Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Lớp 12 polime và vật liệu polime 51 câu từ đề thi thử năm 2018 các trường chuyên cả nước image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.77 KB, 12 trang )

Câu 1: ( Chuyên lam sơn thanh hóa 2018) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?
A. Tơ visco.

B. Tơ tằm.

C. Tơ lapsan.

D. Tơ nilon-6,6.

Câu 2 (CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA LẦN 2 -2018) Mô tả ứng dụng của polime
nào dưới đây là không đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả.
B. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.
C. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.
D. PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa...
Câu 3 (CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA LẦN 2 -2018) Loại polime nào sau
đây không chứa nguyên tử nitơ trong mạch polime?
A. Tơ olon.

B. Tơ lapsan.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Protein.

Câu 4 (CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA LẦN 2 -2018) Polime nào sau đây chứa
nguyên tố nitơ?
A. Sợi bông.

B. Poli (viyl clorua).


C. Poli etilen.

D. Tơ nilon-6.

Câu 5: (CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA LẦN 2 -2018) Phát biểu đúng là:
A. Tơ olon thuộc loại tơ tổng hợp

B. Tơ olon thuộc loại tơ poliamid

C. Tơ olon thuộc loại tơ nhân tạo

D. Tơ olon thuộc tơ thiên nhiên

Câu 6 ( Chuyên Bắc Ninh - Bắc Ninh - Lần 1 – 2018) Cho phát biểu đúng là
A. Tơ olon thuộc tơ tổng hợp

B. Tơ olon thuộc tơ poliamit

C. Tơ olon thuộc tơ nhân tạo

D. Tơ olon thuộc tơ thiên nhiên

Câu 7 (Chuyên Bắc Giang - Bắc Giang – 2018)Polime được điều chế bằng phản ứng trùng
ngưng là
A. polietilen.

B. poli(vinyl clorua).

C. polistiren.


D.

nilon-6,6.
Câu 8. (Chuyên Thoai Ngọc Hầu - An Giang - Lần 1 – 2018) Polime X là chất rắn trong
suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome
tạo thành X là
A. H2N[CH2]6COOH.

B.CH2=CHCN.

C.CH2=CHCl.

D.

CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 9 (Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa - Lần 1 – 2018) Phân tử polime nào sau đây chỉ
chứa 3 nguyên tố C, H, N trong phân tử?
A. Polietilen.

B. Poli(vinyl axetat).

C. Poli(ure - fomandehit).

D. Poliacrilonitrin.


Câu 10 (Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa - Lần 1 – 2018)Polime nào sau đây được điều chế
bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli (etilen terephtalat).


B. Polipropilen.

C. Polibutađien.

D. Poli metyl metacrylat.

Câu 11 (Chuyên Thái Bình - Lần2-2018)Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ nitron.

B. Tơ tằm.

C. Tơ axetat.

D. Tơ

lapsan.
Câu 12 (Chuyên Thái Bình - Lần2-2018)Dãy polime đều được điều chế bằng phương pháp
trùng ngưng là
A. Teflon, polietilen, PVC.

B. Cao su buna, nilon-7, tơ

axetat.
C. Nilon-6, poli vinyl ancol, thủy tinh plexiglas.

D. Nhựa rezol, nilon-7, tơ lapsan.

Câu 13. (Chuyên Bắc Ninh Lần 2-2018)Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây,
phản ứng nào làm giảm mạch polime?
0


0

t
t
 B. cao su thiên nhiên + HCl 

A. poli (vinyl clorua) + Cl2 




0

0

H ,t
OH ,t
 D. poli (vinyl axetat) + H2O 

C. amilozơ + H2O 

Câu 14. (Chuyên Biên Hòa - Lần 1- 2018) Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và
hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:1. Polime X là:
A. Polipropilen.

B. Polivinyl clorua.

C. Tinh bột.


D.

Polistiren.
Câu 15. (Chuyên Biên Hòa - Lần 1- 2018) Trong các polime sau: (1) poli (metyl
metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon - 7; (4) poli (etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli
(vinyl axetat), (7) tơ nitron. Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là:
A. (1), (2), (3), (7).

B. (1), (2), (6), (7).

C. (2), (3), (6), (7).

D. (1),

(2), (4), (6).
Câu 16. Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit adipic, (4) phenol, (5)
acrilonitrin, (6) buta-1,3-dien. Những chất tham gia phản ứng trùng hợp là
A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (4), (5), (6).

C. (1), (2), (5), (6).

D. (2),

(3), (4), (5).
Câu 17. (Chuyên Lương Văn Tụy -- Lần 1 -2018) Cho các polime: polietilen, xenlulozơ,
protein, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là



A. Polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6.

B. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6,

nilon-6,6.
C. Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.

D. Polietilen, nilon-6, nilon-6,6,

xenlulozơ.
Câu 18. (Chuyên Lương Văn Tụy -- Lần 1 -2018) PVC được điều chế trong thiên nhiên
theo sơ đồ sau:
hs 15%
hs 95%
hs 90%
CH 4 
 C 2 H 2 
 CH 2  CHCl 
 PVC

Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để điều chế ra một tấn PVC là bao nhiêu? Biết rằng
khí thiên nhiên chứa 95% metan theo thể tích, (hs là hiệu suất)
A. 6154 m3

B. 1414 m3.

C. 2915 m3.

D.


5883 m3.
Câu 19Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018). Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là
A. polietilen. B. poli (vinylclorua). C. cao su lưu hóa.

D.

amilopectin.
Câu 20. (Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018) Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ
nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ axetat.

B. Tơ tằm và tơ enang.

C. Tơ visco và tơ nilon-6,6.

D. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.

Câu 21(Chuyên Hạ Long - Lần 1-2018). Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl →
PVC. Theo sơ đồ trên từ 448 m3 khí thiên nhiên (ở đktc) thì tổng hợp được m kg PVC. Giá trị
của m là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
A. 250.

B. 300.

C. 500.

D. 360.

Câu 22 (CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU 2018) Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên
nhiên?

A. Polietilen.

B. Tơ olon.

C. Tơ tằm.

D. Tơ axetat.

Câu 23 (CHUYÊN THÁI NGUYÊN 2018) Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
là:
A. isopropan.

B. isopren.

C. ancol isopropylic.

D. toluen.

Câu 24 (Chuyên Trần Phú - Lần 1-2018)Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất
bền, trong suốt, có khả cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô,


máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên
gọi là:
A. Poli (metyl metacrylat).

B. poli acrilonitrin.

C. poli (etylen terephtalat).


D. poli (hexametylen ađipamit).

Câu 25 (Chuyên Trần Phú - Lần 1-2018)Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản
ứng trùng hợp?
A. Axit ɛ-aminocaproic.

B. Caprolactam.

C. Buta-1,3-đien.

D.

Metyl metacrylat.
Câu 26 (CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ 2018) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng
hợp là:
A. Polietilen.

B. nilon-6,6.

C. polisaccarit.

D. protein.

Câu 27 (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ
(monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ
H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng hợp.

B. xà phòng hóa.


C. trùng ngưng.

D. thủy phân.

Câu 28 (CHUYÊN CHUYÊN SƯ PHẠM 2018) Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco.

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ nitron.

D. Tơ tằm.

Câu 29 (CHUYÊN CHUYÊNHƯNG YÊN 2018) Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may
quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?
A. Tơ nitron.

B. Tơ capron.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ lapsan.

Câu 30 (CHUYÊN CHUYÊNHƯNG YÊN 2018) Polime nào có thể tham gia phản ứng
cộng với hiđro?
A. Poli(vinyl clorua). B. Cao su buna.

C. Polipropen.

D. nilon-6,6.


Câu 31: (CHUYÊN CHUYÊNHƯNG YÊN 2018) Cứ 5,668 gam cao su buna–S phản ứng
vừa hết với 3,462 gam Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna–S là bao
nhiêu?
A. 2 : 3.

B. 1 : 2.

C. 3 : 5.

D. 1 : 3.

Câu 32 (CHUYÊN CHUYÊN BIÊN HÒA 2018) Polime nào sau được tạo ra bằng phản
ứng trùng ngưng?
A. Nhựa poli(vinyl-clorua).

B. Sợi olon.

C. Sợi lapsan.

D. Cao su buna.


Câu 33 ( Chuyên Hà Giang 2018 ) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng
trùng hợp?
A. Nilon-6,6.

B. Cao su buna-S.

C. PVC.


D. PE.

Câu 34 (CHUYÊN CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN 2018) Polime nào sau đây được điều chế
bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli(etilen terephtalat).

B. Poli(phenol fomanđehit).

C. Poli(metyl metacrilat).

D. Poli(hexametilen ađipamit).

Câu 35: ( Chuyên Hưng Yên

2018 ) Polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không

gian?
A. Amilopectin.

B. Cao su lưu hóa.

C. Xenlulozo.

D. Amilozo.

Câu 36: ( Chuyên Hùng Vương 2018 ) Tơ lapsan thuộc loại tơ
A. poliamit.

B. Vinylic.


C. polieste.

D. poliete.

Câu 37 ( Chuyên Trần Phú 2018 ) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. nilon-6,6.

B. poli(etylen-terephtalat).

C. xenlulozo triaxetat.

D. polietilen.

Câu 38: ( Chuyên Bắc Giang – Lần 2-2018) Trong các polime sau: (1) poli ( metyl
metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; poli ( etylen- terephtalat); (5) nilon- 6,6; (6) poli
(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6).

B. (1), (2), (3).

C. (3), (4), (5).

D. (1), (3), (5).

Câu 39: (Chuyên Đại học Sư phạm lần 2 - 2018) Tên gọi của polime có công thức (-CH2CH2-)n là
A. polietilen.

B. polistiren


C. polimetyl metacrylat.

D. polivinyl clorua.

Câu 40: (Chuyên Thái Nguyên lần 2 - 2018) Tổng hợp 120 kg polimetylmetacrylat từ axit
và ancol thích hợp, hiệu suất của phản ứng este hóa là 30% và phản ứng trùng hợp là 80%.
Khối lượng của axit cần dùng là
A. 430 kg

B. 160 kg

C. 113,52 kg

D. 103,2 kg

Câu 41: (Chuyên Thái Nguyên lần 2 - 2018) Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
A. Cao su isopren

B. Nilon-6,6

C. Cao su buna

D. Amilozo

Câu 42: (Chuyên Lê Khiết - lần 2 - 2018) Tơ lapsan là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
giữa :
A. axit terephalic và etilen glicol

B. axit terephalic và hexametylen diamin



C. axit caproic và vinyl xianua

D. axit adipic và etilen glicol

Câu 43 (Chuyên Đại học Vinh– lần 3 - 2018) Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản
ứng trùng hợp?
A. Poli(hexanmetylen-ađipamit).

B. Amilozo.

C. Polisitren.

D. Poli(etylen-terephtalat).

Câu 44 (Chuyên Sơn La– lần 3 - 2018) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ visco.

B. Tơ xenlulozơ axetat.

C. Sợi bông.

D. Tơ nilon- 6,6.

Câu 45: (Chuyên Chu Văn An– lần 3 - 2018) Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân
nhánh?
A. Cao su thiên nhiên. B. Polipropilen.

C. Amilopectin.


D. Amilozơ

Câu 46: (Chuyên Chu Văn An– lần 3 - 2018) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản
ứng trùng ngưng?
A. Poliacrilonitrin.

B. Poli ( etylen- terephtalat).

C. Poliisopren.

D. Poli ( metyl metacrylat).
poli ( etylen- terephtalat)

Câu 47 (Chuyên Phan Bội Châu – lần 3 - 2018) Loại polime có chứa nguyên tố halogen là:
A. PE.

B. PVC.

C. cao su buna.

D. tơ olon.

Câu 48: (Chuyên Sư phạm Hà Nội – lần 3 - 2018) Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là
A. tơ visco.

B. tơ nitron.

C. tơ tằm.

D. tơ nilon-6,6.


Câu 49: (Chuyên Sư phạm Hà Nội – lần 3 - 2018) Polime X là chất rắn trong suốt, có khả
năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của
X là
A. polietilen.

B. poliacrilonitrin.

C. poli(vinyl clorua).

D. poli(metyl metacrylat).

Câu 50: (Chuyên Chuyên Bắc Ninh – lần 3 - 2018) Phân tử polime nào sau đây chứa ba
nguyên tố C, H và O ?
A. Xenlulozơ.

B. Polistiren.

C. Polietilen.

D. Poli (vinyl clorua).

Câu 51 (Chuyên Vinh – lần 3 - 2018) Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai
nguyên tố C và H?
A. Poliacrilonitrin.

B. Polistiren.

C. Poli(metyl metacrylat).


D. Poli(vinylclorua).


Câu 1: Đáp án A
Câu 2 Đáp án B
Câu 3 Đáp án B
Câu 4 Đáp án D
Câu 5: Đáp án A
Câu 6 Chọn đáp án A
Khi tiến hành phản ứng trùng hợp vinyl xianua (thường gọi là acrilonitrin), thu được polime
dùng để sản xuất tơ nitron (olon) theo phản ứng:

⇒ Tơ olon thuộc loại tơ tổng hợp
Câu 7 Chọn đáp án D
Câu 8. Chọn đáp án D
+ Thủy tinh hữu cơ được tạo thành từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.
+ Mà metyl metacrylat có công thức hóa học là CH2=C(CH3)COOCH3.
⇒ Chọn D
+ Trùng ngưng H2N[CH2]6COOH → Tơ nilon-7
+ Trùng hợp CH2=CHCN → Tơ nitron (tơ olon).
+ Trùng hợp CH2=CHCl → Poli (vinyl clorua) hay còn gọi tắt là P.V.C
Câu 9 Chọn đáp án D
Câu 10 Chọn đáp án A
Câu 11 Chọn đáp án C
Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng
được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học như tơ visco, tơ axetat,...⇒ chọn C.
Câu 12 Chọn đáp án D
A loại vì tất cả đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B loại vì chỉ có nilon-7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C loại vì thủy tinh plexiglas được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

⇒ chọn D.
Câu 13. Chọn đáp án C


0

t
 [-CH2-C(Cl)2-]n + nHCl ⇒ phản ứng giữ nguyên
A. [-CH2-CH(Cl)-]n + nCl2 

mạch polime.
B. Cao su thiên nhiên là polime của isopren [-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n.
0

t
 [-CH2-C(CH3)(Cl)-CH2-CH2-]n ⇒ phản ứng
[-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n + HCl 

giữ nguyên mạch polime.
C. Amilozơ là polisaccarit, gồm các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4glicozit → chuỗi không phân nhánh.


0

H ,t
 nC6H12O6 (glucozơ) ⇒ phản ứng phân cắt mạch
(C6H10O5)n (amilozơ) + nH2O 

polime ⇒ chọn C.



0

OH ,t
D. [-CH2-CH(OOCCH3)-]n + nH2O  [-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COOH ⇒ phản

ứng giữ nguyên mạch polime.
Câu 14. Chọn đáp án A
Vì nCO2 = nH2O.
⇒ Số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử cacbon ⇒ Chọn A
+ Vì polipropilen có CTPT (C3H6)n
Câu 15. Chọn đáp án B
Những monome có liên kết đôi hoặc vòng kém bền trong phân tử
⇒ Có thể phản ứng trùng hợp được.
Các polime là sản phẩm của trùng hợp là
(1) CH2=C(CH3)COOCH3
(2) C6H5CH=CH2
(6) CH3COOCH=CH2
(7) CH2=CH(CN)
⇒ Chọn B
Câu 16. Chọn đáp án C
Điều kiện để có phản ứng trùng hợp đó là có liên kết đôi hoặc vòng kém bền.
⇒ Chọn etilen, vinyl clorua, acrilonitrin, buta – 1,3 – đien ⇒ Chọn C
Câu 17. Chọn đáp án A


⇒ chọn đáp án A. ♥.
Câu 18. Chọn đáp án D
Ta có hiệu suất tổng = 0,9 × 0,95 × 0,15 = 0,12825.
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon ta có: 2CH4 → CH2=CHCl.

+ Ta có mPVC = 1000 kg ⇒ nPVC = 16 kmol.
⇒ nCH4 cần dùng = 16 × 2 ÷ 0,12825 ≈ 249,51 kmol.
⇒ VKhí thiên nhiên cần dùng = (249,51 ÷ 0,95) × 22,4 ≈ 5883m3.
⇒ Chọn D
Câu 19 Chọn đáp án C
+ Mạng không gian gồm có: Cao su lưu hóa và nhựa bakelit.
⇒ Chọn C
Câu 20. Chọn đáp án A
Tơ tằm là tơ tự nhiên.
Tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ enang là tơ tổng hợp.
Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo.
⇒ Chọn A
Câu 21. Chọn đáp án A
Bảo toàn nguyên tố ta có: 2CH4

H 50



C2H3Cl.

⇒ nPVC = nCH4 ÷ 2 × 0,5 × 0,8 = 4 kmol
⇒ mPVC = 4×62,5 = 250 kg ⇒ Chọn A
Câu 22 Đáp án C
Polime thiên thiên phổ biến đó là tinh bột, xenlulozo, tơ tằm
Câu 23 Đáp án B
Vì isopren trong CTCT chưuas nối đôi C=C.
⇒ Isopren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
Câu 24 Chọn đáp án A



Poli (metyl metacrylat) – Thủy tinh plexiglas

c tÝnh: chÊt r¾n trong suèt, cøng, bÒn nhiÖt, cho ~90% ¸ nh s¸ ng truyÒn qua
 §Æ

 øng dông: chÕt¹ o kÝnh m¸ y bay, « t«, kÝnh x©y dùng, kÝnh b¶o hiÓm,...
Câu 25 Chọn đáp án A
+ Vì axit ε-aminocaproic trong ctct k có liên kết π và vòng kém bền.
⇒ Axit ε-aminocaproic không đủ điều kiện để tham gia phản ứng trùng hợp.
⇒ Chọn A
Câu 26 Đáp án A
Câu 27 Đáp án C
Câu 28 Đáp án A
Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên
nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học (VD: tơ visco, tơ xenlulozơ triaxetat).
||⇒ chọn A. (B và C là tơ tổng hợp, D là tơ thiên nhiên).
Câu 29 Đáp án A
Câu 30 Đáp án B
Chọn B vì cao su buna là (-CH2-CH=CH-CH2-)n còn chứa πC=C.
Câu 31: Đáp án B
Cao su buna-S có dạng [-CH2CH=CHCH2-CH2CH(C6H5)]n.
||⇒ dù trùng hợp theo tỉ lệ nào thì Br2 chỉ cộng vào gốc butađien.
⇒ nbutađien = nBr2 ≈ 0,022 mol ⇒ nstiren = (5,688 – 0,022 × 54) ÷ 104 = 0,043 mol.
► nbutađien ÷ nstiren = 0,022 ÷ 0,043 ≈ 1 : 2
Câu 32 Đáp án C
Sợi lapsan được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng etilen glicol và axit terephtalic.
xt,t  ,p
nHOC2H4OH + nHOOCC6H4COOH 
 [-OC2H4OOCC6H4COO-]n + 2nH2O


Câu 33 Đáp án B
Câu 34 Đáp án C
Câu 35: Đáp án B
Câu 36: Đáp án C


Câu 37 Đáp án D
Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng hợp nên là polieste.
Câu 38: Đáp án C
các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: (3) nilon – 7, (4) poli (etylenterephtalta), (5) nilon – 6,6
Câu 39: Đáp án A
Câu 40: Đáp án A
120


H1 30%
H 2 80%
CH 2  C  COOH 

 CH 2  C  COOCH 3 
 po lim e etylmetacrylat  n 
 1, 2k mol 
100


|
|
CH 3
CH 3


n axit acrylic  1, 2.86 :

80 30
:
 430 kg
100 100

Câu 41: Đáp án D
Aminlozo là tinh bột có dạng mạch thẳng.
Câu 42: Đáp án A
Câu 43 Đáp án C
A,B, D đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng, chỉ có C là được điều chế bằng phản
ứng trùng hợp
Câu 44 Đáp án D
Tơ visco, tơ xenlulozo axetat: tơ bán tổng hợp
Sợi bông: tơ thiên nhiên
Tơ nilon – 6,6 : tơ tổng hợp
Câu 45: Đáp án C
Câu 46: Đáp án B
Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ ( monome) thành phân tử lớn ( polime)
đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác
t
n(p-HOOC-C6H4-COOH) + nHO – CH2-CH2-OH 
 (-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n +

2nH2O
Câu 47 Đáp án B
PE: (-CH2=CH2-)n
PVC: -(CH2-CHCl-)n

Cao su buna: (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Tơ olon (tơ nitron): (-CH2-CHCN-)n


. Câu 48: Đáp án C
Câu 49: Đáp án D
Câu 50: Đáp án A
(C6H10O5)n  có 3 nguyên tố C, H, O
Câu 51 Đáp án B

A.

 CH 2  CH  n
|
CN

B.

 CH 2  CH  n
|
C6 H 5

CH 3
|
C.  CH 2  C  n
|
COOCH 3

=> Polistiren chỉ chứa 2 nguyên tố C và H


B.

 CH  CH 2 n
|
C6 H 5

 chỉ chứa 2 nguyên tử C, H.

C. (-CH2-CH2)n  chỉ chứa 2 nguyên tố C, H
D.

 CH  CH 2 n
|
Cl

 có 3 nguyên tố C, H, Cl

D.

 CH 2  CH  n
|
Cl



×