Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phản giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.87 KB, 10 trang )

A.MỞ ĐẦU
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực
của Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị
cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả
của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử
oan người vô tội. Muốn vậy, khi xét xử, đặc biệt là trong các vụ án
dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin chọn
đề tài số 2 “Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét
xử vụ án dân sự, Thẩm phản giải quyết việc dân sự độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật và việc đảm bảo thực hiện
nguyên tắc này” cho bài tập học kì lần này.

B.NỘI DUNG
I.Vài nét cơ bản về nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật:
1.Khái niệm:
Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật thể hiện tư tưởng pháp lý khi xét xử các vụ án dân sự. Thẩm phán và Hội
thẩm Nhân dân tự mình quyết định và tự chịu trách nhiêm về bản án và quyết định
của mình mà không phụ thuộc vào quan điểm, ý kiến của bất kỳ cá nhân, cơ quan,

1


tổ chức nào, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau và chỉ căn cứ và các qui định
của pháp luật để xem xét và quyết định từng vấn đề của vụ án.
2.Lịch sử cơ sở hình thành:


Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước ở Việt
Nam. Tiếp thu tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức bộ máy nhà nước ta
hiện này theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp giữa các cơ quan trong việc thực quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây
cũng chính là cơ sở lý luận của nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án. Bên cạnh đó
còn xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án thực hiện. Tòa án là cơ
quan thực hiện hoạt động tư pháp - hoạt động nhân danh công lý và dựa vào công
lý thì Tòa án phải xét xử như một người đứng giữa, trung lập, không phụ thuộc vào
bên nào, chỉ xét xử độc lập và tuân theo pháp luật thì Tòa án mới tồn tại đúng với
bản chất của mình là một cơ quan bảo vệ công lý.
3.Ý nghĩa của nguyên tắc:
 Góp phần đảm bảo và nâng cao chất lương xét xử các vụ án dân sự của Tòa án.
đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của Thẩm phán và Hội
thẩm Nhân dân trong hoạt động xét xư các vụ án dân sự.
 Góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân và ổn định các quan hệ kinh tế - xã hội trong dân sự.
 Góp phần loại trừ các sự tác động không cần thiết, thậm chí
tiêu cực của các cơ quan, tổ chức khác đến Hội đồng xét xử của
Thẩm phán và Hội thẩm, đảm bảo sự bình đẳng, độc lập giữa
các thành viên của Hội đồng xét xử.

II.Nội dung các qui định của pháp luật về nguyên tấc thẩm phán và hội thẩm
nhân dân trong xét xử vụ án dân sự:
2


1.Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập:
1.1.Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩn nhân dân độc lập với nhau:
Theo qui định tại khoản 1 điều 49 BLTTDS 2015 thì Hội thẩm Nhân dân có
quyền nghiên cứu hồ sợ trước khi mở phiên tòa để biết được nội dung cũng như

những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án. Mối quan hệ giữa Thẩm phán và Hội
thẩm Nhân dân phải có sự độc lập trong nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra, đánh giá
các tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết yêu cầu của đương sự. Tại
phiên tòa tính độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân càng được thể hiện ở
chỗ tất cả các thành viên của Hội đồng xét xử đều có quyền hỏi đương sự về những
vấn đề liên quan đến vụ án. Theo điểm c khoản 1 Điều 249 BLTTDS 2015 thì
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm Nhân dân. Hội thẩm Nhân
dân có quyền hỏi tất cả các vấn đề mà mình cho là cần thiết để giải quyết vụ án mà
không phụ thuộc vào Thẩm phán. Bên cạnh đó, theo Điều 264 về nghị án, sự độc
lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân không cho phép thành viên này
được áp đặt ý kiến của mình lên các thành viên khác trong cùng một Hội đồng xét
xử. Thẩm phán không được lấy quyền chủ tọa phiên tòa để áp đặt các quyết định
của Hội thẩm Nhân dân theo ý kiến của mình.
1.2.Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân độc lập với bên ngoài:
Theo phương diện độc lập với bên ngoài thì khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm
Nhân dân độc lập với Viện kiểm sát, Tòa án các cấp,với các cơ quan nhà nước, tổ
chức và cá nhân khác, thậm chí còn độc lập với các cơ quan báo chí và dư luận xã
hội. Pháp luật qui định nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật để đảm bảo cho Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân
thực hiện quyền tự quyết của mình khi xét xử. Đồng thời buộc họ phải có nghĩa vụ
và trách nhiệm cá nhân về tính đúng đắng, hợp pháp đối với các quyết định của
mình khi giải quyết vụ án.
3


Trong quá trình xét xử Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân không chỉ độc lập
với các cơ quan nhà nước mà còn độc lập với các bên đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư và những
người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất của quan hệ dân sự
là dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên nên trong quá trình giải quyết các vụ án dân

sự, TA luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.
2.Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân chỉ tuân theo pháp luật:
Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân chỉ tuân theo pháp luât ở đây có nghĩa là
tuân theo cả luật nội dung và luật hình thức. Khi xét cử các vụ án dân sự, Thẩm
phán và Hội thẩm Nhân dân phải căn cứ vào các qui định của của bộ luật dân sự,
bộ luật tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình, và các văn bản khác…đối chiếu
các tình tiết của vụ án để xác định trên thực tế có hành vi vi phạm pháp luật hay
không, ngoài ra còn để xác định thẩm quyền cũng như trình tư, thủ tục giải quyết
tranh chấp.
Bên cạnh đó, theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự, hoạt động xét xử các
vụ án dân sư luôn chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Sự giám sát này nhằm đảm
bảo cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác và thống nhất. Có như vậy thì
mới đảm bảo được tính đúng đắn và hợp pháp của các bản án, quyết định của Tòa
án.
3.Mối quan hệ giữa độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân
sự:
Độc lập là điều kiện tiên quyết để Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân chỉ tuân
theo pháp luật khi xét xử cũng chỉ tuân theo pháp luật là cơ sở cần thiết để Thẩm
phán và Hội thẩm Nhân dân được độc lập khi xét xử. Mối quan hệ này là mối quan
hệ ràng buộc lẫn nhau. Nếu chỉ độc lập mà không tuân theo pháp luật thì sẽ dẫn
đến sự tùy tiện, độc đoán, chủ quan, duy ý chí khi xét xử, Còn nếu chỉ tuân theo
pháp luật mà không được độc lập thì có thể dẫn tới sự can thiệp trái phép từ phía
4


các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào hoạt động xét xử của tòa án, làm mất đi tính độc
lập của Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân.
III.Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phản và Hội thẩm Nhân
dân giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật:

1.Thực tiễn và bất cập trong quy định của pháp luật dân sự
hiện nay:
 Về mặt thực tiễn: Do trình độ chuyên môn và năng lực giữa Thẩm phán và
Hội thẩm Nhân dân còn một khoảng cách khá xa nên việc thực hiện nguyên tắc
trong xét xử còn mang tính tượng trưng, hình thức, chưa phát huy được hết vai
trò, trách nhiệm mà pháp luật qui định…

 Về hệ thống pháp luật hiện nay: Tòa án có xu hướng lệ thuộc vào hồ sơ
vụ án, các giai đoạn tố tụng diễn ra một cách khép kín, các bên đương sự và luật
sư không phát huy được hết vai trò của mình với tư cách là những người tham
gia tố tụng.
 Về mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án: là một trong những yêu tố có tác
động rất lớn đến việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong các vụ án dân sự. Hệ thống Tòa
án được tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ, theo đó có Tòa án nhân dân cấp
huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Tổ chức Tòa án
theo tiêu chí lãnh thổ như vậy dẫn đến hiện tượng ở những mức độ khác nhau,
Tòa án vẫn chịu sự ảnh ưởng của chính quyền địa phương trong hoạt động xét
xử của mình. Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân trong xét xử
vụ án dân sự không được đảm bảo, ảnh hưởng tới chất lượng xét xử.
2.Nguyên nhân của thực trạng trên:

5


 Ngành Tòa án vẫn chưa có một quy chế riêng về đạo đức của
Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân. Những quy tắc xử sự trong
quy tắc ứng xử cũng chưa thật rõ ràng, đặc trưng đối với hoạt
động xét xử, vì vậy, quy chế đạo đức của Thẩm phán và Hội
thẩm vẫn là một điều cần thiết.

 Một số Thẩm phán - là các cử nhân luật và đã được đào tạo
nghiệp vụ xét xử, có kinh nghiệm thực tiễn, rất am hiểu những
quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình áp dụng sai pháp
luật vì một số lý do tiêu cực, gây ảnh hưởng đến uy tín của
ngành.
 Do hệ thống pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể, chưa có những chế
tài cần thiết, nên vẫn còn hiện tượng Thẩm phán, Hội thẩm
Nhân dân áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, không có sự
không độc lập, thống nhất chứng cứ bằng cuộc họp liên ngành,
thỉnh thị án, có sự tác động của các cá nhân khác đến hoạt
động xét xử.
3.Giải pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm
nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật:
 Hoàn thiện các qui định của pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự theo hướng
chuyển từ thủ tục xét hỏi sang thủ tục tranh tụng để vừa đảm bảo được sự
bình đẳng, vô tư, khách quan trong quá trình tố tụng, vừa đảm bảo cho các
Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
trong xét xử. Cần hoàn thiện Bộ luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch,
thúc đẩy các quan hệ pháp luật dân sự phát triển lành mạnh;
hoàn thiện chế định hợp đồng, bồi thường. Hoàn thiện thủ
6


tục tố tụng dân sự, nghiên cứu thực hiện và phát triển các
loại dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương
sự chủ động thu thập chứng cứ, chứng minh, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.
 Chất lượng đào tạo Thẩm phán phải chuẩn và thường xuyên
được cập nhật những kiến thức mới về tin học, ngoại ngữ, pháp

luật quốc tế… Đồng thời, có tinh thần dũng cảm, dám đấu
tranh cho sự công bằng, bảo vệ lẽ phải. Chỉ khi Thẩm phán có
một trình độ chuyên môn cao với cái tâm trong sáng, tôn trọng
sự công bằng, thì họ mới không bị chi phối bởi những suy nghĩ
lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi
cá nhân. Tạo điều kiện để cho các Thẩm phán thực sự khách quan, vô tư
trong xét xử. Nâng cao tính độc lập cho Thẩm phán thông qua việc đổi mới cơ
chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán.
 Nâng cao chất lượng hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng trong
việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động xét xử. Tăng cường vai trò
giám sát đối với hoạt động xét xử của Tòa án.
 Thực hiện việc tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử. Theo đó sẽ tăng cường
tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân cũng như hạn chế được sự
can thiệp trái pháp luật của chính quyền địa phương vào hoạt động xét xử cùa
Tòa án.

C.KẾT LUẬN
Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử, giải
quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong
những nguyên tắc quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay. Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này một cách
7


hoàn chính, chính xác nhất sẽ làm nâng cao chất lương xét xử các vụ án
dân sự của Tòa án. đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của
Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân trong hoạt động xét xử, đặc biệt là trong các vụ
án dân sự, Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và ổn định các
quan hệ kinh tế - xã hội trong dân sự.
Trên đây là bài tập học kì cá nhân của em. Với vốn kiến

thức vẫn còn hạn chế nên bài làm của em có thể còn nhiều sai
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để bài làm
được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự,
NXB.CAND, 2017.
2.Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
3. />4. />5.Và một số nguồn khác trên Internet…
8


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………
1
B.NỘI
DUNG………………………………………………………………………….1
I.Vài nét cơ bản về nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật……….
…………………………………………………………1

9


II.Nội dung các qui định của pháp luật về nguyên tấc thẩm phán và hội thẩm nhân dân
trong xét xử vụ án dân sự……….………………………………………………….2
III.Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phản và Hội thẩm Nhân dân
giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật……………………………………….4
C.KẾT LUẬN…………………………………………….……………………………

7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO……………………………………………….8

10



×