Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 103 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC
HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN CHIẾN THẮNG

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC
HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

NGUYỄN CHIẾN THẮNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. LƯU VĂN HUYỀN
2. TS. ĐỖ HỮU THƯ


HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Lưu Văn Huyền
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)
Cán bộ hướng dẫn phụ (nếu có): TS. Đỗ Hữu Thư
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương Liên
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 1 tháng 10 năm 2018


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................v
DANH MỤC ẢNH................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận văn .....................................................................................1
2. Mục tiêu của luận văn .............................................................................................1
3. Nội dung luận văn ...................................................................................................1
4. Kết quả nghiên cứu của đề tài ................................................................................2
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................4
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn...............................................................................4
1.1.1. Định nghĩa rừng ngập mặn ...............................................................................4
1.1.2. Địa lý phân bố, diện tích rừng ngập mặn .........................................................4
1.1.3. Giá trị, vai trò của rừng ngập mặn ....................................................................9
1.1.4. Đa dạng thực vật ngập mặn ............................................................................14
1.1.5. Cấu trúc, sinh khối của RNM.........................................................................18
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................21
1.2.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng...........................21
1.2.2. Đa dạng hệ thực vật ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng ......................24
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28


2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu.......................................................................28
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................29
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn người dân ................................................................30
2.2.4. Phương pháp chuyên gia .................................................................................30

2.2.5. Các phương pháp phân tích, đánh giá .............................................................30
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................32
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................33
3.1. Sự đa dạng của thực vật ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố
Hải Phòng ..................................................................................................................33
3.1.1. Sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật ngập mặn
TP. Hải Phòng ...........................................................................................................33
3.1.2. Thành phần khu hệ loài cây ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng và những đặc
điểm của khu hệ ........................................................................................................37
3.2. Vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn
ven biển thành phố Hải Phòng ..................................................................................63
3.2.1. Giá trị kinh tế của các loài cây ngập mặn và các quần thể thực vật ngập mặn
TP. Hải Phòng ...........................................................................................................63
3.2.2. Ý nghĩa sinh thái, bảo vệ môi trường của các quần thể cây ngập mặn trong
vùng ...........................................................................................................................67
3.3. Các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái
rừng ngập mặn tại thành phố Hải Phòng ...................................................................72
3.3.1. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ngập mặn và một số bất cập
trong công tác bảo tồn các hệ sinh thái rừng ngập mặn ............................................72
3.3.2. Các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật các hệ sinh thái rừng ngập mặn
tại TP. Hải Phòng ......................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................83
1. Kết luận .................................................................................................................83
2. Kiến nghị ...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86


i

LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của luận án, tôi xin cam đoan: Luận văn
“NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC HỆ SINH THÁI
RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lưu Văn Huyền và
TS.Đỗ Hữu Thư, các tham khảo đều được trích nguồn rõ ràng và đầy đủ. Các kết
quả trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ
công trình nào trước đây./.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Chiến Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Lưu
Văn Huyền và TS.Đỗ Hữu Thư, những người thầy đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn,
giúp đỡvà định hướng khoa học cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường – Trường Đại
học Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã luôn tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ phòng Sinh thái thực
vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đã tận tình giúp đỡ và có những ý kiến
đóng góp quý báu để tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, lãnh đạo các quận/huyện Đồ Sơn, Tiên Lãng, Cát Hải, Thủy

Nguyên thành phố Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra
thực địa.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đề tài nghiên cứu khoa học của TS.Lưu Văn
Huyền “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất quy trình xác định khu vực cần
lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ, áp dụng thí điểm cho một
khu vực vùng bờ Hải Phòng”đã cung cấp cho tôi thêm nhiều kiến thức để góp phần
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè, những người đã luôn động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Chiến Thắng


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

BCCM

Bậc cao có mạch


BQL

Ban quản lý

HST

Hệ sinh thái

KDTSQ

Khu dự trữ sinh quyển

OTC

Ô tiêu chuẩn

RNM

Rừng ngập mặn

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

TVNM

Thực vật ngập mặn

UBND


Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

YTĐL

Yếu tố địa lý

W/Wtop/Wr/Wtb

Sinh khối/ Sinh khối trên mặt đất/ Sinh
khối rễ/ Sinh khối trung bình


iv

DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Biến động diện tích RNM thế giới từ 1980 đến 2005


5

Bảng 2.1

Danh sách các OTC được lựa chọn nghiên cứu

28

Bảng 2.2

Tỉ trọng gỗ ρ của một số loài thực vật ngập mặn

32

Bảng 3.1

Hiện trạng các loại RNM ven biển Hải Phòng

33

Bảng 3.2

Số lượng, mật độ loài Trang ở OTC 01

44

Bảng 3.3

Phân cấp đường kính thân của loài Trang trong OTC 01


45

Bảng 3.4

Sinh khối của loài Trang trong OTC 01

46

Bảng 3.5

Số lượng, mật độ loài Đước vòi trong OTC 02

47

Bảng 3.6

Phân cấp đường kính thân của loài Đước vòi trong OTC 02

47

Bảng 3.7

Sinh khối của loài Đước vòi trong OTC 02

48

Bảng 3.8

Số lượng, mật độ của các loài cây ngập mặn trong OTC 03


49

Bảng 3.9

Phân cấp đường kính thân các loài cây ngập mặn trong OTC 03

50

Bảng 3.10

Sinh khối các loài cây ngập mặn trong OTC 03

51

Bảng 3.11

Số lượng, mật độ của loài Bần chua trong OTC 04

52

Bảng 3.12

Phân cấp đường kính thân của loài Bần Chua trong OTC 04

53

Bảng 3.13

Sinh khối của loài Bần chua trong OTC 04


53

Bảng 3.14

Sự phân bố họ, loài của các ngành thực vật BCCM ở rừng ngập

54

mặn ven biển Hải Phòng
Bảng 3.15

Các chỉ số đa dạng của ngành và cả hệ thực vật ở RNM ven biển

56

TP. Hải Phòng
Bảng 3.16

Tích luỹ cacbon hàng năm của RNM ven biển TP. Hải Phòng

66


v

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Số hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1

Diễn biến rừng ngập mặn nước ta qua từng thời kỳ

7

Hình 1.2

Bản đồ phân bố rừng ngập mặn khu vực Phù Long, Cát Hải

23

Hình 2.1

Sơ đồ khu vực nghiên cứu

28

Hình 3.1

Biểu đồ so sánh tỷ lệ % của số họ, chi, loài trong các ngành

55

của hệ thực vật rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng
Hình 3.2

Biểu đồ so sánh cấu trúc tỷ lệ % số loài hệ thực vật RNM Hải


55

Phòng với RNM Nam Bộ
Hình 3.3

Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số họ, số chi và số loài ở hai lớp

56

Ngọc lan và Hành trong ngành Hạt kín RNM ven biển TP.
Hải Phòng
Hình 3.4

Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số họ, số chi loài của 8 họ đa dạng

57

nhất với cả hệ thực vật RNM ven biển TP. Hải Phòng
Hình 3.5

Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số chi, loài của 13 chi đa dạng nhất

58

với cả hệ thực vật RNM ven biển TP. Hải Phòng
Hình 3.6

Biểu đồ phổ dạng sống hệ thực vật RNM ven biển Hải Phòng


59

Hình 3.7

Biểu đồ tỷ lệ % của các nhóm cây chồi trên (Ph) của hệ thực

60

vật RNM ven biển TP. Hải Phòng
Hình 3.8

Biểu đồ tỷ lệ % các yếu tố địa lý thực vật các loài thực vật ở

61

RNM ven biển TP. Hải Phòng
Hình 3.9

Biểu đồ tỷ lệ % lượt các nhóm giá trị sử dụng của các loài

62

thực vật ở RNM ven biển TP. Hải Phòng
Hình 3.10

Vật rụng của RNM là thức ăn của các loài thủy sản

68

Hình 3.11


RNM bảo vệ các đầm nuôi thủy sản

70


vi

DANH MỤC ẢNH
Số ảnh

Tên ảnh

Trang

Ảnh 1.1

HST rừng ngập mặn ở Phù Long, Cát Hải

24

Ảnh 1.2

Thảm cỏ biển Ruppia maritime trong đầm nuôi thủy sản, Phù

24

Long, Cát Hải
Ảnh 2.1


Hình thái và vị trí các khu vực nghiên cứu từ ảnh vệ tinh Spot

27

Ảnh 3.1

Rừng mắm biển ở xã Phù Long, huyện Cát Hải

38

Ảnh 3.2

Quả Mắm biển khi chín

38

Ảnh 3.3

Rừng Bần chua tại huyện Thủy Nguyên

39

Ảnh 3.4

Quả Bần chua

39

Ảnh 3.5


Rừng đước vòi tại VQG Cát Bà, Hải Phòng

40

Ảnh 3.6

Hoa Đước vòi

40

Ảnh 3.7

Một nhánh cây Trang tại xã Phù Long

42

Ảnh 3.8

Hoa cây Trang

42

Ảnh 3.9

Cây Vẹt dù ở rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng

43

Ảnh 3.10 Hoa cây Vẹt dù


43

Ảnh 3.11 Diện tích rừng ngập mặn bị chết do biển xâm lấn kết hợp với

73

triều cường
Ảnh 3.12 Cây Bần chua bị rụng lá, chết do rét đậm, rét hại

74

Ảnh 3.13 Cây ngập mặn bị Hà bám ở Bàng La, Đồ Sơn

74

Ảnh 3.14 Người dân khai thác thủy, hải sản trong RNM

75


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng
bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới.Tại Việt Nam thì rừng ngập
mặn là một hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng ở vùng ven biển.
Các hệ sinh thái rừng ngập mặn có giá trị kinh tế cao, có vai trò sinh thái
quan trọng và có khả năng bảo vệ và cải thiện môi trường tốt như: Cung cấp sinh kế
cho con người, cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai, giảm xói lở và bảo vệ

đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các tác động của biến đổi khí hậu,
cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật,...
Hiện nay, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và ở TP.Hải
Phòng nói riêng đang bị nhiều đe doạ từ phát triển kinh tế-xã hội, từ ý thức của con
người và từ những tai biến tự nhiên, trong đó có biến đổi khí hậu,vì vậy đã bị giảm
sút mạnh về diện tích và chất lượng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn ở Việt Nam, tuy nhiên
những nghiên cứu này còn ít ở khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.Vì vậy tôi
chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn
ven biển thành phố Hải Phòng” để thực hiện luận văn của mình.
2. Mục tiêu của luận văn
- Mục tiêu 1: Góp phần làm rõ sự đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật
ngập mặn TP. Hải Phòng và chỉ ra những giá trị về kinh tế - xã hội - môi trường của
chúng.
- Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền
vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn TP. Hải Phòng.
3. Nội dung luận văn
Nội dung 1. Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật ngập mặn TP Hải Phòng
1.1. Nghiên cứu sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm
thực vật ngập mặn TP. Hải Phòng


2

- Phân loại các trạng thái thảm thực vật ngập mặn trong vùng
- Nghiên cứu làm rõ những đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực
vật: Cấu trúc theo chiều thẳng đứng, cấu trúc mặt phẳng ngang, thành phần loài,
phân bố,…
1.2. Điều tra xác định thành phần khu hệ loài cây ngập mặn ven biển TP.
Hải Phòng và những đặc điểm của khu hệ

- Điều tra khảo sát thành phần và phân bố của các loài cây ngập mặn trong
vùng
- Điều tra các chỉ số đặc trưng của các loài cây ngập mặn chủ yếu trong
vùng: phân bố, mật độ, tần suất xuất hiện, độ ưu thế tương đối
- Xây dựng danh lục các loài thực vật ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng
- Phân tích sự đa dạng các bậc taxon và những đặc điểm khu hệ thực vật
ngập mặn trong vùng (dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, giá trị bảo tồn).
Nội dung 2. Nghiên cứu làm rõ vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật
trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng nghiên cứu.
2.1. Đánh giá giá trị kinh tế của các loài cây ngập mặn và các quần thể thực
vật ngập mặn TP. Hải Phòng
2.2. Phân tích ý nghĩa sinh thái, bảo vệ môi trường của các quần thể cây
ngập mặn trong vùng
Nội dung 3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển
bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TP Hải Phòng
3.1. Xác định các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật.
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật các hệ sinh thái
rừng ngập mặn tại TP. Hải Phòng.
4. Kết quả nghiên cứu của đề tài
- Kết quả 1. Danh lục các loài cây ngập mặn vùng ven biển TP Hải Phòng và
đặc điểm khu hệ


3

- Kết quả 2. Các trạng thái thảm thực vật ngập mặn ven biển TP Hải Phòng
và phân bố và những đặc điểm cơ bản của chúng
- Kết quả 3. Giá trị kinh tế - sinh thái - môi trường của các quần thể cây ngập
mặn TP. Hải Phòng
- Kết quả 4. Các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ

sinh thái rừng ngập mặn TP. Hải Phòng
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn được bố cục như sau:
Mở đầu
Chương I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương II. Phương pháp nghiên cứu
Chương III. Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn
1.1.1. Định nghĩa rừng ngập mặn
Tác giả Saeger đã đưa ra định nghĩa cây rừng ngập mặn (RNM) là loại cây
cao (thân gỗ, bụi, cọ dừa, thảo mộc hoặc dương xỉ) vốn mọc chiếm ưu thế ở các
vùng bán nhật triều ven biển nhiệt đới, cận nhiệt đới, thể hiện một cấp độ rõ rệt về
sức chịu đựng trước điều kiện đất yếm khí và nồng độ muối cao, có trụ mầm có thể
sống được trong điều kiện phát tán nhờ nước biển [36].
Theo tác giả Vũ Đoàn Thái, rừng ngập mặn là thảm thực vật đặc biệt, bao
gồm những loài cây gỗ hoặc cây bụi, cùng sinh trưởng tạo ra cộng đồng cây sống
ưu thế trong vùng ngập mặn.Tuy các loài cây ngập mặn sống trong cùng môi trường
nhưng mỗi loài lại có đặc điểm chịu mặn khác nhau. Nhìn chung, cây ngập mặn
phân bố có giới hạn, phụ thuộc vào độ mặn, nhiệt độ và không có khả năng chịu
được lạnh cao [31].
Tác giả Phan Nguyên Hồng đã chia hệ thực vật ngập mặn thành hai nhóm đó
là: nhóm cây ngập mặn chủ yếu, phân bố ở các bãi lầy ngập triều định kỳ và nhóm

cây tham gia RNM sống trên đất chỉ ngập triều cao, hoặc một số loài gặp cả ở vùng
đất nước ngọt [23].
Có thể nói, RNM là một tổ hợp đa dạng của các loài cây gỗ, cây bụi và địa
dương xỉ sinh trưởng trong môi trường sống đặc thù – vùng ven biển hay vùng bán
nhật triều là nơi giao thoa giữa đất liền và biển.Thuật ngữ “rừng ngập mặn” cũng
thường được dùng để diễn đạt cả quần xã thực vật cấu thành lẫn môi trường sống
của chúng.Cùng với hệ động vật và các sinh vật khác trong cùng một môi trường
sống, chúng hình thành nên một kiểu hệ sinh thái tiêu biểu, đó là hệ sinh thái RNM.
1.1.2. Địa lý phân bố, diện tích rừng ngập mặn
1.1.2.1. Phân bố, diện tích rừng ngập mặn trên thế giới
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và vùng nhiệt đới của hai
bán cầu (giữa vĩ độ 32oN và 38oS), thường ở bờ biển liên tục, chuỗi đảo chạy dài


5

liên tục và dòng hải lưu ấm đem theo mầm cây từ các vùng RNM phong phú đến
khu vực lạnh hơn. Rừng ngập mặn trên thế giới có phân bố ở 124 quốc gia và các
vùng miền.Rừng ngập mặn chiếm ít hơn 1% diện tích rừng trên bề mặt thế giới bao
gồm khoảng 75 % bờ biển nhiệt đới trên toàn thế giới [36].
Các số liệu thống kê cho thấy, RNM phân bố rộng nhất ở châu Á (39%) tiếp
theo là Châu Phi (21%), Bắc và Trung Mỹ (15%), Nam Mỹ (12,6%) và Châu Đại
Dương (Úc, Papua New Guinea, New Zealand, đảo Nam Thái Bình Dương)
(12,4%) [37]. Theo một số tác giả thì sự phân bố của RNM ở khu vực giữa
Malaysia và Bắc Australia được coi là trung tâm tiến hóa của khu hệ thực vật ngập
mặn [38].
Fisher và Spalding (1993) đã đưa ra số liệu diện tích RNM thế giới là
198.818 km2 [38]. C. Giri và các công sự trong báo cáo của mình năm 2010 đã cho
biết tổng diện tích rừng ngập mặn trong năm 2000 là 137760 km2, phân bố ở các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới [39]. Những dải bờ biển nhiệt đới và

cận nhiệt đới của Nam và Đông Nam Á được ban cho những khu RNM có năng
suất cao. Những RNM ở khu vực Indo - Malayan này được coi là các sinh cảnh
RNM lâu đời và đa dạng nhất hiện nay. Theo báo cáo năm 2010 thì các sinh cảnh
RNM này trải dài trên 6.113 triệu ha và chiếm gần 40,4 % RNM toàn cầu [40].
Ngày nay, diện tích RNM đang ngày càng bị thu hẹp do tác động của biến
đối khí hậu và sức ép dân số.
Bảng 1.1. Biến động diện tích RNM thế giới từ 1980 đến 2005 [42]

(Nguồn FAO, 2007)


6

Một ví dụ về sự suy giảm diện tích RNM đã được ghi nhận trong nghiên cứu
của FAO năm 2007.Báo cáo này đã chỉ ra rằng trong khoảng thời gian từ 1980 –
2005 diện tích RNM trên thế giới có nhiều biến động lớn cả về số lượng cũng như
trữ lượng (Bảng 1.1). Tổng số diện tích RNM trên toàn thế giới từ năm 1980 là 18,8
triệu ha đã giảm xuống còn 15,2 triệu ha trong năm 2005 [42].
1.1.2.2. Phân bố, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam
Nước ta có 29 tỉnh và thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt
từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự [21], RNM Việt Nam được chia ra
thành 4 khu vực và 12 tiểu khu: Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến
mũi Đồ Sơn; Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch
Trường; Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu;
Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Kiên Giang.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển KT - XH vùng ven bờ, diện tích
rừng ngập mặn trong cả nước đã bị giảm sút nghiêm trọng.Trong hơn năm thập kỷ
qua, Việt Nam đã mất đi 67% diện tích RNM so với năm 1943.Giai đoạn 1943 1990, tỷ lệ mất RNM trung bình là 3.266 ha/năm, đến giai đoạn 1990 - 2012 là
5.613 ha/năm. Trong 22 năm qua (1990 – 2012) tỷ lệ mất RNM gấp 1,7 lần giai

đoạn 47 năm trước (1943 – 1990).
Trong Công bố hiện trạng rừng tính đến năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn năm 2016 cho biết diện tích RNM trong cả nước tính đến ngày
31/12/2015 là 57.210 ha, rừng tự nhiên là 19.559 ha, rừng trồng là 37.652 ha. Từ
năm 1997, hầu hết các tỉnh thành miền Bắc, được sự quan tâm của các tổ chức quốc
tế và chính quyền địa phương, diện tích RNM đã tăng lên nhiều so với thời gian
trước. Số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2015 cho thấy, diện tích RNM của tỉnh
Quảng Ninh là cao nhất với 369.880 ha, tỷ lệ che phủ là 53,6%. Các tỉnh còn lại như
Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình diện tích và tỷ lệ che phủ đều tương


7

đối thấp. Trong đó riêng Nam Định chỉ có 3.112 ha rừng ngập mặn và chủ yếu là
rừng trồng, tỷ lệ che phủ đạt 1,7 % [21].

Hình 1.1. Diễn biến rừng ngập mặn nước ta qua từng thời kỳ
(Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường, 2013)
1.1.2.3. Các tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái RNM
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất cao nhưng rất nhạy
cảm với các tác động của con người và thiên nhiên.
Sựpháhủyrừngngậpmặnđangxảyratrênphạmvitoàncầu.Nhữngbiếnđổi khí hậu
toàn cầu như mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến RNM, mặc dù tỉ lệ bồi lấp
trong RNM có thể đủ lớn để bù đắp cho mực nước biển dâng cao hiện nay. Quan
trọng hơn, đó là những tác động của con người như chuyển đổi RNM sang đất nông
nghiệp, đô thị hóa, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên RNM, các tác động
của chiến tranh, dẫn đến những mất mát đáng kể về diện tích RNM trên toàn cầu
[26].
Ở Việt Nam, theo tác giả Phan Nguyên Hồng, thảm thực vật ngập mặn đã bị
suythoáinghiêmtrọngdướitácđộngcủachiếntranhhóahọcgiaiđoạn1962–1971.


Ngày

nay, tình trạng khai thác bừa bãi, phá rừng lấy đất xây dựng đô thị, cảng, sản xuất
nông nghiệp, làm ruộng muối, đặc biệt là việc phá rừng, kể cả rừng phòng hộ ven
biển làm đầm nuôi tôm đã và đang là một hiểm họa to lớn đối với hệ sinh thái


8

RNM. Cùng với đó là sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt gây ra những hiện tượng thời
tiết cực đoan như gió bão, xói lở đường bờ biển, xâm nhập mặn, … cũng ảnh hưởng
rất lớn đến hệ sinh thái RNM ven biển ở Việt Nam [25].
1.1.2.4. Tổng quan về thực vật ngập mặn
a. Định nghĩa
Thực vật ngập mặn hay còn gọi cây ngập mặn là các loại cây và cây bụi sống
trong các vùng nước mặn ven biển trong vùng nhiệt đớivà cận nhiệt đới, chủ yếu
giữa vĩ độ 25°B và 25°N. Các độ mặn khác nhau tạo ra nhiều loài thay đổi từ nước
lợ đến nước mặn(30 đến 40 ppt), đến các môi trường có độ mặn lớn hơn gấp 2 lần
độ mặn nước biển (đến 90 ppt), tại đây hàm lượng muối cô đặc bởi sự bốc hơi.
Thực vật ngập mặn hình thành một môi trường sống nước mặn của rừng cây
thân gỗ và rừng cây bụi hay còn gọi là rừng ngập mặn.Rừng ngập mặn thường phân
bố ở vùng ven biển tích tụ các trầm tích hạt mịn và chúng có vai trò bảo vệ các vùng
đất bởi tác động của sóng năng lượng cao. Có thể gặp chúng ở các cửa sông và dọc
theo các bờ biển hở. Thực vật ngập mặn chiếm khoảng 3/4 bờ biển nhiệt đới [39].
b. Phân bố
Trên thế giới, trong số hơn 250.000 loài thực vật có mạch thì chỉ có
khoảng 110 loài thực vật là đặc trưng cho thảm cây ngập mặn, điều này cho rằng
đây là một môi trường khắc nghiệt cho các loài thực vật. Thấy tại một khu vực ngập
nước mặn, sẽ khó có thể thu thập được ba chục loài, và ở một số địa điểm, đặc biệt

là địa điểm ven vùng cận nhiệt đới và các mảnh đất mới hình thành, có thể có chỉ có
một hoặc hai loài. Tất cả các loài cây ngập mặn của thế giới là cây lâu năm, và
không loài nào có thể phát triển hoặc là ở nơi có sự đóng băng hoặc nơi nhiệt độ
nước lạnh theo mùa. Do đó, các yếu tố nhiệt độ đã hạn chế khả năng hướng cực của
loại rừng này [39].
Ấn Độ và Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn
phong phú và có chất lượng.Các cây gỗ quan trọng nhất là Mắm (hay Mấm), Đước,
Vẹt, Bần, Dà (Ceriops). Mắm trắng (Mắm lưỡi đòng) (Avicemnia alba) và Bần


9

trắng (Sorineratia alba) phát triển theo hướng biển, còn Mắm quăn (Avicennia
lanata) và Mắm đen (Avicennia officinalis) hướng về phía đất liền. Thực vật ngập
mặn phong phú nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì nơi đây
mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió [41].
Các loài cây ngập mặn đã tiến hóa từ những thực vật ở cạn khác nhau một
cách biệt lập, cả ở những loài một lá mầm, hai lá mầm và dương xỉ. Trong số những
loài cây ngập mặn, Đước đỏ, R. mangle, là loài phổ biến nhất, mọc ở dọc theo bờ
biển Thái Bình Dương của châu Mỹ ở Baja California và Sonora Tây bắc Nam
Mỹ và quần đảo Galapagos, ở phía đông của châu Mỹ từ cực nam Florida tới miền
nam Brazil, và đến vùng nhiệt đới Tây Phi. Ở Cựu thế giới (những châu lục cũ Âu –
Á – Phi), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) là loài đặc biệt phổ biến rộng rãi phân bố
từ Đông Phi đến miền đông Úc, trong các lưu vực sông ở Thái Bình Dương, và
quần đảo Ryukyu ở châu Á. Ngoài ra, Dà và Trang (Kandelia obovata), Mắm cũng
là những loài rất phổ biến ở những khu vực này [43].
1.1.3. Giá trị, vai trò của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng mang lại nhiều loại hàng hóa và
dịch vụ cho cộng đồng người dân sống ở vùng ven biển. Khối nguồn lợi từ RNM đó
gồm có các lâm sản từ gỗ và ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản, thấm lọc sinh học, phòng

hộ ven biển, tồn trữ và hấp thụ các bon, nơi giải trí, du lịch sinh thái.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2014: “Rừng ngập mặn nước
ta có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, ngăn chặn gió bão, hạn chế xói
lở, mở rộng diện tích đất liền và điều hòa khí hậu. RNM không những cung cấp các
lâm sản có giá trị như gỗ, củi, than, tanin, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho
các loài thủy sản, là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước, thú
quý hiếm. Hệ sinh thái RNM được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao,
đặc biệt là nguồn lợi thủy sản.RNM điều hòa khí hậu trong vùng, giữ ổn định độ
mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền.RNM còn được xem là bức
tường xanh vững chắc, hạn chế xói lở và quá trình xâm thực bờ biển.Rễ cây ngập


10

mặn có tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn, vừa ngăn chặn tác động của
sóng biển, giảm tốc độ gió, đồng thời ngăn cản trầm tích lắng đọng”.
1.1.3.1. RNM là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn tài nguyên động thực vật
a. RNM cung cấp các sản phẩm lâm nghiệp, thực phẩm và dược liệu
Theo truyền thống, cây ngập mặn được khai thác để xây dựng nhà ở, đồ nội
thất, bè mảng, tàu thuyền, hàng rào, ngư cụ, và sản xuất tanin phục vụ trong lĩnh
vực thuộc da [18]. Thân gỗ của các loài Avicennia marina (Forsk.)Vierh, Bruguiera
cylindrica

(L.)Blume,

Bruguiera

parviflora

(Roxb.)Wight


&

Arn.

Ex

Griff.,Xylocarpus granatum J. Koening và Sonneratia apetala Buch. – Ham. được
sử dụng để làm nhà ở. Cỏ và lá cỏ được sử dụng để làm thảm, làm thuyền buồm,
làm vách và mái nhà tranh [18]. Các loài trong chi Đước (Rhizophora) được sử
dụng trong công nghiệp dệt [18].
Rừng ngập mặn còn là nguồn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng dân cư
sống ven biển.Trái cây của các loài Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam., Phoenix
paludosaRoxb.,Sonneratia alba Sm., Sonneratia caseolaris (L.) Engl. được sử dụng
như rau [20]. Ở bờ biển phía Nam và Tây Nam Sri Lanka, các cộng đồng địa
phương ở Kalametiya và Kahandamodara sử dụng nước ép trái Bần chua (S.
caseolaris) làm nước uống [20].
Cây ngập mặn còn có giá trị dược liệu và đã được sử dụng trong dân gian
chữa nhiều loại bệnh khác nhau của cư dân địa phương.Người dân nông thôn ven
biển phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào cây cỏ xung quanh để trị bệnh.Chẳng
hạn để điều trị nhức đầu và các bệnh viêm nhiễm họ sử dụng dịch chiết của cây
Muống biển (Ipomoea pescaprae (L.) R. Br.), hoặc thuốc lá điếu làm từ vỏ thân cây
xắt nhỏ của loài này có thể chữa viêm xoang, còn ở Đông Nam Á lá và chồi non
nghiền nát, trộn với rượu được dùng chữa đau lưng, đau khớp và tắm để điều trị ghẻ
[29]. Trà thảo dược của Ô rô hoa trắng (Acanthus ebracteatus Vahl.) điều trị các
chứng đau nhức cơ thể, dị ứng, cảm lạnh, kém miễn dịch, mất ngủ, vết thương
nhiễm khuẩn và sốt [29].


11


b. RNM duy trì nguồn dinh dưỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển của các
loài sinh vật ngay trong RNM
RNM không chỉ hình thành nên năng suất sơ cấp cao dưới dạng cây rừng mà
hàng năm còn cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và
vùng cửa sông ven biển kế cận.Những sản phẩm này một phần có thể được sử dụng
trực tiếp bởi số ít loài động vật, một phần nhỏ nằm dưới dạng chất hữu cơ hòa tan
cung cấp cho một số loài bằng con đường thẩm thấu. Phần chủ yếu còn lại chuyển
thành nguồn thức ăn phế liệu hay cặn vẩn nuôi sống hàng loạt loài động vật ăn mùn
bã thực vật vốn rất đa dạng và phát triển phong phú trong RNM [20].
Ở Việt Nam, tác giả Phan Nguyên Hồng đã cho biết rừng Đước Cà Mau
cung cấp một lượng rơi 9,75 tấn/ha/năm; trong đó lượng rơi của lá chiếm 79,71%
[23]. Tác giả Viên Ngọc Nam trong nghiên cứu của mình cũng cho biết rừng Đước
12 tuổi trồng ở Cần Giờ cung cấp lượng rơi trung bình 8.47 tấn/ha/năm, trong đó lá
chiếm 75,42% [24].
c. RNM góp phần duy trì nguồn lợi thủy sản cho sự phát triển một nghề cá
bền vững ven bờ
Rừng ngập mặn không những là nguồn cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư
trú, nuôi dưỡng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị, đặc biệt là các loài tôm
sú, tôm biển xuất khẩu.Người ta ước tính trên mỗi hecta RNM năng suất hàng năm
là 91 kg thủy sản. Riêng đối với các loài tôm, cá, cua… sống trong RNM, hàng năm
thu hoạch khoảng 750.000 tấn [25].
Ở Việt Nam, nguồn lợi thủy sản từ RNM cũng đóng một vai trò không nhỏ
trong cơ cấu kinh tế của cộng đồng dân cư ven biển. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và
đưa ra những đánh giá về nguồn lợi thủy, hải sản của RNM nước ta, đặc biệt là các
loài thân mềm, cá, tôm, … cho giá trị kinh tế cao [23,24,25].
d. RNM là nơi cư trú, bảo tồn nguồn gen của nhiều loài động vật trên cạn
Không khác gì cây rừng, khu hệ động vật trong sinh cảnh RNM biến thiên
giữa các vùng địa lý, theo vĩ độ, địa hình và cao trình khác nhau. Tuy nhiên mỗi



12

nhóm động vật – động vật có vú, bò sát, chim, giáp xác, thân mềm, … đều hiện diện
ở hầu hết các môi trường RNM [31].
Khu hệ động vật RNM Việt Nam khá phong phú. Một vài nghiên cứu đã chỉ
ra rằng khu vực rừng cấm Năm Căn, Cà Mau, số lượng ếch nhái có 6 loài, bò sát 18
loài, chim có 41 loài, động vật có vú là 15 loài [2].
Theo tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn và các cộng sự, VQG Xuân Thủy là nơi
dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nước di cư. Qua điều tra khảo
sát thực địa và kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về chim ở VQG Xuân
Thuỷ, đã thống kê được 220 loài chim thuộc 41 họ của 11 bộ. Riêng trong đợt khảo
sát tháng 12/2012, đã bổ sung 1 loài cho danh sách chim của VQG Xuân Thủy so
với các dẫn liệu trước đây là Diều trắng (Elanus caeruleus). Trong số 220 loài chim
ghi nhận được ở VQG Xuân Thuỷ, có 14 loài ưu tiên bảo tồn, chiếm 6,36% tổng số
loài [6].
1.1.3.2. RNM có vai trò sinh thái – môi trường vô cùng to lớn
a. RNM tích luỹ các bon và hấp thụ, giảm khí CO2
Nồng độ điôxít cácbon (CO2) trong khí quyển tăng là một nguyên nhân quan
trọng gây biến đổi khí hậu, làm tăng cao nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển và
thúc đẩy quá trình a xít hoá nước biển, làm thay đổi môi trường sống của các quần
xã sinh vật biển.Một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm tải khí nhà kính,
điều hoà khí hậu cho trái đất là trồng và bảo vệ rừng, trong đó có RNM. Đặc biệt,
RNM còn tham gia vào chu trình chuyển hoá các bon và nitơ, góp phần đáng kể
trong việc cố định khí cacbonnic làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Thông qua quá
trình quang hợp, cây rừng đã sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời và khí
cacbonnic trong bầu khí quyển để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể [35].
b. RNM giúp mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế sói lở, xâm nhập mặn
Rễ cây RNM, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có
tác dụng làm cho trầm tích bồi tụ nhanh chóng hơn.Chúng vừa ngăn chặn có hiệu



13

quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích
lắng đọng [26].
Chính vì thế, khi RNM chưa bị tàn phá nhiều thì quá trình xâm nhập mặn
diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nước đã lan tỏa vào trong những khu
RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng
triều, tán cây hạn chế tốc độ gió [26].
c. RNM là một hệ thống bảo vệ bờ biển hữu hiệu
Trong những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu do các hoạt động phá rừng,
gây ô nhiễm của con người kết hợp với những biến đổi của vỏ trái đất đã gây ra
những thảm họa khủng khiếp như: bão, lũ lụt, núi lửa, gần đây nhất là động đất và
sóng thần. Những thảm họa này đã gây ra nhiều tổn thất to lớn cả về người và kinh
tế cho nhiều quốc gia. Nhiều thông tin cho thấy rằng mặc dù thiên tai là không thể
tránh khỏi, tuy nhiên nhờ vào những dải RNM và rạn san hô ven biển mà những
thiệt hại đã được giảm đi đáng kể.
Ngay từ đầu thế kỷ trước, nhân dân ở các vùng ven biển phía Bắc nước ta đã
biết trồng một số loài cây ngập mặn như Trang, Bần chua để bảo vệ đê biển và vùng
cửa sông. Tiêu biểu như những dải rừng thuần Trang ở Giao Thủy, Nam Định hay
các dải rừng Trang, Bần chua ở ven biển huyện Thái Thụy, Thái Bình [10].
Tác giả Yoshihiro Mazda và các cộng sự khi nghiên cứu về vai trò chắn sóng
bảo vệ bờ biển của RNM ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, đã cho biết rừng Trang
trồng ở khu vực ven biển xã Thụy Hải có tác dụng đáng kể trong việc giảm tác động
của sóng do đó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển. Dải RNM 6 tuổi
có chiều rộng 1,5 km có thể giảm độ cao sóng từ 1m ở ngoài khơi còn 0,05 m khi
vào tới bờ. Tác giả cũng cho rằng mật độ cây ngập mặn và chiều rộng dải rừng là
hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả bảo vệ bờ biển [10].
1.1.3.3. Giá trị du lịch sinh thái của rừng ngập mặn

Ngoài những giá trị nêu trên, ngày nay RNM còn là địa điểm du lịch sinh
thái thú vị, mang lại giá trị kinh tế cao cũng như góp phần nâng cao nhận thức cộng


14

đồng về tầm quan trọng của RNM. Tiêu biểu như các hoạt động du lịch sinh thái tại
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng ngập mặn Cà Mau, VQG Xuân Thủy, …
1.1.4. Đa dạng thực vật ngập mặn
1.1.4.1. Đa dạng thực vật ngập mặn trên thế giới
Thực vật RNM bao gồm nhiều chi và họ thực vật đa số không có quan hệ họ
hàng, nhưng lại có những nét chung về đặc tính thích nghi hình thái, sinh lý và sinh
sản phù hợp với môi trường hết sức khó khăn là ngập mặn, thiếu không khí và đất
không ổn định. Rừng ngập mặn được phát hiện ở khu vực nước ngập đầm phá, cửa
sông và châu thổ của 124 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới, hầu hết thực vật ngập
mặn sống trên chất nền mềm, ngoài ra chúng còn có thể sống trên bãi đá khu vực
ven bờ.
Tổng số loài thực vật ngập mặn trên thế giới thuộc 23 chi và 53 loài thuộc 16
họ nhưng theo Saenger và cs (1983) ghi nhận thì tổng số loài thực vật ngập mặn
chính thức có là 60 loài. Con số chính xác về số loài thực vật ngập mặn trên thế giới
cho đến nay vẫn đang còn được bàn thảo và tranh luận giữa các nhà phân loại học,
số loài thực vật ngập mặn trên thế giới có khoảng từ 50 đến 70 loài thực vật ngập
mặn chính thức theo các hệ thống phân loại khác nhau [36].
Tomlinson (1986) [37] đã phân chia các quần xã RNM làm hai nhóm có
thành phần loài cây khác nhau.Nhóm phía đông tương ứng với vùng Ấn Độ - Thái
Bình Dương với số loài đa dạng và phong phú.Nhóm phía tây gồm bờ biển nhiệt đới
châu Phi, châu Mỹ ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Số loài ở đây ít chỉ
bằng 1/5 ở phía đông (Spalding và cs, 1997) [38].Các loài chủ yếu là Đước đỏ (R.
mangle), Mắm (A. germinans).
Rừng ngập mặn Châu Á khá đa dạng và phong phú. Trong một nghiên cứu

về hệ sinh thái RNM Iran tác giả Mohammad Ali Zahed và các cộng sự đã cho biết
có hơn 60 loài cây ngập mặn thực sự trên thế giới; trong đó quan trọng nhất là các
chi Rhizophora, Avicennia, Bruguiera và Sonneratia. Tuy nhiên, chỉ có hai loài
Đước được tìm thấy trong rừng ngập mặn Iran, A. marina (họ Avicenniaceae) và


×