Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV thanh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.9 KB, 11 trang )

1/ Trình bày quy trình tác nghiệp thông thường : Quy trình cấp tín
dụng bán lẻ tại BIDV Thanh Xuân.
Bước 1: Tiếp thị Khách hàng bán lẻ
Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân(CBQHKHCN) có trách nhiệm trực
tiếp tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện hành của BIDV tới
các Khách hàng bán lẻ.
Bước 2: Phỏng vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
- CBQHKHCN tiến hành phỏng vấn Khách hàng và tư vấn cho khách
hàng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp nhất.
- CBQHKHCN có trách nhiệm hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ
vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu cung cấp đầy đủ một lần.
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
- CBQHKHCN trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng và kiểm
tra tính đầy đủ phù hợp của hồ sơ;
- CBQHKHCN lập phiếu tiếp nhận hồ sơ, có đầy đủ chữ ký của khách
hàng
Bước 4: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt Báo cáo đề xuất tín
dụng
CBQHKHCN nghiên cứu, đánh giá phân tích khoản vay theo những nội
dung cụ thể như: thông tin khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, lịch
1


sử quan hệ tín dụng, phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tài sản đảm
bảo.
a) Trường hợp không đồng ý cấp tín dụng: thông báo từ chối cho vay tới
Khách hàng.
b) Trường hợp cấp tín dụng không thông qua phê duyệt rủi ro: lập báo cáo
đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng và tiếp tục thực hiện
trình tự.
c) Trường hợp cấp tín dụng phải thông qua phê duyệt rủi ro tín dụng tại


Chi nhánh: Sau khi Phó Giám đốc phụ trách QHKHCN phê duyệt đề xuất cấp
tín dụng, PQHKHCN gửi Bộ phận QLRR thực hiện thẩm định đánh giá rủi ro.
- Bộ phận QLRR lập Báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng.
d) Trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh:
- Chi nhánh (Phòng QLRR là đầu mối) lập bộ hồ sơ trình Hội sở chính
Bước 5: Quyết định cấp tín dụng
5.1. Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay không qua
thẩm định rủi ro:
- Trong trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay và quyết định
giải ngân của Lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng cá nhân(LĐPQHKHCN)/
Lãnh đạo phòng giao dịch (LĐPGD) : LĐPQHKHCN/LĐPGD ký phê duyệt,
nếu không đồng ý cho chuyển lại cho CBQHKHCN thông báo cho khách hàng.
Nếu vượt thẩm quyền, LĐPQHKHCN/LĐPGD ký và trình Lãnh đạo Chi
nhánh quyết định.
2


- Trên cơ sở ý kiến trình của LĐPQHKHCN/LĐPGD, nếu đồng ý cho vay,
Lãnh đạo Chi nhánh ký phê duyệt, nếu không đồng ý, có ý kiến và chuyển lại cho
CBQHKHCN thông báo cho khách hàng.
- Trường hợp không đồng ý cho vay, CBQHKHCN lập Thông báo từ chối
cho vay gửi khách hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.
5.2. Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay qua thẩm định
rủi ro:
Bộ phận QLRR thực hiện thẩm định đánh giá rủi ro và trình lãnh đạo chi
nhánh quyết định. Lãnh đạo Chi nhánh ký phê duyệt, nếu không đồng ý cho
chuyển lại cho CBQHKHCN thông báo cho khách hàng.
Bước 6: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý
* Soạn thảo, đàm phán các Hợp đồng:
CBQHKHCN soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền

vay phù hợp để trình LĐPQHKHCN/LĐPGD kiểm soát trước khi trình cấp có
thẩm quyền ký Hợp đồng.
* Ký kết các Hợp đồng
* Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm:
- CBQHKHCN cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng
thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.
- Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch, CBQHKHCN bàn giao
toàn bộ hồ sơ cho Phòng Quản trị tín dụng (PQTTD).

3


Bước 7: Đề xuất và Quyết định giải ngân
CBQHKHCN lập Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể và ký sau đó
báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD.
LĐPQHKHCN/LĐPGD ký phê duyệt nếu thuộc thẩm quyền hoặc nếu
không thuộc thẩm quyền thì ký và trình Lãnh đạo Chi nhánh ký phê duyệt giải
ngân.
Trường hợp thiếu chứng từ giải ngân và/hoặc chưa đủ điều kiện giải ngân,
đồng thời khách hàng cam kết cung cấp bổ sung hồ sơ chứng từ, Chi nhánh có
thể đánh giá, xem xét giải ngân phù hợp với thực tế giao dịch của khách hàng,
cũng như các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
CBQHKHCN phụ trách khoản vay tại Chi nhánh có trách nhiệm theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp phát hiện
khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì CBQHKHCN báo cáo
và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
Bước 8: Giao, nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống
SIBS
Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, CBQHKHCN hoàn thiện 3 bộ hồ sơ
liên quan đến khách hàng, khoản vay (trong đó (i) 02 bộ hồ sơ sẽ bàn giao cho

PQTTD để phê duyệt, cập nhật thông tin và chuyển cho Phòng dịch vụ khách
hàng cá nhân(PDVKHCN) để giải ngân, (ii) 1 bộ hồ sơ chuyển cho khách
hàng.
Bước 9: Giải ngân
4


PDVKHCN sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ PQTTD hướng dẫn khách hàng
hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, kiểm tra sự phù hợp về nội dung,
thông tin khách hàng và sự khớp đúng giữa các hồ sơ, chứng từ.
Nếu phù hợp, CBDVKHCN thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách
hàng.
Bước 10: Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay
10.1. CBQHKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay,
khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay
Việc kiểm tra sau khi giải ngân được lập thành Biên bản và báo cáo cấp có
thẩm quyền. Bản chính Biên bản kiểm tra được chuyển cho Bộ phận QTTD để
lưu giữ hồ sơ theo quy định.
10.2. CBQHKHCN chịu trách nhiệm kiểm tra và định giá lại giá trị tài sản
đảm bảo.
10.3. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro,
CBQHKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo LĐPQHKHCN
và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.
Bước 11: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí
11.1. Quản lý sau giải ngân:
- CBQTTD có trách nhiệm thường xuyên theo dõi để thông báo cho
PQHKHCN để đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, phí từ khách hàng theo đúng
quy định tại Hợp đồng.

5



- CBQHKHCN thường xuyên chăm sóc, thông báo khách hàng trả nợ,
đảm bảo không để nợ quá hạn xảy ra.
- Trong quá trình quản lý nếu phát hiện dấu hiệu rủi ro, CBQTTD/
CBQHKHCN thực hiện kiểm tra, rà soát và báo cáo Lãnh đạo trực tiếp để chỉ
đạo, xử lý kịp thời.
11.2. Thu nợ tự động:
Trong Hợp đồng tín dụng quy định rõ BIDV được thu nợ gốc, lãi vay tự
động khi đến hạn và tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ tiền để trả nợ, thì
BIDV thực hiện thu nợ tự động.
11.3. Thu nợ thủ công:
- Đối với những khoản vay đến hạn trả nợ:
+ Nếu trên tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ tiền trả nợ CBQTTD tiến
hành lập chỉ thị cho PDVKHCN để thu nợ.
+ Nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ/không có tiền trả nợ,
thì CBQTTD lập chỉ thị cho PQHKHCN thực hiện thủ tục thông báo, đôn đốc
cho khách hàng thực hiện việc trả nợ.
- Trường hợp khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng trả nợ:
+ Nếu khách hàng đến trực tiếp PQHKHCN đề nghị thu nợ thì
CBQHKHCN lập chỉ thị cho PDVKHCN để thu nợ.
+ Nếu khách hàng đến trực tiếp PDVKHCN đề nghị thu nợ thì
CBDVKHCN xác định rõ được số tiền phải thu và thực hiện thu nợ.

6


- Trường hợp khách hàng đề nghị (thông qua điện thoại/email hoặc hình
thức truyền tải thông tin khác phù hợp) PQHKHCN thu nợ và trong Hợp đồng
tín dụng có quy định Ngân hàng được chủ động thu nợ gốc và lãi vay thì

CBQHKHCN lập chỉ thị cho PDVKHCN thực hiện thu nợ.
- Trường hợp khách hàng chủ động trả nợ trước hạn:
+ CBQHKHCN hướng dẫn khách hàng và lập Đề nghị thu nợ chuyển
PDVKHCN để tiến hành thu nợ
Bước 12: Điều chỉnh tín dụng
CBQHKHCN phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của
khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 13: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
a) CBQHKHCN chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách
hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời phối hợp với Bộ phận QLRR đề
xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng xem xét,
quyết định.
b) CBQHKHCN có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện những nghĩa vụ
khác của khách hàng trong hợp đồng tín dụng như nghĩa vụ mua bảo hiểm,
nghĩa vụ bổ sung tài sản bảo đảm… (nếu có) để đôn đốc khách hàng và bên thứ
ba thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
Bước 14: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ
a) Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKHCN phối hợp
với CBQTTD để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.
7


b) Giải toả các hợp đồng bảo đảm tiền vay: Bộ phận Quan hệ khách hàng
cá nhân đầu mối thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với
khách hàng.
c) CBQTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định
của BIDV.
* Những nhược điểm của quy trình này trong công tác quản lý :
Đây là 1 quy trình đã được đúc kết trên 50 năm xây dựng, trưởng thành
và phát triển của BIDV, đối với công tác quản lý thì đây là 1 quy trình quả là

hoàn hảo bởi nó phù hợp với mô hình TA2 là bước tiến quan trọng trong quá
trình hội nhập, nó đã tách bạch được 3 khâu tuy độc lập với nhau nhưng lại có
mối quan hệ chặt chẽ, từ khâu khởi tạo đề xuất tín dụng, khâu theo dõi giải
ngân thu nợ, và cuối cùng là lưu trữ hồ sơ. Trước đây tất cả các khâu này đề tập
trung tại phòng QHKH, nói như vậy việc quản lý tập trung sẽ tốt hơn , tuy
nhiên với ngành Ngân hàng thì việc quản lý như vậy sẽ không đem lại hiệu quả
trong công tác tín dụng do hồ sơ có thể bị thất lạc, do việc theo dõi giải ngân
thu nợ không được kiểm tra thường xuyên dẫn đến nợ xấu gây ảnh hưởng lớn
đến hoạt động của Ngân hàng mà việc này trước đây thường xuyên xảy ra. Quy
trình trên đã quy định rõ công việc, trách nhiệm của từng bộ phận, giảm tải cho
bộ phận quan hệ khách hàng, phân định rõ các cấp phê duyệt đảm bảo tính
minh bạch trong quan hệ tín dụng.

8


2/Áp dụng một số nội dung môn học quản trị tác nghiệp tại BIDV Thanh
Xuân :
BIDV Thanh Xuân được thành lập ngày 01/12/2008 trên cơ sở tách từ chi
nhánh Hà nội, chi nhánh Hà Thành, Chi nhánh Đông Đô. Ngoài việc hoạt động
đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa
năng tổng hợp, BIDV Thanh Xuân còn là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư
phát triển huy động vốn cho vay trung, dài hạn, có nhiều kinh nghiệm về đầu tư
các dự án trọng điểm, lấy khách hàng làm trung tâm, là người bạn đường hợp
tác cùng phát triển với khách hàng, vì vậy việc xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng tại BIDV Thanh Xuân là rất cần thiết để phục vụ khách hàng ngày càng
hiệu quả hơn, nhanh hơn, hiện đại hơn…với mục đích : xây dựng, chuẩn hóa,
văn bản hóa toàn bộ các quy trình nghiệp vụ, đổi mới công nghệ, nâng cao
nhận thức,chuyển biến tốt phong cách làm việc, trong bài viết này tôi dự định
áp dụng để xây dựng quy trình kiểm soát văn bản chế độ tại BIDV Thanh Xuân

cụ thể sau:
- Đưa ra các quy định phù hợp với yêu cầu và xác định rõ thẩm quyền phê
duyệt văn bản thuộc hệ thống tài liệu nội bộ.
- Xác định rõ loại, số lượng, phạm vi áp dụng văn bản chế độ đản bảo các
văn bản không chồng chéo nhau, không mô thuẫn, thiếu sót
- Đóng đấu “Đã lỗi thời “ trên văn bản đã lỗi thời hoặc hết hiệu lực

9


- Lập danh mục văn bản chế độ kể cả biểu mẫu ( tên văn bản, mã văn bản,
ngày ban hành…..) và do một đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm quản lý
và cập nhật.
- Xác định rõ các bộ phận cần văn bản chế độ trên cơ sở đó phân phối
đúng theo nhu cầu
- Xây dựng các thức trình bày văn bản nhất quán tại chi nhánh.
- Quy định rõ trách nhiệm để đảm bảo tiếp nhận và cập nhật kịp thời các
văn bản pháp lý bên ngoài khi có sửa đổi, bổ xung hoặc ban hành mới có
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng.
- Xây dựng cách thức tiếp nhận và gửi các văn bản thuộc loại công văn,
thư từ giao dịch với bên ngoài.

10


- The enmd

11




×