Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 2015 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
============

VŨ THỊ HÒA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI GIẢM NGHÈO
HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
============

VŨ THỊ HÒA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI GIẢM NGHÈO
HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Ngành: Địa lí học
Mã số: 8.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Trường


Thái Nguyên, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công
trình nào khác. Các bảng biểu, số liệu được tính toán dựa trên nguồn số liệu từ năm
2010 đến năm 2015 của các cơ quan thống kê huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang và Việt
Nam. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực.

Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Tác giả

VŨ THỊ HÒA

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Địa lí học với đề tài “Phát triển kinh
tế gắn với giảm nghèo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2015” là kết
quả của nghiên cứu của tác giả với sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn
bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới
những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tác giả xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Xuân Trường đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện
đề tài trong năm qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi tới các cơ quan liên quan: Phòng
Thống kê huyện Xín Mần, Ủy ban nhân dân huyện Xín Mần, Cục Thống kê tỉnh Hà
Giang, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu hết sức quý báu và cần thiết trong

quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm - Đại học
Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, các thầy/ cô giáo của Khoa Địa lí đã tạo điều kiện cho
tác giả hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả

VŨ THỊ HÒA

ii


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn......................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... iv
Danh mục bảng biểu ......................................................................................................... v
Danh mục hình vẽ ............................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 7
5. Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 11
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 11
NỘI DUNG .............................................................................................................. 12
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12

VÀ GIẢM NGHÈO ................................................................................................ 12
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................... 12
1.1.1. Các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế .................................................. 12
1.1.2. Các nội dung liên quan đến xóa đói giảm nghèo ............................................. 17
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo vận dụng cho cấp
huyện ......................................................................................................................... 23
1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giảm nghèo ......................................... 25
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................... 27
1.2.1. Khái quát về phát triển kinh tế và giảm nghèo vùng Trung du và miền núi
phía Bắc .................................................................................................................... 27
1.2.2. Khái quát về phát triển kinh tế và giảm nghèo tỉnh Hà Giang ......................... 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 34
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GẮN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN XÍN MẦN ............... 35
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo
huyện Xín Mần ....................................................................................................... 35
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ........................................................................... 35

iii


2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................................... 38
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội huyện Xín Mần.......................................................... 45
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 54
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Xín Mần giai đoạn 2011 - 2015 ........ 55
2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất ..................................... 56
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ........................................................... 57
2.3. Thực trạng nghèo và kết quả giảm nghèo huyện Xín Mần ................................. 65
2.3.1. Thực trạng hộ nghèo ........................................................................................ 65
2.3.2. Nguyên nhân nghèo của huyện Xín Mần ......................................................... 69

2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo huyện Xín Mần .............................. 73
2.3.4. Những giải pháp đã thực hiện trên cơ sở kết hợp phát triển kinh tế và giảm nghèo76
2.4. Đánh giá chung thực tiễn phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo huyện Xín Mần
................................................................................................................................... 78
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 81
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH
TẾ GẮN VỚI GIẢM NGHÈO HUYỆN XÍN MẦN ............................................ 82
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang.............. 82
3.1.1. Quan điểm phát triển....................................................................................... 82
3.1.2. Mục tiêu phát triển .......................................................................................... 83
3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của huyện Xín Mần giai đoạn
2016-2020 và tầm nhìn 2030 .................................................................................... 85
3.2.1. Bối cảnh phát triển .......................................................................................... 85
3.2.2. Quan điểm phát triển....................................................................................... 87
3.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.. 88
3.2.4. Định hướng phát triển ..................................................................................... 90
3.3. Các giải pháp phát triển kinh tê – xã hội và giảm nghèo bền vững................... 98
3.3.1. Về huy động vốn ............................................................................................. 98
3.3.2. Về phát triển nguồn nhân lực .......................................................................... 99
3.3.3. Về cơ chế chính sách ..................................................................................... 99
3.3.4. Về tăng cường cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật. ................................ 100
3.3.5. Về bảo vệ môi trường ................................................................................... 101
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 101
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104

iv


PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CNTT

Cụm từ đầy đủ
Công nghệ thông tin

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện dại hóa

DTTS

Dân tộc thiểu sổ

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

EDI

Chỉ số phát triển Giáo Dục cho tất cả


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

H

Huyện

HPI

Chỉ số hạnh phúc (chỉ số môi trường)

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KHCN
LĐTB&XH

Khoa học công nghệ
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

LHQ
MDG


Liên hợp quốc
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

PTBV
TDMNPB

Phát triển bền vững
Trung du miền núi phía Bắc

TNTN
TT

Tài nguyên thiên nhiên
Thị trấn

TX
THCS

Thị xã
Trung học Cơ sở

THPT
UNDP

Trung học phổ thông
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

VTĐL
WB


Vị trí địa lý
Ngân hàng Thế giới

WHO
XĐGN

Tổ chức Y tế thế giới
Xoá đói giảm nghẻo

vi
iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế, .......................... 29
Bảng 1.2. Tỉ lệ hộ nghèo của vùng so với cả nước, giai đoạn 2010-2015 ..................... 29
Bảng 1.3 Các tiêu chí kinh tế giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch 2016-2020 ................. 31
Bảng 1.4. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Hà Giang so với vùng TDMNPB ............................ 33
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Xín Mần năm 2015 ..................... 35
Bảng 2.2. Thống kê diện tích đất theo cấp độ dốc ................................................. 38
Bảng 2.3. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm huyện Xín Mần ............................... 39
Bảng 2.4. Hiện trạng đất nông nghiệp của huyện Xín Mần năm 2015 .......................... 42
Bảng 2.5. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số, giai đoạn 2010- 2015 ................................... 45
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của huyện Xín Mần năm 2011 và
năm 2015 (Đơn vị: %) ................................................................................................... 46
Bảng 2.7. Lực lượng lao động và tỉ lệ lao động giai đoạn 2010-2015 ........................... 46
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp .................................................... 58
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi ........................................................ 59
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp ................................................... 60
Bảng 2.12. Giá trị sản xuất ngành ngành dịch vụ và một số chỉ tiêu giai đoạn 2011-2015 . 62

Bảng 2.13. Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, giai đoạn 2011-2015 .............................. 63
Bảng 2.14. Số hộ nghèo các xã huyện Xín Mần qua các năm ..................................... 66
Bảng 2.15. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo theo xã, thị trấn qua một số năm................. 67
Bảng 2.16. Số hộ nghèo theo nhóm dân tộc năm 2015.................................................. 68
Bảng 2.17. Kết quả các cơ quan đơn vị hỗ trợ vốn giai đoạn ( 2011-2015).................. 76
Bảng 3.1: Một số mục tiêu phát triển chủ yếu của tỉnh Hà Giang đến năm 2020 định
hướng đến 2030 ............................................................................................................ 85
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Xín Mần đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 ............................................................................................ 90
Bảng 3.3. Dự kiến diện tích, năng xuất, sản lượng thực có hạt đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. ................................................................................................... 92
Bảng 3.4. Dự kiến nhu cầu về tổng vốn đầu tư (Đơn vị: tỷ đồng) ............................... 95

v1


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ....................................... 37
Hình 2.2. Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang............. 48
Hình 2.3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của huyện Xín Mần, giai đoạn
2011-2015 (%) .............................................................................................................. 56
Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuât ngành kinh tế huyện Xín Mần....................... 57
Hình 2.5. Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ............ 64
Hình 2.6. Biểu đồ số hộ nghèo huyện Xín Mần giảm qua các năm (Đơn vị: hộ ) ...... 66
Hình 2.7. Bản đồ hiện trang nghèo và giảm nghèo huyện Xín Mần .............................. 70

vi
2



MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện công cuộc Đổi mới, Đảng ta đã xác định phát triển kinh tế (PTKT) là
nhiệm vụ trung tâm, đồng thời định hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa (CNH, HĐH), mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Trong quản
lí phát triển kinh tế được phân cấp nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn lãnh thổ theo
định hướng của ngành và các cơ quan quản lý nhà nước. Việc nghiên cứu về phát triển
kinh tế huyện sẽ là đánh giá tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KT-XH),
các hoạt động kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,... Từ đó giúp các nhà quản lí,
quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc tổ chức, điều hành, định hướng phát
triển KT-XH hội địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình PTKT chúng ta đang gặp phải những vấn đề xã hội,
nhất là các địa phương vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
như tình trạng đói nghèo và lạc hậu, dân trí thấp, tệ nạn và hủ tục... Đây chính là rào cản
lớn ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Trong mục tiêu
tổng quát kế hoạch 5 năm 2001-2005 của Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định “Tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân...Tạo nhiều
việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội..” [Văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Công sản Việt Nam, 2001].
Huyện Xín Mần là một huyện biên giới của tỉnh Hà Giang, nằm ở phía Tây tỉnh, là
một trong số 62 huyện chưa thoát nghèo của cả nước. Huyện có 4 xã biên giới giáp với
huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Pà Vầy Sủ, Chí Cà, Xín Mần, Nàn Xỉn) với
chiều dài đường biên giới 31km năm 2009, theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhiều
chương trình ý nghĩa đã và đang được các Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Công ty CP
Him Lam tích cực triển khai nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân
nơi đây. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế gặp phải các vấn đề xã hội và môi
trường cần phải giải quyết như đói nghèo, an ninh xã hội, môi trường... Chính vì vậy việc
nghiên cứu tình hình phát triển KT-XH huyện Xín Mần gắn với giảm nghèo góp phần tạo
cơ sở quan trọng trong nhận thức về địa lí địa phương (cấp huyện) cũng như trong hệ
thống kiến thức địa lí học. Kết quả đề tài có thể được sử dụng để giảng dạy và học tập một

số bài về địa lí địa phương huyện Xín Mần trong chương trình sách giáo khoa phổ thông.
1


Nhận thức được vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế gắn với giảm
nghèo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2015”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo
để đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng phát triển kinh tế và tình hình xóa đói
giảm nghèo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang từ góc độ của địa lí KT-XH, từ đó đề xuất
một số giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế gắn với giảm nghèo huyện Xín Mần.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và giảm nghèo.
- Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế gắn với giảm nghèo huyện Xín Mần.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Xín Mần trong giai đoạn 20052015, hiện trạng xóa đói giảm nghèo dưới góc độ địa lí học.
- Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo
huyện Xín Mần.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát
triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo huyện Xín Mần dưới góc độ địa lí học, bao gồm
phát triển kinh tế theo ngành: nông nghiệp (đối với nông - lâm - ngư); công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp; dịch vụ và sự phân hóa theo tiểu vùng kinh tế; tình hình đói nghèo và
kết quả xóa đói giảm nghèo. Từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất những biện pháp
phát triển kinh tế của huyện Xín Mần.
- Phạm vi lãnh thổ: Huyện Xín Mần, đối với một số phân tích, sử dụng số liệu,
thông tin chi tiết đến cấp xã.
- Thời gian: Nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến
năm 2025.

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
*Trên thế giới :
Về phát triển kinh tế (PTKT) từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu.
Học thuyết kinh tế của C. Mác khẳng định PTKT do bốn yếu tố nguồn lực quyết định là
tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh về
2


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×