................................75


v


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình thái vi thể của Trichoderma harzianum . ........................................... 3
Hình 1.2 Hình thái đại thể của một số chủng Trichoderma spp................................. 3
Hình 1.3 Hệ sợi nấm Trichoderma kí sinh trên sợi nấm gây bệnh Rhizoctonia solani
................................................................................................................................. 8
Hình 1.4 Ức chế sự phát triển của nấm Pythium ultimum bởi chất kháng sinh được
tiết ra từ Trichoderma harzianum ........................................................................ 10
Hình 1.5 Các trung tâm xuất nhập khẩu ớt lớn trên thế giới . .................................. 18
Hình 1.6 Đặc điểm hình thái nấm Colletotrichum gloeosporioides ........................ 20
Hình 1.7 Đặc điểm hình thái nấm Colletotrichum nigrum ...................................... 21
Hình 1.8 Đặc điểm hình thái nấm Colletotrichum capsici ...................................... 21
Hình 1.9 Đặc điểm hình thái nấm Colletotrichum acutatum .................................. 22
Hình 1.10 Đặc điểm hình thái nấm Colletotrichum coccodes ................................. 22
Hình 1.11 Bào tử của các loài Colettotrichum spp. ................................................. 23
Hình 1.12 Một số khu vực và mùa mà bệnh thán thư xuất hiện trên thế giới ......... 24
Hình 1.13 Vết bệnh thán thư trên trái và lá ớt . ........................................................ 26
Hình 2.1 Trái ớt sừng trâu bị bệnh thán thư. ............................................................ 31
Hình 2.2 Trái ớt sừng trâu sạch bệnh được mua tại vườn ớt. …………………...32
Hình 3.1 Hình thái đại thể của chủng nấm gây bệnh thán thư ớt sau 10 ngày nuôi
cấy trên môi trường PDA. ..................................................................................... 54
Hình 3.2 Hình thái vi thể của chủng nấm bệnh: (a) Sợi nấm, (b) Bào tử................. 54
Hình 3.3 Trái ớt sừng trâu trước và sau khi lây nhiễm theo quy tắc Koch. ............. 56
Hình 3.4 Hình thái đại thể của chủng nấm Trichoderma spp. sau 4 ngày nuôi cấy
trên môi trường PDA. ........................................................................................... 59

Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện đường kính vòng phân giải cellulase của các chủng
Trichoderma (cm). ................................................................................................ 60
Hình 3.6 Đường kính vòng phân giải cellulase của năm chủng Trichoderma. ....... 61
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện đường kính vòng phân giải chitin của các chủng
Trichoderma (cm). ................................................................................................ 61
vi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 3.8 Đường kính vòng phân giải chitin của năm chủng Trichoderma.............. 62
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện hoạt độ enzyme chitinase của các chủng Trichoderma
T1, T2, T3, T4, T5. ............................................................................................... 63
Hình 3.10 Kết quả đối kháng của các chủng nấm Trichoderma T1, T2, T3, T4, T5
với nấm Colletotrichum acutatum trên đĩa petri ở 7NSC. .................................... 65
Hình 3.11 Sợi nấm Trichoderma spp. tấn công Colletotrichum acutatum dưới kính
hiển vi quang học với độ phóng đại X100. ........................................................... 66
Hình 3.12 Trái ớt ở thời điểm phun trước tại 7NSC. ............................................... 69
Hình 3.13 Trái ớt ở thời điểm phun đồng thời tại 7NSC.......................................... 69
Hình 3.14 Trái ớt ở thời điểm phun sau tại 7NSC.................................................... 70
Hình 3.15 Các công thức thí nghiệm trên cây ớt ở 11NSC ...................................... 72

vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ớt là một loại rau ăn quả và là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của

người Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, ớt còn là nguyên liệu cho
một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và là một vị thuốc quý trong y học
cổ truyền có thể chữa hữu hiệu một số bệnh. Ớt còn là loại nông sản xuất khẩu có
giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Vì vậy, cây ớt được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Tuy nhiên, năng suất ớt còn khá bấp bênh vì sự gây hại của
dịch bệnh. Một trong những bệnh hại quan trọng ảnh hưởng tới diện tích trồng ớt ở
Việt Nam là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Trong điều kiện
nhiệt đới ẩm của Việt Nam, bệnh thán thư gây hại rộng khắp các vùng trồng ớt. Đặc
biệt, vào mùa mưa bệnh phát triển và lây lan rất nhanh. Những ruộng bị nhiễm nặng
tỉ lệ bệnh có thể lên đến 70% (Nguyễn Cảnh Trí, 2010). Hiện nay việc phòng trị
bệnh thán thư trên ớt chủ yếu là biện pháp canh tác và biện pháp hóa học.
Theo quan điểm phòng trị bệnh trong thực tế sản xuất ngày nay là biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó có sự phối hợp nhiều biện pháp gồm canh tác,
biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Đối với biện pháp hóa học có ưu điểm
giúp ngăn chặn bệnh hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên biện pháp này cũng
tồn tại nhiều khuyết điểm như gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái,
dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh hình thành nòi kháng thuốc và tồn lưu thuốc hóa
học trong nông sản. Hiện nay các biện pháp sinh học (sử dụng các vi sinh vật đối
kháng như vi khuẩn vùng rễ, nấm) đang được nghiên cứu và phát triển mạnh, đặc
biệt là các chủng nấm Trichoderma spp. đang được sử dụng như một tác nhân
phòng trừ bệnh hại cây trồng hiệu quả và phổ biến nhất. Tuy nhiên, Trichoderma
spp. chủ yếu được phân lập từ đất và để phòng trừ nấm gây hại cây trồng có trong
đất (Trần Thị Miên, 2008). Vì vậy, cần phải tìm kiếm các loài nấm Trichoderma có
ổ sinh thái khác với đất để sử dụng trừ nấm Colletotrichum spp. gây hại ớt là rất cần
thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, sinh viên thực hiện đề tài “Phân lập nấm

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Trichoderma spp. từ nấm linh chi và khảo sát khả năng đối kháng với nấm gây
bệnh thán thƣ trên cây ớt”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm kiếm các chủng nấm Trichoderma spp. có khả năng khống chế nấm
Colletotrichum gây bệnh thán thư trên ớt. Đồng thời bổ sung các chủng mới cho bộ
sưu tập nấm Trichoderma spp. của phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học trường
đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
– Thu thập được các chủng nấm Trichoderma spp. kí sinh trên nấm linh chi.
– Xác định được tác nhân gây bệnh thán thư trên cây ớt.
– Tuyển chọn được chủng Trichoderma spp. có khả năng đối kháng nấm
Colletotrichum hại ớt.
– Xác định ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến nấm Trichoderma để
khuyến cáo cho sản xuất.

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về nấm Trichoderma spp.
1.1.1 Phân loại.
Các chi Trichoderma được mô tả bởi Christiaan Hendrik Persoon năm 1794,
nhưng các nguyên tắc phân loại vẫn khó xác định. Theo truyền thống, hệ thống
phân loại thường dựa vào sự khác biệt về đặc trưng hình thái, đặc điểm bào tử, cành
bào tử và quá trình sinh sản bào tử vô tính. Năm 1801, Persoon đã xác định
Trichoderma thuộc phân loại:
Giới:


Fungi

Ngành:

Ascomycota

Lớp:

Sordariomycetes

Bộ:

Hypocreales

Họ:

Hypocreaceae

Chi:

Trichoderma

Hình 1.1 Hình thái vi thể của Trichoderma
harzianum.
( />
1.1.2 Đặc diểm hình thái.

Hình 1.2 Hình thái đại thể của một số chủng Trichoderma spp.
( />3



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sinh thái học của Trichoderma cho chúng ta biết sự phân bố của chúng trong
đất. Nấm Trichoderma có khu vực phân bố rất rộng, chúng hiện diện khắp nơi trong
đất, trên vỏ cây mục nát. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng
rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Khi quan sát hạch nấm
hay chồi mầm của nhiều loại nấm khác cũng có thể tìm thấy các loài Trichoderma
(Klein và Eveleigh,1998). Sự phân bố và điều kiện môi trường sống của các loài
Trichoderma có liên hệ mật thiết với nhau. Nhìn chung các loài Trichoderma xuất
hiện ở vùng đất trung tính hoặc kiềm.
Cành bào tử không màu, sợi nấm không màu, có vách ngăn, có khả năng phân
nhánh nhiều và cho lượng bào tử rất lớn. Bào tử thường có màu xanh, đơn bào hình
trứng, tròn, elip hoặc hình oval tùy từng loài. Bào tử đính ở đỉnh của cành. Bào tử
của hầu hết các loài có hình elip, 3 – 5 x 2 – 4 µm (L/W=1,3), bào tử hình cầu (L/W
< 1,3) rất hiếm, chỉ thấy ở một vài loài. Đa số các bào tử trơn láng, kích thước
không quá 5 µm.
Khuẩn lạc Trichoderma tăng trưởng rất mạnh đường kính khuẩn lạc đạt từ 2 –
9 cm sau 4 ngày nuôi cấy ở 250C (Elisa Esposito và Manuela da Silva, 1998).
Chúng phát triển trên nhiều loại cơ chất khác nhau (sáp, gỗ, các loài nấm khác),
chúng cũng tồn tại khi nồng độ CO2 ở mức cao (10%). Đất tự nhiên có khả năng
kháng nấm và khả năng này mất dần đi. Điều này có liên quan đến sự xuất hiện và
mật độ phân bố cơ học của Trichoderma.
Bào tử phân sinh của Trichoderma có khả năng kháng nấm cao và liên quan
đến hiện tượng làm giảm khả năng kháng nấm trong đất. Độ nhạy của đất kháng
nấm được công bố trên đất trung tính, đất kiềm chua và acide. Các bào tử phân sinh
kháng nấm nhiều hơn hậu mô bào tử, sợi nấm ít kháng nấm hơn bào tử phân sinh.
Thiết lập quần thể và hiện tượng nảy mầm trong đất: VSV trong đất hoạt động phụ
thuộc vào nhiều loại chất nền trong đất, có nhiều phương pháp xác định khác nhau.

Khi sợi nấm non (chưa có bào tử) vào đất chịu ảnh hưởng nhiều bởi thành phần môi

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trường đất. Bào tử sinh sôi nảy nở và thiết lập quần thể cân bằng trong đất (mật độ
duy trì cân bằng trong đất từ 9 – 36 tuần sau khi cấy nấm vào đất).
Nhờ có khả năng tạo thành bào tử chống chịu (Chlamydospores) mà
Trichoderma harzianum có thể tồn tại 110 – 130 ngày dù không được cung cấp chất
dinh dưỡng. Chlamydospores là những cấu trúc dạng ngủ làm tăng khả năng sống
sót của Trichoderma trong môi trường không được cung cấp chất dinh dưỡng nên
Chlamydospores có thể được dùng để tạo chế phẩm phòng trừ sinh học (Nguyễn
Hoàng Anh, 2013).
1.1.3 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa.
Là một loại nấm hoại sinh trong đất nên Trichoderma có thể sử dụng hỗn hợp
nguồn carbon và nitrogen. Nguồn carbon mà Trichoderma có thể sử dụng được là
monosaccharide, disaccharide, polysaccharide… NH3 là nguồn đạm mà nấm
Trichoderma dễ sử dụng nhất, nên trong môi trường nuôi cấy Trichoderma người ta
thường bổ sung NH3, những nguồn nitrogen khác phần nào cũng hỗ trợ cho môi
trường có nhiều dinh dưỡng. Muối và các hỗn hợp vitamin cũng ảnh hưởng lớn đến
khả năng sinh trưởng của Trichoderma (Gary, 2005).
Trichoderma phát triển nhanh ở 25 – 300C, có một vài loài Trichoderma tăng
trưởng được ở 350C. Một số ít phát triển tốt ở 400C. Trichoderma phát triển tốt ở đất
có độ pH từ 3,5 – 7,0 nhưng không thể phát triển trong điều kiện pH < 3,5 và phát
triển tốt ở pH trung tính (Vũ Triệu Mân, 2007).
Các loài Trichoderma khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm cũng khác
nhau. Ví dụ: Trichoderma hamatum, Trichoderma pseudokoningii có khả năng sống
trong môi trường có độ ẩm rất cao, Trichoderma viride và Trichoderma polysporum

thích hợp ở nhiệt độ thấp, Trichoderma harzianum thường phân bố ở vùng có khí
hậu ấm áp. Ánh sáng có tác động sâu sắc trên nhiều loại nấm bằng cách ảnh hưởng
đến quá trình sống đa dạng của chúng, chẳng hạn như: tác động đến tốc độ tăng
trưởng, quá trình chuyển hóa, sắc tố, và sự chuyển hóa. Tác động của ánh sáng trên

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

nấm đã là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bàn luận (Kubicek và
Harman, 1998). Quá trình hình thành bào tử được cảm ứng theo hai con đường khác
nhau: thiếu dinh dưỡng hoặc ánh sáng. Khi khuẩn lạc của Trichoderma viride phát
triển trong cảm ứng tối do thiếu dinh dưỡng, hình thành bào tử màu xanh đậm và
bắt đầu khuếch tán từ trung tâm của khuẩn lạc, tại đó chất dinh dưỡng đã bị sử dụng
hết. Mặt khác, việc hình thành bào tử được cảm ứng bởi các xung ánh sáng tạo điều
kiện cho các khuẩn lạc phát triển trong tối, trước khi để chiếu sáng (Gary, 2004).
1.1.4 Cơ chế kiểm soát sinh học của nấm Trichoderma trong phòng trừ nấm gây
bệnh cây trồng.
Trichoderma được sử dụng để bảo vệ cây trồng chống lại các loài nấm gây
hại như: Pythium spp., Phytophthora spp., Rhizoctonia spp., Sclerotinia spp.,
Botrytis spp. và Fusarium spp.…gây bệnh khô vằn ở lúa; bệnh thối gốc chảy mủ ở
cam quýt, sầu riêng; bệnh thối gốc trên các loại cây trồng như lúa, hồ tiêu, bắp, đậu,
cà rốt, cà chua (Bùi Xuân Đồng, 1982).
Nấm Trichoderma spp. đối kháng với nấm bệnh bằng nhiều cơ chế khác
nhau: ký sinh, tiết kháng sinh để tiêu diệt nấm bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh
tranh nơi sống với nấm bệnh (Gary, 2004).
1.1.4.1 Cạnh tranh.
Dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng của VSV.
Thiếu dinh dưỡng là được coi là nguyên nhân gây chết rất phổ biến. Trichoderma

cạnh tranh khai thác với nấm gây bệnh cây trồng, làm suy kiệt chúng bằng cách hút
hết dưỡng chất một cách thụ động và dai dẳng bằng những bào tử chống chịu
(chlamydospores).
Ngoài ra, Trichoderma còn cạnh tranh mô già hoặc chết với nấm Botrysis spp.
và Sclerotina spp. gây bệnh cho cây (xâm nhập vào những mô già hoặc mô chết, sử
dụng chúng làm nền tảng để từ đó xâm nhập vào những mô khỏe). Nấm
Trichoderma sử dụng những mô già và mô chết của cây chủ làm nguồn dinh dưỡng,

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

bằng cách đó nấm Trichoderma cạnh tranh và triệt tiêu đường xâm nhiễm của nấm
Botrysis spp. và Sclerotina spp. Không những thế, Trichoderma còn cạnh tranh dịch
tiết của cây với nấm Pythium spp. do dịch tiết của cây kích thích sự nảy mầm, mọc
thành khuẩn ty của những túi bào tử Pythium spp. (gây bệnh cho cây) và lây nhiễm
vào cây. Trichoderma làm giảm sự nảy mầm của nấm Pythium spp. bằng cách sử
dụng dịch tiết của cây vì thế mà các bào tử Pythium spp. không thể nảy mầm.
Trichoderma còn đối kháng với các nấm gây bệnh bằng cách chiếm giữ vùng xâm
nhiễm của mầm bệnh vào những vị trí bị thương, do đó ngăn cản sự xâm nhiễm của
mầm bệnh (Trần Thị Thanh Thuần, 2009).
Trichoderma có thể cạnh tranh nguồn carbon, nitơ và yếu tố cần thiết cho sự
tăng trưởng khác với nấm bệnh. T. harzianum có thể kiểm soát nấm Botrysis
cinerea (gây bệnh trên nho) bằng cách chiếm các mô ở hoa và tiêu diệt các tác nhân
gây bệnh tại những vùng bị nhiễm (Gullino, 1992). Sivan và Chet (1989), đã chứng
minh rằng sự cạnh tranh chất dinh dưỡng là cơ chế chính được T. harzianum sử
dụng để kiểm soát nấm bệnh F. oxysporum.
1.1.4.2 Kí sinh (Nguyễn Thái Minh Hiếu, 2014).
Là hiện tượng "giao thoa sợi nấm". Trước tiên sợi nấm Trichoderma vây

xung quanh sợi nấm gây bệnh cây, sau đó các sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy
các sợi nấm. Cuối cùng nấm Trichoderma xuyên qua sợi nấm bệnh làm thủng màng
ngoài của nấm bệnh, gây nên sự phân huỷ các chất nguyên sinh trong sợi nấm bệnh.
Những nghiên cứu chi tiết gần đây bằng kính hiển vi điện tử về vùng "giao thoa sợi
nấm" cho thấy cơ chế chính của hiện tượng ký sinh ở nấm Trichoderma trên nấm
gây bệnh là sự xoắn của sợi nấm Trichoderma quanh sợi nấm vật chủ, sau đó xảy ra
hiện tượng thủy phân thành sợi nấm vật chủ, nhờ đó mà nấm Trichoderma xâm
nhập vào bên trong sợi nấm vật chủ. Điều này dẫn đến hiện tượng chất nguyên sinh
ở sợi nấm vật chủ bị phá rối từng phần hoặc hoàn toàn.

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.3 Hệ sợi nấm Trichoderma kí sinh trên sợi nấm gây bệnh Rhizoctonia solani
(Agrios, 2005).
Cuối cùng, nguyên sinh chất bị mất đi và sợi nấm vật chủ bị phá vỡ, giải
phóng các sợi nấm đang sinh sản của nấm Trichoderma. Một điều quan trọng cho
sự ký sinh của nấm Trichoderma trên nấm gây bệnh cây là các bào tử của nấm
Trichoderma sau khi mọc mầm tạo thành sợi nấm phải tiếp xúc được với nấm vật
chủ và phải hình thành được thể giác bám. Thể giác bám này sẽ bám chắc và xâm
nhập vào trong thành tế bào của nấm vật chủ. Tỷ lệ ký sinh sẽ tăng lên khi tăng sự
tiếp xúc trực tiếp của nấm Trichoderma với nấm vật chủ.
1.1.4.3 Tiết kháng sinh (trích dẫn bởi Nguyễn Hoàng Anh, 2013).
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những vị trí mà nấm Trichoderma tiếp xúc và
ký sinh đã làm cho nấm bệnh chết. Tuy nhiên, ở những điểm không có sự tiếp xúc
của nấm Trichoderma với nấm gây bệnh vẫn chết thì các nhà nghiên cứu cho là tác
động của chất kháng sinh từ nấm Trichoderma sinh ra gây độc cho nấm gây bệnh.
Howell (1987), thấy rằng những chủng T. virens đột biến mất khả năng ký

sinh nhưng vẫn giữ nguyên khả năng tổng hợp kháng sinh có hiệu quả kháng nấm
bệnh R. solani tương đương với chủng tự nhiên. Kết quả này đã chỉ ra rằng ký sinh
không là cơ chế chính yếu trong phòng trừ sinh học một bệnh cụ thể. Sự sinh kháng
sinh cũng là một trong những đặc tính quen thuộc của chi Trichoderma. Nó là một

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trong những cơ chế chính đối với điều khiển sinh học. Những kháng sinh này có thể
ức chế mạnh sự sinh trưởng của những VSV khác.
Khả năng sinh kháng sinh của các loài, các chủng không giống nhau. Chúng
gồm:
– Gliotoxin: Chất kháng sinh này được R. Weindling và O. Emerson mô
tả năm 1936 do nấm T. lignorum sinh ra. Gần đây được xác định lại là do nấm T.
virens sinh ra. Chất gliotoxin có phổ tác động rộng lên nhiều VSV: vi khuẩn, nấm
(Ascochyta, Botrytis, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia…).
– Steroids (viridin): Đây là chất kháng sinh thứ cấp do nấm
Trichoderma tạo thành trong hoạt động của chúng. Chất kháng sinh này được phát
hiện năm 1945. Viridin độc hơn rất nhiều so với gliotoxin và là một độc tố thực vật,
có hiệu lực như một loại thuốc diệt cỏ, giúp hạn chế sự nảy mầm của bào tử nấm,
được sản xuất từ T. virens.
– Trichodermin và Dermadin: Ở Nhật Bản năm 1975, Atsushi,
Shunsuke đã phát hiện được hai chất kháng sinh Trichodermin và Dermadin có
trong dịch nuôi cấy loài T. koningii và T. aureoviride.
Cho tới nay đã phát hiện được nhiều kháng sinh khác do Trichoderma sinh ra
có liên quan tới khả năng đối kháng của chúng như pyridine, anthraquinones,
butenolides, isonitrin D và F, trichorzianines, furanone do T. harzianum sinh ra; các
kháng sinh gliovirin, viridian, viridiol và valinotricin do T. virens sinh ra.

Các chất trao trao đổi thứ cấp được sản sinh từ Trichoderma là bao gồm một
loạt các hợp chất hóa học. Theo Ghisalberti và Sivasitham param (1991), chúng có
thể được phân loại như sau: (i) các chất kháng sinh dễ bay hơi như 6-pentyl - α –
pyrone (6PP), (ii) các hợp chất hòa tan trong nước như heptelidic acid hoặc
koningic acid, (iii) peptaibol. Chất kháng sinh peptaibols là một chuỗi các
oligopeptides của 12-22 aminoacid có chứa nhiều α - aminoisobutyric acid, Nacetylated tại N-terminus và chứa một amino alcohol (Phenol hoặc Trypol) tại Cterminus do T. polysporum, harzianum, koningii sản xuất giúp ngăn cản sự tổng hợp

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

enzyme liên kết với màng trong sự hình thành tế bào, đồng thời hoạt động hỗ trợ
enzyme phá hủy thành tế bào ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, và kích thích
cây trồng kháng lại mầm bệnh.
Francesco Vinale và các cộng sự (2008), đã khảo sát khả năng đối kháng của
Trichoderma từ việc tiết kháng sinh để ức chế sự phát triển của các chủng nấm
bệnh. Ông sử dụng chất kháng sinh được tiết ra từ T. harzianum bổ sung vào môi
trường nuôi cấy của chủng P. ultimum. Kết quả ông thu được là: ở đĩa (1) môi
trường có chứa kháng sinh 6PP được tiết ra từ chủng T. harzianum, ức chế sự phát
triển của chủng P. ultimum.

Hình 1.4 Ức chế sự phát triển của nấm Pythium ultimum bởi chất kháng sinh được
tiết ra từ Trichoderma harzianum (Lê Thị Huệ, 2010).
1.1.4.4 Tăng khả năng kháng của thực vật.
Ngoài khả năng bảo vệ giúp thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn
trong đất, nhiều loài trong chi Trichoderma được bổ sung vào đất còn có khả năng
kích thích cơ chế tự bảo vệ thực vật chống lại virus, vi khuẩn, nấm. Trong trường
hợp này, các nấm Trichoderma đóng vai trò là những nhân tố mẫn cảm với rễ, kích
thích hệ rễ miễn dịch chủ động và bị động ở thực vật. Nấm Trichoderma còn có tác

dụng tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển trong đất, kích thích sự
tăng trưởng và phục hồi bộ rễ, đồng thời có khả năng phân giải chất xơ, chitin,

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ligin… trong các phế thải hữu cơ thành các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây
trồng hấp thu dễ dàng (Susanne và ctv, 2007).
Các chủng đặc trưng của nấm thuộc chi Trichoderma xâm nhập vào mô rễ,
sau đó bắt đầu làm một loạt các thay đổi và hình thái và hóa sinh trong cây, điều
này được xem như là phản ứng phòng vệ của cây. Khi bón T. harzianum vào rễ cây
đậu cho thấy rằng giảm được từ 25% - 100% mốc xám trên lá do Botrytis cinerea
gây ra. Các nhà khoa học đã sử dụng T. harzianum T39 và chất benzothiadiazol để
kiểm tra khả năng chống chịu Botrytis cinerea của cây cà chua, và thấy rằng chủng
T. harzianum T39 ngăn cản sự phát triển của nấm bệnh ngay ở giai đoạn đầu và
giảm đến 30% tổn thương cho cây (Audenaert và ctv, 1998). Theo Yedidia và ctv
(1999), thì sự kích hoạt hệ thống phòng vệ của cây có liên quan đến rễ cây được xử
lí với T. harzianum T-203. Những rễ được bổ sung chủng T-203 cho thấy hoạt tính
chitinase, β-1,3-glucanase, cellulase và perosidase cao hơn so với đối chứng không
xử lí trong 72 giờ. Còn những cây dưa leo được xử lí với 2,6 - dichloroisonicotinic
acid, một chất cảm ứng cho hệ thống phòng vệ của thực vật, cho thấy cũng có
những phản ứng diễn ra nhưng không giống với khi xử lí bằng T. harzianum. Theo
Khan và ctv (2001) thì T. hamatum chủng 382 kích ứng hệ thống kháng của cây cà
chua đối với bệnh thối rễ và bạc lá do Phytophthora gây ra (trích dẫn bởi Trần Thị
Thanh Thuần, 2009).
1.1.5 Mối liên hệ giữa khả năng đối kháng nấm gây bệnh thực vật và hoạt động
enzyme chitinase của Trichoderma spp.
Trichoderma spp. có khả năng phân giải vách tế bào nấm. Harran (2004) đã

khảo sát cơ chế phân tử của enzyme phân giải liên quan đến hoạt động kiểm soát
sinh học của Trichoderma harzianum. Sự thủy phân vách tế bào nấm chủ yếu dựa
vào hoạt tính của enzyme chitinase, glucanase và protease. Sau khi bám và quấn
quanh nấm bệnh, sợi nấm của nấm kí sinh tạo lỗ hổng trên vách của sợi nấm ký chủ.
Màu sắc của sợi nấm ký sinh thay đổi và phát huỳnh quang mạnh bởi sự kết hợp của
fluorescein isothiocyanat với lectin gắn vào chitotriose hoặc với calcoflour White.

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Cả phức hợp này được gắn với B – glucan và oligomer N – acetyl – D –
glucosamine. Hiện tượng này được nhận định do enzyme phân giải được tiết ra tại
vị trí tiếp xúc bởi Trichoderma harzianum khi phân hủy vách của R. solani và S.
rolfsii. Nếu có sự hiện diện của cycloheximid, hiện tượng đối kháng bị ngăn chặn và
hoạt tính của enzyme bị suy giảm. Hoạt tính của enzyme chitinase cũng được tìm
thấy khi Trichoderma tấn công R. solani và S. rolfsii trong môi trường đất.
T. harzianum có khả năng tấn công lên nấm bệnh thì tiết B – 1,3 – glucanase
và chitinase nhiều hơn những chủng không có khả năng tấn công nấm bệnh, khả
năng đối kháng của R. solani khi bị T. harzianum tấn công cũng đã được nghiên
cứu. Sợi nấm T. harzianum khi xâm chiếm vào hạch của S. rolfsii và tạo lỗ trên bề
mặt của hạch này, cuối cùng làm thay đổi hình dạng và làm biến mất tế bào chất của
nó. Các chủng Trichoderma khác nhau tùy thuộc vào hoạt tính enzyme thủy phân
được để tấn công sợi nấm của các loại nấm bệnh (Tô Duy Khương, 2004).
1.1.6 Một số nghiên cứu và ứng dụng của nấm Trichoderma spp. trên thế giới và
ở Việt Nam.
1.2.6.1 Trên thế giới.
Hiện nay Trichoderma spp. đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như
không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm

Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có
hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn
vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng
khả năng kháng bệnh của cây (Nguyễn Kim Vân, 2009).
Trên thế giới có một số sản phẩm nấm Trichoderma được đưa vào ứng dụng
tính đối kháng nấm bệnh trên một số cây trồng. Sản phẩm Trichoderma 2000
(Israel) chứa Trichoderma harzianum trong phòng chống nấm Rhizoctonia solani,
Sclerotium rolfssim, Pythium. Sản phẩm Trichopel (New Zealand) chứa nấm
Trichoderma harzianum đối kháng với nhiều nấm bệnh. Sản phẩm Ecofit (India)

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

chứa nấm Trichoderma viride trong phòng chống nấm Fusarium, Pythium,
Rhizoctonia, Macrophomia, Phytophthora trên cây bông vải, thuốc lá, cao su,… và
nhiều loại rau. Sản phẩm BINAB-T-WP (Thụy Điển) chứa 2 loại nấm Trichoderma
harzianum và Trichoderma polysporum trong phòng chống các bệnh ở rễ cây.
Ngoài ra, còn có rất nhiều sản phẩm khác ở nhiều nước trên thế giới được ứng dụng
rộng rãi trong phòng chống nhiều loại bệnh do nấm gây ra trên cây trồng (Trần Thị
Thanh Thuần, 2009).

Hình 1.5 Một số chế phẩm sinh học từ Trichoderma spp.
( />/trichoderma-bima.html)
Năm 2003, Howell đã thành công trong việc ứng dụng Trichoderma để làm
tác nhân kiểm soát sinh học đối với một số loại bệnh trên cây trồng thương mại.
Năm 2010, Vinit Kumar Mishra đã chọn được 10 chủng Trichoderma để đối
kháng với Pythium aphanidermatum bằng phương pháp đồng nuôi cấy.
Năm 2011, Th. Kamala và S. Indira đã chọn được 21 chủng Trichoderma để

đối kháng với Pythium aphanidermatum cũng bằng phương pháp đồng nuôi cấy. Và
ông cũng đã thử nghiệm thành công 4 chủng nấm Trichoderma đối kháng với nấm
bệnh Pythium aphanidermatum ở điều kiện nhà lưới.

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.6.2 Tại Việt Nam.
Tuy chỉ mới được nghiên cứu khoảng 20 năm tại Việt Nam nhưng
Trichoderma spp. đã có vai trò rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Các cuộc khảo
sát được tiến hành trên cây lương thực, cây công nghiệp, rau và cây ăn quả ở phía
Bắc và phía Nam của Việt Nam đã chỉ ra rằng: Trichoderma spp. là loài phổ biến và
dễ dàng phân lập được từ đất, rễ và các vỏ cây mục nát. Trichoderma viride, T.
harzianum, T. hamatum là những loài chiếm ưu thế ở Việt Nam. Một số cuộc khảo
sát với quy mô nhỏ và lớn đã chứng minh các loài nấm Trichoderma có khả năng
ngăn chặn sự phát triển của các loài nấm bệnh và giúp kích thích tăng trưởng cho
cây. Các cuộc thí nghiệm được tiến hành trên các loại cây như: cây lúa, cây bắp,
đậu phụng, cà phê…với việc sử dụng chế phẩm Trichoderma đã làm giảm đáng kể
các nấm gây bệnh như: Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum, Phytophthora
spp., Pythium aphanidermatum và Rhizoctonia bataticola. Việc sử dụng chế phẩm
này đạt hiệu quả cao hơn thuốc diệt nấm và duy trì lâu hơn. Ngoài ra còn làm giảm
rủi ro về sức khỏe, chi phí và thiệt hại về môi trường do tập quán sử dụng thuốc hóa
học gây ra. Hiện nay, đã có những nỗ lực để mở rộng sản phẩm thương mại
Trichoderma và đã được phát triển bởi các trường đại học, các viện nghiên cứu và
các công ty phân bón (Nguyễn Hoàng Anh, 2013).
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng
Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho
thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng

Sông Cửu long và Đông nam Bộ (Xia và ctv, 2001).
Một số đề tài nghiên cứu về nấm Trichoderma ở Việt Nam:
Năm 2006, Huỳnh Văn Phục với đề tài nghiên cứu “Khảo sát tính đối kháng
của nấm Trichoderma spp. đối với Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum gây
bệnh trên cây lúa và bắp”. Kết quả thu được là phân lập được 17 dòng nấm
Trichoderma spp. có khả năng đối kháng tốt với Rhizoctonia solani, Fusarium
oxysporum.

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm 2010, Hứa Võ Thành Long với đề tài nghiên cứu “Sản xuất bào tử nấm
Trichoderma spp. làm thuốc trừ nấm bệnh cây trồng” kết quả thu được là tạo được 2
chế phẩm nấm Trichoderma reesei và Trichoderma harzianum bằng phương pháp
lên men xốp. Cả hai chế phẩm này đều có khả năng tiêu diệt được nấm bệnh
Fusarium và Phytophthora.
Năm 2010, Trần Nguyên Hà với đề tài “Sử dụng các chủng Trichoderma để
điều khiển sinh học các tác nhân gây bệnh trên cây trồng ở Việt Nam” kết quả là
phân lập được 7 chủng Trichoderma từ một số cây trồng ở Việt Nam có khả năng
kiểm soát tốt các loài nấm bệnh. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Ngọc
Anh Thư thuộc viện cây ăn quả miền nam đã phân lập được 3 chủng nấm
Trichoderma cho hiệu quả đối kháng tốt với nấm Phytophthora và Fusarium. Hiệu
quả sản phẩm được kiểm tra trên cây ăn quả và cây hoa được kiểm chứng bằng số
khuẩn lạc của nấm Fusarium có trong 1g đất sau khi tưới nấm Trichoderma giảm
rất nhiều so với đối chứng và so với trước khi tưới.
1.1.7 Ứng dụng của Trichoderma spp. trong nông nghiệp.
1.1.7.1 Bảo vệ thực vật.
Một trong những nghiên cứu ứng dụng của Trichoderma spp. được quan tâm

nhiều nhất, đó là khả năng kiểm soát sinh học cũng như khả năng đối kháng một số
nấm gây bệnh ở thực vật. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều loài Trichoderma
spp. khác nhau để kiểm soát nhiều loại nấm gây bệnh khác nhau. Kết quả là các loài
Trichoderma spp. kiểm soát có hiệu quả các nấm gây bệnh sau:
Rhizoctonia sp.: gây mục rễ, thân và hạt,…
Sclerotium rolfsii: xơ cứng ở cà chua và khoai tây.
Pythium sp.: gây úng thối ở đậu, thuốc lá, cây con,…
Armillaria mellea: mục rễ ở cây rừng, cao su, thông.
Botrytis cinerea: mốc xám gây hỏng dâu và nho.

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Penicillium diditatum: hỏng trái ở chanh và chuối.
Phytophthora sp.: mục rễ, hỏng trái ở ca cao.
Chondeostereum purpureum: bạc lá ở đào và mận.
Hiện nay các chủng Trichoderma spp. đã được sử dụng rộng rãi trong các chế
phẩm sinh học thương mại như: GlioGard – một chế phẩm với thành phần chính là
Trichoderma spp. kiểm soát có hiệu quả các nấm gây bệnh sau: Rhizoctonia sp.,
Sclerotium rolfsii, Pythium sp., Armillaria mellea, Phytophthora sp., Phomopsis sp.,
Fusarium sp... (Vũ Triệu Mân, 2007).
Ngoài ra, ở New Zealand, người ta còn trộn nhiều chủng Trichoderma khác
nhau để kiểm soát bệnh trên cây nho và các cây dạng quả hạch (Esposito, E. and
Silva, 1998). Ở Mỹ, người ta rắc bột bào tử hay phủ gel bào tử lên các hạt giống để
tăng tính kháng bệnh của cây trồng hay phun bào tử lên khắp cánh đồng trước khi
trồng trọt.
Trong nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các chủng nấm
Trichoderma xử lí đất trước khi gieo trồng bắp hay trộn nấm mốc với phân chuồng

hoại mục trước khi bón ruộng 5 - 10 ngày, rồi rải trên ruộng trước khi gieo hạt có
tác dụng hạn chế bệnh khô vằn hại bắp (Trần Thị Miên, 2008).
1.1.7.2 Cải thiện năng suất cây trồng (Vũ Triệu Mân, 2007).
Cũng như thuốc trừ sâu, phân bón hoá học lâu ngày sẽ làm cho đất canh tác bị
thoái hóa, chai sạn; các loại giun đất không phát triển được, làm hạn chế độ xốp
đồng thời, độ thông khí cần thiết cho rễ cây cũng thiếu hụt. Vì vậy, các nước có nền
nông nghiệp phát triển trên thế giới có xu hướng sử dụng các phân bón hữu cơ sinh
học thế hệ mới – thực chất là một sự kết hợp giữa phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu
sinh học, dựa trên cơ sở đấu tranh sinh học. Các loại phân bón hữu cơ vi sinh này có
các tác dụng sau:
Phòng ngừa các nấm gây bệnh thối mốc, bệnh héo rũ, bệnh chết cỏ, bệnh nấm
sương mai, bệnh đốm nâu… và hạn chế các tác hại nguy hiểm do các nấm gây mục
16


×