Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả, phải nộp tại công ty TNHH LA VIE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.57 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI
TRẢ, PHẢI NỘP TẠI CÔNG TY TNHH LA VIE

Ngành: Kế toán
Chuyên Ngành: Kế toán tài chính

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Tú
Sinh viên thực hiện: Trương Hoàng Ngọc Hân
MSSV: 1311180341

Lớp: 13DKTC08

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI
TRẢ, PHẢI NỘP TẠI CÔNG TY TNHH LA VIE


Ngành: Kế toán
Chuyên Ngành: Kế toán tài chính

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Tú
Sinh viên thực hiện: Trương Hoàng Ngọc Hân
MSSV: 1311180341

Lớp: 13DKTC08

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được công bố trong các
công trình khác. Nếu không đúng như đã nếu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
đề tài của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả
(Ký tên)

Trương Hoàng Ngọc Hân

I


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn
Thanh Tú đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng,

Trường Đại học Công nghệ TP. HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm
em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Quý Công ty TNHH La Vie đã cho phép và tạo điều kiện
thuận lợi để em thực tập tại Công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng Kế toán của Công ty TNHH La Vie
đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty TNHH La Vie luôn
dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề
này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
thầy cũng như Quý Công ty.

II


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TK

Tài khoản

SDĐK


Số dư đầu kỳ

SDCK

Số dư cuối kỳ

TSCĐ

Tài sản cố định

BĐSĐT

Bất động sản đầu tư

GTGT

Giá trị gia tăng

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

NK

Nhập khẩu

BVMT

Bảo vệ môi trường


NSNN

Ngân sách nhà nước

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

VND

Đồng Việt Nam

USD

Dollas Mỹ

EURO

Bảng Anh

TT – BTC

Thông tư – Bộ Tài chính

MTV

Một thành viên

CP


Cổ phần

BP

Bộ phận

SX

Sản xuất

BH

Bán hàng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

BVMT

Bảo vệ môi trường

III


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Quy trình thu tiền mặt của Công ty TNHH La Vie ...................................... 40
Bảng 3.2: Quy trình chi tiền mặt của Công ty TNHH La Vie ...................................... 42
Bảng 3.3: Bảng so sánh giữa lý thuyết và thực tế của tài khoản tiền mặt .................... 55
Bảng 3.4: Quy trình chi tiền mặt của Công ty TNHH La Vie ...................................... 57

Bảng 3.5: Quy trình chi tiền gửi ngân hàng của Công ty TNHH La Vie ..................... 59
Bảng 3.6: Bảng so sánh giữa lý thuyết và thực tế của tài khoản tiền gửi ngân hàng ... 70
Bảng 3.7: Quy trình phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH La Vie ........................ 71
Bảng 3.8: Quy trình kế toán phải trả người lao động tại Công ty TNHH La Vie ........ 83
Bảng 3.9: Bảng so sánh giữa lý thuyết và thực tế của Phải trả người lao động ........... 89
Bảng 3.10: Quy trình khai báo thuế GTGT phải nộp ................................................... 90

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chữ T kế toán tiền mặt nội tệ............................................................. 9
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chữ T kế toán tiền mặt ngoại tệ ......................................................... 10
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chữ T kế toán tiền gửi ngân hàng nội tệ ............................................ 14
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ chữ T kế toán phải trả nhà cung cấp ................................................. 18
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ chữ T kế toán phải trả người lao động .............................................. 20
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ chữ T kế toán thuế và các khoản phải trả .......................................... 24
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ chữ T kế toán thuế giá trị gia tăng .................................................... 26
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ chữ T kế toán thuế tài nguyên ........................................................... 27
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ chữ T kế toán bảo vệ môi trường ...................................................... 29
Hình 3.1: Logo Công ty TNHH La Vie ........................................................................ 30
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH La Vie ........................ 33
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH La Vie ......................... 34
Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ .................. 35
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chữ T tài khoản 11110001 Quý 4 năm 2016 của Công ty TNHH La
Vie ................................................................................................................................. 52
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ chữ T tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH La Vie ....................... 68
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ chữ T kế toán phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH La Vie ...... 80
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ chữ T Phải trả người lao động........................................................... 87

IV



Sơ đồ 3.5: Sơ đồ chữ T thuế Tài nguyên ...................................................................... 93
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ chữ T thuế BVMT ............................................................................. 96

V


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.1.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 2

1.2.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.

Kết cấu đề tài.......................................................................................................... 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP TẠI CÔNG TY TNHH LA VIE .......................................... 3

2.1.

Kế toán vốn bằng tiền ............................................................................................ 3

2.1.1. Khái niệm của kế toán vốn bằng tiền ................................................................ 3
2.1.2. Phân loại vốn bằng tiền ..................................................................................... 3
2.1.3. Ý nghĩa của vốn bằng tiền ................................................................................. 4
2.1.4. Đặc điểm ............................................................................................................ 4
2.1.5. Nhiệm vụ của vốn bằng tiền .............................................................................. 4
2.1.6. Nguyên tắc ......................................................................................................... 5
2.1.7. Tiền mặt (TK 111), Tiền gửi ngân hàng (TK 112)............................................ 5
2.1.7.1.Tiền mặt ..................................................................................................... 5
2.1.7.1.1.Nguyên tắc kế toán tiền mặt ............................................................... 5
2.1.7.1.2.Kết cấu và nội dung phản ánh ............................................................ 7
2.1.7.1.3.Sơ đồ kế toán tiền mặt ........................................................................ 8
2.1.7.2.Tiền gửi ngân hàng .................................................................................... 11
2.1.7.2.1.Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng .............................................. 11
2.1.7.2.2.Kết cấu và nội dung phản ánh ............................................................ 12
2.1.7.2.3.Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng ....................................................... 13
2.2.

Kế toán các khoản phải trả ..................................................................................... 15

2.2.1. Kế toán phải trả người bán ................................................................................ 15
2.2.1.1.Nguyên tắc ................................................................................................. 15
2.2.1.2.Kết cấu và nội dung phản ánh .................................................................... 16
2.2.1.3.Sơ đồ kế toán phải trả nhà cung cấp .......................................................... 17
2.2.2. Kế toán phải trả người lao động ........................................................................ 19
2.2.2.1.Nguyên tắc phải trả người lao động ........................................................... 19


VI


2.2.2.2.Kết cấu và nội dung phản ánh .................................................................... 19
2.2.2.3.Sơ đồ kế toán phải trả người lao động ....................................................... 20
2.3.

Các khoản phải nộp nhà nước ................................................................................ 21
2.3.1. Các khoản phải nộp nhà nước .......................................................................... 21
2.3.1.1.Nguyên tắc thuế và các khoản phải nộp nhà nước..................................... 21
2.3.1.2.Kết cấu và nội dung phản ánh .................................................................... 23
2.3.1.3.Sơ đồ kế toán thuế và các khoản phải trả................................................... 23
2.3.2. Thuế giá trị gia tăng ......................................................................................... 24
2.3.2.1.Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng ............................................................. 24
2.3.2.2.Sơ đồ kế toán thuế GTGT .......................................................................... 25
2.3.3. Thuế tài nguyên ............................................................................................... 27

2.3.3.1.Đặc điểm của thuế tài nguyên ............................................................................... 27
2.3.3.2.Sơ đồ kế toán thuế tài nguyên ............................................................................... 27
2.3.4. Thuế bảo vệ môi trường .................................................................................. 27
2.3.4.1.Nguyên tắc thuế bảo vệ môi trường ........................................................... 27
2.3.4.2.Sơ đồ kế toán thuế bảo vệ môi trường ....................................................... 28
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LA VIE..................................... 30
3.1.

Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển Công ty ...................................... 30
3.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH La Vie .............................................................. 30
3.1.2. Lịch sử hình thành của Công ty TNHH La Vie .............................................. 31
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH La Vie ...................................... 32


3.2.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH La Vie ............................................ 32
3.2.1.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ........................................................... 32
3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ............................................................ 33

3.3.

Giới thiệu về bộ phận kế toán của Công ty TNHH La Vie.................................... 34
3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ................................................... 34
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh ...................................................... 34
3.3.3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty ............................................................ 35
3.3.4. Chế độ chính sách kế toán ............................................................................... 36

3.4.

Tình hình Công ty những năm gần đây ................................................................. 36

3.5.

Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển ..................................................... 37

VII


3.5.1. Thuận lợi.......................................................................................................... 37
3.5.2. Khó khăn ......................................................................................................... 37
3.5.3. Phương hướng phát triển ................................................................................. 37
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC

KHOẢN PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP TẠI CÔNG TY TNHH LA VIE .......................... 39
4.1.

Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH La Vie ................................................. 39
4.1.1. Tiền mặt ........................................................................................................... 39
4.1.1.1.Đặc điểm hạch toán vốn bằng tiền mặt tại Công ty ................................... 39
4.1.1.2.Quy trình thu chi tiền mặt tại Công ty TNHH La Vie ............................... 39
4.1.1.2.1.Quy trình thu tiền mặt tại Công ty TNHH La Vie.............................. 39
4.1.1.2.2.Quy trình chi tiền mặt tại Công ty TNHH La Vie .............................. 41
4.1.1.3.Chứng từ, sổ sách sử dụng ......................................................................... 43
4.1.1.4.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 43
4.1.1.5.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ............................................................ 43
4.1.1.6.So sánh thực tế và lý thuyết ....................................................................... 55
4.1.2. Tiền gửi ngân hàng .......................................................................................... 55
4.1.2.1.Đặc điểm hạch toán vốn bằng tiền gửi ngân hàng tại Công ty .................. 55
4.1.2.2.Quy trình thu chi tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH La Vie .............. 56
4.1.2.2.1.Quy trình thu tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH La Vie ............. 56
4.1.2.2.2.Quy trình chi tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH La Vie ............. 58
4.1.2.3.Chứng từ, sổ sách sử dụng ......................................................................... 60
4.1.2.4.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 60
4.1.2.5.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ............................................................ 60
4.1.2.6.So sánh thực tế và lý thuyết ....................................................................... 70

4.2.

Kế toán các khoản phải trả ..................................................................................... 70
4.2.1. Phải trả nhà cung cấp....................................................................................... 70
4.2.1.1.Đặc điểm hạch toán phải trả nhà cung cấp mặt tại Công ty....................... 70
4.2.1.2.Quy trình phải trả nhà cung cấp ................................................................. 70
4.2.1.3.Chứng từ, sổ sách sử dụng ......................................................................... 71

4.2.1.4.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 72
4.2.1.5.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ............................................................ 72
4.2.1.6.So sánh thực tế và lý thuyết ....................................................................... 82

VIII


4.2.2. Phải trả người lao động ................................................................................... 82
4.2.2.1.Đặc điểm hạch toán phải trả người lao động tại Công ty .......................... 82
4.2.2.2.Quy trình phải trả người lao động .............................................................. 83
4.2.2.3.Chứng từ, sổ sách sử dụng ......................................................................... 83
4.2.2.4.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 84
4.2.2.5.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ............................................................ 84
4.2.2.6.So sánh thực tế và lý thuyết ....................................................................... 89
4.3.

Các khoản phải nộp cho Nhà nước ........................................................................ 89
4.3.1. Thuế giá trị gia tăng phải nộp .......................................................................... 89
4.3.1.1.Đặc điểm thuế GTGT phải nộp tại Công ty TNHH La Vie ....................... 89
4.3.1.2.Quy trình hạch toán thuế GTGT phải nộp ................................................. 89
4.3.1.3.Chứng từ, sổ sách sử dụng ......................................................................... 90
4.3.1.4.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 90
4.3.1.5.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ............................................................ 90
4.3.1.6.So sánh thực tế và lý thuyết ....................................................................... 92
4.3.2. Thuế tài nguyên ............................................................................................... 92
4.3.2.1.Đặc điểm thuế tài nguyên phải nộp tại Công ty TNHH La Vie ................ 92
4.3.2.2.Sổ sách, chứng từ sử dụng ......................................................................... 92
4.3.2.3.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 92
4.3.3.4.Một số nghiệp vụ phát sinh ........................................................................ 92
4.3.2.5.So sánh thực tế và lý thuyết ....................................................................... 94

4.3.3. Thuế bảo vệ môi trường .................................................................................. 94
4.3.3.1.Đặc điểm hạch toán thuế bảo vệ môi trường tại Công ty .......................... 94
4.3.3.2.Chứng từ, sổ sách sử dụng ......................................................................... 95
4.3.3.3.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 95
4.3.3.4.Một số nghiệp vụ phát sinh ........................................................................ 95
4.3.3.5.So sánh thực tế và lý thuyết ....................................................................... 97

CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 98
5.1.

Nhận xét ................................................................................................................. 98
5.1.1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại Công ty ................................... 98
5.1.1.1.Ưu điểm...................................................................................................... 98
5.1.1.2.Nhược điểm ................................................................................................ 98

IX


5.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tại Công ty ........................................................ 98
5.1.2.1.Ưu điểm...................................................................................................... 98
5.1.2.2.Nhược điểm ................................................................................................ 99
5.2.

Kiến nghị ................................................................................................................ 99

5.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán ........................................................................... 99
5.2.2. Kiến nghị khác ................................................................................................. 100
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 101

X



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây phát triển theo hướng mở cửa làm

xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khiến cho tính cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp tăng
rõ rệt. Các Doanh nghiệp muốn vươn lên và khẳng định vị trí của mình cần phải năng
động trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt
là công tác kế toán vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một Doanh nghiệp, là điều kiện cơ
bản để Doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của
mình. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp không còn bị giới
hạn ở trong nước mà đã được mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
Do đó, quy mô và kết cấu của Vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý
chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động tính toán kinh tế
và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong
kinh doanh của Doanh nghiệp.
Do đó, việc tổ chức kế toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ,
chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu
của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông
tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu về đầu tư, chi tiêu trong tương lai
như thế nào? Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển
tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị mình.
Nhận thức được vai trò của công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả,
trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH La Vie, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy
Nguyễn Thanh Tú và các anh chị phòng kế toán, kết hợp với kiến thức được học ở

trường, em đã chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả, phải nộp tại
Công ty TNHH La Vie” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả tại Công ty

TNHH La Vie. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp Công ty quản lý và hạch toán có hiệu
quả hơn.

1


1.3.

Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản
phải trả tại Công ty TNHH La Vie.
 Phạm vi thời gian:
Đề tài được xây dựng dựa trên số liệu trong Quý 4 năm 2016.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này được xây dựng theo phương pháp định tính:

 Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ Công ty, thông tin trên internet
qua các trang web.
 Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số

liệu và phương pháp suy luận để phân tích các số liệu để đưa ra nhận xét, đánh giá
và một số giải pháp cho Công ty hoàn thiện công tác kế toán tốt hơn trong tương
lai.
1.5.

Kết cấu đề tài:
Đề tài này gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả, phải

nộp tại Công ty TNHH La Vie
Chương 3: Tổng quan về Công ty TNHH La Vie
Chương 4: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả,
phải nộp tại Công ty TNHH La Vie
Chương 5: Nhận xét và kiến nghị

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP TẠI CÔNG TY TNHH LA VIE
2.1.

Kế toán vốn bằng tiền:

2.1.1. Khái niệm của kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp, tồn tại trực
tiếp dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ doanh
nghiệp, tiền gửi tại ngân hàng, và các khoản tiền đang chuyển. Do đó, kế toán vốn bằng
tiền là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tài khoản sau:

 Tiền mặt (TK111)
 Tiền gửi ngân hàng (TK112)
 Tiền đang chuyển (TK113)
Khi đó kế toán sẽ có nhiệm vụ lập chứng từ phát sinh của nghiệp vụ này (gồm
phiếu thu, phiếu chi, viết séc, lập uỷ nhiệm chi), từ những chứng từ này, kế toán tiến hành
ghi sổ, và theo dõi những biến động trên tài khoản này.
2.1.2. Phân loại vốn bằng tiền:
Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
 Tiền Việt Nam: đây là các loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức đối với toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Ngoại tệ: đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trường Việt Nam
như các đồng: Dollars Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Francs Pháp (FRF), Yên
Nhật (JPY), Dollar Hồng Kông (HKD)…
 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: đây cũng là tiền, tuy nhiên được lưu trữ chủ
yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không phải
vì mục đích thanh toán trong kinh doanh.
Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm:
 Tiền tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, bạc vàng, kim khí quý, đá quý,
ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu
chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.

3


 Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý đá quý
mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng.
 Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành chức
năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái

này sang trạng thái khác.
2.1.3. Ý nghĩa của vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện
mua bán và chi tiêu.
Lượng vốn bằng tiền hiện có đánh giá khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ
đến hạn.
2.1.4. Đặc điểm:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản
xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì
vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ
vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp.
Vì thế trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền
khỏi sự ăn cắp hoặc lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền
cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước. Chẳng
hạn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không được vượt quá
mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và Ngân hàng đã thoả thuận theo hợp dồng thương mại,
khi có tiền thu bán hàng phải nộp ngay cho Ngân hàng.
2.1.5. Nhiệm vụ của vốn bằng tiền:


Phải theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của tiền mặt (TK 111), và tiền
gửi ngân hàng (TK 112). Khi có chênh lệch giữa sổ kế toán tiền mặt và tiền gửi
ngân hàng với sổ của thủ quỹ và sổ phụ ngân hàng, thì kế toán phải tìm hiểu
nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.



Kiểm soát chứng từ đầu vào sao cho (hợp lệ, hợp pháp, hợp lý), để được tính chi
phí hợp lý.




Hướng dẫn cho các phòng ban về quy định hoá đơn, chứng từ, cũng như cách lập
các biểu mẫu.

4




Lập báo cáo thu chi hàng ngày, báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày để gửi theo
yêu cầu của Ban Giám Đốc.



Liên hệ với ngân hàng để làm việc (về rút tiền, trả tiền, lấy sổ phụ ngân hàng và
các chứng từ liên quan đến ngân hàng).



Thực hiện đúng theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, kế toán vốn bằng tiền không nên
kiêm thủ quỹ.



Phải tổ chức theo dõi tiền gửi ngân hàng tại từng ngân hàng theo VND và theo
ngoại tệ.

2.1.6. Nguyên tắc:

1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh
các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở
Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
2. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh
nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế
độ chứng từ kế toán.
4. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch
bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
 Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
 Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
5. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp
phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
2.1.7. Tiền mặt (TK 111), Tiền gửi ngân hàng (TK 112):
2.1.7.1.

Tiền mặt:

2.1.7.1.1.

Nguyên tắc kế toán tiền mặt:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh
nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111
“Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản
tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh

5



nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền
đang chuyển”.
b) Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh
nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.
c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ
ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy
định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất
quỹ đính kèm.
d) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép
hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt,
ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
đ) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ
quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế
toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên
nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
e) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng
Việt Nam theo nguyên tắc:
 Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút ngoại tệ
từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
 Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
 Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại
phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên
quan.
g) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các
chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử
dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc
quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
h) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật,
doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:


6


 Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ
giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có
giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
 Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời
điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được
công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công
bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh
doanh vàng theo luật định.
2.1.7.1.2.

Kết cấu và nội dung phản ánh:

Nợ

TK 111



SDDK

Số phát sinh tăng

Số phát sinh giảm

SDCK
SDCK = SDDK + Phát sinh tăng (Nợ) – Phát sinh giảm (Có)


Bên nợ:
 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;
 Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
 Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.
Bên có:
 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;
 Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;

7


 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ
giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
 Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo.
Số dư bên nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời
điểm báo cáo.
2.1.7.1.3.

Sơ đồ kế toán tiền mặt:

Sơ đồ kế toán tiền mặt nội tệ:

8


111
112


112
Gửi tiền mặt vào ngân hàng

Rút TGNH về quỹ tiền mặt

121, 128, 221,
222, 228

121, 128, 221,
222, 228
Bán, thu hồi các khoản đầu tư
515

Đầu tư bằng tiền mặt

635

131, 136, 138,
141, 244
Thu hồi nợ phải thu, các khoản

Chi tạm ứng và chi phí phát
sinh bằng tiền mặt

ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt
341

133
Các khoản đi vay bằng tiền mặt


333

Thuế GTGT
211, 213, 217, 152, 241,
153, 156, 157, 611

Nhận trợ cấp, trợ giá từ NSNN

344

Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, TSCĐ,
đầu tư XDCB bằng tiền mặt

Nhận ký quỹ, ký cược
411

141, 627, 641, 642,
241, 635, 811

331, 341, 333,
334, 336, 338

Nhận vốn được cấp, nhận vốn
góp bằng tiền mặt

Thanh toán nợ phải trả bằng
tiền mặt

511, 515, 711


244

Doanh thu, thu nhập khác
Ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt

bằng tiền mặt

138 (1)

338
Tiền mặt thừa phát hiện qua kiểm
kê; Nhận tiền của các bên trong

Tiền mặt thiếu phát hiện qua kiểm kê

hợp đồng hợp tác KD không
thành lập pháp nhân

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chữ T kế toán tiền mặt nội tệ

9


Sơ đồ kế toán tiền mặt ngoại tệ:
511, 711

151, 152, 153, 156,
211, 213, 217, 241,
623, 627, 642, 133…


1112

Doanh thu, thu nhập khác
phát sinh bằng ngoại tệ (tỷ
giá thực tế)

Mua ngoài vật tư, hàng hóa,
TSCĐ, dịch vụ… bằng ngoại tệ
(Tỷ giá ghi sổ)

(Tỷ giá thực tế)

515

131, 136, 138
Thu nợ phải thu bằng
ngoại tệ

Lãi tỷ
giá

Lỗ tỷ

giá

giá

giá

Thanh toán nợ phải trả,

vay bằng ngoại tệ

635
Lãi tỷ

Lỗ tỷ
331, 336, 341…

(Tỷ giá ghi sổ) (Tỷ giá thực tế)

515

635

(Tỷ giá ghi sổ) (Tỷ giá thực tế)

515

131

635
Lãi tỷ

Lỗ tỷ

giá

giá

Nhận tiền ứng trước

của khách hàng

331
Ứng trước cho nhà
cung cấp

(Theo tỷ giá thực tế)

(Theo
thực
tế) tệ
Đánh
giá tỷ
lại giá
số dư
ngoại
tại thời điểm báo cáo

413

413
Đánh giá lại số dư ngoại tệ
tại thời điểm báo cáo

Đánh giá lại số dư ngoại tệ
tại thời điểm báo cáo

(Chênh lệch tỷ giá tăng)

(Chênh lệch tỷ giá giảm)


Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chữ T kế toán tiền mặt ngoại tệ

10


2.1.7.2.

Tiền gửi ngân hàng:

2.1.7.2.1.

Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng:

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các
khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên
tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của
Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản,
séc bảo chi, …).
a) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối
chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của
doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh
nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu
của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào
bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân
hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế
toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác
định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
b) Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế

toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù
hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng
loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).
c) Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để
tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
d) Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng
mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
đ) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra
Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
 Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút quỹ tiền
mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam
theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112 .
 Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền.

11


Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại
phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.
e) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các
chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử
dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc
quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
g) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật,
doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
 Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng
ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp
mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh
nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của
các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một

trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh
giá lại.
 Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời
điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được
công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công
bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh
doanh vàng theo luật định.
2.1.7.2.2.

Kết cấu và nội dung phản ánh:

12


Nợ

TK 112



SDDK

Số phát sinh tăng

Số phát sinh giảm

SDCK
SDCK = SDDK + Phát sinh tăng (Nợ) – Phát sinh giảm (Có)

Bên nợ:

 Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
 Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.
Bên có:
 Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ
giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
 Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo.
Số dư bên nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại
thời điểm báo cáo.
2.1.7.2.3.

Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng:

Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng nội tê:

13


×