Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Liệt kê các tranh chấp mà Việt Nam đã tham gia trong khuôn khổ WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.46 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới
WTO được coi là một đổi mới quan trọng trong thương mại quốc
tế. Hệ thống này là một sự kế thừa của hệ thống giải quyết
tranh chấp thương mại đa biên trong GATT (Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan). Là thành viên của WTO, Việt Nam
cũng đã từng ít nhất tham gia tranh chấp với tư cách là nguyên
đơn và cả bên thứ ba trong khuôn khổ WTO. Để tìm hiểu rõ hơn
về vấn đề này, em xin lựa chọn đề bài số 4: “So sánh cơ chế
giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO. Liệt kê các tranh chấp mà Việt Nam
đã tham gia trong khuôn khổ WTO” làm đề bài học kỳ lần
này.
NỘI DUNG
A.Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và WTO:
1.GATT: Những nguyên tắc đầu tiên trong Điều XXIII: của GATT
1947 quy định rằng các Bên ký kết GATT phải với tư cách đại
diện cho một nhóm nước để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào
giữa các Bên ký kết. Vì vậy, các tranh chấp trong những năm
đầu tiên tồn tại của GATT 1947 được Chủ tịch Hội đồng GATT
đưa ra phán quyết. Sau này, các tranh chấp được chuyển cho
các Ban công tác bao gồm đại diện của tất cả các Bên ký kết có
liên quan, bao gồm cả các bên tranh chấp để giải quyết. Các
Ban công tác này thông qua báo cáo trên cơ sở quyết định đồng
thuận. Không lâu sau đó Ban công tác đã bị thay thế bởi Ban hội
thẩm gồm từ ba tới năm chuyên gia độc lập không liên quan tới
1


các bên tranh chấp. Các Ban hội thẩm này viết những báo cáo
độc lập kèm theo khuyến nghị và phán quyết nhằm giải quyết


tranh chấp và chuyển tới Hội đồng GATT
2.WTO: Tranh chấp trong WTO thường là về vi phạm cam kết.
Các Thành viên WTO nhất trí nếu họ tin rằng các thành viên đối
tác vi phạm nguyên tắc thương mại, họ sẽ sử dụng hệ thống đa
phương về giải quyết tranh chấp thay vì thực hiện các hành vi
đơn phương. Điều này có nghĩa là không thay đổi những quy
trình đã cam kết và tôn trọng các phán quyết. Một tranh chấp
nảy sinh khi một nước lựa chọn chính sách thương mại hoặc
thực hiện những hành vi mà một hoặc nhiều nước Thành viên
WTO khác xem là vi phạm hoặc không thực hiện các nghĩa vụ
đối với các Hiệp định của WTO. Thủ tục giải quyết tranh chấp
được quy định theo GATT cũ nhưng không đưa ra thời gian biểu
cụ thể, các nguyên tắc dễ dàng bị ngăn cản và rất nhiều trường
hợp bị kéo dài mà không có kết quả. Vòng đàm phán Uruguay
đã đưa ra một hệ thống hợp lý hơn với những thủ tục giải quyết
rõ ràng. Đồng thời đưa ra nguyên tắc hợp lý hơn về khoảng thời
gian giải quyết tranh chấp với các thời hạn linh hoạt trong các
bước khác nhau của quy trình. Hiệp định nhấn mạnh rằng tăng
cường giải quyết tranh chấp là cần thiết nếu WTO thực hiện vai
trò của mình một cách hiệu quả. Thoả thuận đã quy định chi tiết
quy trình và thời gian để giải quyết tranh chấp. Về nguyên tắc,
nếu một tranh chấp được giải quyết theo đúng thời gian biểu
quy định thì thời gian không mất nhiều hơn 12 hoặc 15 tháng,
2


khi cần phúc thẩm. Thời gian để đạt được sự đồng thuận có thể
linh hoạt và nếu trường hợp được xem là khẩn cấp, vụ việc sẽ
được giải quyết nhanh hơn.
WTO có hai chức năng chính: lập pháp và tư pháp. Chức năng

lập pháp liên quan đến vai trò của WTO như là một diễn đàn để
đạt được các hiệp định thương mại. Chức năng tư pháp được thể
hiện ở hệ thống giải quyết tranh chấp, một trong những đặc
trưng chủ yếu và mới của hệ thống thương mại đa phương.
3.So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và GATT:
Từ GATT tới WTO, đã có những thay đổi chính trong các thủ tục
về giải quyết tranh chấp như sau:
- Thay đổi đầu tiên cần kể đến là việc áp dụng hình thức
đồng phản đối. Những quyết định của Ban hội thẩm và Ủy ban
kháng nghị được mặc nhiên chấp nhận, trừ khi có một sự đồng
thuận trong Cơ quan giải quyết tranh chấp để lật ngược các
quyết định đó. Điều này có nghĩa là nếu có kháng cáo, thì Ủy
ban kháng nghị sẽ có quyết định cuối cùng. Một sự thay đổi
khác kèm theo là khả năng xảy ra trả đũa rất cao khi phía bị đơn
từ chối thực hiện phán quyết vi phạm. Trong khuôn khổ của
GATT trước đây, bên thất bại có thể dễ dàng cản trở phán quyết
của Ủy Ban hội thẩm hay yêu cầu trả đũa (tại GATT, việc trả đũa
chỉ xảy ra một lần duy nhất). Hiện nay, phán quyết “vi phạm”
hay yêu cầu trả đũa đều không dễ dàng bị ngăn cản. Vì vậy,
phía bị đơn, một khi đã nhận được một bản tuyên án vi phạm,
phải chấp nhận khả năng bị trả đũa đã được WTO cho phép. Tuy
nhiên, khả năng trả đũa không phải lúc nào cũng là 100%. Bên
3


được phép trả đũa phải cân nhắc các yếu tố khác nhau khi
quyết định trả đũa, ít nhất phải cân nhắc các ảnh hưởng đến
kinh doanh của chính mình. Mối quan tâm rất thiết thực này cần
được chú ý thậm chí là cả trong một hoàn cảnh phi thực tế.
- Sự thay đổi thứ 2 là sự tham gia của các tổ chức phi

chính phủ. Trong khi GATT là một cơ chế giải quyết tranh chấp
liên quốc gia, bác bỏ sự tham gia của các thành phần phi chính
phủ, thì WTO đã tiến hành các thủ tục trở nên minh bạch và dễ
hiểu hơn.
- Sự thay đổi thứ ba là việc đẩy nhanh tiến độ. Trong khi
các vụ kiện trong GATT có thể kéo dài mãi, thì đã có một lịch
trình nghiêm ngặt cho các thủ tục tại WTO. Các công ty liên
quan đến các cuộc tranh chấp đã hoan nghênh sự thay đổi này
vì các trường hợp tranh chấp được giải quyết càng nhanh thì
bên thắng cuộc càng đạt được nhiều lợi ích. Hơn nữa, các công
ty bị vi phạm sẽ có động lực lớn hơn để giải quyết tranh chấp tại
WTO. Tại thời kỳ của GATT, họ có thể dựa vào các thủ thuật trì
hoãn thời hạn, tuy nhiên tại thời kỳ của WTO, điều này trở nên
khó hơn, cho dù vẫn được sử dụng.
B. Những vụ tranh chấp mà Việt Nam tham gia trong
WTO:
I.Với tư cách là nguyên đơn:
Tổng cộng Việt Nam có 3 lần tham gia tranh chấp trong WTO với
tư cách là nguyên đơn. Vụ việc đầu tiên mà Việt Nam tham gia
tranh chấp trong WTO là vụ DS404. Ngày 1/2/2010, Việt Nam
gửi yêu cầu tham vấn tới Hoa Kỳ liên quan đến một số biện

4


pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông
lạnh của Việt Nam. Và cũng 2 năm sau, Việt Nam tiếp tục kiện
Mỹ lần thứ 2 đối với sản phẩm tôm đông lạnh này (DS429). Các
thủ tục bị khiếu kiện bởi Việt Nam bao gồm: Việc BTM Hoa Kỳ sử
dụng zeroing trong việc tính toán biên độ phá giá, giới hạn số

lượng các nhà xuất khẩu hay sản xuất được lựa chọn. Việc sử
dụng quy tắc thuế suất toàn quốc xác định trên cơ sở các số liệu
có sẵn, trái với thực tế đối với các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất
Việt Nam không chứng minh được việc họ độc lập với chính phủ
Việt Nam trong hoạt động thương mại và bán hàng. Năm 2015,
Việt Nam yêu cầu thành lập Bản hội thẩm trong vụ DS496 liên
quan đến biện pháp tự vệ của Indonesia đối với sản phẩm thép
của Việt Nam,
II.Với tư cách là bên thứ 3:
Theo số liệu của WTO, tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 18 vụ
việc giải quyết tranh chấp tại WTO với tư cách bên thứ ba, bao
gồm các vụ việc có mã:
- Liên quan đến Hiệp định chống bán phá giá (ADA) (31 vụ việc
tính từ năm 2007 đến nay), ta đã tham gia 8 vụ trong đó có 3 vụ
kép (AD/CVD) là DS471, DS449 đối với một số thiết bị hàng hóa,
DS422 đối với tôm đông lạnh do TQ kiện Mỹ, DS464 đối với sản
phẩm máy giặt cỡ lớn, DS402 đối với hàng hóa do Hàn Quốc
kiện Mỹ, DS414 đối với thép do Mỹ kiện TQ, DS405 đối với giày
da do TQ kiện EU, DS343 đối với tôm do Thái Lan kiện Mỹ.
- Liên quan đến Hiệp định chống trợ cấp (SCM) (29 vụ kiện tính
từ năm 2007 đến nay), ta đã tham gia 4 vụ trong đó có 3 vụ kép
5


(AD/CVD) là DS464 đối với sản phẩm máy giặt cỡ lớn do Hàn
Quốc kiện Mỹ, DS449, DS437 đối với một số thiết bị hàng hóa do
TQ kiện Mỹ, DS414 đối với thép do Mỹ kiện TQ
Các vụ việc còn lại liên quan đến vấn đề thuế quan và hạn
chế/cấm nhập khẩu.
Trong các vụ việc nêu trên, những nội dung mà Việt Nam quan

tâm chủ yếu tập trung vào vấn đề phương pháp dành cho các
nền kinh tế phi thị trường, thuế suất toàn quốc, đánh trùng
thuế- double remedies, định nghĩa “tổ chức công”, phương pháp
tính toán biên độ phá giá (đặc biệt là phương pháp “quy về
không” -zeroing, phá giá mục tiêu -targetted dumping của Hoa
Kỳ), các yếu tố xác định thiệt hại. Việc tham gia với tư cách bên
thứ ba trong các vụ kiện tranh chấp tại WTO, đặc biệt là các vụ
việc về phòng vệ thương mại, sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm
quý báu cho Việt Nam, không chỉ trong giải thích và áp dụng các
quy định của WTO mà còn là kinh nghiệm xử lý vụ việc khi đưa
ra WTO.
KẾT LUẬN
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã cơ bản khắc phục
được các khiếm khuyết của cơ chế cũ là GATT 1947, nhưng quá
trình vận hành của cơ chế mới vẫn còn một số nhược điểm cần
được khắc phục để cơ chế này ngày càng tối ưu, đáp ứng được
yêu cầu giải quyết tranh chấp, các quyền lợi pháp lí và kinh tế
của hầu hết các quốc gia thành viên khi giải quyết tranh chấp
được đảm bảo. Việc tham gia tranh chấp trong khuôn khổ WTO
cũng giúp cho Việt Nam có thêm tiền đề vững chắc cho việc sử
6


dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, bảo đảm quyền
và lợi ích chính đáng cho Việt Nam trên trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc
tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015;
2.Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947)
3. />(thông tin về vụ DS496)

4. (thông tin về vụ DS429)
5. (thông tin
về các vụ tranh chấp trong WTO)
6. Và một số tài liệu khác trên Internet…

MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU……………………………………...
………………………………..1

7


2.NỘI
DUNG…………………………………………………………………….1
A.Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947



WTO………..................……1
B. Những vụ tranh chấp mà Việt Nam tham gia trong
WTO…………..………….4
3.KẾT LUẬN………………………….…………………………………………
5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………...………………………………
6

8




×