Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TỔNG QUAN về KINH tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.88 KB, 11 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
Kinh tế học hiện đại được phân thành hai nhánh – kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Cả hai
phân môn đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nội dung kinh tế để đưa ra những giải
pháp hợp lý ở hai cấp độ.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị sản xuất hay người tiêu dùng
trong khi kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề này ở cấp độ tổng thể - ở cấp quốc gia hay quốc tế.
Môn học này nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô, mục tiêu và các chính
sách kinh tế vĩ mô, cũng như một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, mô
hình tổng cung và tổng cầu.
1. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ LÀ GÌ?
Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng
những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Những lựa chọn của
cá nhân và xã hội được biểu hiện bằng những hiện tượng và các hoạt động dưới hai góc độ: góc độ bộ
phận, kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và sự tương tác giữa chúng
trên các thị trường từng ngành hàng. Ở góc độ toàn bộ nền kinh tế gọi là kinh tế vĩ mô.
Trong kinh tế vĩ mô chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề:
(1) tìm hiểu sự tương tác giữa các bộ phận trong nền kinh tế tức là nghiên cứu về hoạt động của
tổng thể nền kinh tế và
(2) chính phủ sẽ tham gia cải thiện thành tựu chung của nền kinh tế như thế nào?
Hành vi của một nền kinh tế được nghiên cứu dưới bốn phạm vi cơ bản:
1. sản lượng và tăng trưởng kinh tế;
2. việc làm và thất nghiệp;
3. sự biến động của mặt bằng giá cả;
4. và thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài.
Kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích điều gì qui định các biến số đó, tại sao chúng lại biến động theo
thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
Tại sao cần phải học kinh tế vĩ mô?
Tầm quan trọng và sự quan tâm đến kinh tế vĩ mô đã tăng rất nhanh trong vòng 30 năm qua xuất
phát từ lý do thực tế cũng như lý thuyết. Trên lãnh vực thực nghiệm, các nền kinh tế phát triển cũng như
đang phát triển đều phải đối phó với các vấn đề kinh tế vĩ mô: trì trệ hay chậm phát triển, thất nghiệp,


lạm phát, cán cân thương mãi thâm hụt, thất thóat vốn, gia tăng nợ quốc gia. Để có thể tìm câu trả lời cho
các vấn đề trên, cần phải hiểu nguyên lý họat động của nền kinh tế.
Nghĩa là chúng ta cần phải tìm lời giải cho các câu hỏi lý thuyết như:
 Điều gì xác định mức độ của họat động kinh tế và nhân dụng trong một nước?
 Mức thu nhập quốc dân cân bằng được xác định như thế nào?
 Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của sản lượng quốc gia?
 Mức giá cả chung của một nước được xác định như thế nào?
1
 Điều gì gây ra lạm phát và thất nghiệp?
 Điều gì ảnh hưởng đến mức độ mua bán ngoại thương và cán cân thương mại?
 Nhân tố nào ảnh hưởng đến thâm hụt ngoại thương và mất cân bằng trong cán cân thương mại của
một nước.
 Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
Đây là những câu hỏi mà kinh tế vĩ mô tìm cách trả lời.
Nền tảng của kinh tế học vĩ mô hiện đại, như là một ngành khoa học kinh tế riêng biệt, được xây
dựng bởi nhà kinh tế người Anh, John Maynard Keynes (1883-1946) trong cuốn sách nổi tiếng The
General Theory of Employment, Interest and Money (Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, lãi suất và tiền
tệ) xuất bản năm 1936.
1.1. Các mục tiêu của Kinh tế vĩ mô.
1.1.1. Sản lượng cao và tăng trưởng nhanh.
Nhìn chung các nhà kinh tế đánh giá hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách nhìn vào một vài biến số
trọng yếu, trong đó biến số quan trọng nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP là thước đo theo giá
trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một nước trong một năm. Có
hai cách tính toán GDP: GDP danh nghĩa được xác định theo giá hiện hành và GDP thực tế được xác
định theo giá cố định hay giá gốc.
Ví dụ:
Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất Lúa và Cà phê thì:
GDP
danh nghĩa
= (giá

Lúa
x lượng
Lúa
) + (giá
Cà phê
x lượng
Cà phê
)
GDP tính theo cách này không phản ánh chính xác mức độ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của hộ
gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Vì nếu giá cả tăng gấp đôi nhưng lượng hàng sản xuất ra như cũ,
GDP lúc này cũng tăng gấp đôi. Điều này sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn khi kết luận rằng nền kinh tế có khả
năng thỏa mãn nhu cầu gấp đôi.
Trong ví dụ nền kinh tế sản xuất Lúa và Cà phê. Năm gốc là năm 1995 và năm hiện hành là năm
2000. Tính GDP thực tế của năm 2000.
GDP
thực
= (giá
Lúa 1995
x lượng
Lúa 2000
) + (giá
Cà phê 1995
x lượng
Cà phê 2000
)
Vì giá không thay đổi nên GDP biến động từ năm này sang năm khác chỉ do sự thay đổi của
lượng hàng. Nên khi muốn biết GDP của một quốc gia tăng hoặc giảm qua thời gian, người ta so sánh
GDP thực giữa các năm.
GDP thực theo xu hướng và những dao động của GDP thực: GDP thực theo xu hướng là xu
hướng hoặc khuynh hướng tăng của GDP thực qua thời gian. Những dao động của GDP thực là sự chênh

lệch của GDP thực so với xu hướng của nó. Xu hướng tăng của GDP thực qua thời gian bắt nguồn từ
những lý do như: sự gia tăng dân số làm gia tăng nguồn nhân lực, sự gia tăng cơ sở vật chất do quá trình
tích luỹ vốn, tiến bộ kỹ thuật.
Sự biến động của GDP thực tế là một thước đo hiện có tốt nhất về qui mô và tăng trưởng của mức
sản lượng bởi vì GDP thực tế không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, nó được xem như mạch
đập được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốc dân.
Khi các nhà kinh tế nói về tăng trưởng của nền kinh tế, họ phản ánh tốc độ tăng trưởng bằng tỷ lệ
phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
2
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính:
Mặc dù tốc độ tăng trưởng thường mang giá trị dương trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này có
thể không ổn định giữa các năm.
Trên thực tế GDP có thể giảm trong một số trường hợp. Những biến động ngắn hạn của GDP được
gọi là chu kỳ kinh doanh. Hiểu biết về chu kỳ kinh doanh là một mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô.
Tại sao các chu kỳ kinh doanh lại xuất hiện? các lực lượng kinh tế nào lại gây ra sự suy giảm
tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào dẫn đến khôi phục kinh tế? Liệu các chính sách của chính
phủ có thể sử dụng để làm dịu hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây
là vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất đã được giải đáp một phần bởi kinh tế vĩ mô hiện đại.
Hình 1.1: GDP thực (theo giá cố định 1994) của kinh tế Việt nam giai đoạn 1986-2004.
1.1.2.Việc làm nhiều và thất nghiệp ít.
Mục tiêu quan trọng tiếp theo của kinh tế vĩ mô là việc làm nhiều đồng nghĩa với thất nghiệp thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần
trăm so với lực lượng lao động.
Biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kỳ kinh doanh.
Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại.
1.1.3. Lạm phát.
3
Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế quan tâm đó là lạm phát. Lạm phát là tình trạng mức
giá trung bình (mức giá chung) của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng Tỷ lệ lạm phát (%). Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tỷ lệ phần

trăm thay đổi của chỉ số giá cả (thường là chỉ số CPI). Chỉ số giá cả là tỷ lệ so sánh giữa số tiền phải trả
để mua một giỏ hàng hoá trong một năm hoặc một thời kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng hoá đó vào
năm gốc hoặc thời kỳ gốc.
Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá. Giá trị của tiền tệ giảm dần như theo
cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mất giá nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp thì tiền
mất giá chậm hơn). Lạm phát có tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì
đồng tiền nước đó sẽ bị giảm giá so với đồng tiền nước khác.
1.1.4. Cán cân thương mại.
Vấn đề quan trọng thứ tư mà kinh tế vĩ mô xem xét là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của
cán cân thương mại là gì và điều gì qui định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Nhìn chung,
khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải
trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền nước ngoài, hoặc giảm tài sản quốc tế. Ngược
lại, khi một nước có xuất khẩu ròng, thì nước đó sẽ tích tụ tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy,
nghiên cứu của chúng ta về mất cân bằng thương mại liên quan chặt với dòng chu chuyển vốn quốc tế.
1.2. Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính phủ có những công cụ nhất định có thể tác động đến kinh tế vĩ mô.
Công cụ chính sách là một biến số kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ có thể tác động đến
một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tức là, bằng cách thay đổi chính sách tiền tệ, tài khoá,và các chính
sách khác, chính phủ có thể lái nền kinh tế đến một tình trạng tốt hơn về sản lượng, ổn định giá cả và
việc làm. Các chính sách chủ yếu:
 Chính sách tài khóa : quyết định điều chỉnh thuế và chi tiêu chính phủ nhằm đạt mức sản lượng,
việc làm và giá cả mong muốn.
 Chính sách tiền tệ : Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ làm thay đổi mức cung tiền và
lãi suất, thông qua các công cụ như: lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường
mở. Nhằm hướng mức sản lượng quốc gia, việc làm và giá cả đạt mức mong muốn.
 Chính sách thu nhập : các chính sách nhằm kiểm soát giá và tiền lương trong nền kinh tế.
 Chính sách ngoại thương : gồm các chính sách nhằm cân bằng cán cân thương mại để góp phần cân
bằng cán cân thanh toán. Chính sách ngoại thương sử dụng các công cụ mà chính phủ có thể sử dụng
để tác động đến quan hệ thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu.
2.TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ CÂN BẰNG KINH TẾ VĨ MÔ.

4
2.1.Tổng cầu.
2.1.1. Khái niệm.
Tổng cầu (AD aggregate demand) là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân kinh
tế có khả năng và sẵn sàng mua trong một thời kỳ nhất định.
Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ:
 tiêu dùng của hộ gia đình (C: Consumption),
 đầu tư của các doanh nghiệp (I: Investment),
 mua hàng hoá chính phủ (G: Government expenditures), và
 xuất khẩu ròng (NX: Net Export) là chênh lệch giữa xuất khẩu ( EX: export) và nhập khẩu ( IM:
import).
AD = C + I + G + NX
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu.
 Mức giá trung bình của hàng hoá và dịch vụ (P)
 Thu nhập của các chủ thể kinh tế (NI).
 Chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ (Tax).
 Khối lượng tiền tệ cung ứng (Ms), lãi suất (r)…
2.1.3. Đường biểu diễn tổng cầu.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi ngược chiều với giá cả trung
bình. Đường AD là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá chung .AD = F(P)
Tính chất của đường tổng cầu.
Đường tổng cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng âm đến tổng cầu. Độ dốc
âm của tổng cầu được giải thích bởi các nguyên nhân sau:
 Mức giá và tiêu dùng - hiệu ứng của cải : ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá là làm tăng giá trị
thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ. Nếu như người ta giữ một khối lượng tiền nhất định, khi
mức giá chung giảm, họ sẽ có thể mua được nhiều sản phẩm hơn trước.
 Mức giá và đầu tư - Hiệu ứng lãi suất : khi giá cả giảm, các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để
mua hàng hoá và dịch vụ mà họ muốn. Do đó họ sẽ giữ ít tiền hơn và cho vay nhiều hơn. Điều
này làm giảm lãi suất và có tác động khuyến khích các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư nhiều hơn
vào máy móc, thiết bị.

 Mức giá và xuất khẩu ròng- Hiệu ứng thay thế quốc tế : trong nền kinh tế mở, sự giảm giá của
hàng trong nước làm cho hàng nội trở nên rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng
khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Hìn
h 1.2 Đường biểu diễn tổng cầu AD
Cả ba hiệu ứng này hàm ý rằng, với mọi
yếu tố khác giữ nguyên, có một mối quan hệ
ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng
hoá dịch vụ được yêu cầu. Nói cách khác đường
tổng cầu có độ dốc âm.
Những thay đổi của tổng cầu.
5

×