Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quy trình tín dụng bán lẻ tại BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.67 KB, 10 trang )

Quy trình tín dụng bán lẻ tại BIDV
Nghiên cứu về Quản trị hoạt động ngày càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết với các Doanh nghiệp từ sản xuất cho đến dịch vụ và kinh doanh
thương mại.. Trong khuân khổ bài kiểm tra cá nhân môn Quản trị hoạt động,
Là học viên hiện đang làm việc tại chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà
nước (BIDV) Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Tôi xin trình bầy 01trong những
quy trình về hoạt động dịch vụ Ngân hàng có liên quan mật thiết đến quản trị
tác nghiệp.
A- Quy trình tín dụng bán lẻ gồm các bước sau:
1- Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Gồm các nhóm: - Sản phẩm cấp tín dụng bán lẻ - Sản phẩm huy động vốn Sản phẩm dịch vụ gia tăng, ngân hàng hiện đại…
2- Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
- Nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của khách hàng.
- Khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng sản phẩm tín dụng
bán lẻ cụ thể.
Trên cơ sở đó để tư vấn cho khách hàng một cách phù hợp.
(3- Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ.
- Trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu.


Sau khi đã đầy đủ thì lập phiếu tiếp nhận. Nhập kho hồ sơ gốc tài sản bảo
đảm:
+ Đối với hồ sơ tài sản không phải công chứng thì giao ngay cho bộ phận
kho quỹ.
+ Đối với hồ sơ tài sản phải làm thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch
bảo đảm thì cán bộ QHKH có thể chưa bàn giao ngay cho Kho quỹ và phải bàn
giao sau khi thực hiện xong thủ tục.
+ Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thì khi nào khách hàng nhận được
giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu gốc thì phải giao ngay cho CBQHKH.
4- Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng


* Về thông tin khách hàng: Thẩm định tính chính xác, đầy đủ và sự phù
hợp về nội dung của thông tin giữa các tài liệu chứng minh.
* Về năng lực tài chính của khách hàng:
- Tiến hành đánh giá phân tích thu nhập của khách hàng trên cơ sở hồ sơ
chứng minh năng lực tài chính đã được khách hàng cung cấp.
- Trường hợp cần thiết CBQHKH có thể thẩm định trực tiếp, đảm bảo
thông tin khách hàng cung cấp là chính xác, đầy đủ.
* Về lịch sử quan hệ tín dụng:
* Đánh giá, phân tích phương án/ dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư:
- Đánh giá về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.


- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án/ dự án.
- Phân tích đánh giá phương án/ dự án, khả năng vay trả của khách hàng.
* Về tài sản bảo đảm:
Tiến hành thẩm định tài sản theo quy định.
* Lập báo cáo đề xuất tín dụng, phê duyệt đề xuất tín dụng:
5- Quyết định cấp tín dụng:
* Trường hợp không qua thẩm định rủi ro tại Chi nhánh:
- Trong trường hợp thuộc thẩm quyển quyết định cho vay và quyết định
giải ngân của LĐPQHKH/LĐPGD, nếu đồng ý thì ký vào vị trí phê duyệt, nếu
không đồng ý có ý kiến và chuyển lại CBQHKH thông báo cho khách hàng.
- Nếu vượt thẩm quyền thì trình Lãnh đạo Chi nhánh quyết định.
* Trường hợp qua thẩm định rủi ro:
- Tại Chi nhánh: Thực hiện theo trình tự quy định tại Quy định về trình tự
thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
- Tại Hội sở chính: Trên cơ sở nhận đầy đủ hồ sơ, Ban Quản lý rủi ro tín
dụng thực hiện trình tự cấp có thẩm quyền xem xét, cấp tín dụng.
6- Ký kết các Hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:
- Soạn thảo, đàm phán các hợp đồng: Hợp đồng tín dụng. Hợp đồng bảo

đảm tiền vay.
- Ký kết các hợp đồng


- Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu cần)
7- Đề xuất và quyết định giải ngân:
- Đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi
nhánh:
Sau khi trình các cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh quyết định cấp tín dụng
CBQHKH lập bảng kê rút vốn/ Hợp đồng tín dụng cụ thể: nếu thuộc thẩm quyền
thì LĐPQHKH/PGD ký phê duyệt giải ngân, nếu vượt thẩm quyền thì
LĐPQHKH/PGD ký và trình Lãnh đạo Chi nhánh ký phê duyệt giải ngân.
- Đối với khoản vay qua thẩm định rủi ro tại Hội sở chính:
Trên cơ sở phê duyệt cấp tín dụng của Hội sở, CBQHKH lập bảng kê rút
vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể trình Lãnh đạo phu trách QHKH ký trước khi
chuyển sang cho phòng QTTD.
8- Giao nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS:
- Khi hoàn tất các nội dung trên, CBQHKH hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên
quan đến khách hàng, khoản vay (2 bộ bàn giao cho phòng QTTD, 1 bộ chuyển
cho DVKH sau đó DVKH chuyển cho khách hàng).
- Phê duyệt cập nhật thông tin vào Phân hệ tín dụng hệ thống SIBS (cán
bộ QTTD): Kiểm tra hồ sơ. Phê duyệt cập nhật thông tin trên hệ thống. Lưu giữ
hồ sơ.
9- Giải ngân


- Phòng DVKH sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ phòng QTTD sẽ hướng
dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân.
- Sau khi hoàn thành thủ tục giải ngân cho khách hàng, cán bộ DVKH lưu
hồ sơ giải ngân theo quy định.

10- Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay:
- CBQHKH có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay,
mục đích sử dụng vốn vay theo nội dung của hợp đồng.
- CBQHKH chịu trách nhiệm kiểm tra tài sản bảo đảm theo quy định về
giao dịch bảo đảm trong cho vay hiện hành.
- Trong quá trình kiểm tra nếu có phát hiện các dấu hiệu rủi ro, CBQHKH
phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo LĐPQHKH và cấp có thẩm
quyền xử lý kịp thời.
11- Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí:
Cán bộ QTTD có trách nhiệm thường xuyên theo dõi thông tin qua hợp
đồng tín dụng, bảng kê rút vốn, chương trình báo cáo phần mềm… để thông báo
cho phòng QHKH để đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi, phí từ khách hàng. CBQHKH
thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của cán bộ QHKH
và theo quy định.
12- Điều chỉnh tín dụng.
- Khi khách hàng có nhu cầu hoặc Bộ phận QHKH chủ động đề xuất trên
cơ sở đánh giá khoản vay, TSBĐ… hoặc các thông tin cảnh bảo của Bộ phận


QLRR thì CBQHKH tiếp nhận các yêu cầu và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng kỳ hạn có giấy đề nghị cơ
cấu lại kỳ hạn trả nợ và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong tương lai.
13- Xử lý, thu hồi nợ quá hạn:
- Khi phát sinh nợ quá hạn nhưng Khách hàng không có khả năng trả nợ
và không được ngân hàng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, CBQHKH chịu
trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng, đồng thời phối hợp với bộ
phận QLRR đề xuất các biện pháp xử lý, trình cấp có thẩm quyền.
- CBQHKH có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện những nghĩa vụ khác
của khách hàng trong hợp đồng tín dụng.

- Việc xử lý tranh chấp theo hướng dẫn.
14- Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:
- Tất toán khoản vay khi khách hàng trả hết nợ.
- Giải toả các hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- CBQTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định.
B- Những bất cập và nhược điểm:
- Các thiết chế, thể chế, quy định trong quản lý, kinh doanh ngân hàng bán
lẻ chưa đầy đủ, chưa chuẩn hoá phù hợp với thông lệ Quốc tế.


- Năng lực kiểm soát và tự kiểm soát các hoạt động bán lẻ còn chưa đề
cao phòng ngừa các rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp.
- Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị điều hành hoạt động ngân
hàng ban lẻ còn thiếu.
- Sản phẩm bán lẻ còn kém sức cạnh tranh do quy trình thủ tục còn phức
tạp, thiếu tiện ích và tính năng.
- Chưa định vị đối tượng khách hàng mục tiêu để gắn các chính sách
maketing, sản phẩm, giá, phân phối… chưa gắn bó với từng phân đoạn khách
hàng…
C- Cải thiện và định hướng cho chiến lược phát triển:
- Xác định khách hàng bán lẻ, nhóm khách hàng mục tiêu.
- Xác định địa bàn mục tiêu: Các đô thị được phân loại (1,2,3…) nơi tập
trung nhiều khách hàng bán lẻ có tiềm năng phát triển.
- Sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ
chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo đúng thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền
công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Đối với các sản phẩm, dịch vụ truyền thồng: Nâng cao chất lượng và tiện
ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hoá thủ tục giao dịch và
thân thiện với khách hàng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại:
phát triển nhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại, lựa chọn tập

trung phát triển một số sản phẩm chiến lược, mũi nhọn…


- Kênh phân phối: Phát triển theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và
hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản
phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng bán lẻ tới Khách hàng.
Câu 2:
Quản trị hoạt động là một môn khoa học nghiên cứu tính hiệu quả của quá
trình chuyển hoá từ các nguồn lực đầu vào sản xuất thành các sản phẩm đầu ra
hữu dụng cho khách hàng như hàng hoá và dịch vụ. Những nội dung trong môn
học có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của một Ngân hàng thương mại
nơi tôi đang làm việc là: 1- 14 luận điểm của Demming
2- Các khái niệm của TQM trong đó có các nội dung:
- Không ngừng cải thiện.
- 6 Sigma
- Các công cụ thống kê.
3- Quản lý chất lượng mang lại lợi thế so sánh.
- BIDV với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, ngang tầm
với các ngân hàng thương mại tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất.
Đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động. Hướng mục
tiêu và tầm nhìn dài hạn là dịch vụ, chính vì vậy việc áp dụng những kiến thức
quản trị hoạt động đối với hoạt động ngân hàng thương mại là thiết thực đối với
tất cả các mặt hoạt động… Việc áp dụng sẽ được thực hiện như:


1- Tăng cường năng lực quản trị điều hành: Đổi mới mạnh mẽ về định
hướng phát triển, triển khai theo hướng thông suốt và trực tuyến. Xây dựng và
chuẩn hoá các thể chế, quy chế tiệm cận với các thông lệ quốc tế.
2- Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh ngân hàng bán lẻ:

Xây dựng mạng lưới Chi nhánh trở thành cá tổ chức bán hàng chuyên nghiệp
với các quy định, quy trình tác nghiệp chặt chẽ, rõ ràng.
3- Xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực: Xây dựng
các chính sách tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, đảm bảo thu hút nhân viên có
năng lực.
4- Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lưới kênh phân phối: Xây dựng
kênh phân phối truyền thống trở thành những trung tâm tài chính hiện đại, thân
thiện với khách hàng, tiếp tục phát huy thế mạnh các kênh phân phối điện tử
(Internet, ATM, POS Mobiphone, SMS Banking, Cotact center) đồng bộ, có tính
bảo mật cao, dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, dễ sử dụng.
5- Phát triển nền tảng khách hàng vững chắc và tối đa hoá giá trị khách
hàng: Xây dựng các tiêu chí phù hợp và thực hiện phân đoạn khách hàng, lựa
chọn nhóm khách hàng mục tiêu và xây dựng các chính sách sản phẩm, giá,
phân phối, quảng cáo…
Quản trị hoạt động là một trong những môn học rất cần thiết nếu bạn
muốn thành công và đưa Doanh nghiệp của mình có thương hiệu và vị trí cao
trên thương trường. Phạm vi nghiên cứu vê môn học là rất rộng, việc áp dụng
vào thực tiễn để mang lại hiệu quả cao còn tuỳ thuộc vào sự phát triển những


hiểu biết, những khả năng của mỗi nhà quản trị kinh doanh… Xin chân thành
cảm ơn chương trình và các thày cô giảng viên!
Tài liệu tham khảo
1- Tài liệu môn học “Quản trị sản xuất & tác nghiệp” trong chương trình
GaMBA của Đại học Griggs – Hoa Ky.
2- Giáo trình “Quản trị sản xuất và dịch vụ” của TS Đồng Thị Thanh
Phương




×