Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đề án diễn tập Ứng phó Sự cố hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 73 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ CÔNG THƯƠNG

ĐỀ ÁN
TẬP HUẤN, HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG ỨNG
PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015


ĐỒNG NAI, THÁNG 09/2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ CÔNG THƯƠNG

ĐỀ ÁN
TẬP HUẤN, HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG ỨNG
PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015

Cơ quan thực hiện
SỞ CÔNG THƯƠNG
TỈNH ĐỒNG NAI

Đơn vị tư vấn
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ
MÔI TRƯỜNG (ENTEC)

Nguyễn Văn Quan

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ


Cơ quan phê duyệt
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI


ĐỒNG NAI, THÁNG 09/2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC CÁC HÌNH

V

DANH MỤC CÁC BẢNG

VI

MỞ ĐẦU

1

1.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ..............................................1
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ.......................................................................................2
1.3. MỤC TIÊU.................................................................................................4
1.3.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................4
1.3.2. Mục tiêu cụ thể của việc lập kế hoạch tập huấn ƯPSCHC năm 2015
........................................................................................................................4
1.4. NỘI DUNG NHIỆM VỤ............................................................................5
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................6

1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN..................................................................7
CHƯƠNG 1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN 2015

9

1.1. ĐỐI TƯỢNG TẬP HUẤN.........................................................................9
1.2. NỘI DUNG TẬP HUẤN............................................................................9
1.2.1. Giáo trình, tài liệu tập huấn, huấn luyện...........................................9
1.2.2. Phương thức tập huấn, huấn luyện..................................................10
1.2.3. Giảng viên........................................................................................11
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ............................................................................11
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp:.........................................11
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trung hạn:.......................................11
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dài hạn:...........................................12
1.4. KINH PHÍ THỰC HIỆN..........................................................................12
1.5. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN...............................................................13
1.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................................14
1.6.1. Địa điểm và thời gian......................................................................14
1.6.2. Đơn vị thực hiện..............................................................................15
CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ, TRÀN
ĐỔ HÓA CHẤT XẢY RA TẠI KHO HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY CPHH
VEDAN VIỆT NAM
16
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CPHH VEDAN VIỆT NAM.....................16
i


2.1.1. Sự cần thiết lựa chọn một kho hóa chất trong một KCN để diễn tập
......................................................................................................................16
2.1.2. Giới thiệu sơ lược về Công ty CPHH VEDAN Việt Nam...............17

2.1.3. Sơ lược về điều kiện tự nhiên tại Công ty CPHH VEDAN Việt Nam
......................................................................................................................22
2.1.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng tại Công ty CPHH VEDAN Việt Nam.....28
2.1.5. Thông tin sơ bộ về danh sách, khối lượng hóa chất sử dụng tại Công
ty CPHH VEDAN Việt Nam.......................................................................36
2.1.6. Tính chất, đặc tính nguy hiểm của hóa chất và nguy cơ xảy ra sự cố
hóa chất tại Công ty CPHH VEDAN Việt Nam..........................................37
2.1.7. Mô tả vị trí diễn tập ứng phó sự cố hóa chất...................................40
2.1.8. Chủ đề kịch bản diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại Công ty CPHH
VEDAN Việt Nam.......................................................................................42
2.1.9. Quy trình ứng phó sự cố theo chủ đề kịch bản................................44
2.1.10. Năng lực ứng phó sự cố hóa chất tại Công ty CPHH VEDAN Việt
Nam..............................................................................................................47
2.2. KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TỪ BÊN NGOÀI CÔNG TY CPHH
VEDAN VIỆT NAM.......................................................................................48
2.2.1. Yêu cầu hỗ trợ từ lực lượng ƯPSC của Công ty Cổ phần Sonadezi
Long Bình....................................................................................................48
2.2.2. Yêu cầu hỗ trợ từ lực lượng cảnh sát PC&CC, CNCH...................49
2.2.3. Yêu cầu hỗ trợ từ các cơ sở y tế từ bên ngoài KCN........................49
2.2.4. Phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và lực lượng bên
ngoài Công ty CPHH VEDAN Việt Nam....................................................50
2.3. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ RÒ RỈ HÓA CHẤT THEO TÌNH
HUỐNG GIẢ ĐỊNH (CHỦ ĐỀ KỊCH BẢN) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HỮU HẠN VEDAN........................................................................................51
2.3.1. Phương án ứng phó sự cố rò rỉ hóa chất giả định (kịch bản xảy ra sự
cố)................................................................................................................51
2.3.2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ của Công ty Cổ phần Hữu
hạn VEDAN.................................................................................................53
2.3.3. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng hỗ trợ bên ngoài Công ty Cổ phần

Hữu hạn VEDAN.........................................................................................53
2.3.4. Nhiệm vụ cụ thể của ban chỉ huy ứng phó sự cố.............................54
2.3.5. Quy trình triển khai cụ thể ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất............55
2.3.6. Quy trình xử lý, làm sạch môi trường sau khi xảy ra sự cố rỏ rỉ hóa
chất...............................................................................................................67
ii


2.4. XÂY DỰNG BAN TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI DIỄN TẬP ỨNG PHÓ
SỰ CỐ TRÀN ĐỔ HÓA CHẤT.....................................................................69
2.4.1. Thành phần ban tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất...............69
2.4.2. Đối tượng tham gia diễn tập, đối tượng tham gia xem diễn tập......69
2.4.3. Thời gian và địa điểm diễn tập, tiến độ tổ chức diễn tập.................70
2.4.4. Triển khai diễn tập theo quy trình ứng phó tại Công ty CPHH
VEDAN........................................................................................................71
2.4.5. Đánh giá kết quả sau diễn tập..........................................................71
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

72

2. KIẾN NGHỊ

73

72

PHỤ LỤC 74
PHỤ LỤC 1: CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN75
PHỤ LỤC 2: CÁC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ LIÊN QUAN


76

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
BTNN
BTXM
CBCNV
CCN
CPHH
CSGT
GHS
HTXLNT
KCN
MSDS
PC&CC
UBND
ƯPSC
ƯPSCHC

: Ban quản lý
: Bê tông nhựa nóng
: Bê tông xi măng
: Cán bộ công nhân viên
: Cụm công nghiệp
: Cổ phần hữu hạn
: Cảnh sát giao thông

: Hệ thống hài hòa toàn cầu
: Hệ thống xử lý nước thải
: Khu công nghiệp
: Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
: Phòng cháy chữa cháy
: Ủy ban nhân dân
: Ứng phó sự cố
: Ứng phó sự cố hóa chất

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan mặt bằng Công ty CPHH VEDAN Việt Nam..........21
Hình 2.2: Vị trí của Công ty CPHH VEDAN Việt Nam.....................................22
Hình 2.3: Cao độ khu vực Công ty CPHH VEDAN Việt Nam...........................23
Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống các đường giao thông nội bộ của Công ty VEDAN
Việt Nam..............................................................................................................30
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình HTXLNT công nghệ xử lý UASB và hiếu khí, công
suất 1.500 m3/ngày.đêm.......................................................................................33
Hình 2.6: Sơ đồ quy trình công nghệ XLNT bậc cao công suất 3.000 m3/ngày. 35
Hình 2.7: Sơ đồ quản chế giao thông tại vị trí diễn tập rò rỉ NH3.......................41
Hình 2.8: Tóm tắt quy trình ƯPSCHC khi xảy ra rò rỉ NH 3 tại Công ty CPHH
VEDAN Việt Nam...............................................................................................46

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kinh phí triển khai chương trình tập huấn ứng phó sự cố hoá chất độc

hại cho năm 2015................................................................................................12
Bảng 1.2: Chương trình tập huấn của 01 lớp tập huấn, huấn luyện ứng phó sự cố
hoá chất độc hại năm 2015..................................................................................14
Bảng 2.1: Danh mục các ngành nghề đăng ký sản xuất kinh doanh của Công ty
CPHH VEDAN Việt Nam...................................................................................18
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các tháng của Đồng nai qua các năm từ 2008 –
2012 (oC)............................................................................................................24
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình của Đồng nai qua các năm từ 2008 – 2012
(mm)....................................................................................................................25
Bảng 2.4: Một số đặc điểm hình thái của các phụ lưu sông Thị Vải...................26
Bảng 2.5: Thống kê khối lượng một số loại hoá chất được dùng trong Công ty
CPHH VEDAN Việt Nam theo ngành nghể sử dụng..........................................37
Bảng 2.6: Đặc tính của các loại hóa chất đang được sử dụng trong Công ty
CPHH VEDAN Việt Nam...................................................................................38
Bảng 2.7: Một số tính chất của dung dịch NH3...................................................42
Bảng 2.8: Nhân lực và hệ thống tổ chức ứng phó sự cố hóa chất tại Công ty
CPHH VEDAN Việt Nam...................................................................................47
Bảng 2.9: Các trang thiết bị và phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất của
Công ty CPHH VEDAN......................................................................................47
Bảng 2.10: Nhân lực hỗ trợ tham gia ứng phó sự cố của lực lượng ƯPSC Công
ty Cổ phần Sonadezi Long Bình..........................................................................48
Bảng 2.11: Các trang thiết bị và phương tiện hỗ trợ ứng phó sự cố của Công ty
Cổ phần Sonadezi Long Bình..............................................................................48
Bảng 2.12: Danh sách huy động về trang thiết bị từ bên ngoài ứng phó sự cố hóa
chất từ các lực lượng bên ngoài...........................................................................49
Bảng 2.13: Kế hoạch huy động lực lượng từ cơ sở y tế bên ngoài.....................49
Bảng 2.14: Quy trình triển khai ứng phó sự cố rò rỉ hóa chất theo tình huống giả
định tại Công ty CPHH VEDAN........................................................................58
Bảng 2.15: Tiến độ tổ chức diễn tập....................................................................70


vi


MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Theo Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai
v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, tính đến năm 2020, định hướng năm 2025, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 35
khu công nghiệp (KCN) (trong đó có 28 KCN đã đi vào hoạt động), 40 cụm
công nghiệp (CCN) (trong đó có 7 CCN đã đi vào hoạt động), 6 cụm cơ sở
ngành nghề nông thôn. Hàng năm ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã duy trì
và thu hút hàng ngàn công nhân mới làm việc trong các nhà máy đồng thời đóng
góp hàng ngàn tỉ đồng về giá trị sản xuất công nghiệp.
Hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung luôn gắn liền với việc sử dụng, tồn
trữ, sản xuất và kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Hoá chất đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế, hoá chất được sản xuất và sử dụng làm nguyên liệu phục
vụ cho sản xuất của sản phẩm khác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, sản
xuất, tồn trữ và kinh doanh hóa chất đã có nhiều sự cố xảy ra đối với các cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc sử dụng hoá chất không hợp lý, không
đúng quy trình và thiếu các thiết bị bảo vệ thích hợp, từ đó gây ảnh hưởng đến
tính mạng con người, tài sản của doanh nghiệp và môi trường cộng đồng.
Nhận thấy các tác động tiêu cực của hoá chất nguy hiểm (độc hại) đối với con
người và xã hội, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật như Luật Hoá
chất, Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày
08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Hóa chất, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP …nhằm tạo cơ sở

pháp lý cho sự phát triển công nghiệp hoá chất bền vững cũng như nhiệm vụ
quản lý nhà nước về an toàn hoá chất, góp phần bảo vệ sức khoẻ con người và
môi trường trong hoạt động hoá chất. Trong đó có đưa ra quy định cụ thể về việc
phân loại, ghi nhãn, phiếu an toàn hoá chất; khung pháp lý cho việc báo cáo
cung cấp thông tin liên quan đến an toàn, xây dựng cơ sở dữ liệu hoá chất…và
đặc biệt yêu cầu các đơn vị phải xây dựng các biện pháp hoặc kế hoạch phòng
ngừa và ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với đặc tính lý hóa của các hóa chất
nguy hiểm trong sử dụng, tồn trữ, sản xuất và kinh doanh.
Đảm bảo công tác an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến
hoạt động hóa chất, đồng thời bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp, dân cư
và an ninh xã hội thì Chính quyền địa phương phải hỗ trợ doanh nghiệp trong
việc bảo đảm an toàn sản xuất đến mức tối đa có thể. Từ quan điểm đó, UBND
tỉnh đã ban hành Quyết định số 3571/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 về việc phê
duyệt dự án Tổng thể ứng phó sự cố môi trường về tràn dầu và hóa chất độc hại
1


trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong
đó, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Công Thương xây dựng dự án ứng phó
sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh.
Ngày 01/12/2011 UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số 3209/QĐ-UBND
về việc phê duyệt đề án “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường về hóa
chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”, trong đó giao cho Sở
Công thương xây dựng “Đề án tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự cố
hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Đề án đã được UBND tỉnh phê
duyệt và bắt đầu triển khai tập huấn 3 lớp cho 150 cán bộ liên quan đến hoạt
động hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2012 .
Trong năm 2013 Sở Công Thương dã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi
truờng (ENTEC) tổ chức 2 lớp tập huấn với sự tham gia của 140 nguời từ các cơ
quan quản lý và các doanh nghiệp trên dịa bàn tỉnh, đồng thời tổ chức diễn tập

sự cố cháy nổ tại 01 nhà máy sản xuất hóa chất (Công ty TNHH Rohm and Haas
Việt Nam). Trong năm 2014, Sở Công Thương đã đã phối hợp với Trung tâm
Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổ chức 2 lớp tập huấn với sự tham gia của 120
người từ các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời tổ
chức diễn tập sự cố tràn đổ hóa chất tại KCN Biên Hòa 2 (phối hợp với Công ty
Gas Việt Nhật, Công ty CP Dịch vụ Sonadezi).
Thực hiện Đề án 3 năm 2012-2014 đã mang lại những hiệu quả thiết thực, tổ
chức được 7 lớp tập huấn cho 410 lượt cán bộ liên quan tham gia, tổ chức được
02 đợt diễn tập ứng phó sự cố cháy hóa chất góp phần nâng cao nhận thức và
chủ động phòng ngừa và ứng phó với các sự cố hóa chất có thể xảy ra.
Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án năm 2012, 2013, 2014 còn gặp nhiều khó
khăn bất cập như: tỷ lệ số lượt người được tập huấn còn thấp hơn nhiều so với
nhu cầu nêu trong Đề án được UBND tỉnh phê duyệt; còn thiếu phim video giới
thiệu về diễn tập ứng phó các sự cố hóa chất khác nhau, mới chỉ diễn tập được
01 đợt liên quan đến sự cố cháy hóa chất. Một số khó khăn bất cập sẽ được từng
bước khắc phục trong kế hoạch tập huấn, huấn luyện năm 2015.
Tiếp tục triển khai “Tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự cố hóa chất độc
hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2012-2015, trong năm 2015 Sở Công
Thương tiếp tục triển khai 2 lớp tập huấn và xây dựng kế hoạch, tổ chức diễn tập
ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất tại 01 kho hóa chất trong khu công nghiệp.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ

 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 30/06/2014;
 Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;
2


 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về

quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên
đường thuỷ nội địa;
 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất;
 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về
quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 8/4/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất;
 Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ về việc xác định
thiệt hại đối với môi trường;
 Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v tăng
cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;
 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương quy định
cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày
7/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Hoá chất;
 Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất Oxy hóa,
các hợp chất oxít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ.
 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
 Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/08/2013 của Bộ Công thương Quy định
về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực
công nghiệp;
 Thông tư 06/2015/TT-BCT ngày 23/04/2015 của Bộ Công thương về Sửa đổi,
bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh
vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng

hóa;
 Công văn số 10362/BCT-HC ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công
Thương về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp
tỉnh.
 Chương trình hành động số 05-Ctr/TU ngày 20/2/2006 của Ban thường vụ
tỉnh ủy Đồng Nai (khóa VIII) thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
3


 Nghị quyết số 125/2008/NQ-HDND về việc thông qua Đề án bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
 Nghị quyết 195/2010/NQ-HDND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Đồng Nai điều chỉnh bổ sung một số điều của Nghi quyết số 125/2008/NQHDND;
 Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của Ủy Ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ môi trường
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
 Quyết định số 3571/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai về việc phê duyệt dự án Tổng thể ứng phó sự cố môi trường về tràn
dầu và hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020;
 Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày 01/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai
về phê duyệt đề án “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường về hóa chất
độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”;
 Căn cứ Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc phê duyệt Đề án “Tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự
cố hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”;
 Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 về việc Phê duyệt Đề cương,
dự toán kinh phí thực hiện Đề án "Tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự

cố hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
1.3. MỤC TIÊU
1.3.1. Mục tiêu tổng quát

 Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân có sử dụng, sản xuất, kinh
doanh và vận chuyển hóa chất về đặc tính nguy hại, biện pháp phòng ngừa, góp
phần hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố tác động xấu đến con người và môi trường.
 Tăng cường sự tham gia của các đối tượng có liên quan (cấp tỉnh, huyện, xã,
các đơn vị quản lý hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các đơn vị vận chuyển, các
đơn vị có hoạt động liên quan đến hóa chất) trong việc ứng phó sự cố hóa chất
(ƯPSCHC) xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể của việc lập kế hoạch tập huấn ƯPSCHC năm 2015

 Xây dựng được một kế hoạch tập huấn cho các đơn vị, doanh nghiệp có sản
xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm đối tượng tập
huấn, nội dung tập huấn, chương trình tập huấn, tổ chức tập huấn.
 Tiến hành triển khai 02 lớp huấn luyện, tập huấn nhằm nâng cao năng lực ứng
phó sự cố hóa chất cho khoảng 160 cán bộ liên quan từ các Sở ban ngành, đơn
vị, doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hóa chất trên địa bàn
4


tỉnh Đồng Nai.
 Xây dựng phuong án diễn tập ứng phó sự cố cháy nổ, tràn đổ hóa chất gây ra
tại 01 kho hóa chất trong 01 KCN và tiến hành diễn tập.
 Tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm rút ra các bài học trong công tác ứng phó sự
cố cháy nổ, tràn đổ hóa chất tại 01 kho hóa chất trong 01 KCN sau khi tập huấn
và diễn tập.
1.4. NỘI DUNG NHIỆM VỤ


Triển khai thực hiện Đề án “Tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự cố hóa
chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” trong năm 2015 tập trung vào các nội
dung chính sau đây:
(1). Xây dựng kế hoạch tập huấn năm 2015
Xây dựng Kế hoạch tập huấn năm 2015 cho các đối tượng tập huấn là cán bộ từ
các Sở ban ngành, huyện thị có liên quan và các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt
động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
chưa tham gia các lớp tập huấn năm 2012, 2013, 2014. Nội dung tập huấn sẽ
bám sát theo Tài liệu tập huấn đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2012, có bổ
sung, cập nhật các văn bản pháp lý mới, các thông tin mới; bổ sung các phim
video liên quan. Phương thức tập huấn sẽ kết hợp giảng bài trên lớp, xem phim
video, tham dự diễn tập tại Khu bồn chứa NH3 của Công ty CPH VEDAN Việt
Nam. Số người tham gia là 160 được chia thành 2 lớp.
(2). Xây dựng kịch bản, phương án và kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố tràn
đổ hóa chất tại khu bồn chứa NH3 của Công ty CPHH VEDAN Việt Nam
Kịch bản, phương án và kế hoạch diễn tập tại khu bồn chứa NH 3 của Công ty
CPHH VEDAN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đề cương hướng dẫn xây
dựng kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố hóa chất điển hình tại 01 khu công nghiệp
(xây dựng năm 2014). Các nội dung xây dựng phương án diễn tập bao gồm:
 Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng tại Công ty
CPHH VEDAN Việt Nam;
 Phân tích đặc tính hóa chất độc hại, khả năng gây sự cố và năng lực ứng phó
sự cố tại Công ty CPHH VEDAN Việt Nam;
 Phương án huy động lực lượng hỗ trợ ứng phó sự cố cháy nổ, tràn đổ kho hóa
chất;
 Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố cháy nổ, rò rỉ tại khu bồn chứa NH 3 của Công
ty CPHH VEDAN Việt Nam;
 Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng ứng phó sự cố cháy nổ, tràn đổ
5



kho hóa chất tại Công ty CPHH VEDAN Việt Nam và lực lượng ứng phó sự cố
huy động từ bên ngoài trong kế hoạch diễn tập;
 Xây dựng quy trình và các bước cụ thể triển khai diễn tập ứng phó sự cố cháy
nổ, tràn đổ kho hóa chất tại ông ty CPHH VEDAN Việt Nam;
 Thành lập Ban tổ chức, thành phần tham gia và phân công thực hiện trong kế
hoạch diễn tập ứng phó sự cố cháy nổ, tràn đổ kho hóa chất tại Công ty CPHH
VEDAN Việt Nam;
(3). Hội thảo chuyên gia đóng góp ý kiến cho Kế hoạch diễn tập ứng phó sự
cố cháy nổ, tràn đổ hóa chất tại Công ty CPHH VEDAN Việt Nam
Một cuộc Hội thảo chuyên gia sẽ được tổ chức nhằm xin ý kiến đóng góp về Kế
hoạch diễn tập ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất xảy ra tại Công ty CPHH
VEDAN Việt Nam. Hội thảo sẽ mời các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chủ
doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, sau đó cơ quan tư vấn sẽ hoàn chỉnh
hướng dẫn và kế hoạch diễn tập.
(4). Tiến hành triển khai các lớp huấn luyện, tập huấn
Số lượng học viên tham gia 02 lớp huấn luyện, tập huấn khoảng 160 người, bao
gồm cán bộ liên quan từ các Sở ban ngành và các đơn vị, doanh nghiệp có sản
xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nội dung tập huấn được xây dựng trên cơ sở Tài liệu tập huấn kèm theo “Đề án
tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự cố hóa chất độc hại trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai” được UBND tỉnh phê duyệt năm 2012, có cập nhật, bổ sung
chỉnh sửa những nội dung mới, phim video về ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất và
các nội dung liên quan đến diễn tập ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất.
(5). Tiến hành diễn tập tại khu bồn chứa NH 3 của Công ty CPHH VEDAN
Việt Nam
Khu bồn chứa NH3 của Công ty CPHH VEDAN Việt Nam được lựa chọn để tổ
chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất trong năm 2015.
(6). Đánh giá kết quả tập huấn và diễn tập sau khi kết thúc.
Trước khi tập huấn và diễn tập, cơ quan tư vấn sẽ chuẩn bị mẫu phiếu đánh giá

phát cho những người tham gia, sau khi tập huấn, diễn tập, cơ quan tư vấn sẽ thu
lại các phiếu đánh giá, sau đó xử lý thông tin từ các phiếu để tập hợp thành các ý
kiến đánh giá chung về 02 lớp tập huấn và 01 đợt diễn tập.
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6


(1). Cơ quan thực hiện và cơ quan tư vấn thực hiện Đề án
 Cơ quan thực hiện Đề án: Sở Công Thương Đồng Nai;
 Cơ quan tư vấn thực hiện Đề án: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)
thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
(2). Cơ quan quản lý Đề án: Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
(3). Các cơ quan phối hợp thực hiện đề án
- Sở Cảnh sát PC&CC Đồng Nai;

- Công an tỉnh Đồng Nai;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai (Bộ đội hóa học);
- Sở Y tế tỉnh Đồng Nai;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai;
- Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Đồng Nai;
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai;
- Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai;
- Công an Huyện Long Thành;
- Phòng cảnh sát PC&CC số 3;
- Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Đồng Nai;
- Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi);
- Công ty Cổ phần hữu hạn VEDAN Việt Nam;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hoá chất trên địa bàn tỉnh;

- Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Đồng Nai.
1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

(1). Phương pháp kế thừa: sử dụng và tham khảo các tài liệu, kết quả thực hiện
Đề án năm 2012 - 2014 và các thông tin, số liệu có sẵn liên quan đến khu vực
diễn tập ứng phó sự cố hóa chất và vùng lân cận.
(2). Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu liên quan
đến hoạt động hóa chất và rủi ro về sự cố hóa chất tại khu vực diễn tập ứng phó
sự cố hóa chất và vùng lân cận.
(3). Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: sử dụng phương pháp quan sát,
chụp ảnh và phỏng vấn trong các đợt khảo sát thực địa để thu thập bổ sung các
7


thông tin về hoạt động hóa chất và rủi ro về sự cố hóa chất tại khu vực diễn tập
ứng phó sự cố hóa chất và vùng lân cận.
(4). Tổ chức tập huấn, diễn tập: tổ chức các lớp tập huấn và diễn tập ứng phó
sự cố hóa chất nhằm nâng cao năng lực và kinh nghiệm ứng phó với các sự cố
hóa chất.
(5).Phương pháp chuyên gia: mời các chuyên gia chuyên ngành tham gia tập
huấn và xây dựng kế hoạch, triển khai diễn tập tại một nhà máy sản xuất hóa
chất điển hình.

8


CHƯƠNG 1.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN 2015
1.1. ĐỐI TƯỢNG TẬP HUẤN
Đối tượng tập huấn là cán bộ từ UBND, các Sở ban ngành, huyện thị có liên

quan và các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng,
tồn trữ hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa tham gia các lớp tập huấn năm
2012, 2013, 2014.
Căn cứ Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Tập huấn,
huấn luyện lực lượng ứng phó sự cố hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai” năm 2015, Sở Công Thương sẽ tổ tiến hành triển khai 2 lớp huấn luyện, tập
huấn cho 160 người thuộc các cá nhân, tổ chức có liên quan như sau:
 Các Sở, Ban ngành có liên quan;
 Các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN, cụm công nghiệp;
 UBND các huyện, Thị xã Long Khánh, Thành phố Biên Hòa và cấp xã trên
địa bàn tỉnh;
 Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất có tiềm ẩn nhiều nguy cơ
rủi ro.
1.2. NỘI DUNG TẬP HUẤN
Nội dung tập huấn sẽ bám sát theo Tài liệu tập huấn đã được UBND tỉnh phê
duyệt năm 2012, có bổ sung, cập nhật các văn bản pháp lý mới, các thông tin mới;
bổ sung các phim video liên quan.

1.2.1. Giáo trình, tài liệu tập huấn, huấn luyện
Giáo trình, tài liệu tập huấn, huấn luyện gồm có các nội dung chính như sau:
(1). Cơ sở pháp lý về an toàn hóa chất
 Các thuật ngữ, khái niệm trong hoạt động hóa chất;
 Các văn bản pháp lý có liên quan.
(2). Các điều kiện về an toàn hóa chất
 Phân loại hóa chất nguy hiểm theo theo hệ thống hài hòa toàn cầu (GHS).
 Điều kiện an toàn hóa chất nguy hiểm trong trong sản xuất, kinh doanh;
9



 Điều kiện an toàn của hóa chất nguy hiểm trong vận chuyển;
 Điều kiện an toàn của hóa chất nguy hiểm trong tồn trữ.
(3). Đánh giá rủi ro môi trường và phương án ứng cứu sự cố hóa chất, với
nội dung bao gồm:
 Đánh giá rủi ro môi trường của sự cố
 Đánh giá rủi ro của hóa chất dễ cháy;
 Đánh giá rủi ro của hóa chất ăn mòn;
 Đánh giá rủi ro của hóa chất ảnh hưởng đến sinh sản, đột biến gen;
 Đánh giá rủi ro của hóa chất gây ưng thư;
 Tác động của sự cố hóa chất đến môi trường;
 Các phương tiện, thiết bị và trang bị cá nhân cần thiết trong tiếp xúc và ứng
phó sự cố
 Các trang thiết bị cần thiết trong ứng phó sự cố;
 Các trang bị phòng hộ cá nhân trong tiếp xúc và ứng phó sự cố ;
 Các kiến thức về các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
 Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hoá chất nguy hiểm
 Xác định vị trí sự cố và đặc tính lý hoá của hoá chất nguy hiểm ;
 Xác định mức độ nguy hiểm của sự cố
 Kiểm tra trang thiết bị phù hợp
 Triển khai công tác bảo vệ hiện trường, di tản, cứu hộ người
 Cơ chế phối hợp với các lực lượng chức năng ứng phó sự cố
 Nguyên tắc phòng ngừa và phương án ứng cứu sự cố hóa chất
(4). Huấn luyện thao tác ƯPSCHC
 Hướng dẫn ƯPSCHC;
 Hướng dẫn cách nhận biết các loại hóa chất nguy hiểm;
 Hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị, phương tiện và trang bị bảo hộ khi
ứng phó sự cố;
 Hướng dẫn sơ cấp cứu người bị nạn khi có sự cố;
 Hướng dẫn quy trình ứng phó một sự cố điển hình với quy mô nhỏ;
 Hướng dẫn báo cáo với các cơ quan chức năng sau sự cố .

10


1.2.2. Phương thức tập huấn, huấn luyện
Phương thức tập huấn sẽ kết hợp giảng bài trên lớp, xem phim video, xem diễn
tập ứng phó sự cố hoá chất thực tế tại Khu bồn chứa NH 3 của Công ty CPHH
VEDAN Việt Nam.
1.2.3. Giảng viên
Giảng viên tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu và trực tiếp giảng dạy là các
chuyên gia, các giảng viên của các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu có
trình độ chuyên môn về hoá chất tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng
Nai.
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Trước khi tập huấn và diễn tập, cơ quan tư vấn sẽ chuẩn bị mẫu phiếu đánh giá
phát cho những người tham gia, sau khi tập huấn, diễn tập, cơ quan tư vấn sẽ thu
lại các phiếu đánh giá, sau đó xử lý thông tin từ các phiếu để tập hợp thành các ý
kiến đánh giá chung về 02 lớp tập huấn và 01 đợt diễn tập.
Sau chương trình tập huấn, huấn luyện lực lượng ƯPSCHC độc hại trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, cần có kế hoạch quản lý và sử dụng số lượng các học viên đã
được đào tạo vào đúng mục đích cũng như cấp cơ sở đào tạo.
Để đánh giá hiệu quả của Chương trình cũng như quản lý về nhân sự sau khi đào
tạo, có thể đánh giá theo 3 tiêu chí: đánh giá hiệu quả trực tiếp, đánh giá hiệu
quả trung hạn và đánh giá hiệu quả dài hạn.
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp:
 Số lượng khóa đào tạo, tập huấn;
 Số lượng lượt người được đào tạo tập huấn;
 Số đợt diễn tập: số đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức... trên cơ sở kinh phí
của chương trình này.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trung hạn:
 Số lượng khóa đào tạo, tập huấn do những người được tập huấn truyền đạt lại

cho những người chưa được tập huấn;
 Số lượng lượt người được đào tạo tập huấn do những người được tập huấn
truyền đạt lại cho những người chưa được tập huấn;

11


 Số đợt diễn tập, số đợt nâng cao nhận thức ... được triển khai thêm ngoài kinh
phí của chương trình này hoặc do những người tham gia chương trình này tự tổ
chức theo hình thức "Được đi học về phổ biến cho người khác được biết".
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dài hạn:
 Số sự cố về hóa chất giảm so với trước kia khi chưa thực hiện chương trình
này;
 Nhận thức của các bên liên quan được nâng lên;
 Số thiệt hại tài sản do sự cố hóa chất giảm;
 Số vụ tai nạn hóa chất (người chết, người bị thương) giảm;
 Năng lực ƯPSCHC được nâng cao.
1.4. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Căn cứ Quyết định 1239/QĐ-UBND ngày 15/05/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Tập huấn, huấn
luyện lực lượng ứng phó sự cố hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”
năm 2015, thì năm nay Sở Công Thương sẽ tổ tiến hành triển khai 2 lớp lý
thuyết huấn luyện, tập huấn cho các đối tượng có nhu cầu và 01 buổi diễn tập
thực tế ứng phó với sự cố hoá chất độc hại tại Công ty CPHH VEDAN Việt
Nam.
Tổng dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng
phó sự cố hóa chất độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” năm 2015 là
250.141.000 đồng (Hai trăm năm mươi triệu, một trăm bốn mươi mốt ngàn
đồng). Trong đó kinh phí triển khai chương trình tập huấn ứng phó sự cố hoá
chất độc hại cho năm 2015 là 154.732.840 đồng (xem Bảng 1.1).

Bảng XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN 2015.1: Kinh phí triển khai
chương trình tập huấn ứng phó sự cố hoá chất độc hại cho năm 2015
Stt
1
1.1
1.2
1.3

Nội dung
Tổ chức tập huấn, huấn
luyện lực lượng ứng phó
sự cố hóa chất
Thuê giáo viên (02
ngày/lớp x 02 buổi/ngày x
02 lớp)
Thuê hội trường (02
ngày/lớp x 02 lớp)
Thuê máy chiếu (02

Đơn vị

Số
lượng

Đơn giá

Thành tiền
78.580.000

Buổi


8

500.000

4.000.000

Ngày

4

4.000.000

16.000.000

Ngày

4

1.500.000

6.000.000
12


Stt
1.4

1.5


1.6

1.7
1.8
1.9
2

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

Nội dung
ngày/lớp x 02 lớp)
Nước uống (80 người x 02
lớp x 02 ngày/lớp)
Thuê khách sạn cho học
viên (02 người/phòng, 30
người; Không áp dụng đối
với học viên làm việc có
trụ sở ở địa bàn TP. Biên
Hoà)
Thuê xe đưa đón giảng
viên từ TP.HCM - Biên
Hòa - TP.HCM (04
chuyến/ lớp x 02 lượt x02
lớp)
Chi phí ăn uống cho giảng

viên (04 người x 02 lớp x
02 ngày/lớp)
Hỗ trợ tiền ăn cho học
viên (80 người x 02 lớp x
02 ngày/lớp)
In ấn tài liệu
Tổ chức diễn tập ứng
phó sự cố tràn đổ hóa
chất tại Công ty CPHH
VEDAN Việt Nam
Băng rôn, máy chiếu, ghế
ngồi, âm thanh, trang trí
sân khấu, nhà vòm
Nước uống
Thuê xe đưa đón cán bộ từ
Biên Hòa - Long Thành Biên Hòa
Mua vật tư hóa chất phục
vụ diễn tập
In ấn tài liệu
Chi phí làm tư liệu về tập
huấn, diễn tập, hình ảnh
Tổng cộng

Đơn vị

Số
lượng

Ngườix
Ngày


320

30.000

9.600.000

Phòng

15

300.000

4.500.000

Chuyến

16

350.000

5.600.000

Ngườix
Ngày

16

80.000


1.280.000

Ngườix
Ngày

320

80.000

25.600.000

Bộ

120

50.000

6.000.000

Đơn giá

Thành tiền

76.152.840

Lần

1

Người


160

Chuyến

20.000.000

20.000.000

10.000

1.600.000

5

3.500.000

17.500.000

Lần

1

30.000.000

30.000.000

Bộ

160


20.000

3.200,000

Công

20

192.642

3.852.840

154.732.840

Như vậy, tổng kinh phí ước tính cho chương trình tập huấn, huấn luyện ứng phó
sự cố hoá chất độc hại năm 2015 là 154.732.840 VNĐ.
13


1.5. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Chương trình tập huấn được xây dựng cho 160 học viên phân thành 2 lớp với
thời gian mỗi lớp là 2 ngày. Chương trình cụ thể của mỗi lớp được trình bày tại
Bảng 1.2.
Bảng XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN 2015.2: Chương trình tập huấn
của 01 lớp tập huấn, huấn luyện ứng phó sự cố hoá chất độc hại năm 2015
Thời gian
8:00-8:20
8:20-8:30
8:30-10:00

10:00-10:15
10:15-11:15
11:15-11:30
11:30-13:30
13:30-15:00
15:00-15:15
15:15-16:30
16:30-17:00
8:00-10:00
10:00-10:15
10:15-11:15
11:15-11:30
11:30-13:30
13:30-15:00
15:00-15:15
15:15-16:15
16:15-17:00

Nội dung
Ngày 1
Đăng ký đại biểu
Khai mạc lớp tập huấn
Cơ sở pháp lý về an toàn hóa chất
Nghỉ giải lao
Các điều kiện về an toàn hóa chất
Hỏi đáp
Nghỉ trưa
Đánh giá rủi ro môi trường do sự cố hóa chất
Nghỉ giải lao
Đánh giá rủi ro môi trường do sự cố hóa chất

(tiếp theo)
Hỏi đáp
Ngày 2
Phương án ứng cứu sự cố hóa chất
Nghỉ giải lao
Huấn luyện thao tác ứng phó sự cố hóa chất
Hỏi đáp
Nghỉ trưa
Chia nhóm làm bài tập
Nghỉ giải lao
Các nhóm trình bày kết quả làm bài tập
Tổng kết lớp học và phát chứng chỉ

Phụ trách
Sở Công Thương
Sở Công thương
Sở Công Thương
Sở Công Thương
Giảng viên
Giảng viên

Giảng viên
Giảng viên
Tất cả học viên
Tất cả học viên
Sở Công thương

1.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.6.1. Địa điểm và thời gian
1.6.1.1. Địa điểm

Dự kiến tổ chức lớp tập huấn tại khách sạn 57, Quốc lộ 15, phường Tân Tiến,
Tp. Biên Hòa, Đồng Nai (địa điểm có thể thay đổi phù hợp với số lượng học
viên).

14


1.6.1.2. Thời gian
Thời gian tập huấn: 01 – 02 ngày/lớp, dự kiến trong khoảng thơi gian từ
01/11/2015 đến 30/11/2015.
1.6.2. Đơn vị thực hiện
(1). Sở Công Thương Đồng Nai
 Chủ trì thực hiện tổ chức và quản lý khóa tập huấn, chuẩn bị các thủ tục và
điều kiện cần thiết (bao gồm: Nội dung chương trình, tài liệu tập huấn, thành
phần và địa điểm tập huấn,...) để phục vụ cho lớp tập huấn.
 Tổng kết khóa tập huấn.
(2). Đơn vị tư vấn
Đơn vị tư vấn phối hợp: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC).

15


CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY
NỔ, TRÀN ĐỔ HÓA CHẤT XẢY RA TẠI KHO HÓA CHẤT
CỦA CÔNG TY CPHH VEDAN VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CPHH VEDAN VIỆT NAM
2.1.1. Sự cần thiết lựa chọn một kho hóa chất trong một KCN để diễn tập
Theo Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai
v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, tính đến năm 2020, định hướng năm 2025, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có

35 khu công nghiệp (KCN) (trong đó có 28 KCN đã đi vào hoạt động), 40 cụm
công nghiệp (CCN) (trong đó có 7 CCN đã đi vào hoạt động), 6 cụm cơ sở
ngành nghề nông thôn. Hàng năm, ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã duy trì
và thu hút hàng ngàn công nhân mới làm việc trong các nhà máy đồng thời đóng
góp hàng ngàn tỉ đồng về giá trị sản xuất công nghiệp.
Hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung luôn gắn liền với việc sử dụng, tồn
trữ, sản xuất và kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Hoá chất đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế, hoá chất được sản xuất và sử dụng làm nguyên liệu phục
vụ cho sản xuất của sản phẩm khác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, sản
xuất, kinh doanh hóa chất đã có nhiều sự cố xảy ra đối với các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp trong việc sử dụng hoá chất không hợp lý, không đúng quy trình
và thiếu các thiết bị bảo vệ thích hợp, từ đó gây ảnh hưởng đến tính mạng con
người, tài sản của doanh nghiệp và môi trường cộng đồng.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân có sử dụng, sản xuất,
kinh doanh và vận chuyển hóa chất về đặc tính nguy hại, biện pháp phòng ngừa,
góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố tác động xấu đến con người và môi
trường trên quy mô công nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham gia của các đối
tượng có liên quan (cấp huyện, các đơn vị quản lý hạ tầng khu, cụm công
nghiệp, các đơn vị sản xuất hóa chất) trong việc ứng phó sự cố hóa chất xảy ra
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cần thiết phải triển khai diễn tập ứng phó sự cố hoá
chất tại một KCN điển hình.
Tiếp tục triển khai “Tập huấn, huấn luyện lực lượng ứng phó sự cố hóa chất
độc hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2012-2015, trong năm 2015 Sở
Công Thương tiếp tục triển khai 2 lớp tập huấn và xây dựng kế hoạch, tổ chức
diễn tập ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất tại 01 khu công nghiệp.
Công ty CPHH VEDAN Việt Nam được lựa chọn để triển khai diễn tập ứng phó
sự cố hóa chất trong năm 2015 vì một số lý do sau đây:
 Công ty CPHH VEDAN Việt Nam có diện tích và quy mô tương đương một
Khu công nghiệp và nằm gần KCN Gò Dầu;
16



×