Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu luận thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn tiền tệ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.55 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TOÁN- THỐNG KÊ

Bài tiểu luận
Môn: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Đề tài:

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Thân Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Thị Ba
Cao Xuân Hải
Trần Thị Thúy Ngân
Hoàng Thị Thắm
Nguyễn Thị Kim Uyên

Lớp - Khóa: Toán tài chính 4_K34

Niên khóa 2008-2012


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp ở nước ta ngày càng có


nhiều cơ hội đầu tư hơn nữa. Đặc biệt với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Thế nhưng
đi kèm với nó cũng là những khó khăn rất lớn trong tiến trình hội nhập. Bản thân các
doanh nghiệp đã và đang bị đặt vào một môi trường kinh doanh đầy tính rủi ro hơn trước
kia.
Bên cạnh việc tìm kiếm các phương thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho
doanh nghiệp, thì việc tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro cũng là
một vấn đề cấp thiết. Để hạn chế rủi ro, chúng ta có một công cụ hết sức hữu hiệu đó là
công cụ phái sinh. Các công cụ này đã xuất hiện và được sử dụng từ rất lâu trên thế giới.
Tuy nhiên đối với Việt Nam nó vẫn còn khá mới mẻ và phức tạp. Thế nhưng thị trường
Việt Nam đang có rất nhiều triển vọng để phát triển các công cụ này.
Trong số các công cụ phái sinh, hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một sản phẩm lâu đời và
đơn giản nhất. Hợp đồng kỳ hạn đã có mặt và hiện đang được sử dụng tại thị trường Việt
Nam. Nó được sử dụng ở các mặt hàng như đường, cafe, sắt thép, lúa gạo, vàng và ngoại
tệ. Tuy nhiên các giao dịch kỳ hạn chủ yếu ở Việt Nam vẫn là trên thị trường tiền tệ. Do
đó trong bài này, chúng tôi quyết định chọn thị trường tiền tệ Việt Nam để phân tích thực
trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn trên thị trường này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Thân Thị Thu Thủy đã hướng dẫn và giúp đỡ nhóm
chúng tôi thực hiện đề tài này.
Do còn hạn chế về nguồn thông tin cũng như kiến thức về sản phẩm phái sinh nói chung
nên chắc hẳn bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được ý kiến góp ý của cô
và của các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.

1


MỤC LỤC
I.

LÝ THUYẾT .................................................................................... 03

1. Hợp đồng kỳ hạn .......................................................................... 03
2. Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ................................................................ 03
2.1. Định nghĩa ......................................................................... 03
2.2. Đặc điểm ........................................................................... 03
2.3. Xác định tỷ giá kỳ hạn ....................................................... 03
2.4. Cách niêm yết tỷ giá kỳ hạn ............................................... 04

II.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TIỀN TỆ TẠI
VIỆT NAM ....................................................................................... 05
1. Tổng quan về thị trường kỳ hạn tiền tệ Việt Nam ......................... 05
1.1. Sự ra đời và phát triển ........................................................ 05
1.2. Cách tính tỷ giá kỳ hạn tại Việt Nam ................................. 06
1.3. Cách niêm yết tỷ giá kỳ hạn ............................................... 08
2. Thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn tiền tệ tại ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank.................. 08
2.1. Quy trình tổng quát nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn của ngân hàng
Eximbank .......................................................................... 09
2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn của Eximbank09

III.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KỲ
HẠN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ..................................................... 09

KẾT LUẬN ................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 11
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................ 12
Phụ lục 1: Mẫu hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn Ngân hàng Eximbank ............ 12

Phụ lục 2: Mẫu hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn Ngân hàng Eximbank ........... 14
Phụ lục 3: Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ............................................ 16
Phụ lục 4: Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ............................................ 24
Phụ lục 5: Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ............................................ 26

2


I.

LÝ THUYẾT:
1. Hợp đồng kỳ hạn:

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở
một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa
thuận hợp đồng.
Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn.
Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác
định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
2. Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ
2.1. Định nghĩa:
Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng
ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm
xác định trong tương lai.
Vai trò của giao dịch này là nhằm phòng ngừa rủi ro hối đoái phát sinh do sự biến động
của tỷ giá.
-

2.2. Đặc điểm:
Tỷ giá được sử dụng trong hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá này được hai bên thỏa

thuận và ghi vào hợp đồng hoặc là tỷ giá kỳ hạn được công bố của ngân hàng.
Khi hợp đồng đến hạn, các bên giao dịch phải thực hiện việc chuyển tiền cho đối tác
của mình bất kể tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn như thế nào.
2.3. Xác định tỷ giá kỳ hạn :

Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá
này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ
sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Công thức 1:

F=S*

𝟏+ 𝒏∗ 𝒓𝑩
𝟏 + 𝒏∗ 𝒓𝑨

Trong đó:
-

F: tỷ giá kỳ hạn
S: tỷ giá giao ngay
rB: lãi suất đồng tiền định giá
rA: lãi suất đồng tiền yết giá
n: thời hạn của hợp đồng
3

(1)


Công thức này dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng lãi suất IRP. Lý thuyết này phát biểu
như sau: Chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch tỷ giá

giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng hợp
đồng kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất.
Công thức 2:
Hiện nay, để tính tỷ giá kỳ hạn, người ta thường dùng công thức gần đúng và đơn giản
được biến đổi từ công thức (1).
1+𝑛∗ 𝑟𝐵

F–S=S*
=S

1+𝑛∗ 𝑟𝐴

- S

𝑛∗(𝑟𝐵 − 𝑟𝐴 )
1+𝑛∗ 𝑟𝐴

Vì rA thường nhỏ nên F – S = S * n (rB – rA ).
Do đó công thức 2 được xác định như sau:

F = S + S * n * (rB – rA) (2)
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn (3)
Trên thị trường tiền tệ, lãi suất đồng tiền yết giá có thể nhỏ hay lớn hơn lãi suất đồng tiền
định giá. Do đó, từ công thức (2) ta có một số nhận xét như sau:
-

Nếu lãi suất đồng tiền định giá bằng lãi suất đồng tiền yết giá:
rB = rA => điểm kỳ hạn = 0, F = S
Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yết giá:
rB > rA => Điểm kỳ hạn > 0, F > S, khi đó điểm kỳ hạn được gọi là điểm gia tăng.

Nếu lãi suất đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền yết giá:
rB < rA => Điểm kỳ hạn < 0, F < S, khi đó điểm kỳ hạn được gọi là điểm khấu trừ.
2.4. Cách niêm yết tỷ giá kỳ hạn:

Tỷ giá kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và yết giá theo
kiểu forward point.
 Yết giá theo kiểu outright thường dùng trong giao dịch giữa một ngân hàng với
khách hàng không phải là ngân hàng:
Yết giá theo kiểu outright

Giao ngay

1 tháng

3 tháng

6 tháng

GBP/USD

1,6440-50

1,6341-53

1,6162-75

1,5904-20

USD/CAD


1,1720-30

1,1760-73

1,1825-39

1,1895-911

4


USD/JPY

145,80-90

145,58-70

145,32-45

144,44-60

 Yết giá theo kiểu forward point thường được sử dụng trên thị trường liên ngân
hàng:
Yết giá theo kiểu forward point Giao ngay

1 tháng

3 tháng

6 tháng


GBP/USD

1,6440-50

99-97

278-275

536-530

USD/CAD

1,1720-30

40-43

105-109

175-181

USD/JPY

145,80-90

22-20

48-45

136-130


THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TIỀN TỆ TẠI VIỆT
NAM:
1. Tổng quan về thị trường kỳ hạn tiền tệ Việt Nam:
1.1. Sự ra đời và phát triển:
Tại Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn chính thức ra đời sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày
10 tháng 01 năm 1998. Lúc mới cho phép giao dịch chỉ có 28 ngân hàng thương mại
được phép hoạt động ngoại hối kỳ hạn. Tuy nhiên đến nay hầu hết các ngân hàng thương
mại đều có kinh doanh các giao dịch kỳ hạn.
Theo quy chế năm 1998 trên, giao dịch hối đoái kỳ hạn được NHNN Việt Nam định
nghĩa như sau:
Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau
một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện
trong tương lai.
Tuy đã được thực hiện từ năm 1998, tuy nhiên đến nay nhu cầu về giao dịch kỳ hạn ở
Việt Nam vẫn chưa nhiều. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
 Do thói quen và tập quán kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quen dùng
hình thức giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt trong thanh toán.
 Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng kỳ hạn nói
riêng. Trên thị trường tiền tệ thế giới, khái niệm sản phẩm phái sinh đã xuất hiện
từ rất lâu. Tuy nhiên, sản phẩm phái sinh là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối
với thị trường Việt Nam. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng
thương mại phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác và
II.

5


cập nhật liên tục, phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội

ngũ các nhà quản lý, giao dịch viên chuyên nghiệp.
 Cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn
định theo hướng VND giảm giá từ từ so với các ngoại tệ để khuyến khích xuất
khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu
không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên
không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn. Nhà nhập khẩu tuy có lo ngại về việc ngoại
tệ lên giá so với VND nhưng sự lên giá vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức
có thể kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn
để quản lý rủi ro tỷ giá.
 Các ngân hàng chưa tìm được các cách thức giúp khách hàng tiếp cận nhanh
chóng với những nghiệp vụ này.
 Đối tượng khách hàng còn rất hạn chế do NHNN không cho phép kinh doanh tự
do ngoại tệ trên thị trường. Chỉ có các cá nhân, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
được NHNN cho phép mới được mua bán kỳ hạn nhưng phải xuất trình đầy đủ các
chứng từ chứng minh mục đích sử dụng của mình.
1.2. Cách tính tỷ giá kỳ hạn tại Việt Nam:
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, trước ngày 28/5/2004, tỷ
giá kì hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động
tùy theo kì hạn của hợp đồng kì hạn. Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ
quốc tế và của NHNN Việt Nam là hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác
nhau rất lớn giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của
NHNN không còn phù hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản
lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối.
Hơn nữa, kỳ hạn tối thiểu theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này là 1
tháng, kỳ hạn tối đa chỉ là 6 tháng, liệu rằng có đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong
hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối hay
không. Bởi trong tương lai, số lượng chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối là rất
đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá với thời hạn riêng của
mình. Vì thế, việc mở rộng thời hạn dài hơn 6 tháng là tất yếu và NHNN không thể tiếp
tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một thời hạn được. Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có

thể được mở rộng cho nhiều loại ngoại tệ mạnh khác mà không riêng gì USD.
Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 648/2004 trong đó
quy định kì hạn của hợp đồng kỳ hạn là từ 3 đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác
định tỷ giá kì hạn. Tỷ giá kỳ hạn không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ
sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn; (ii) chênh lệch giữa hai mức lãi
suất hiện hành là lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam (tính theo năm) do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ
công bố (Fed Funds Target Rate); và (iii) kỳ hạn của hợp đồng.
6


Có thể khẳng định rằng, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kì hạn của các
NHTM Việt Nam tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự
phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kì hạn nói
riêng.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức
sau:
Mua A

Mua A

LSTG

F (A/B) = S (A/B) + S (A/B) * ( rB
Bán A

Bán A

LSCV


LSCV

– rA ) * N
LSTG

Trong đó giả định rằng năm tài chính có 360 ngày và lãi suất được tính theo %/năm.
Ví dụ 1: Để hạn chế rủi ro cho lô hàng nhập khẩu trả chậm 2 tháng trị giá 100.000 EUR,
công ty A kí hợp đồng kỳ hạn với Ngân hàng Eximbank. Hỏi:
-

Tỷ giá EUR/VND mà Ngân hàng Eximbank chào cho khách hàng?
Số VND công ty A phải trả cho Ngân hàng là bao nhiêu?

Biết rằng:
-

Tỷ giá giao ngay ngày ký hết: EUR/VND = 29.300/29.700
Lãi suất EUR (Lãi suất tiền gửi- Lãi suất cho vay): 2% - 2,5%
Lãi suất VND (Lãi suất tiền gửi- Lãi suất cho vay): 14% - 18%
Giải:

Để hạn chế rủi ro cho lô hàng nhập khẩu, công ty A sẽ đến ngân hàng mua kỳ hạn 2 tháng
EUR. Tức là Ngân hàng đang bán kỳ hạn EUR cho khách hàng.
Fbán(EUR/VND)= Sbán(EUR/VND)+ ( LSCV(VND)– LSTG(EUR) )* Sbán(EUR/VND)* n
 Fbán(EUR/VND)= 29.700 + (18% - 2%) * 29.700 * 60/360= 30.492
Số tiền VND công ty A trả cho Ngân hàng:
100.000 * 30.492 = 3.049.200.000 (VND)
Ví dụ 2:
Để hạn chế rủi ro cho lô hàng xuất khẩu thu tiền sau 3 tháng trị giá 400.000 USD, công ty
B kí hợp đồng kỳ hạn với Ngân hàng Vietcombank.

Hỏi:
-

Tỷ giá USD/VND Ngân hàng thỏa thuận với công ty?
Ngân hàng Vietcombank phải thanh toán bao nhiêu VND cho công ty B?
7


Biết rằng:
-

Tỷ giá giao ngay ngày ký kết: USD/VND = 21.005/21.011
Lãi suất USD ( Lãi suất tiền gửi- Lãi suất cho vay): 0,5% - 1%
Lãi suất VND ( Lãi suất tiền gửi- Lãi suất cho vay): 14% - 18%

Giải:
Để hạn chế rủi ro cho lô hàng xuất khẩu, công ty A sẽ đến ngân hàng bán kỳ hạn USD kỳ
hạn 3 tháng. Tức là ngân hàng đang mua USD kỳ hạn của khách hàng.
Fmua(USD/VND)= Smua(USD/VND)+ ( LSTG(VND)–LSCV(USD))* Smua(USD/VND)* n
 Fmua(USD/VND)= 21.005+ (14% - 1%) * 21.005 * 90/360= 21.688
Số VND ngân hàng Vietcombank phải thanh toán cho công ty B:
400.000 * 21.688 = 8.675.200.000 (VND)
1.3.

Cách niêm yết tỷ giá kỳ hạn:

Ở Việt Nam do số lượng khách hàng có nhu cầu giao dịch kỳ hạn chưa nhiều nên các
ngân hàng thương mại chưa thường xuyên niêm yết tỷ giá kỳ hạn như ở các nước mà chỉ
xác định và chào cho khách hàng khi nào khách hàng có nhu cầu giao dịch.
Khi có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ kỳ hạn, khách hàng có thể liên hệ với ngân hàng.

Dựa vào nhu cầu về loại ngoại tệ giao dịch, kỳ hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền
giao dịch ngân hàng sẽ xác định và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng.
2. Thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn tiền tệ tại ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank:
Kể từ khi hợp đồng kỳ hạn được NHNN cho phép giao dịch từ năm 1998. Tuy giao dịch
này ở thị trường Việt Nam vẫn còn chưa nhiều nhưng càng về sau thì hoạt động của nó
cũng đã dần sôi động hơn. Trong các ngân hàng kinh doanh dịch vụ này, nổi bật phải kể
đến ACB, Vietcombank, Sacombank, Eximbank…. Chúng tôi quyết định chọn ra ngân
hàng Eximbank để giới thiệu cho các bạn một cách chi tiết thực trạng sử dụng hợp đồng
kỳ hạn tiền tệ của ngân hàng này ra sao.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Eximbank được thành lập vào ngày
24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu
tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một
trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

8


Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng là 50.000 triệu đồng và được bổ sung theo từng thời
kỳ. Số vốn điều lệ của ngân hàng tính đến 31/12/2010 là 10.560.069 triệu đồng.
2.1.

Quy trình tổng quát nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn của ngân hàng
Eximbank:

Khi khách hàng có nhu cầu mua, bán kỳ hạn, khách hàng cần liên hệ trực tiếp tại Phòng
kinh doanh tiền tệ để thỏa thuận tỷ giá, kỳ hạn, số lượng, ngày thanh toán, phương thức
thanh toán, mức ký quỹ… Giao dịch viên căn cứ yếu tố tỷ giá giao ngay, lãi suất của hai
đồng tiền, kỳ hạn để tính toán giá chào mua, chào bán cho khách hàng. Tỷ giá, kỳ hạn

giao dịch phải tuân theo quy định của NHNN hiện hành. Đối với trường hợp khách hàng
mua ngoại tệ bằng VND để thanh toán cho nước ngoài phải xuất trình cho ngân hàng
chứng từ thanh toán theo quy định của NHNN hiện hành.
Các giao dịch kỳ hạn khách hàng phải ký quỹ để đảm bảo thanh toán. Khách hàng có thể
ký quỹ bằng VND hoặc ngoại tệ, mức ký quỹ tùy theo từng thời kỳ dựa trên tình hình
biến động tỷ giá và kỳ hạn giao dịch.,
Theo quy định hiện hành của ngân hàng Eximbank:
-

Mức ký quỹ 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND.
Mức ký quỹ 7-10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với
giao dịch USD/VND.

Sau khi hai bên thống nhất các chi tiết giao dịch, giao dịch viên lập hợp đồng trình Lãnh
đạo phòng và Ban tổng giám đốc. Sau đó, chuyển hợp đồng cho Bộ phận hạch toán.
2.2.

Đánh giá hiệu quả sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn của Eximbank:

Các sản phẩm phái sinh tiền tệ hiện có của Eximbank là : giao dịch hối đoái giao ngay
(Spot), giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward), giao dịch hối đoái hoán đổi (Swap), quyền
lựa chọn tiền tệ (Option).
Giao dịch hối đoái kỳ hạn hiện chiếm vị trí thứ hai sau giao dịch giao ngay về số lượng
giao dịch nhưng lại đứng ở vị trí thứ ba sau giao dịch hóa đổi về giá trị giao dịch. Nghiệp
vụ này xảy ra phổ biến giữa các chi nhánh với Hội sở và giao dịch với khách hàng là
doanh nghiệp. Nguyên nhân là do tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Do đó họ tìm đến sản phẩm kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro về
biến động tỷ giá. Đối với khách hàng là cá nhân thì ít khi sử dụng nghiệp vụ này vì họ
không hiểu biết nhiều về nghiệp vụ và ít kinh nghiệm trong việc dự đoán tỷ giá ở tương
lai.

I.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN TIỀN
TỆ TẠI VIỆT NAM:
9


Mặc dù đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1998, nhưng đến nay các sản phẩm
chứng khoán phái sinh ở Việt Nam vẫn còn chưa phát triển. Chứng khoán phái sinh ở
Việt Nam hiện nay chỉ tập trung chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ. Ở đây, chúng tôi đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển thị trường phái sinh tiền tệ nói chung và thị trường kỳ
hạn tiền tệ nói riêng. Để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, trong đó có sản
phẩm kỳ hạn cần sự hợp lực của các các đối tượng liên quan, bao gồm Ngân hàng nhà
nước, các ngân hàng thương mại và cả các doanh nghiệp, cá nhân.
Về phía Ngân hàng nhà nước:
-

-

Cần bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, các quy chế, các hướng dẫn về sản
phẩm chứng khoán phái sinh. Tạo hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các
Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán phái sinh vẫn còn khá non trẻ
ở Việt Nam.
Ngân hàng nhà nước cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm hình thành một
thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ.

Về phía các Ngân hàng thương mại:
-

-


Nghiên cứu phát triển các sản phẩm phái sinh hấp dẫn và giới thiệu, tư vấn cụ thể
cho các doanh nghiệp về những lợi ích mà sản phẩm phái sinh mang lại cho chính
bản thân doanh nghiệp.
Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ am hiểu về các công cụ chứng khoán phái
sinh.
Đầu tư công nghệ hiện đại do để có thể áp dụng hiệu quả các công cụ phái sinh
cần có một hệ thống phân tích, dự đoán rủi ro thật nhanh chóng và chính xác.

Về phía các doanh nghiệp:
-

Gia nhập WTO, thị trường của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, kinh doanh
với các nước ngày càng thuận lợi. Điều đó đồng nghĩa với việc rủi ro của các
doanh nghiệp cũng ngày một tăng lên. Trong đó rủi ro tỷ giá là một vấn đề cần
quan tâm hàng đầu. Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải tìm
hiểu và áp dụng các công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro của mình khi mở
rộng thị trường ra nước ngoài.

KẾT LUẬN:
Tuy hiệu quả sử dụng hợp đồng kỳ hạn tiền tệ tại nước ta vẫn còn chưa cao, thị trường kỳ
hạn vẫn còn nhỏ hẹp và có nhiều hạn chế. Nhưng trong thời gian tới, cùng với sự biến
động của thị trường, với sự giúp sức của nhà nước, thị trường kỳ hạn nói riêng và thị
trường phái sinh nói chung sẽ phát triển không chỉ về mặt lượng và còn cả về mặt chất.
10


Đóng góp hữu hiệu vào việc quản trị rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp khi phải
đương đầu với những thách thức mới của nền kinh tế thị trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-

Giáo trình “Giới thiệu về thị trường Future và Option”, TS Bùi Lê Hà chủ biên,
Nhà xuất bản thống kê, 2000
Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân chủ biển, Nhà xuất
bản thống kê Tp.HCM, 2009
Các Website:
www.vietbao.vn
www.saga.vn
www.tapchiketoan.com
www.thuvienphapluat.vn
www.luattaichinh.wordpress.com
www.eximbank.com.vn
www.acb.com.vn

11


PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MẪU HỢP ĐỒNG BÁN NGOẠI TỆ KỲ HẠN CỦA NGÂN HÀNG
EXIMBANK
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-----oOo----Số:

/EIB/KD/08
HP ĐỒNG GIAO DỊCH NGOẠI TỆ CÓ KỲ HẠN
TP.HCM, ngày
tháng


năm

Bên A: NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)
Đòa chỉ: Số 7 Lê Thò Hồng Gấm, Quận I, TP. HCM
Điện thoại: 8210055

Fax: 8296063

Đại diện:

Chức vụ:

(Căn cứ vào giấy uỷ quyền số

)

Bên B:
Đòa chỉ:
Điện thoại:
Mã số khách hàng (CIF No):
Đại diện:

Fax:
Chức vụ:

(Căn cứ vào giấy uỷ quyền số

)


Qua bàn bạc thảo luận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng Giao dòch ngoại tệ có kỳ hạn
với các điều khoản sau:
Điều 1. Bên A bán cho Bên B:
 Số lượng ngoại tệ:
 Tỷ giá bán kỳ hạn:

(bằng chữ)
12


 Số tiền thanh toán:
(bằng chữ)
 Ngày thanh toán:
Thời hạn:
Điều 2. Mục đích sử dụng:
Bên B cam kết sử dụng số ngoại tệ do bên A bán theo đúng pháp luật và các
quy đònh hiện hành của Chính Phủ về quản lý ngoại hối và để thanh toán tại
Eximbank. Bên B chòu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng số ngoại tệ
này.
Điều 3. Ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng:
3.1 Bên B đồng ý ký quỹ cho bên A X% trên tổng giá trò hợp đồng để làm tài sản
đảm bảo, tương đương số tiền: (số tiền ký quỹ).
3.2 Tỷ giá tham chiếu (tỷ giá bán công bố của Eximbank) ngày ký hợp đồng:
……………………………
3.3 Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu tỷ giá tham chiếu giảm Y%( Y xấp
sỉ bằng 50%X) thì bên B phải ký quỹ bổ sung thêm cho đủ mức bảo đảm theo quy
đònh tại điều 3.1.
Bên A được quyền tự động trích tài khoản của bên B để bổ sung khoản ký quỹ
này. Trường hợp trên tài khoản của bên B không đủ tiền và bên B không bổ sung đủ
mức bảo đảm theo yêu cầu của bên A, bên A được quyền đơn phương thanh lý hợp

đồng giao dòch đã ký kết trước ngày đáo hạn và thanh lý tài sản bảo đảm để bồi
thường cho bên A (nếu có).
Nếu số tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lớn hơn số tiền có được từ
các tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên B có trách nhiệm phải nộp thêm cho đủ
số tiền bồi thường thiệt hại. Trường hợp ngược lại nếu số tiền bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng nhỏ hơn số tiền có được từ các tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng,
thì số tiền còn lại sẽ được hoàn trả lại cho bên B.
Điều 4. Phương thức thanh toán:
Vào ngày ký hợp đồng, bên A sẽ phong toả: (số tiền ký quỹ) trên tài khoản của
bên B số: (số tài khoản của đồng tiền dùng để ký quỹ của bên B) tại Eximbank.
Vào ngày thanh toán, bên A sẽ ghi nợ số tiền (số tiền thanh toán) từ tài khoản
của bên B số: (số tài khoản của đồng tiền thanh toán của bên B) và ghi có số ngoại
tệ: (số lượng ngoại tệ) vào tài khoản số: (số tài khoản ngoại tệ của bên B) của bên B
tại Eximbank.
Điều 5. Điều khoản bồi thường hợp đồng:

13


Hai bên cam kế thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng. Trong quá
trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào không thực hiện đúng nghóa vụ của mình sẽ
chòu trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại các thiệt hại thực tế xảy ra.
Điều 6. Điều khoản chung:
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi các bên thực hiện xong
quyền và nghóa vụ của mình. Mọi sửa đổi, bổ sung Hợp đồng phải được các bên thoả
thuận bằng văn bản (phụ kiện/hoặc biên bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng). Các phụ
kiện/biên bản sửa đổi, bổ sung là một phần không tách rời của Hợp đồng.
Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trò pháp lý như nhau.
Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên cùng nhau thương lượng để giải quyết,
nếu không tự giải quyết được thì sẽ đưa ra Tòa án có thẩm quyền tại TP. HCM để

giải quyết theo quy đònh của pháp luật.
ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

PHỤ LỤC 2: MẪU HỢP ĐỒNG MUA NGOẠI TỆ KỲ HẠN CỦA NGÂN HÀNG
EXIMBANK
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-----oOo----Số:

/EIB/KD/07
HP ĐỒNG GIAO DỊCH NGOẠI TỆ CÓ KỲ HẠN
TP.HCM, ngày
tháng

năm

Bên A: NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)
Đòa chỉ: Số 7 Lê Thò Hồng Gấm, Quận I, TP. HCM
Điện thoại: 8210055

Fax: 8296063

Đại diện:

Chức vụ:

(Căn cứ vào giấy uỷ quyền số


)
14


Bên B:
Đòa chỉ:
Điện thoại:
Mã số khách hàng (CIF No):
Đại diện:

Fax:
Chức vụ:

(Căn cứ vào giấy uỷ quyền số

)

Qua bàn bạc thảo luận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng Giao dòch ngoại tệ có kỳ hạn
với các điều khoản sau:
Điều 1. Bên A mua của Bên B
 Số lượng ngoại tệ:
(bằng chữ)
 Tỷ giá mua kỳ hạn:
 Số tiền thanh toán:
(bằng chữ)
 Ngày thanh toán:
Thời hạn:
Điều 2. Ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng:
2.1 Bên B đồng ý ký quỹ cho bên A X% trên tổng giá trò hợp đồng để làm tài sản
đảm bảo, tương đương số tiền: (số tiền ký quỹ).

2.2 Tỷ giá tham chiếu (tỷ giá mua công bố của Eximbank) ngày ký hợp
đồng:………………………………
2.3 Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu tỷ giá tham chiếu tăng Y%( Y xấp sỉ
bằng 50%X) thì bên B phải ký quỹ bổ sung thêm cho đủ mức bảo đảm theo quy đònh
tại điều 2.1.
Bên A được quyền tự động trích tài khoản của bên B để bổ sung khoản ký quỹ
này. Trường hợp trên tài khoản của bên B không đủ tiền và bên B không bổ sung đủ
mức bảo đảm theo yêu cầu của bên A, bên A được quyền đơn phương thanh lý hợp
đồng giao dòch đã ký kết trước ngày đáo hạn và thanh lý tài sản bảo đảm để bồi
thường cho bên A (nếu có).
Nếu số tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lớn hơn số tiền có được từ
các tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên B có trách nhiệm phải nộp thêm cho đủ
số tiền bồi thường thiệt hại. Trường hợp ngược lại nếu số tiền bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng nhỏ hơn số tiền có được từ các tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng,
thì số tiền còn lại sẽ được hoàn trả lại cho bên B.
15


Điều 3. Phương thức thanh toán:
Vào ngày ký hợp đồng, bên A sẽ phong toả: (số tiền ký quỹ) trên tài khoản của
bên B số: (số tài khoản của đồng tiền dùng để ký quỹ của bên B) tại Eximbank.
Vào ngày thanh toán, bên A sẽ ghi nợ số tiền (số lượng ngoại tệ) từ tài khoản
của bên B số: (số tài khoản ngoại tệ của bên B) và ghi có số tiền: (số tiền thanh toán)
vào tài khoản số: (số tài khoản đồng tiền thanh toán của bên B) của bên B tại
Eximbank, đồng thời giải tỏa số tiền ký quỹ.
Điều 4. Điều khoản bồi thường hợp đồng:
Hai bên cam kế thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng. Trong quá
trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào không thực hiện đúng nghóa vụ của mình sẽ
chòu trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại các thiệt hại thực tế xảy ra.
Điều 5. Điều khoản chung:

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi các bên thự c hiện xong
quyền và nghóa vụ của mình. Mọi sửa đổi, bổ sung Hợp đồng phải được các bên thoả
thuận bằng văn bản (phụ kiện/hoặc biên bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng). Các phụ
kiện/biên bản sửa đổi, bổ sung là một phần không tách rời của Hợp đồng.
Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trò pháp lý như nhau.
Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên cùng nhau thương lượng để giải quyết,
nếu không tự giải quyết được thì sẽ đưa ra Tòa án có thẩm quyền tại TP. HCM để
giải quyết theo quy đònh của pháp luật.
ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

PHỤ LỤC 3: QUYẾT ĐỊNH SỐ 17/1998/QĐ-NHNN7
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 17/1998/QĐ-NHNN7
NGÀY 10 THÁNG 1 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH HỐI ĐỐI
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh NHNN cơng bố tại lệnh số 37-LCT/HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

16


- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành: "Điều lệ
Quản lý ngoại hối" của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hội,
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế hoạt động giao dịch hối đoại".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày ký. Những quy định
trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng các Vụ, Cục ở NHNNTW, Giám đốc chi
nhánh Ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổ chức tín dụng
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7
ngày 10 tháng 01 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích
Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động
kinh doanh hối đoái, đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường; tạo các công cụ phòng
ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lại; giúp cho
các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các đơn vị kinh tế chủ động trong kinh doanh; thúc đẩy và phát
triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam.
Điều 2: Các loại hình giao dịch
Giao dịch hối đoái là giao dịch mua bán ngoại tệ. Các loại hình giao dịch hối đoái quy định tại
Quy chế này bao gồm:
1. Giao dịch hối đoái giao ngay (tên gọi bằng tiếng Anh SPOT):

17


Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ
giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo
kể từ ngày cam kết mua bán.
2. Giao dịch hối đoái kỳ hạn (tên gọi bằng tiếng anh FORWARD):

Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số
lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định, và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương
lại.
3. Giao dịch hối đoái hoán đổi (tên gọi bằng tiếng Anh SWAP):
Giao dịch hối đoái hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: Giao dịch
mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng
tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ
giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Điều 3: Đối tượng tham gia giao dịch
Các đối tượng sau đây được phép tham gia và sử dụng các loại hình giao dịch hối đoái:
1- Các tổ chức tín dụng
2- Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam
3- Các tổ chức khác và cá nhân
4- Ngân hàng Nhà nước
Điều 4: Phạm vi giao dịch
Các đối tượng quy định tại Điều 3 chỉ được tiến hành giao dịch hối đoái trong phạm vi như sau:
1. Các tổ chức tín dụng:
a) Các tổ chức tín dụng không phải ngân hàng thương mại:
Các tổ chức tín dụng không phải ngân hàng thương mại có đủ điều kiện quy định tại điểm a mục
1 điều 5, được phép tiến hành giao dịch hối đoái giao ngay với các đối tượng quy định tại Điều 3
của quy chế này.
b) Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & phát triển:
Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & phát triển có đủ điều kiện quy định tại điểm a
mục 1 Điều 5, được phép tiến hành các giao dịch hối đoái giao ngay với các đối tượng quy định
tại Điều 3 của quy chế này.

18


Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & Phát triển có đủ điều kiện quy định tại điểm b

mục 1 Điều 5 được phép thực hiện các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi với nhau và với các
đối tượng quy định tại Điều 3, trừ đối tượng quy định tại mục 3 Điều 3.
2. Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam:
Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ hoặc có nhu cầu giao dịch
ngoại tệ phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối hiện hành, chỉ được phép thực hiện các giao
dịch hối đoái giao ngay với với tổ chức tín dụng và chỉ thực hiện các giao dịch hối đoái kỳ hạn,
hoán đổi, với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & Phát triển.
3. Các đối tượng khác:
Các tổ chức khác và các cá nhân chỉ được phép thực hiện các giao dịch hối đoái giao ngay phù
hợp với quy định về quản lý ngoại hối hiện hành và chỉ được tiến hành giao dịch với các tổ chức
tín dụng.
4. Ngân hàng Nhà nước:
Ngân hàng Nhà nước tiến hành các giao dịch hối đoái (giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi) với các tổ
chức tín dụng thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Điều 5: Điều kiện kinh doanh hối đoái và thủ tục xem xét cấp giấy phép giao dịch hối
đoái ngay, kỳ hạn, hoán đổi cho các Tổ chức tín dụng.
1. Điều kiện:
a. Các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch hối đoái giao ngay phải có Quyết định của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh ngoại hối.
b. Chỉ các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư & phát triển có đủ các điều kiện sau sẽ
được Ngân hàng nhà nước xem xét cấp giấy phép giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi:
Có đủ điều kiện quy định tại điểm a mục 1 Điều 5.
Có hệ thống thông tin, báo cáo thống kê tốt, nắm được trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh và
toàn bộ hệ thống trong ngày.
Có quy chế quy định trạng thái ngoại tệ cho các bộ phận kinh doanh ngoại hối trong hệ thống.
Báo cáo đầy đủ, thường xuyên số liệu về doanh số, trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Có đội ngũ cán bộ được đào tạo, thông thạo các nghiệp vụ giao dịch hối đoái.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép:

19



Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển gửi đơn xin cấp giấy phép (theo mẫu
đính kèm Quy chế này) về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối). Trong vòng 30 ngày kể
từ ngày nhận được đơn, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, kiểm tra thực trạng của ngân hàng, quá
trình thực hiện báo cáo để quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép giao dịch hối đoái kỳ hạn,
hoán đổi.
Điều 6: Đồng tiền giao dịch
1. Các giao dịch hối đoái được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam hoặc giữa các
ngoại tệ với nhau.
2. Căn cứ tình hình thực tế, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép quy định
cụ thể các loại ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định các đồng tiền không được phép
giao dịch.
Điều 7: Phí giao dịch
Ngân hàng Nhà nước quy định mức phí giao dịch tối đa áp dụng đối với mức phí mà các tổ chức
tín dụng được phép thu.
Điều 8: Kỳ hạn giao dịch của các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.
Kỳ hạn giao dịch tối đa được phép áp dụng đối với các loại hình giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán
đổi là 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch.
Điều 9: Nguyên tắc yết giá giao dịch.
Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ phải niêm yết đồng thời cả tỷ giá mua và tỷ
giá bán.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ KỸ THUẬT GIAO DỊCH
Điều 10: Nguyên tắc thực hiện giao dịch ngay (SPOT)
1. Tỷ giá giao ngay:
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc đo hai bên tự
thoả thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thanh toán:
Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng 2 ngày làm

việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán. Các bên tham gia giao dịch được phép thoả thuận cụ
thể điểm chuyển tiền trong phạm vi hai ngày làm việc quy định trên.

20


Điều 11. Nguyên tắc thực hiện giao dịch kỳ hạn (Porward)
1. Tỷ giá:
Tỷ giá giao dịch kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư & phát
triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải
đảm bảo trong biên độ quy định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại
thời điểm ký kết hợp đồng.
2. Thanh toán:
a. Ngày thanh toán là ngày làm việc cuối cùng của kỳ hạn giao dịch và được hai bên ghi rõ trong
hợp đồng khi ký kết hợp đồng.
b. Các bên chỉ được phép chuyển tiền khi đến hạn thanh toán. Việc chuyển tiền giữa hai bên phải
được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày thanh toán.
Điều 12: Nguyên tắc thực hiện giao dịch hối đoái hoán đổi (SWAP):
1. Tỷ giá:
Tỷ giá giao dịch hoán đổi là tỷ giáo thực hiện giao dịch do Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
đầu từ và phát triển yết giá hoặc do các bên thoả thuận với nhau tại thời điểm ký kết hợp đồng
theo nguyên tắc: Trường hợp giao dịch hoán đổi bao gồm giao dịch hối đoái giao ngay thì tỷ giá
giao dịch giao ngay phải theo quy định đối với tỷ giá giao ngay tại mục 1 Điều 10 của quy chế
này.
Trường hợp giao dịch hoán đổi bao gồm giao dịch hối đoái kỳ hạn thì tỷ giá giao dịch kỳ hạn
phải theo quy định đối với tỷ giá giao dịch kỳ hạn tại mục 1 Điều 11 của quy chế này.
2. Thanh toán:
Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn thì việc
thanh toán dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.
Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm hai giao địch kỳ hạn thì việc thanh toán dựa trên nguyên tắc

đã quy định đối với giao dịch kỳ hạn.
Điều 13: Đặt Cọc
1. Để đảm bảo cho các hợp đồng giao dịch hối đoái kỳ hạn hoặc hợp đồng giao dịch hối đoái
hoán đổi, Tổng giám đốc (giám đốc) các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu từ và phát
triển được quyền yêu cầu đối tác giao dịch của mình đặt cọc. Mức đặt cọc đối với các khách
hàng khác nhau do Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển quy định cụ thể. Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển quy

21


định cụ thể. Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển phải trả lãi cho khoản
đặt cọc theo mức lãi suất tiền gửi tương ứng phù hợp với kỳ hạn giữ số tiền đặt cọc.
2. Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển có trách nhiệm hoàn trả lại toàn
bộ số tiền đặt cọc và khoản lãi của số tiền đặt cọc cho bên đối tác khi bên đối tác thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của mình.
Điều 14: Phương thức giao dịch
Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể tiến hành giao dịch trực tiếp qua điện thoại, telex, fax
và hệ thống mạng vi tính.
1. Giao dịch qua điện thoại, telex, fax:
Sau khi cam kết giao dịch, đối với trường hợp giao dịch hối đoái giao ngay các bên có thể xác
nhận lại với nhau bằng văn bản về số lượng ngoại tệ mua, bán, tỷ giá và phương thức thanh toán
hoặc ký kết hợp đồng chi tiết theo Điều 15 của Quy chế này. Đối với trường hợp giao dịch hối
đoái kỳ hạn, hoán đổi, các bên tham gia phải ký kết hợp đồng chi tiết theo quy định tại Điều 15
của quy chế này.
2. Giao dịch qua mạng vi tính:
Trường hợp giao dịch qua mạng vi tính theo mã số và các quy ước của mạng vi tính thì các bên
tham gia giao dịch chỉ cần xác nhận với nhau bằng văn bản, không cần phải ký kết hợp đồng.
Điều 15: Hợp đồng giao dịch hối đoái
Hợp đồng giao dịch hối đoái phải có đầy đủ các điều khoản sau:

- Tên loại hình giao dịch
- Tên, địa chỉ, mã số (code) của các bên tham gia giao dịch.
- Số hiệu tài khoản của các bên.
- Ngày ký kết hợp đồng.
- Kỳ hạn của hợp đồng (nếu có).
- Các đồng tiền giao dịch (ngoại tệ với ngoại tệ hoặc ngoại tệ với đồng Việt Nam).
- Số lượng giao dịch
- Tỷ giá giao dịch
- Phương thức thanh toán.

22


- Ngày thanh toán.
- Mức đặt cọc (nếu có) - Phí giao dịch nếu có
- Địa điểm chuyển tiền đi, địa điểm chuyển tiền đến.
- Chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của mỗi bên.
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 16: Hàng ngày, trước 10 giờ sáng, các Tổ chức tín dụng được phép giao dịch các
loại hình giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi phải gửi báo cáo doanh số mua bán ngoại tệ của ngày hôm
trước về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) theo mẫu báo cáo doanh số mua bán (mẫu
kèm theo quy chế này).
IV. XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17: Xử lý vi phạm hợp đồng giao dịch
Trường hợp vi phạm hợp đồng giao dịch, bên bị vi phạm hợp đồng có quyền khiếu nại tại Toà
kinh tế.
Nếu Bên đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì số tiền đặt cọc thuộc về Ngân hàng Thương mại,
Ngân hàng Đầu tư và phát triển nhận tiền đặt cọc; Nếu Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu
tư và phát triển nhận tiền đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc số tiền
đặt cọc, tiền lãi và một khoản tiền bằng với số tiền đặt cọc, bị cảnh cáo hoặc rút giấy phép kinh

doanh trong trường hợp vi phạm nhiều lần.
Điều 18: Xử lý vi phạm trong thanh toán
Việc thanh toán chậm so với thời hạn đã cam kết trong hợp đồng giao dịch sẽ bị xử phạt như sau:
- Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ sẽ áp dụng mức phạt tối đa bằng 150% trần lãi suất
cho vay ngoại tệ hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tính trên số ngày chậm
trả và số tiền chậm trả.
- Trường hợp đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam sẽ áp dụng mức phạt tối đa bằng 150% lãi
suất trần cho vay ngắn hạn hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tính trên số
ngày chậm trả và số tiền chậm trả.
Điều 19: Xử lý vi phạm các quy định của quy chế này
1. Các Tổ chức tín dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo, theo đúng mẫu quy định
của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo đúng thời gian, báo cáo số liệu chính xác.

23


Các Tổ chức tín dụng khi kinh doanh các loại hình giao dịch giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi phải
đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định tại Quy chế này và giới hạn trạng thái ngoại tệ theo quy
định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. (Các giao dịch kỳ hạn cũng được tính vào trạng thái
ngoại tệ của Tổ chức tín dụng).
2. Các Tổ chức tín dụng vi phạm chế độ báo cáo và quy định của Ngân hàng Nhà nước về biên
độ tỷ giá, phí giao dịch, kỳ hạn giao dịch và các quy định khác sẽ bị xử phạt theo quy định của
pháp luật hoặc xử lý bằng một trong các hình thức sau:
a. Vi phạm chế độ báo cáo: Cảnh cáo đối với trường hợp gửi báo cáo chậm. Đình chỉ một phần
hoặc toàn bộ hoạt động mua bán ngoại tệ đối với trường hợp thường xuyên gửi báo cáo chậm
hoặc không gửi báo cáo.
b. Vi phạm biên độ tỷ giá giao dịch, phí giao dịch và kỳ hạn giao dịch: Đình chỉ toàn bộ hoạt
động mua bán ngoại tệ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh ngoại tệ.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20.- Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục có

liên quan để phổ biến thực hiện Quy chế này và cấp giấy phép giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán
đổi cho các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển có đủ điều kiện.
Điều 21.- Vụ trưởng Vụ Kế toán tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tài khoản hạch toán
các giao dịch hối đoái: kỳ hạn, hoán đổi.
Điều 22.- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm
giám sát việc thực hiện Quy chế này của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Điều 23.- Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm trước Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức thực hiện Quy chế này trong đơn vị mình.
Điều 24.- Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết
định.

PHỤ LỤC 4: QUYẾT ĐỊNH SỐ 65/1999/QĐ-NHNN7
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 65/1999/QĐ-NHNN7

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 1999

24


×