Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Tín ngưỡng của nhóm Xơ teng (Xơ – đăng) ở xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.56 KB, 213 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ TRUNG

TÍN NGƯỠNG CỦA NHÓM XƠ TENG (XƠ - ĐĂNG) Ở XÃ
TU MƠ RÔNG, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ TRUNG

TÍN NGƯỠNG CỦA NHÓM XƠ TENG ( XƠ - ĐĂNG) Ở XÃ
TU MƠ RÔNG, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
Ngành
Mã số

: Nhân học
: 9.31.03.02

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Minh
2. PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Trung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Phòng Quản
lý đào tạo, Khoa Dân tộc học và Nhân học cùng quý thầy cô của Học viện Khoa
học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Minh
và PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận án
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum và các nghệ nhân, các cộng tác viên, cán bộ, người dân ở xã Tu Mơ
Rông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian điền dã và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2018
Nghiên cứu sinh


Phạm Thị Trung


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

TW

Trung ương

2

NQ

Nghị quyết

3



Quyết định

4


CP

Chính phủ

5

TT/BVHTTDL

Thông tư/Bộ văn hóa Thể thao Du lịch

6

Nxb

Nhà xuất bản

7

NCS

Nghiên cứu sinh

8

UBND

Ủy Ban Nhân dân

9


DTTS

DTTS

10

VHTTDL

Văn hóa Thể thao Du lịch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU ............ 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................9
1.2. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................18
1.3. Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu ........................................................25
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, THẦN LINH VÀ LINH HỒN
TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI XƠ TENG............................................. 39
2.1. Quan niệm về thế giới của người Xơ teng...............................................................39
2.2. Quan niệm về các thần linh và các siêu linh............................................................43
2.3. Quan niệm về hồn người ..........................................................................................51
2.4. Biến đổi trong quan niệm về thế giới, thần linh và linh hồn người .......................61
CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI XƠ TENG ......... 67
3.1. Các nghi lễ trong chu kỳ đời người..........................................................................67
3.2. Các nghi lễ trong trồng trọt .......................................................................................81
3.3. Các nghi lễ cộng đồng...............................................................................................87
3.4. Biến đổi trong thực hành tín ngưỡng .......................................................................94
CHƯƠNG 4: VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT

RA TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI XƠ TENG HIỆN
NAY ...................................................................................................................... 108
4.1. Vai trò của tín ngưỡng ........................................................................................... 108
4.2. Một số hạn chế của tín ngưỡng ............................................................................. 119
4.3. Một số xu hướng biến đổi chủ yếu và yếu tố tác động chính ............................. 123
4.4. Kiến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của tín ngưỡng trong
phát triển kinh tế - xã hội của người Xơ teng hiện nay ............................................... 133
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ......................................................................................................................... 159
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 161


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua đã có những tác động tích
cực đối với sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số. Về học thuật,
với quan điểm tiến bộ nên công tác nghiên cứu dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học đã được
chú trọng triển khai, góp phần quan trọng trong việc hiểu biết một cách tổng quát, cụ thể và
sâu sắc hơn về đời sống của các tộc người. Qua đó cung cấp những luận cứ khoa học và các
khuyến nghị trực tiếp trong việc xây dựng và thực hiện những chính sách dân tộc, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của các tộc người, nhằm từng bước cụ thể hóa quan điểm nhân văn
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về tộc người thiểu
số ở những vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới, đặc biệt là các tộc người có các nhóm địa
phương đa dạng vẫn còn những khoảng trống nhất định. Hơn nữa, sự biến chuyển của
đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống của các tộc người trong bối cảnh hội
nhập và toàn cầu hóa hiện nay vẫn rất cần những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có
tính hệ thống và kịp thời hơn, nhằm tiếp tục tăng cường sự hiểu biết về các tộc người và

những vấn đề dân tộc đương đại cũng như đề xuất các kiến nghị khoa học nhằm góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các tộc
người phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhu cầu của người dân.
Xơ - đăng là tộc người thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, cư trú tập
trung ở tỉnh Kon Tum, một số ít ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và hiện có 2
làng của tộc người người Xơ - đăng cư trú ở huyện Krông Păc và Chư M’Nga tỉnh Đắk
Lắk. Xơ - đăng là tộc người có số dân đông nhất trong các DTTS tại chỗ của tỉnh Kon
Tum với 122.045 người, chiếm 25% so với dân số toàn tỉnh và chiếm 45,44% so với tổng
số DTTS trên địa bàn tỉnh [6, tr.8]. Xơ – đăng gồm năm nhóm địa phương là: Xơ teng, Tơ
đrá, Mơ nâm, Ha lăng và Ca dong và mỗi nhóm còn có những tên tự gọi khác nhau.
Xơ teng cũng là nhóm địa phương có số khẩu đông nhất trong các nhóm địa
phương của tộc người Xơ – đăng ở tỉnh Kon Tum với 74.998 người, chiếm 61.44% [6,
tr.8]. Nhóm Xơ teng cư trú tập trung chủ yếu ở 2 huyện Đắk Tô, Tu Mơ Rông và một
1


phần nhỏ ở huyện Đăk Hà và huyện Đăk glei tỉnh Kon Tum. Ở huyện Tu Mơ Rông,
nhóm này được người dân gọi là Xơ teng núi (Xơ teng ngok) để phân biệt với người Xơ
teng cư trú ở huyện Đăk Tô được coi là Xơ teng ở vùng thấp. Trong bối cảnh biến đổi
văn hóa truyền thống của các DTTS tại chỗ Tây Nguyên hiện nay thì nhóm Xơ teng ở
huyện Tu Mơ Rông vẫn còn duy trì khá đều đặn và đậm nét tín ngưỡng và nghi lễ
truyền thống của dân tộc. Ví dụ: nhiều làng ở huyện Tu Mơ Rông còn bảo lưu việc thực
hành nghi lễ có cúng trâu, trong khi đó nghi lễ này hiện ít được các cộng đồng dân tộc
thiểu số tại chỗ khác thực hiện,... Chính vì tính đại diện cho sự bảo lưu các yếu tố
truyền thống cũng như sự tiếp biến những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo mới trong đời
sống của người dân nên nơi đây là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu về tín ngưỡng
truyền thống trong điều kiện xã hội hiện nay.
Hiện nay, tỉnh Kon Tum đang tập trung triển khai các giải pháp phát triển kinh tế
xã hội bền vững vùng DTTS. Cộng đồng người Xơ teng ở xã Tu Mơ Rông hiện đang
thụ hưởng rất nhiều các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Cùng với quá trình đẩy

mạnh phát triển kinh tế xã hội, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, vấn đề
đảm bảo đời sống tín ngưỡng của người dân, nhất là phát huy các giá trị tín ngưỡng
truyền thống trong điều kiện hiện nay đang đặt ra các yêu cầu quản lý cao hơn. Các
chính sách cần được xây dựng trên cơ sở thực tiễn và khoa học hơn để đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Qua quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về tộc người Xơ - đăng nói chung và
các nhóm địa phương của dân tộc này nói riêng có thể thấy, từ sau 1979, các vấn đề về
Dân tộc học/Nhân học đối với tộc người Xơ - đăng đã có những tư liệu dày dặn hơn.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình khoa học đã công bố thường tập trung nghiên cứu các
phương diện văn hóa như lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc, nghề thủ công, còn về
tín ngưỡng của từng nhóm mới chỉ được khảo tả sơ bộ hoặc được giới thiệu như là cứ liệu
minh họa cho những đặc tính chung về tín ngưỡng của tộc người này. Do đó, đặt ra yêu cầu
cần nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống và toàn diện hơn về mỗi nhóm địa phương,
trong đó có vấn đề tín ngưỡng trong xã hội truyền thống và hiện tại của tộc người này.

2


Từ những lý do khoa học và thực tiễn trên, NCS chọn đề tài "Tín ngưỡng của
nhóm Xơ teng (Xơ - đăng) ở xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum" để
làm luận án tiến sĩ ngành Nhân học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Thực hiện đề tài này luận án nhằm góp phần cung cấp hệ thống tư liệu mới tương
đối toàn diện, chuyên sâu về đời sống tín ngưỡng của nhóm Xơ teng ở tỉnh Kon Tum
trong truyền thống và hiện tại. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị làm cơ sở
khoa học cho việc xây dựng và triển khai công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của tín
ngưỡng ở nhóm Xơ teng nói riêng và tộc người Xơ - đăng nói chung, nhằm góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của nhóm tộc người này trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ
- Một là, tập trung làm sáng tỏ một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về
bức tranh tín ngưỡng truyền thống của nhóm Xơ teng thuộc tộc người Xơ - đăng và
những biến đổi của tín ngưỡng trong đời sống hiện nay.
- Hai là, phân tích, đánh giá làm rõ hơn những ảnh hưởng của tín ngưỡng đến đời
sống của người Xơ teng, từ đó rút ra những nhận định về vai trò của tín ngưỡng trong
đời sống người Xơ teng.
- Ba là, phân tích lý giải quá trình biến đổi và các nguyên nhân tác động đến sự
biến đổi tín ngưỡng của người Xơ teng từ sau 1986 đến nay.
- Bốn là: Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá
trị còn phù hợp của tín ngưỡng, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhóm
tộc người Xơ teng trong định hướng phát triển bền vững hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các phương diện tín ngưỡng của nhóm Xơ teng, một
trong 05 nhóm địa phương của tộc người Xơ – đăng. Đây là nhóm địa phương có tỷ lệ
dân số nhiều nhất trong 5 nhóm của người Xơ - đăng ở tỉnh Kon Tum và tụ cư khá tập

3


trung. Đặc biệt, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về người Xơ
teng nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học. Tuy
vậy, tín ngưỡng là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, nên luận án này tập trung nghiên cứu về
một số nội dung chính của tín ngưỡng và nghi lễ thực hành tín ngưỡng liên quan sau đây:
1) Quan niệm về các thế giới; 2) Hệ thống thần linh, linh hồn người và ma; 3) Hệ thống
các nghi lễ tiêu biểu liên quan đến thực hành tín ngưỡng.
Đây là nghiên cứu trường hợp, tập trung trên địa bàn một xã, vì vậy, luận án khảo tả,
phân tích các lĩnh vực chủ yếu nêu trên để làm rõ hơn các đặc điểm truyền thống và những
biến đổi trong tín ngưỡng của người Xơ teng. Đồng thời, luận án phân tích các nguyên nhân

dẫn đến sự biến đổi; đánh giá những ảnh hưởng của tín ngưỡng đến đời sống của nhóm Xơ
teng ở tỉnh Kon Tum trước đây và hiện nay, để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về các giá trị
của tín ngưỡng, cũng như vai trò của tín ngưỡng trong đời sống kinh tế xã hội của người Xơ teng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum là địa bàn sinh
sống tập trung của nhóm Xơ teng để nghiên cứu. Xã Tu Mơ Rông hiện có 8 làng người
Xơ teng, hầu như không có sự cư trú đan xen với các dân tộc khác ngoài một số ít cán bộ,
giáo viên và tiểu thương người Kinh đến làm việc và buôn bán. Vì vậy, địa bàn nghiên
cứu này khá tiêu biểu cho sự thống nhất cũng như tính đa dạng của tín ngưỡng người Xơ
teng trong truyền thống cũng như hiện tại. Tính thống nhất thể hiện trước hết ở chỗ 6 làng
của người Xơ teng nơi đây cơ bản vẫn bảo lưu các yếu tố tín ngưỡng truyền thống; sự đa
dạng thể hiện ở sự phân hóa, biến đổi trong tín ngưỡng của người Xơ teng, đặc biệt là sự
chuyển đổi từ đa thần giáo truyền thống sang Công giáo ở 2 làng còn lại.
Dưới tác động của hoạt động kinh tế, sự thay đổi của điều kiện tự nhiên khu vực
cư trú, sự tham gia của thiết chế buôn làng và gia đình vào đời sống hiện đại... đã tạo
nên những biến đổi nhất định trong đời sống tâm linh của các làng theo tín ngưỡng
truyền thống. Tuy nhiên, biến đổi tín ngưỡng thường diễn ra trong một quá trình lâu dài,
thời điểm so sánh giữa truyền thống và hiện tại là rất khó phân định, vì vậy luận án tạm
thời xác định thời điểm để xem xét là từ bắt đầu thời kỳ đổi mới năm 1986 đến nay.

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm triết học của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề liên quan đến tín
ngưỡng trong quá trình tồn tại và vận động của nó. Phương pháp luận này được vận
dụng để nghiên cứu tín ngưỡng truyền thống của nhóm Xơ teng trong một hệ thống
và bối cảnh cụ thể có sự tác động qua lại lẫn nhau của nhiều thành tố liên quan, như:

thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường; đồng thời đặt đối tượng
nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể, vận động theo hướng phát triển, biến đổi
hoặc mất đi. Phương pháp luận này là nguyên tắc định hướng xuyên suốt quá trình
NCS tiếp cận chủ thể tín ngưỡng như một hiện tượng xã hội khách quan, cụ thể, có
mối quan hệ biện chứng để nghiên cứu.
Bên cạnh đó, luận án dựa trên quan điểm lý luận của Dân tộc học Mác xít và
Nhân học văn hóa – xã hội để nhìn nhận các loại hình và thực hành tín ngưỡng của
người Xơ teng trong bối cảnh cụ thể mà nó nảy sinh, tồn tại và biến đổi đến nay. Tín
ngưỡng của người Xơ teng được xem xét trong quá trình vận động, trong mối tương
quan giữa chủ thể văn hóa với các điều kiện cụ thể tác động tại địa phương. Luận án cũng
được triển khai dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, về
xây dựng và phát triển văn hóa, về tín ngưỡng và tôn giáo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, NCS lựa chọn cách tiếp cận chuyên ngành Dân tộc học/Nhân
học là chính, ngoài ra, còn xem xét, tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên cơ sở liên
đa/ngành. Cụ thể như sau:
- Thống kê tổng hợp và kế thừa các tài liệu đã có: Với phương pháp này, luận án
kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu đã công bố trên các sách chuyên khảo,
tham khảo, bài tạp chí, báo cáo khoa học và những tư liệu liên quan của các học giả
trong và ngoài nước về người Xơ - đăng nói chung và tín ngưỡng của nhóm Xơ teng
nói riêng. Đồng thời thu thập và xử lý các số liệu thống kê, tài liệu thứ cấp thuộc nhiều
nguồn khác nhau từ Trung ương đến địa phương.

5


- Phương pháp điền dã Dân tộc học: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng
trong quá trình thu thập phần lớn tư liệu cho luận án. Địa điểm khảo sát thực tế chủ yếu
là các làng của xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Tại các điểm
nghiên cứu, những kỹ thuật chính được sử dụng bao gồm quan sát tham dự, phỏng vấn

sâu, thảo luận nhóm, phỏng vấn hồi cố, trong đó:
+ Quan sát: Nhằm bao quát về đặc điểm địa lý nhân văn như: hình dung được
cảnh quan, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, các hoạt động kinh tế, lối sống, phong
tục, những sinh hoạt văn hóa hàng ngày… để có được những thông tin ban đầu, tương
đối khái quát về đối tượng, địa bàn nghiên cứu.
+ Quan sát tham dự: Mục đích để hiểu sâu về đối tượng nghiên cứu, việc vừa
quan sát vừa tham dự vào nếp sống sinh hoạt thường ngày, hay các dịp đặc biệt như
những ngày lễ, tết, các nghi lễ quan trọng trong cộng đồng, gia đình, cá nhân… cho
phép NCS có những trải nghiệm thực tế, từ đó phát hiện những vấn đề nghiên cứu
mang tính khách quan.
+ Phỏng vấn sâu: Được sử dụng để thu thập các thông tin làm nền tảng cơ bản
của đề tài. Đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn chủ yếu là người có uy tín trong các
làng, bao gồm có già làng, nghệ nhân, thanh niên, thầy cúng. Ngoài ra, đối tượng phỏng
vấn sâu còn được lựa chọn là các trưởng, phó thôn, đại diện các cán bộ đoàn thể tại thôn
làng (nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...) cán bộ văn hóa xã, đại diện lãnh đạo địa
phương. Tổng cộng đã phỏng vấn sâu nhiều lần đối với 35 người.
+ Thảo luận nhóm: Được sử dụng để thu thập thông tin về cách hiểu, quan điểm
của chủ thể văn hóa, các nhà triển khai chính sách về các vấn đề còn ý kiến khác nhau.
Nhóm được tổ chức để thảo luận có thể tương thích về trình độ, lứa tuổi, hoặc nhóm
công việc liên quan. Nhóm thảo luận cũng được thiết kế với các đối tượng khác nhau về
sở thích và sự quan tâm. Luận án đã tiến hành 6 thảo luận nhóm hỗn hợp bao gồm giới
tính và độ tuổi khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được áp dụng thông qua các cuộc
thảo luận, trao đổi trực tiếp theo từng vấn đề chuyên sâu với các chuyên gia trên các
lĩnh vực nghiên cứu (các nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, các chuyên gia trong

6


lĩnh vực xây dựng chính sách, các nhà nghiên cứu tôn giáo) nhằm xác lập tính khoa học

và giá trị của các nhận định, các kết luận và những kiến nghị đề xuất liên quan.
- Phương pháp điều tra xã hội học: NCS đã khảo sát bằng phiếu điều tra với 2
đối tượng hộ gia đình (336 hộ) và thôn trưởng - già làng ở (8 làng) để thu thập các
thông tin cơ bản về các vấn đề kinh tế, y tế, giáo dục, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng trên
địa bàn xã, làm cơ sở cho việc rút ra các nhận định của luận án (xem phụ lục 5).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Một là, xây dựng được hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ, có hệ thống về đời
sống tín ngưỡng của nhóm Xơ teng ở xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon
Tum. Từ đó góp phần xây dựng bức tranh tương đối toàn diện, chuyên sâu về đời sống
tín ngưỡng của tộc người này.
- Hai là, góp phần làm rõ những biến đổi về tín ngưỡng của nhóm Xơ teng xã
Tu Mơ Rông trong xã hội hiện nay, đồng thời xác định rõ những yếu tố tác động tới
sự biến đổi đó.
- Ba là, phân tích, đánh giá về vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng đến đời sống
của người Xơ teng ở xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trước đây
và hiện nay.
- Bốn là, trên cơ sở những phân tích sâu ở các phương diện trên, luận án đã góp
phần cung cấp những cơ sở khoa học trong việc tham khảo để hoạch định và thực
hiện các chính sách tín ngưỡng tôn giáo cũng như bảo tồn, phát huy các giá trị tín
ngưỡng của nhóm Xơ teng, ở xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới của địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần bổ sung và làm sáng tỏ các luận điểm, những hiểu biết khoa
học về tín ngưỡng và biến đổi tín ngưỡng thông qua các cứ liệu, kết quả nghiên cứu
của luận án về tín ngưỡng của người Xơ teng ở địa phương.
Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học để phục vụ công tác hoạch định và
thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị của tín ngưỡng trong công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương hiện nay.

7



7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của
luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát về địa
bàn tộc người nghiên cứu
Chương 2: Quan niệm về thế giới, thần linh và linh hồn trong tín ngưỡng của
người Xơ teng
Chương 3: Thực hành tín ngưỡng của người Xơ teng
Chương 4: Vai trò của tín ngưỡng và những vấn đề đặt trong đời sống tín ngưỡng
của người Xơ teng hiện nay.

8


Luận án đủ ở file: Luận án full













×