Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giới thiệu quy trình phát triển trạm thu phát sóng (BTS) của tổng công ty viễn thông quân đội (viettel)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.06 KB, 6 trang )

Câu 1: Giới thiệu quy trình Phát triển trạm thu phát sóng (BTS) của Tổng công
ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
Xây dựng và phát triển hạ tầng mạng lưới là yếu tố quyết định chất lượng
dịch vụ, ngay từ những ngày đầu bước vào kinh doanh dịch vụ di động Viettel
đã xác định chiến lược “Mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau” và với triết lý
kinh doanh đó trong những năm qua Viettel đã không ngừng phát triển hạ tầng
mạng lưới: năm 2004 toàn mạng mới chỉ có 500 trạm BTS phát sóng, hết năm
2007 toàn mạng đã có hơn 6.000 trạm phát sóng, năm 2008 là hơn 13.000 trạm
và đến tháng 12/2009 với số lượng hơn 20.000 trạm phát sóng phủ rộng khắp
các tỉnh thành trên toàn quốc, bằng 80% tổng số trạm của tất cả các đối thủ
cộng lại. Viettel là mạng di động có hạ tầng “rộng nhất, sâu nhất” trong tất cả
các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường Việt Nam.
Vậy, để có được một trạm BTS đưa vào khai thác sử dụng phải qua các
bước thực hiện như thế nào? sau đây tôi xin giới thiệu về quy trình Phát triển
trạm BTS của Viettel:
I. Mô tả quy trình:
1. Lưu đồ gồm 8 bước:
Xác định vị trí
lắp đặt trạm

Tích hợp trạm
đưa vào sử dụng

Đề xuất vị
trí lắp đặt

Tối ưu vị trí
lắp đặt

Xây lắp trạm


Điều hành
phát triển trạm

Đàm phán
thuê nhà trạm

Thiết kế nhà
trạm

2. Mô tả theo lưu đồ:
2.1 Xác định vị trí lắp đặt trạm
Căn cứ vào định hướng phát triển hạ tầng mạng lưới của Tổng công ty,
căn cứ vào nhu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh, các Chi nhánh Viettel tỉnh/tp xác
định vị trí cần đặt trạm để đáp ứng các yêu cầu:


− Đối với các khu vực đã có thiết kế lưới, vị trí danh định là các nút lưới
của khu vực đó.
− Đối với các khu vực chưa có thiết kế lưới thuộc thị xã, thị trấn yêu cầu vị
trí BTS danh định cách các trạm đã thiết kế trước đó một khoảng cách
bán kính >= 500m.
− Đối với vùng đồng bằng nông thôn, vị trí BTS danh định cách các trạm
đã thiết kế trước đó một khoảng cách bán kính >= 1km.
− Đối với các khu vực còn lại vị trí BTS danh định cách các trạm đã thiết
kế trước đó một khoảng cách bán kính >= 4km.
2.2 Đề xuất vị trí lắp đặt
Sau khi đã thiết kế danh định xong các Chi nhánh tỉnh/tp gửi danh sách
các trạm nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt để Phòng xây dựng & phát triển
hạ tầng theo dõi, với các trạm phát sinh ngoài kế hoạch các Chi nhánh gửi tờ
trình đề xuất vị trí lắp đặt trạm.

2.3 Tối ưu vị trí lắp đặt
Phòng phát triển hạ tầng làm việc với Phòng thiết kế tối ưu các khu vực
để xác định tính khả thi của vị trí đề xuất, sau 5 ngày kể từ khi có đề xuất Phòng
phát triển hạ tầng sẽ trả lời chính thức các Chi nhánh tỉnh.
2.4 Đàm phán thuê nhà trạm
Căn cứ vào kết quả tối ưu, Chi nhánh tỉnh triển khai đàm phán thuê nhà
trạm trong kế hoạch và phát sinh theo đề xuất, tổng hợp báo cáo về Phòng xây
dựng hạ tầng.
2.5 Thiết kế nhà trạm
Nếu thuê được nhà trạm Chi nhánh tỉnh phối hợp với Công ty tư vấn thiết
kế, khảo sát thiết kế cải tạo nhà trạm, thiết kế truyền dẫn cho trạm.
Nếu không thuê được trạm các tỉnh rà soát và tìm kiếm vị trí mới.
2.6 Điều hành phát triển trạm
Dựa vào các trạm đã được thiết kế xong, Phòng xây dựng hạ tầng điều
hành để đưa trạm vào hoạt động:
2


− Tiến độ vật tư, thiết bị đảm bảo lắp đặt.
− Tiến độ triển khai lắp đặt của đối tác thi công.
− Tiến độ bàn giao, tích hợp, phát sóng đưa vào sử dụng
2.7 Xây lắp trạm
− Công ty Công trình triển khai thi công xây lắp trạm theo đúng tiến độ đề
ra.
− Chi nhánh tỉnh giám sát quá trình triển khai việc cải tạo nhà trạm, xây
dựng hệ thống móng cột và truyền dẫn.
2.8 Tích hợp trạm và đưa vào sử dụng
− Bộ phận thiết kế tối ưu Chi nhánh tỉnh thực hiện việc kiểm tra, tích hợp
các trạm BTS đã được xây dựng hoàn chỉnh.
− Kết quả kiểm tra được Bộ phận thiết kế tối ưu Chi nhánh tỉnh gửi về các

Phòng thiết kế tối ưu khu vực đề nghị kiểm tra và cho phát sóng.
II. Để quy trình thực hiện tốt hơn cần cải thiện:
1. Về thiết kế nhà trạm: Do nhu cầu phát triển nhanh việc thiết kế nhà trạm của
Viettel đang áp dụng theo mẫu điển hình (áp dụng mẫu thiết kế chung), chưa cụ
thể đối với từng trạm thuộc địa hình, khu vực khác nhau: đồng bằng, miền núi,
trung du... Vì vậy, để đảm bảo tối đa hiệu quả phát sóng, tăng bán kính vùng phủ
phù hợp với từng địa hình cần phải có thiết kế chi tiết đối với từng loại trạm có
địa hình tương đối giống nhau để vừa đảm bảo tiến độ phát triển nhanh vừa đảm
bảo hiệu quả vùng phủ rộng.
2. Về điều hành phát triển trạm: Hiện nay Viettel chưa điều hành tốt các điều
kiện đảm bảo tiến độ xây dựng móng cột và tiến độ vật tư thiết bị nhập ngoại,
nhiều trạm xây dựng xong chưa có thiết bị về để lắp đặt, phát sóng; hoặc vật tư
thiết bị về không đồng bộ dẫn đến phải vận chuyển vật tư, thiết bị nhiều lần đến
công trình thi công vừa mất thời gian, vừa tốn kém chi phí vận chuyển, vừa làm
chậm tiến độ thời gian tích hợp phát sóng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong
điều hành phát triển trạm cần xây dựng kế hoạch chi tiết và giám sát, điều hành
3


triệt để về tiến độ đảm bảo đồng bộ các điều kiện về xây dựng, vật tư thiết bị,
triển khai truyền dẫn…
3. Về tối ưu vị trí đặt trạm: Một số trạm BTS khi tích hợp phát sóng không
những không làm tăng chất lượng sóng, mở rộng vùng phủ mà còn làm “nhiễu”
sóng của các trạm lân cận trong khu vực, nguyên nhân do khi tối ưu vị trí lắp đặt
trạm chưa khảo sát kỹ vị trí lắp đặt, lựa chọn vị trí chưa phù hợp hoặc lắp đặt
trạm chưa đúng tần số, dẫn đến một số trạm mặc dù tốn kém chi phí xây dựng,
lắp đặt nhưng không mang lại hiệu quả. Vì vậy, việc tối ưu vị trí lắp đặt là hết
sức quan trọng, khi quyết định đặt trạm ở vị trí nào thì cần phải đến khảo sát, đo
kiểm thực tế tại vị trí khu vực đó để lựa chọn được vị trí lắp đặt trạm tối ưu nhất.
Câu 2:

Qua môn học Quản trị Sản xuất và tác nghiệp, giúp tôi nắm được những
kiến thức cơ bản trong quản trị hoạt động của doanh nghiệp, phát triển khả năng
nhận dạng, phân tích các quyết định sản xuất của người quản lý, quá trình
chuyển hoá các nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra, cách thức giải
quyết các vấn đề trong sản xuất; đặc biệt là việc kiểm soát và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực, đặc biệt là việc loại bỏ các chi phí không cần thiết theo hệ
thống sản xuất Lean.
7 loại lãng phí theo mô hình LEAN
1. Phế phẩm và sự lãng phí: Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình
không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế
phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm và các tính năng
trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu;
2. Chu kỳ sản xuất: Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách
giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị
cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;
3. Mức tồn kho: Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất,
nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa
với yêu cầu vốn lưu động ít hơn;
4


4. Năng suất lao động: Cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm
thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng
suất cao nhất trong thời gian làm việc.
5. Tận dụng thiết bị và mặt bằng: Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất
hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất
sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy;
6. Tính linh động: Có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau
một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.
7. Sản lượng: Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động,

giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một
cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc
giảm giá thành sản xuất
Đối với Viettel lãng phí lớn nhất là chưa khai thác hết tài nguyên mạng:
khi đầu tư để chiếm lĩnh và dẫn dắt thị trường, Viettel phải tập trung phát triển
hạ tầng mạng lưới, phủ sóng rộng, dàn trải, phải có dung lượng lớn, như vậy khi
số lượng thuê bao ít, không phát sinh lưu lượng, sản lượng thoại cuộc gọi đi gọi
đến (hoặc lưu lượng phát sinh ít) thì dẫn đến lãng phí tài nguyên. Hiện nay hiệu
quả sử dụng tài nguyên mạng của Viettel chỉ chiếm 60% tổng dung lượng mạng,
như vậy có tới 40% tài nguyên mạng đang bị lãng phí chưa được khai thác sử
dụng.
Để giảm thiểu những lãng phí đó Viettel cần phải làm:
Phát triển nhanh số lượng thuê bao => chi phí khấu hao trên đơn vị sản
phẩm sẽ thấp hơn => giảm suất đầu tư/thuê bao => giảm giá thành dịch vụ.
Thực hiện chiến lược kích thích tiêu dùng, phát sinh lưu lượng bằng các gói
sản phẩm, gói cước khác nhau; giảm giá cước gọi giờ thấp điểm, bù máy cầm
tay .…
Thực hiện chương trình điện thoại cố định không dây cho các hộ nông dân
để tăng lưu lượng sử dụng.

5


Chiến lược cộng tác viên bán hàng, chăm sóc khách hàng tới thôn, xóm để
kích cầu tiêu dùng.
Cùng một sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào đưa ra giá thấp hơn, chất lượng
dịch vụ tốt hơn, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn thì sẽ thu hút được nhiều
khách hàng hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cho dù thị trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng nhiều Viettel
vẫn có thể duy trì và phát triển tốt nếu có cách di của riêng mình, biết nâng cao

chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí và luôn hướng tới mục tiêu thoả mãn nhu
cầu khách hàng.

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Quản trị Hoạt động của Đại học Griggs
2. Diễn đàn doanh nghiệp (dddn.com.vn)
3. Doanhnhan360.com
4. Các báo cáo của Tổng công ty Viễn thông Quân đội.
5. Quy trình phát triển trạm BTS áp dụng trong Tổng công ty Viễn thông
Quân đội.

6



×