Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.16 KB, 29 trang )

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngày nay cách mạng khoa học phát triển không ngừng, đòi hỏi mỗi người
phải có trình độ cao để theo kịp thời đại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ
cuộc cách mạng: “Chiến lược con người” với mục tiêu “Nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài”. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Để làm
được như vậy thì chúng ta đều hiểu rằng đó chính là trách nhiệm cao cả của sự
nghiệp giáo dục. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục đào tạo
là một trong những động lực quan tọng thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội nhanh và bền vững”. (Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IV)
Những năm gần đây, giáo dục có nhiều thay đổi cả về nội dung và phương
pháp: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học, áp dụng
những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, dân tộc đều thừa nhận vai trò nền tảng
của giáo dục cấp tiểu học trong việc tạo cơ sở vững chắc giúp con người hình
thành và phát triển nhân cách. Và trong nền tảng ấy, môn Tiếng Việt được coi là
môn học quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, tri thức
khoa học ứng dụng cuộc sống, hướng tới việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một
cách trong sáng và nâng cao phẩm chất, nhân cách con người, góp phần lớn vào
việc thực hiện mục tiêu chung của bậc học về tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ.
Dạy Tiếng Việt cho các em chính là đưa các em đến với thành tựu văn hóa
khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và cả của người đương thời,
hướng các em tới vẻ đẹp trong tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con
người. Mỗi bài học là một triết lí sống về đạo đức. Môn Tiếng Việt quan trọng
như vậy nên dạy thế nào để nâng cao chất lượng đại trà và đồng thời vẫn bồi
dưỡng được học sinh có năng khiếu nhằm cung cấp hiền tài cho quốc gia khi
bậc tiểu học hiện nay không có trường chuyên lớp chọn?
Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi luôn trăn trở nghiên cứu, tìm tòi


biện pháp nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
Trong sự hạn hẹp của đề tài, tôi mạnh dạn giới thiệu “Một số biện pháp bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.” để các bạn đồng nghiệp
tham khảo.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn
tiếng Việt lớp 4.
- Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận của việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Vấn đề bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.

1


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
- Thực trạng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt ở trường tiểu
học.
- Khảo sát chất lượng học sinh môn Tiếng Việt lớp 4 (năm 2015 – 2016; 2016 2017 )
- Nghiên cứu về đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Tiếng
Việt theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, thực nghiệm dạy theo
phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi, phương pháp dạy học Tiếng Việt.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Pháp pháp phỏng vấn.

- Phương pháp phân tích sản phẩm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp trò chuyện
- Một số phương pháp khác.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Tiếng Việt
lớp 4.
- Thời gian nghiên cứu: 2 năm (Năm học 2015 – 2016; 2016 - 2017)

2


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có
sức biểu cảm. “Tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thẩm mĩ cao, có những đặc
sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.” (Đặng Thai Mai). Bởi sức biểu
đạt nội dung và sắc thái tình cảm của Tiếng Việt dựa vào từ ngữ, ngữ pháp, dấu
câu và cả ngữ điệu giao tiếp, trong đó, yếu tố từ ngữ chiếm một phần quan trọng.
Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó ngữ pháp Tiếng Việt
cũng trừu tượng, linh hoạt. Do đó nếu biết cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp trong
nói và viết văn sẽ giúp ta truyền đạt đến người nghe, người đọc những thông tin
một các có hiệu quả nhất.
Mục tiêu bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt không phải để
tạo ra những nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học... mà là bồi dưỡng lẽ sống, tâm
hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn chương, đặc
biệt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Trên cơ sở đó góp phần hình thành

nhân cách con người Việt Nam vừa hiện đại, có tri thức, thấm nhuần truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh vừa tiếp thu tốt giá trị
văn hóa tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, công tác bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu môn Tiếng Việt là công tác hết sức quan trọng để tạo ra con người Việt
Nam trong thời kì mới “Yêu Tổ quốc, tri thức, năng động, sáng tạo”.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH CÓ
NĂNG KHIẾU MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
1. Thuận lợi
1.1. Về phía nhà trường
Cơ sở vật chất đầy đủ như có đủ phòng học, có phòng máy, hòa mạng
internet cho 100% giáo viên để mở rộng hiểu biết.
Giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn là 90%, có trình độ chuyên môn
vững vàng, luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đại trà và đặc biệt là
phát triển chất lượng mũi nhọn ngay trong tiết dạy.
1.2. Về phía phụ huynh học sinh
Là một địa phương có bề dày truyền thống hiếu học nên các em được gia
đình rất quan tâm. Đời sống kinh tế của nhân dân ở địa phương đều được nâng
cao, dân trí càng phát triển hơn. Phụ huynh học sinh có điều kiện mua bổ sung
các đầu sách cho con em mình.
2. Khó khăn
Nhìn chung, hiện nay giáo viên tại đơn vị trường học mà tôi công tác luôn
chú ý bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở nhiều môn, nhiều nội dung nhưng
việc giải quyết mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng đại trà và công tác bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu qua nhiều tiết học và nhiều môn học còn gặp
nhiều khó khăn do:
2.1. Về phía giáo viên:

3



Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Kiến thức Tiếng Việt, tư duy nghệ thuật phần nào còn hạn chế ở một số
giáo viên.
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu còn ít do không chuyên
trách về vấn đề này.
Tư tưởng lạc hậu, chưa năng động sáng tạo, dẫn đến tình trạng có những
học sinh có “’giờ chết” trong tiết học.
2.2. Về phía học sinh
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng vốn từ, vốn sống
còn ít, tư duy trừu tượng, óc quan sát, khả năng tưởng tượng còn hạn chế.
Đặc trưng của môn học này lại là trừu tượng nên các em cảm thấy khó
dẫn đến các em không hào hứng với môn học.
Sự tập trung chú ý chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao, tính kiên
trì còn thấp, nóng vội. Công tác bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn.
Tóm lại: Thực trạng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt
hiện nay tuy có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn
Tuy vậy, khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào cũng cần
phát huy. Từ những thuận lợi và khó khăn của học sinh mà tôi đã nghiên cứu và
tìm ra: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt
lớp 4”.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP
I. Biện pháp 1: Phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
1. Phân loại đối tượng
Ngay sau khi Ban giám hiệu phân công nhiệm vụ cho năm học mới, tôi
nhận học bạ, đọc từng quyển để nắm bắt tình hình học sinh về các vấn đề như:
nằng lực, phẩm chất, năng khiếu... Sau đó tôi trao đổi với giáo viên phụ trách
lớp năm trước để có cái nhìn tổng quát hơn từng học sinh trong lớp.
Từ những tiết học đầu tiên, tôi luôn chú ý quan sát để phân loại học sinh
xem những học sinh nào có khả năng môn Tiếng Việt. Vì những học sinh có khả
năng môn Tiếng Việt có những biểu hiện sau:

- Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu
thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện. Có những em ước mơ
trở thành nhà văn, nhà thơ, giáo viên... Phần lớn những em này không hờ hững
trước vẻ đẹp của ngôn từ trong văn chương, cố gắng ghi nhớ, có ý thức ghi chép
những câu văn hay câu thơ mà em yêu thích.
- Các em có những phẩm chất tư duy có tính thống nhất, tư duy phân loại,
phân tích trừu tượng hóa, có năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của bản thân
và của mọi người xung quanh.
- Về khả năng sử dụng từ: Những học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt
thường có khả năng sử dụng từ chính xác, biết sử dụng từ tượng hình, tượng
thanh phù hợp với câu nói hoặc câu văn khi viết.

4


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Sau khi tìm hiểu, quan sát qua một số tiết dạy, tôi đã phân loại được đối
tượng học sinh theo khả năng trình độ: Giỏi, khá, trung bình hay yếu để xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng.
2. Thời gian bồi dưỡng
Đơn vị nơi tôi công tác có 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Vì vậy, rất
thuận lợi cho tôi xây dựng kế hoạch như sau: bồi dưỡng học sinh có năng khiếu
môn Tiếng Việt trong các tiết học chính khóa, trong tiết hướng dẫn học.
Kết luận: Lựa chọn đối tượng bồi dưỡng chính xác là những hạt giống tốt
hứa hẹn một mùa bội thu. Phân loại đối tượng và xây dựng khung thời gian bồi
dưỡng phù hợp để học sinh hứng thú khám phá kiến thức, đúng với năng lực của
các em, các em sẽ không cảm thấy quá khó. Đồng thời chuẩn bị chu đáo nội
dung phù hợp với đối tượng học sinh trước khi lên lớp sẽ giúp giáo viên chủ
động tự tin trong từng tiết dạy để nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu, hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó.

II. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi
1. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt trong tiết học chính
khóa:
Một trong những phương pháp dạy học hiện nay để đáp ứng mục tiêu của
Đảng và Nhà nước: “Nâng cao chất lượng đại trà, bồi dưỡng mũi nhọn” là
phương pháp dạy học phân hóa đối tượng. Phương pháp này giáo viên đã nắm
rõ song vận dụng vào từng tiết dạy vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần tìm
biện pháp tháo gỡ. Để khắc phục những khó khăn này, tôi lập kế hoạch dạy học
thật chi tiết phân định kiến thức: Đâu là kiến thức khó dành cho học sinh khá
giỏi, đâu là kiến thức dành cho học sinh trung bình. Như vậy là tôi đã giúp cho
tất cả học sinh đều được phát huy hết khả năng của bản thân trong từng tiết học.
*Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiếng Việt 4/1)
Tôi phân định kiến thức như sau:
- Những kiến thức dành cho học sinh trung bình:
+ Phần đọc từ khó, đọc từng câu nối tiếp hay luyện đọc câu dài tôi thường gọi
những học sinh trung bình để các em có thể đọc đúng bài tập đọc.
+ Trong phần tìm hiểu bài nắm nội dung bài tập đọc:
Những câu hỏi không cần khái quát mà chỉ cần tái hiện nội dung như sách
giáo khoa. Ví dụ: Đang đi trên đường Dế Mèn gặp ai? Chị Nhà Trò đang làm
gì?... Tôi cũng dành cho học sinh trung bình để các em không những đọc được
bài tập đọc mà còn nắm được một cách sơ giản nội dung bài tập đọc. Đây chính
là khâu nâng cao chất lượng đại trà
- Những kiến thức dành cho học sinh có năng khiếu:
+ Phần đọc: Đọc mẫu toàn bài, đọc diễn cảm tôi thường gọi những học sinh khá
có năng khiếu để các em phát huy hết khả năng cảm nhận vẻ đẹp ngôn từ mà các
nhà văn nhà thơ đã sáng tạo khi sử dụng trong văn cảnh cụ thể ở bài tập đọc.
Qua đó những học sinh trung bình cũng học hỏi được cách đọc của bạn để nâng
cao khả năng đọc cho bản thân.

5



Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
+ Phần tìm hiểu nội dung: Những câu hỏi đòi hỏi phải tư duy khái quát cao như:
Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn chị Nhà Trò? Ý chính của đoạn 1 là gì?
Hãy nêu nội dung bài tập đọc?....thì tôi sẽ gọi những học sinh khá giỏi trong lớp.
Với cách làm như trên, tôi đã đồng thời giải quyết được cả hai vấn đề:
Nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng
Việt trong từng tiết dạy.
2. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt trong các tiết hướng
dẫn học
Đơn vị nơi tôi công tác tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày nên theo phân
phối chương trình, mỗi này đều có một tiết hướng dẫn học để học sinh hoàn
thành bài trong ngày và giáo viên bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các môn.
Những học sinh học tốt là những học sinh đã hoàn thành bài khi tiết học kết
thúc. Vì vậy, đến tiết hướng dẫn học, tôi bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các
em. Tôi chia 5 tiết hướng dẫn học/1 tuần luân phiên cho tất cả các môn học sao
cho các em được bồi dưỡng toàn diện. Tôi phân chia như sau: 2 tiết bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt, 3 tiết bồi dưỡng học sinh có năng khiếu
môn Toán và các môn khác. Môn Tiếng Việt được phân chia thời lượng nhiều
hơn bởi môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn và đây là môn học nền tảng. Học
sinh học tốt môn Tiếng Việt thì mới có khả năng học tốt được các môn khác.
Dựa vào thời khóa biểu từng ngày, tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng như sau:
Thứ hai:
Bồi dưỡng Toán.
Thứ ba:
Bồi dưỡng các môn khác.
Thứ tư:
Bồi dưỡng Tập đọc và cảm thụ văn học.
Thứ năm: Bồi dưỡng toán hoặc các môn khác.

Thứ sáu:
Bồi dưỡng luyện từ và câu, tập làm văn.
2.1. Bồi dưỡng tập đọc và cảm thụ văn học cho học sinh có năng khiếu:
Tập đọc như là chiếc chìa khóa đầu tiên giúp các em bước vào kho tàng
kiến thức của nhân loại. Tập đọc giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng đọc,
hướng tới vẻ đẹp văn chương, bồi dưỡng cảm thụ văn học, viết văn đúng, viết
hay. Mỗi bài tập đọc là một triết lí sống, đạo làm người mà cha ông ta muốn gửi
đến các em. Đây là cách giáo dục nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất. Qua bài giảng
của thầy cô ấn tượng về bài văn, bài thơ học trong trường được lưu giữ theo suốt
cuộc đời của các em. Những hình ảnh đẹp, những câu văn hay được các em nâng
niu giữ gìn. Đó chính là giữ gìn ngôn ngữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước
sự hội nhập của ngoại ngữ hiện nay. Vì vậy, mặc dù đã được học trong chương
trình chính khóa, đến tiết hướng dẫn học, tôi bồi dưỡng kĩ năng đọc, giúp các em
hiểu nội dung, cảm nhận cái hay, cái đẹp mà tác giả gửi vào tác phẩm một cách
sâu sắc hơn.
Ví dụ: Sau khi đã được học tiết tập đọc: “Tre Việt Nam” đến tiết hướng dẫn học
tôi bồi dưỡng học sinh khá giỏi thông qua phiếu học tập như sau:
Bài 1: Em hãy đọc thuộc lòng thật hay đoạn thơ mà em yêu thích.
Sau khi học sinh đọc xong tôi hỏi học sinh về giọng đọc, cách ngắt nhịp
câu thơ trong đoạn thơ đó. Tôi cung cấp cho các em cách đọc hay đoạn thơ để
6


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
các em thấy được sự biểu đạt phong phú của Tiếng Việt, giúp các em yêu Tiếng
Việt hơn.
Bài 2: Cho 4 câu thơ:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Câu hỏi 1: Hình ảnh cây tre gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam?
Câu hỏi 2: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào? Sử dụng như vậy có
tác dụng gì?
Qua bài tập như vậy các em được dịp trình bày khả năng hiểu biết của bản
thân về văn chương, về vốn sống, khả năng diễn đạt, cách sắp xếp và lựa chọn từ
ngữ. Qua đó tôi còn giáo dục được các em về truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam: tính ngay thẳng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc; phẩm
chất của phụ nữ Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh.
2.2. Bồi dưỡng luyện từ và câu cho học sinh có năng khiếu:
Học sinh tiểu học có vốn ngôn từ còn khá hạn chế song nói năng, giao tiếp
với bạn bè, thầy cô tương đối tốt. Nhưng khi gặp một vấn đề nào đó trong việc
phải có những từ ngữ, hình ảnh mới một chút về một chủ đề đang tìm hiểu để
diễn đạt, các em sẽ lúng túng ngay. Trong tiết luyện từ và câu, thông qua các bài
tập thực hành, các em được mở rộng, bổ sung một số vốn từ mới, các thành ngữ,
tục ngữ, ca dao...theo từng chủ đề mà các em đang học. Đây chính là cơ hội để
học sinh sáng tạo trong việc tìm tòi, học hỏi, tích lũy, hiểu rộng hơn vốn ngôn
ngữ cho bản thân. Vì vậy, sau khi học sinh đã được trang bị kiến thức trong sách
giáo khoa ở giờ học chính khóa, đến tiết hướng dẫn học, tôi mở rộng nâng cao
kiến thức dựa trên kiến thức cơ bản đã học.
Ví dụ: Tiết luyện từ và câu, học sinh học bài: “Mở rộng vốn từ: Dũng cảm”, tôi
dựa vào phạm vi kiến thức đã học để xây dựng nội dung bồi dưỡng cho học sinh
khá giỏi trong tiết hướng dẫn học như sau:
Bài 1: Những từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Dũng cảm”: hèn nhát, hèn
mạt, trung hậu, hiếu thảo, nhát gan, nhút nhát, lễ phép, cần cù, tận tụy, ngăn
nắp, bạc nhược, gan dạ, anh dũng, hòa nhã, khiếp nhược, đoàn kết, thân
thương, quý mến.
Bài 2: Những thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng dũng cảm:
Gan vàng dạ sắt, vào sinh ra tử, đồng sức đồng lòng, việc nhỏ nghĩa lớn,
thương con quý cháu, máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh, gan lì tướng quân,

chân lấm tay bùn.
Thông qua 2 bài tập này tôi đã giúp học sinh củng cố mở rộng vốn từ về
dũng cảm: Hiểu nghĩa của từ, biết thêm những thành ngữ tục ngữ nói về lòng
dũng cảm để có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
2.3. Bồi dưỡng tập làm văn cho học sinh có năng khiếu:

7


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Ví dụ: Trong tuần, học sinh học tiết tập làm văn chính khóa bài: Luyện tập
xây dựng kết bài trong văn miêu tả cây cối. Đến tiết hướng dẫn học cuối ngày
thứ sáu, tôi xây dựng nội dung như sau:
- Yêu cầu học sinh trung bình chưa hoàn thành trong ngày mở bài ra tự
hoàn thành tiếp. Còn học sinh khá, giỏi đã hoàn thành bài, tôi xây dựng nội dung
bồi dưỡng:
Tôi hỏi học sinh để học sinh nhớ lại nội dung bài đã học:
- Có mấy kiểu kết bài trong văn miêu tả cây cối?
- Thế nào là kết bài không mở rộng?
Sau đó đưa đề bài để học sinh làm bài tập.
Mùa xuân đem đến cho ta bao sắc màu của những loài hoa đẹp. Hãy viết
đoạn kết bài mở rộng cho một cây hoa thường nở vào dịp tết mà em yêu thích.
Hướng dẫn học sinh viết:
+ Đố em biết cây hoa nào mà mỗi khi nhìn thấy nó mọi người nghĩ ngay đến
Tết?
+ Cây hoa này có những lợi ích gì?
+ Khi viết phần kết bài cho cây này, ta nên viết những nội dung gì?
Giáo viên chốt lại: Khi viết kết bài mở rộng, ta nên nêu lợi ích của cây đào:
Hoa đào làm cho mùa xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Nó gợi cho
những người con xa quên nhớ về quê hương mỗi khi Tết đến xuân về. Quả đào

ăn thơm ngon bổ dưỡng. Em yêu cây đào và rất mong cây đào luôn được giữ
gìn, chăm sóc, phát triển.
+ Học sinh có năng khiếu viết bài
+ Lúc này tôi đi quan sát, giúp đỡ học sinh trung bình yếu hoàn thành bài trong
ngày.
+ Sau đó tôi quay lại chữa bài cho học sinh có năng khiếu: gọi học sinh đọc bài,
học sinh khác nhận xét về nội dung đoạn kết, chấm câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh nào trong cách viết của bạn mà em yêu thích?
Nhờ cách làm đó mà tôi đã phát huy hết tối đa khả năng của từng học sinh.
Trong giờ học mọi học sinh đều phải làm việc một cách tích cực, không còn
cảnh học sinh giỏi ngồi chơi để chờ học sinh trung bình hoàn thành bài. Theo
tôi, muốn làm được như vậy thì giáo viên phải xây dựng nội dung tiết hướng dẫn
học thật chu đáo: bám sát vào nội dung học chính khóa trong ngày, xác định nội
dung nào cần bồi dưỡng, lựa chọn mức độ bồi dưỡng sao cho nâng dần từ dễ đến
khó để tạo sự tự tin trong học sinh; không được coi nhẹ tiết hướng dẫn học là chỉ
hoàn thành bài trong ngày và chuẩn bị bài ngày hôm sau (Đây là những nội dung
dành cho học sinh trung bình, còn học sinh có năng khiếu phải được củng cố và
nâng cao hơn yêu cầu đó).
3. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong câu lạc bộ học tập Tiếng Việt
3.1. Luyện từ và câu
3.1.1. Bồi dưỡng lý thuyết từ vựng:

8


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Học sinh muốn sử dụng đúng từ ngữ trong nói và viết thì cần phải nắm
được kiến thức về từ và khả năng nắm nghĩa khi sử dụng nên tôi cung cấp cho
các em sâu hơn về mặt lý thuyết mà các em đã học trong chương trình.
Tuy nhiên tôi xây dựng nội dung bồi dưỡng không vượt ra ngoài những

kiến thức đã học về từ đơn, từ phức, danh từ, động từ, tính từ, từ cùng nghĩa, từ
trái nghĩa.
a. Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo
- Dựa vào số lượng tiếng của từ mà chia thành từ đơn, từ phức
+) Từ đơn là từ có một tiếng và có nghĩa.
+) Từ phức là từ có hai tiếng trở lên.

Láy
cả âm
lẫn
vần

Láy
toàn
bộ

- Phân biệt từ ghép và từ láy
+) Từ ghép: có quan hệ mặt ngữ nghĩa (cả hai tiếng đều có nghĩa hợp thành từ
ghép)
Ví dụ: bến xe, nhà lá, ruộng đồng,...
+) Từ láy: Nếu có quan hệ về mặt ngữ âm (các tiếng của từ láy giống nhau về
âm đầu, vần hoặc cả âm đầu cả vần và thanh)
Ví dụ: Xanh xao, loanh quanh, xanh xanh, đo đỏ,...
- Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
+) Từ ghép tổng hợp: Giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập mang tính tổng hợp
khái quát nghĩa của những từ đơn hợp thành.
Ví dụ:
Nhà + cửa  nhà cửa
Núi + sông  núi sông...
+) Từ ghép phân loại: có yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia.

Ví dụ: xe điện, xe máy, xe ô tô,...
Lưu ý:
- Trong Tiếng Việt có một số từ thuần Việt như tắc kè, bồ kết, bồ hóng hay
những từ vay mượn như mít tinh, xà phòng.... là những từ đơn đa âm. Tôi đưa ra
phân tích về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa để giúp học sinh không nhầm lẫn.
9


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
- Các từ có 2 tiếng tuy giống nhau về âm như ba ba, thuồng luồng, thằn
lằn, chôm chôm không phải từ láy nhưng đều được xem là từ láy.
- Các từ như cong queo, cuống quýt, kính coong, kính cẩn.... cũng là từ láy
viết dưới dạng các con chữ khác nhau (bởi vì bản chất nó vẫn cùng một âm tiết
nhưng phiên âm khác nhau)
- Các từ yếu ớt, ầm ĩ, ồn ã, ồ ạt……cũng là từ láy bởi đây là dạng láy đặc
biệt: láy cấu trúc ngữ âm khuyết đi phụ âm đầu.
b. Phân loại từ theo từ loại:
Từ chia theo từ loại thì là danh từ, động từ, tính từ.
*Danh từ:
- Khái niệm: là từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị.
Ví dụ:
+) Chỉ sự vật: công nhân, mèo, phượng vĩ,... (Những sự vật ta có thể nhận ra
bằng giác quan nhìn, nghe, ngửi, đếm...)
+) Chỉ hiện tượng: Gió, mưa, bão, chớp,....
+ Chỉ khái niệm: đạo đức, niềm vui, thái độ... (Những sự vật mà ta nhận ra được
bằng suy nghĩ chứ không phải bằng giác quan)
+ Chỉ đơn vị: con, cái, rặng...
- Muốn biết một từ có phải là danh từ hay không ngoài việc dựa vào khái
niệm ta còn thử khả năng kết hợp:
+) Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng, nếu được thì đó là danh từ.

Ví dụ: dãy núi, vài lọ hoa, những học sinh....  núi, lọ hoa, học sinh... là danh
từ.
+) Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ: này, kia, đó, nọ...xem có được không, nếu
được là danh từ.
Ví dụ: Ngôi nhà ấy, học sinh kia,...  Ngôi nhà, học sinh.... là danh từ
- Danh từ chia làm hai loại:
+) Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật.
Ví dụ: học sinh, công nhân, bác sĩ,...
Danh từ chung không cần viết hoa.
+) Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một sự vật cụ thể. Danh từ riêng phải viết
hoa tất cả các con chữ đầu của mỗi tiếng.
Ví dụ: Hải Phòng, Võ Thị Sáu,...
- Trong câu, danh từ hoặc cụm danh từ có thể làm nhiều chức vụ khác nhau:
chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ....
Ví dụ:
Vườn hoa // thật đẹp.
CN
Nơi em yêu nhất // là vườn hoa.
VN
10


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Để vườn hoa thêm đẹp, em thường tưới cho hoa.
Trạng ngữ
*Động từ:
- Khái niệm: là từ chỉ hoạt động hay trạng thái của sự vật.
Ví dụ: ăn, ngủ, tỏa,....
Lưu ý:Từ “bị, được” chỉ trạng thái tiếp thu nên là động từ.
Từ “có” chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu nên “có” là động từ.

Từ “là” là động từ chỉ được dùng trong câu giới thiệu, nhận xét, đánh giá.
- Muốn biết một từ có phải là động từ hay không ta dựa vào khái niệm.
Nếu những từ mà dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, ta không thể dựa vào khái
niệm thì ta thử khả năng kết hợp của nó:
+) Thêm vào trước nó một trong những từ: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ....nếu
được thì đó là động từ.
Ví dụ: Lên thác, xuống ghềnh
Thêm vào thành: đã lên thác, đừng xuống ghềnh  lên, xuống là động từ.
+) Thêm vào sau nó các từ: nhé, đi, nào, thôi,... nếu được thì là động từ
Ví dụ: Từ “học, vui, phấn khởi”: Học thôi, vui đi, phấn khởi nhé,...  học, vui,
phấn khởi là động từ chỉ trạng thái. (Học sinh rất hay nhầm là tính từ).
*Tính từ:
- Khái niệm: Tính từ là từ chỉ tính chất của sự vật. (Như kích thước, hình
thể, khối lượng, dung lượng,...của sự vật)
Ví dụ: xanh, đỏ, vuông, tròn,...
- Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả.
Ví dụ: gầy nhom, đen ngòm,...
Những tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ thì không kết hợp với từ chỉ
mức độ rất, quá, lắm,...
- Muốn biết một từ có phải là tính từ hay không, ta dựa vào khái niệm
hoặc thử khả năng kết hợp:
+) Thêm từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, hơi,... vào trước hoặc sau từ cần xác định.
Nếu được thì đó là tính từ.
Ví dụ: dài, bé, xinh...  rất dài, bé quá, hơi xinh,...  dài, bé, xinh,... là tính từ.
* Lưu ý
Quy tắc cấu tạo: Sự, nỗi, cuộc, niềm, cái,... đi kèm với động từ hoặc tính
từ thì tạo thành danh từ.
Ví dụ:
+) Buồn, vui, đau khổ là động từ chỉ trạng thái.
“Nỗi buồn, niềm vui, sự đau khổ” là danh từ

+) Đẹp, xinh là tính từ. Còn “Cái đẹp”, “Cái xinh” là danh từ.
c. Các dạng bài tập bồi dưỡng:

11


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Sau khi hướng dẫn xong phần lí thuyết của mỗi đơn vị kiến thức, tôi đưa ra
một số dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng nắm kiến thức về tự vựng:
* Dạng 1: Cho câu văn, câu thơ yêu cầu học sinh dùng gạch chéo phân tách
từng từ đơn, từ phức.
Ví dụ: Dùng gạch chéo phân cách các từ trong hai câu thơ dưới đây.
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng.
* Dạng 2: Phân loại từ theo nhóm và đặt tên cho nhóm
+) Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại.
+) Từ ghép, từ láy.
+) Danh từ, động từ, tính từ.
+) Theo chủ điểm
Ví dụ 1: Cho các từ: học gạo, học tập, học hành, học bạn, anh trai, anh em, bạn
đường, bạn bè, học đòi.
Hãy sắp xếp các từ đó thành 2 nhóm: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại
Ví dụ 2: Xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm, tương ứng với 3 chủ điểm đã học
(Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm) rồi ghi vào vị
trí trong bảng:
Tài nghệ, tài ba, xinh xắn, xinh xẻo, tài đức, tài năng, quả cảm, can đảm, tài giỏi,
tài hoa, đẹp đẽ, gan góc, dan dạ, dan lì, cường trường, vạm vỡ, lực lưỡng, tươi
đẹp, lộng lẫy, anh hùng, dũng cảm, rực rỡ, thướt tha
Người ta là hoa đất


Vẻ đẹp muôn màu

Những người quả cảm

………………...............
.
………………...............
.
………………...............
.

………………................
………………................
………………................

………………................
………………................
………………................

* Dạng 3: Cho sẵn câu thơ, câu văn yêu cầu học sinh xác định từ loại:
Ví dụ: Tìm danh từ trong các câu thơ sau:
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.
* Dạng 4: Dạng bài phát hiện từ dùng sai và sửa lại cho đúng
Ví dụ:
Con mèo nhà em tất tươi tốt.
Không khí trong veo đã khiến cho tâm hồn em trở nên sảng khoái.
* Dạng 5: Kể tên theo chủ điểm
Ví dụ: Kể tên 6 trò chơi em thường chơi cùng các bạn trên sân trường (chủ
điểm: Đồ chơi – Trò chơi)

12


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
* Dạng 6: Đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn
Ví dụ: Viết từ 3 đến 5 câu nói về du lịch hoặc thám hiểm, trong đó có sử dụng từ
nói về du lịch hoặc thám hiểm vừa tìm được ở bài tập 1, 2? (Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm)
* Dạng 7: Điền vào chỗ chấm đẻ tạo thành từ theo chủ điểm
Ví dụ: Điền tiếng “Đánh”, hoặc tiếng “Đá” vào chỗ chấm để có tên trò chơi, đồ
chơi thích hợp dưới đây:
1.………… bóng chuyền
2.………… bóng bàn
3.……….... bóng
4………… cầu lông
5………… cầu mây
6 ………… cờ tướng
7………… đáo lỗ
8………… cầu giấy
* Dạng 8: Giải nghĩa hoặc tìm thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm
Ví dụ: Em hiểu thành ngữ này như thế nào?
Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
Kết quả: Thông qua hệ thống bài tập, tôi đã giúp học sinh tích lũy một số vốn
từ, hiểu được một lượng kiến thức nhất định về ngữ nghĩa Tiếng Việt và vận
dụng, sử dụng vào hoạt động giao tiếp trong cuộc sống và trong việc học Tiếng
Việt trên lớp.
3.1.2. Bồi dưỡng về ngữ pháp
Ở lớp 4, học sinh được học về một số kiểu câu: câu hỏi, câu kể (Ai làm gì,
ai là gì, ai thế nào?), câu khiến, câu cảm, thành phần phụ là trạng ngữ và một số
dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, dấu

chấm than.
Thực tế: các em thường nhầm lẫn các kiểu câu kể, nhầm trạng ngữ, cụm
danh từ là câu hay đặt câu thiếu thành phần nên tôi thường tập trung vào một số
kiến thức cơ bản.
a. Bồi dưỡng về câu:
Tác dụng
Câu
thông
Dấu hiệu nhận biết
Cách đặt câu
báo
Câu Dùng để - Khi viết: Dùng dấu * Cách làm xuôi
kể
kể,
tả, chấm (.), dấu hai chấm Bước 1: Chọn đối tượng cần nói
nêu nhận (:), dấu chấm lửng
đến
định,
- Khi nói: Hạ giọng ở Bước 2: Chọn hoạt động / đặc điểm
giới
cuối câu
/ thông tin cần nói đến của đối
thiệu về - Có 3 kiểu câu kể:
tượng.
sự vật,
+) Ai làm gì?
* Cách làm ngược
sự việc
Cấu trúc: Danh từ hoặc Bước 1: Tìm hoạt động / đặc điểm /
cụm danh từ làm chủ thông tin cần nói đến

ngữ, động từ hoặc cụm Bước 2: Chọn đối tượng phù hợp
động từ làm vị ngữ.
với hoạt động / đặc điểm / thông tin

13


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Câu nêu hoạt động của
đối tượng.
Trong câu thường có
các từ: “đã” “đang”
“sẽ”….
+) Ai là gì?
Cấu trúc: Danh từ hoặc
cụm danh từ làm chủ
ngữ + “là” + danh từ
hoặc cụm danh từ ở vị
ngữ
Câu nêu thông tin,
định nghĩa….của đối
tượng
Trong câu thường chứa
từ “là”
+) Ai thế nào?
Cấu trúc: Danh từ hoặc
cụm danh từ làm chủ
ngữ, tính từ hoặc cụm
tính từ làm vị ngữ.
Câu nêu đặc điểm, tính

chất….của đối tượng
Trong câu thường có
các từ “rất”, “hơi”,
“quá”, “lắm”…

Câu
hỏi

Dùng để
hỏi
người
khác về
sự vật,
sự việc

- Thường dùng những
từ chuyên để hỏi: Ai,
nào, thế nào, sao, à,
…..
- Khi nói: nhấn giọng
ở điều cần hỏi
14

đã chọn
Ví dụ: Yêu cầu học sinh chơi trò
chơi xì điện, mỗi bạn nói 1 câu văn
về chiếc bút mực.
Học sinh lớp tôi đã nói rằng không
nói được câu nào nữa vì các bạn
nói hết rồi. Tôi hướng dẫn học

sinh:
- Bước 1: Con hãy quan sát chiếc
bút, nó có những điều gì mà con
thích và muốn nói tới. > Học sinh
liệt kê: màu sắc, hoa văn, ngòi,…..
> tôi hướng dẫn: Chiếc bút nói
chung hay những điều các con vừa
kể được gọi là đối tượng trong câu.
Vậy các đối tượng ấy là gì? Có
hoạt động gì? Hay như thế nào?
Bước 2: Tôi chọn từng đối tượng
của bước 1 và yêu cầu mỗi học
sinh nói 1 điều gì đó phù hợp.
Màu sắc
+) Chiếc bút có màu vàng.
+) Màu vàng của chiếc bút thật bắt
mắt.
+) Chiếc bút có màu vàng như màu
nắng.
+) Chiếc bút như đang mặc chiếc
áo vàng óng.
……
Vậy với 1 đối tượng, học sinh đã
nói được rất nhiều câu văn với
nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Làm lần lượt với từng đối tượng
như vậy, với chiếc bút nói chung
thì học sinh nói được rất nhiều câu
văn, hỗ trợ đắc lực vào việc viết
văn của các em.

Bước 1: Chọn đối tượng mà nghi
vấn
Bước 2: Chọn vấn đề nghi vấn của
đối tượng.
Bước 3: Chọn từ ngữ hỏi sao cho
phù hợp.


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
mà mình - Khi viết: Cuối câu có
chưa biết dấu hỏi chấm (?)
hoặc
nghi ngờ
Trong
một số
trường
hợp còn
dùng câu
hỏi vào
mục đích
khác như
khen,
chê, phủ
định, yêu
cầu, đề
nghị….
Câu Dùng
khiến yêu cầu
người
khác làm

một việc
hoặc một
vài việc
nào đó.

- Thường dùng các từ:
Mời, xin, đề nghị, hãy,
thôi, đừng, nào…..
- Khi nói: Nhấn giọng
nặng nhẹ theo nội
dung
- Khi viết: Dùng dấu
chấm câu hoặc dấu
chấm than.

Câu
cảm

- Thường có các từ
chuyên dùng: eo ôi, a,
ồ, chao ôi, lắm, ghê,
thật….
- Khi nói: Giọng thay
đổi hợp tình cảnh
- Khi viết: dùng dấu
chấm than

Dùng để
bộc
lộ

cảm xúc,
tình cảm,
suy nghĩ

Ví dụ: chơi trò chơi đối đáp hỏi- trả
lời về các đồ vật
Bước 1: quan sát các đồ vật trong
lớp, con muốn hỏi về cái gì? >
chọn đối tượng: Chiếc quạt
Bước 2: Nếu nhìn chiếc quạt, con
thắc mắc điều gì? > Nêu điều thắc
mắc: chất liệu, nơi sản xuất…..
Bước 3: Chọn từ để hỏi phù hợp và
viết: gì, nào, ra sao?....
+) Chiếc quạt có chất liệu gì?
+) Cánh quạt có mấy cánh?
Hoạt động này tôi thực hiện trong
các tiết bồi dưỡng về luyện từ và
câu, cụ thể trong bài câu hỏi.
Nhưng tôi đã tích hợp với tập làm
văn để giúp các bài văn về tả đồ vật
của học sinh được phong phú hơn.
Bước 1: Chọn nội dung mình cần
đề nghị.
Bước 2: kết hợp với từ ngữ dùng để
đề nghị.
Có thể kết hợp với đối tượng.
Ví dụ:
+) đề nghị trật tự
+) Kết hợp từ “hãy” > Hãy trật tự!

/ Bạn trật tự đi!
Bước 1: Chọn đối tượng cần bộc lộ
cảm xúc
Bước 2: Nêu đặc điểm về đối
tượng cần bộc lộ cảm xúc
Bước 3: Kết hợp với từ ngữ chuyên
dùng:
Ví dụ: Bạn
xinh
quá!
Bước1 Bước2 Bước 3

b. Các dấu câu đã học:
Dấu câu
Tác dụng
Dấu gạch ngang
Báo hiệu sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc
đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
Dấu ngoặc kép
Báo hiệu trong dấu ngoặc kép là lời nói của nhân vật

15


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.

Dấu hai chấm

được trích dẫn, dùng trong một số trường hợp đặc biệt
về nghĩa của từ

Kết hợp với dấu hai chấm để báo hiệu sau nó là lời nói
của nhân vật, dùng để liệt kê

c. Các dạng bài tập:
* Dạng 1: Khái niệm về câu và bản chất của câu
Ví dụ: Cho các câu sau, câu nào đã thành câu, câu nào chưa thành câu? Vì sao?
Hãy chữa lại cho đúng.
+) Mỗi khi tôi làm sai, đều bảo ban tôi.
+) Cuốn sách này là người bạn thân thiết của tôi.
+) Chiếc bút chì màu vàng của Lan.
+) Chiếc bàn rất to và mới.
Học sinh tìm câu chưa hoàn thành và sửa lại theo nhiều cách.
* Dạng 2: Cấu tạo ngữ pháp của câu và các thành phần khác của câu
Ví dụ: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu cho trước
Dạng mở rộng cho câu (Thêm trạng ngữ)
* Dạng 3: Đặt câu theo nội dung cho trước.
Ví dụ: Đặt 1 câu nói về vẻ đẹp của biển
* Dạng 4: Chuyển câu kể thành câu cảm, đặt câu hỏi vào mục đích khác, nói
câu khiến lịch sự…..
Ví dụ: Hãy chuyển câu sau thành câu cảm
- Chiếc áo này rất đẹp.
- Bạn Lan học giỏi.
- Chú chó nghịch ngợm.
Ví dụ 2: Đặt câu để nhằm khẳng định, khen chê, yêu cầu, đề nghị…..
Ví dụ 3: Nói câu khiến phù hợp trong các trường hợp sau:
- Bạn bên cạnh em nói chuyện khiến lớp rất ồn. Em sẽ nói……..
- Em quên bút ở nhà và muốn mượn Hoa chiếc bút để viết. Em sẽ nói…….
* Dạng 5: Tìm câu kể Ai làm gì? (Hoặc Ai là gì? Ai thế nào?) trong đoạn văn
cho trước.
* Dạng 6: Kiến thức về dấu câu và khả năng sử dụng dấu câu.

- Cho một đoạn văn không có dấu câu, yêu cầu học sinh điền dấu câu sao cho
thích hợp
- Chữa lại chỗ đặt dấu câu sai.
Tóm lại: Với biện pháp này, tôi đã bồi dưỡng những học sinh có năng
khiếu môn Tiếng Việt trong câu lạc bộ học tập mang lại hiệu quả cao. Các em
nắm chắc kiến thức về từ loại Tiếng Việt, phân biệt chính xác các kiểu câu đã
học, sử dụng dấu câu chính xác. Điều này giúp các em nói và viết đúng câu hợp
16


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
văn cảnh. Ngoài ra các em còn thấy được khả năng biểu đạt phong phú của
Tiếng Việt. Từ đó giáo dục các em có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt theo đúng mục tiêu của bộ môn.
3.2. Bồi dưỡng cảm thụ văn học
Bồi dưỡng cảm thụ văn học là bồi dưỡng cho tâm hồn các em, hướng các
em tới cái chân, thiện, mĩ. Một con người yêu văn chương, yêu cái đẹp, biết cảm
nhận cái đẹp chắc chắn là người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương mọi người.
Đây chính là mục tiêu giáo dục nhân cách con trẻ mà nền giáo dục nước nhà vẫn
đang nỗ lực thực hiện.
Bồi dưỡng cảm thụ văn học là một quá trình lâu dài, công phu trong tiết
tập đọc. Trong câu lạc bộ, tôi giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp, cái hay trong các
tác phẩm văn học thuộc chương trình tập đọc với những tác phẩm quen thuộc
hoặc mở rộng với những tác phẩm văn học đặc sắc, điển hình, phù hợp với lứa
tuổi trẻ thơ.
Để làm được mục tiêu này, tôi đã sử dụng những biện pháp sau:
- Chú ý bồi dưỡng vốn sống của các em. Như vậy các em mới có khả
năng liên tưởng để tiếp cận tác phẩm.
- Gợi mở, dẫn dắt các em đến với tác phẩm, hiểu tác phẩm: nội dung, hình
ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật và biện pháp

tu từ và tác giả đã sử dụng trong tác phẩm. Qua đó các em sẽ hiểu ý nghĩa, nội
dung tác phẩm, đánh giá nhân vật cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Tuyệt đối không cảm thụ hộ các em, tôn trọng nhưng suy nghĩ cảm nhận
của các em về tác phẩm.
Ví dụ: Hãy viết 1 đoạn văn nói lên tình cảm của mình về cây tre qua đoạn thơ
Tre Việt Nam
Tre xanh!
Xanh tự bao giờ…..?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều
- Bước 1: Khai thác ngữ liệu
Tôi yêu cầu học sinh khai thác từng câu thơ xem mỗi câu thơ có nội dung gì, nói
về điều gì? Học sinh có thể mường tượng lại hình ảnh cây tre trong đầu để nêu
lại hình ảnh của câu tre
Với yêu cầu này, hầu hết học sinh đều làm được: Nói về cây tre xanh. Tre mọc
thành lũy. Thân cây tre tròn, nhỏ. Lá tre nhỏ, mỏng. Cả thân và lá tre đều màu
xanh. Tre thường sống ở đầu làng, bờ ao, nơi nhiều đá sỏi.

17


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
- Bước 2: Tìm hiểu sự đặc biệt
Tôi sẽ khai thác, gợi mở cho học sinh theo những đặc điểm học sinh tìm được
+) Câu thơ nào cho con thấy tre xanh? > 3 câu thơ đầu

+) Cách miêu tả tre xanh của tác giả có gì đặc biệt? > Tác giả dùng câu hỏi
+) Qua đó con thấy màu xanh của tre thế nào? > Rất xanh
+) Câu thơ “Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” giúp con hiểu thêm điều gì? >
Từ ngày xưa tre đã xanh.
+) Vì sao tác giả lại miêu tả màu tre xanh đầu tiên trong bài thơ? > Vì đây là
miêu tả khái quát và tác giả có ấn tượng đầu tiên khi nhìn tre là màu xanh.
> Giúp học sinh hiểu hơn về ngữ liệu và cảm thụ: Vậy là nói tới cây tre, chính
màu xanh ngàn đời của tre đã làm tác giả cảm thấy ấn tượng nên đã phải thốt lên
câu hỏi mang đầy cảm xúc “Tre xanh….xanh tự bao giờ?” Câu hỏi không dùng
để tìm kiếm câu trả lời mà để bày tỏ cảm xúc, tình cảm. Từ thật sâu trong tiềm
thức của tác giả, tre đã xanh từ bao đời nay nên ta còn thấy được sự gắn bó của
tác giả đối với cây tre.
+) Tác giả quan sát kĩ hơn thân và lá tre ra sao? > Thân gầy guộc, lá mong manh
+) Từ gầy guộc, mong manh giúp con liên tưởng tới điều gì khác? > Liên tưởng
tới con người, liên tưởng tới cái gì đó yếu ớt, đáng thương.
+) Cây tre giống một con người gầy guộc, nghèo khó như vậy nhưng tre vẫn
phát triển thành lũy tre vững chắc như thành trì. Vậy tre phải có điều gì giống
con người thì mới làm được điều đó? > Mạnh mẽ, dũng cảm, cố gắng…..
+) Nếu cô viết lại câu thơ này là “Thân tre gầy, lá tre mỏng” thì các con thấy có
được không? Vì sao? > Không được vì tuy không thay đổi nội dung nhưng câu
thơ không hay, không đúng vần nhịp.
+) Vậy không sử dụng từ “gầy” mà dùng “gầy guộc”, không sử dụng từ “mỏng”
mà sử dụng từ “mỏng manh” có gì khác nhau? > Dùng từ láy
> Giúp học sinh cảm thụ: tác giả không miêu tả thân và lá tre đơn thuần mà rất
mượt mà, có vần nhịp dựa vào những từ láy sử dụng hợp lí. Qua đó ta thấy được
hình ảnh cây tre dù có gầy guộc, mỏng manh nhưng kiên cường, mạnh mẽ….
……(phân tích tiếp các câu sau)……
Lưu ý: khi tìm điểm đặc biệt, cái hay trong ngữ liệu, tôi cần phải gợi mở từ từ.
Những tiết cảm thụ văn đầu tiên trong câu lạc bộ, tôi đã mất rất nhiều thời gian
nhưng sau đó, học sinh đều cảm nhận nhanh hơn và thấy được nhiều cái đẹp

hơn. Học sinh rèn cho mình sự nhạy cảm trong ngôn ngữ, nên phát hiện rất
nhanh những dấu hiệu nghệ thuật như: câu hỏi tu từ, sử dụng từ láy, thể thơ…..
Tôi cũng không đòi hỏi quá cao học sinh phải phát hiện ra hết các dấu hiệu nghệ
thuật, bởi theo tôi, cảm thụ văn phải xuất phát từ cảm nhận và mỗi học sinh sẽ
có một cảm nhận riêng. Tôi chỉ khuyến khích, hướng dẫn để sự cảm nhận của
mỗi em được mở rộng dần.
- Bước 3: Viết những điều mình cảm nhận thành đoạn văn
Đầu tiên tôi vẫn cho học sinh gạch chân ngữ liệu và viết cái hay, viết những dấu
hiệu nghệ thuật, những nét đặc biệt…..ra ngay bên cạnh ngữ liệu đó.
18


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Sau đó cho học sinh viết theo sự cảm nhận riêng và chữa lỗi
Muốn làm được như vậy, tôi đã bồi dưỡng học sinh cách viết văn
3.3. Bồi dưỡng viết văn
Làm văn luôn là một việc làm khó đối với học sinh tiểu học nói chung và
học sinh lớp 4 nói riêng. Đây chính là nơi thử thách cho học sinh các kĩ năng
Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn chương, học sinh phải
thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết. Thông qua phân môn Tập
làm văn, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, độc đáo để từ
đó viết được những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật.
Trong chương trình học viết văn ở lớp 4, các em đã được học văn viết thư,
tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Nhiệm vụ của các em là phải tái hiện lại sự vật
một cách sinh động thông qua ngôn ngữ viết. Để giúp các em bớt khó khăn, tôi
lựa chọn những đề bài gần gũi với các em dựa vào 4 dạng bài đã học để phát huy
vốn sống, óc quan sát thực tế xung quanh.
Với mỗi đề bài, tôi cùng đều cùng các em phân tích đề, quan sát, hướng
dẫn lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp hình ảnh, kĩ năng diễn đạt….để các em làm bài
phong phú, sinh động, đúng trọng tâm không lạc đề, không sơ sài.

Tuy nhiên tôi vẫn tôn trọng cái nhìn của các em, không gò bó hoặc áp đặt
cách tả của mình để mỗi bài văn của các em đều có nét riêng độc đáo. Tôi hướng
dẫn các em một số cách sử dụng từ ngữ trong văn cảnh.
- Sử dụng từ láy: Từ láy trong Tiếng Việt có giá trị gợi tả, biểu cảm rất lớn.
Chính vì thế khi sử dụng từ láy trong viết văn miêu tả sẽ làm cho người đọc,
người nghe hình dung một cách cụ thể sinh động hơn.
- Sử dụng tính từ tuyệt đối: Đó là những tính từ chỉ có tiếng thứ nhất có
nghĩa còn tiếng thứ hai được tạo theo các hình tượng có tác dụng chỉ các sắc thái
khác nhau của tính chất do tiếng thứ nhất biểu thị như đỏ mọng, đen ngòm, đặc
sệt,…. Trong văn miêu tả thì tính từ tuyệt đối là yếu tố không thể thiếu bởi các
sự vật trở nên sinh động, cụ thể có hồn khi chúng gắn liền với các đặc điểm,
thuộc tính riêng vốn có của chúng. Mà tính từ tuyệt đối lại là từ có khả năng
biểu thị những sắc thái riêng biệt của sự vật.
- Sử dụng biện pháp so sánh: So sánh thể hiện sự nhận thức chính xác,
mới mẻ, gợi những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm
của con người trước sự vật được miêu tả và làm đẹp ngôn từ của người sử dụng.
Trong văn miêu tả nhờ có so sánh đã tạo nên hình ảnh sống động, gợi hình, gợi
cảm, tạo ra cách nói mới mẻ, làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển
chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói nghệ thuật. Ngoài ra, so sánh cũng
là thao tác vận dụng tư duy giúp học sinh rèn tư duy và khả năng quan sát, nhận
thức hình ảnh các sự vật trong cuộc sống.
Ví dụ: Học sinh Ngô Phương Trang – lớp 4 – năm học 2016-2017 viết: “Mùa
xuân đến, những búp lá bàng nhú lên như những ngọn lửa xanh tí hon.”
- Sử dụng biện pháp nhân hóa: Nhân hóa là biện pháp miêu tả sinh động, hấp
dẫn các sự vật hiện tượng, thể hiện cảm xúc kín đáo, là cách nói hình ảnh về sự
vật, hiện tượng. Nhân hóa trong văn miêu tả được dùng để miêu tả sự vật một

19



Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
cách sống động, có hồn. Sử dụng biện pháp nhân hóa để tăng thêm sự uyển
chuyển, mềm mại, trữ tình trong diễn đạt.
Ví dụ: Học sinh Nguyễn Huy Hoàng – lớp 4 – Năm học 2016-2017 viết: “Chú
gà trống khoác lên mình bộ áo choàng sặc sỡ và lỗng lẫy.”
Không chỉ hướng dẫn học sinh viết văn, tôi còn hướng dẫn học sinh khắc
phục lỗi thành văn của mình vì rất nhiều học sinh nói: “con thấy chưa hay
nhưng con không biết làm thế nào để sửa lại”. Từ đó, tôi giúp các em tự viết
được câu văn đúng, đủ, mượt mà hơn và đoạn văn mạch lạc, truyền cảm.
Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục của học sinh như sau:
- Lỗi lặp từ
Ví dụ: “Phía góc sân trường em có một cây bàng già. Em rất thích cây bàng đó.
Cây bàng đã gắn bó với em trong suốt những năm học Tiểu học.” – bài viết của
học sinh Đặng Thị Khánh Duyên – lớp 4 – Năm học 2016-2017
Lỗi lặp từ xảy ra do học sinh chưa bao quát đoạn văn của mình mà chỉ
viết theo tư duy từng câu văn. Vì vậy tôi đã yêu cầu học sinh luôn phải đọc lại
đoạn văn của mình để thấy có bị lặp từ khi cùng nói về 1 đối tượng, hoặc nhiều
đối tượng cùng 1 đặc điểm, hoạt động…. hay không. Nếu có, học sinh lựa chọn
1 trong 2 cách sửa sao cho phù hợp với từng trường hợp như sau:
+) Cách 1: Bỏ bớt từ bị lặp và diễn đạt lại
Ví dụ: Học sinh Khánh Duyên đã sửa như sau: “Phía góc sân trường em có một
cây bàng già mà em rất thích. Cây bàng đã gắn bó với em trong suốt những
năm học Tiểu học”
+) Cách 2: Thay đổi từ bị lặp bằng từ khác và diễn đạt lại
Ví dụ: Học sinh Khánh Duyên đã có cách sửa thứ 2 như sau: “Phía góc sân
trường em có một cây bàng già. Em rất thích cây bàng đó. Nó đã gắn bó với em
trong suốt những năm học Tiểu học”
Với cả 2 cách sửa này, tôi thấy bài viết của học sinh đã không còn gặp phải lỗi
lặp từ “Cây bàng” nữa.
- Lỗi không có liên kết câu.

Nhiều học sinh lớp 4 viết đoạn văn gồm những câu văn rời rạc khiến
người đọc cảm thấy không truyền cảm, không có sự liên kết.
Ví dụ: “Thân cây bưởi to và màu xám. Cành cây vươn ra như những cánh tay
vươn dài đón nắng. Những chiếc lá bưởi màu xanh, to khoảng bằng bàn tay,
trông giống như những chú lật đật ngộ nghĩnh.” – bài viết của học sinh Hoàng
Đức Khánh – lớp 4 – năm học 2015-2016.
Nếu như đến lớp 5, học sinh mới được học về cách liên kết các câu văn thì
ở lớp 4 học sinh có năng khiếu đã hoàn toàn có thể vận dụng kiến thức ấy mà
không cần nặng nề về lí thuyết.
Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn hướng dẫn học sinh không thông qua lí thuyết
mà thông qua ví dụ để rèn luyện luôn kĩ năng. (Tránh dạy trước chương trình).
Muốn tránh đoạn văn có cách câu văn rời rạc, tôi đã hướng dẫn học sinh cách
khắc phục như sau:

20


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
+) Cách 1: Lặp lại từ ngữ
Tôi hướng dẫn học sinh nhắc lại 1 cụm từ ngữ chỉ đối tượng hoặc đặc
điểm ở câu văn trước rồi bắt sang đối tượng cần tả tiếp theo.
Lưu ý, tránh mắc phải lỗi lặp từ, học sinh cần vận dụng 2 cách khắc phục
lỗi lặp từ như trên.
Ví dụ: “Thân cây bưởi to và màu xám. Từ thân cây, những cành bưởi vươn ra
như những cánh tay vươn dài đón nắng. Trên những cánh tay ấy là những chiếc
lá bưởi màu xanh, to khoảng bằng bàn tay, trông giống như những chú lật đật
ngộ nghĩnh.” – bài viết của học sinh Hoàng Đức Khánh sau khi đã sửa lại.
+) Cách 2: Dùng từ nối.
Học sinh lớp 4 chưa được học về quan hệ từ nên tôi gọi chung với các em
là từ nối như: “và”, “bên cạnh đó”, “đồng thời”, “hơn nữa”, “tuy nhiên”, “tiếp

theo”……
- Lỗi câu văn sơ sài, khô khan
Rất nhiều học sinh lớp 4 viết những câu văn cụt ngủn, khô cứng bởi việc
sử dụng từ láy và từ ghép chưa thường xuyên. Vì vậy, khi chữa những câu văn
cho học sinh, tôi luôn lấy ví dụ về việc dùng hoặc không dùng từ láy, ghép để
học sinh hiểu rõ.
Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh sử dụng từ đồng nghĩa trong cùng
một câu để tránh ý văn cộc lốc.
Muốn làm được như vậy, đòi hỏi học sinh phải có vốn từ tốt, phong phú
nên cần rèn luyện nhiều qua phân môn luyện từ và câu.
Ví dụ:Tán cây cao và xanh tốt. > Tán cây cao, xanh mơn mởn và tươi tốt.
Chú mèo có bộ lông mượt. > Chú mèo có bộ lông mượt mà, mềm mại.
III. Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức bồi dưỡng
1. Đối với công tác bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt
trong giờ học chính khóa:
Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bồi dưỡng từng bài, phân chia kiến
thức, lựa chọn hình thức phù hợp để nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng
được học sinh có năng khiếu.
Soạn bài chi tiết, xác định nội dung cần bồi dưỡng, chuẩn bị đầy đủ các đồ
dùng, phương tiện dạy học.
2. Đối với công tác bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt
trong giờ hướng dẫn học.
Dựa vào chương trình học từng ngày, tôi nghiên cứu xem nội dung nào
cần bồi dưỡng khắc sâu kiến thức. Sau đó tôi xây dựng hệ thống bài tập cụ thể,
sử dụng linh hoạt nhiều hình thức tổ chức hoạt động như: trò chơi, vấn đáp, đàm
thoại…..để thay đổi không khí lớp học, tạo sự thoải mái cho các em.
3. Các hình thức bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt sinh
hoạt ở câu lạc bộ học tập:
Câu lạc bộ học tập gồm những học sinh có năng khiếu về Tiếng Việt, vì vậy
tôi bồi dưỡng theo nội dung tự chọn.

21


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Xác định yêu cầu trọng tâm của từng chi tiết phù hợp với kiến thức đã học.
Các bước tiến hành:
a. Dạng bài bồi dưỡng luyện từ và câu:
- Bước 1: Ôn lại kiến thức đã học trong tuần. Mở rộng thêm những kiến
thức mà học sinh chưa có điều kiện tiếp cận trong giờ học chính khóa một cách
linh hoạt, sáng tạo.
- Bước 2: Đưa ra một số bài tập nâng cao phù hợp. Sắp xếp hệ thống bài
tập từ dễ đến khó để học sinh luyện tập củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
- Bước 3: Chữa bài, đánh giá, động viên học sinh
Ví dụ: Dạy câu lạc bộ tuần 11
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực
Củng cố, nâng cao kiến thức về tính từ
- Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập 1, 2, 3, 4
Bài 1: Điền tiếng “kiên” hoặc tiếng “quyết” vào chỗ trống để tạo thành các từ
ghép hợp nghĩa:
…………..cường
………….chí
…………tâm
…………..tử
………….nhẫn
…………liệt
…………..chiến
………….trung
…………thắng
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu tục ngữ, ca dao nói về ý chí, nghị lực
của con người:

a. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo
b. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
c. Thua keo này ta bày keo khác
d. Đèo cao thì mặc đèo cao
Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.
Bài 3: Dòng nào dưới đây chỉ toàn tính từ?
a. Tốt, xấu, hiền, khen, thông minh, thẳng thắn
b. Đỏ tươi, xanh thắm, trắng muốt, tím biếc, vàng óng.
Bài 4: Đặt 1 câu với 1 tính từ tìm được trong bài 3
- Quy trình cụ thể
Bước 1: Ôn tập kiến thức đã học
+) Ôn về các từ ngữ thuộc chủ điểm ý chí, nghị lực.
+) Ôn thế nào là tính từ? Các dấu hiệu nhận biết, khả năng kết hợp của tính từ?
Bước 2: Luyện tập thực hành
Tôi đưa từng bài, tổ chức cho học sinh làm bằng nhiều hình thức: Trò chơi (bài
1), hoạt động nhóm (bài 2, 3), hoạt động cá nhân (bài 4)
Bước 3: Củng cố dặn dò
b. Dạng bài cảm thụ văn học

22


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
- Bước 1: Giới thiệu tác giả tác phẩm một cách sơ lược để tạo hứng thú
cho học sinh và giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm. Các em sẽ
có cảm xúc cảm thụ tác phẩm đó.
- Bước 2: Trao đổi giúp học sinh hiểu nội dung tác phẩm, các biện pháp
tu từ, những hình ảnh sinh động, câu văn hay. Thông qua đó, tôi bồi dưỡng cho
các em nhân cách đạo đức, thế giới quan khoa học,….
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết lại cảm xúc đó thành những đoạn văn

nói lên tình cảm, cảm xúc của bản thân về tác phẩm.
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá, động viên học sinh.
Ví dụ: Cho 4 câu thơ sau:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1: Hình ảnh cây tre gợi lên những phẩm chất gì của con người Việt Nam?
Câu 2: Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp đó có tác dụng gì?
- Quy trình cụ thể
Bước 1: Chép đề bài
Bước 2: Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy và tác phẩm “Tre Việt Nam”
Bước 3: Trao đổi về đoạn trích
+) Em thường thấy cây tre ở đâu?
+) Tả vài nét về cây tre
> gắn liền với hình ảnh quê hương Việt Nam
+) Hình ảnh cây tre gợi cho em liên tưởng đến phẩm chất gì của con người Việt
Nam?
Đâu chịu mọc cong > Ngay thẳng, trung thực
Nhọn như chông > Kiên cường, hiên ngang trong chiến đấu
Phơi nắng phơi sương > Dám đương đầu với khó khăn, vất vả
Có manh áo cộc tre nhường cho con > yêu thương, bao bọc con…
+) Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Bước 4: Viết đoạn văn cảm thụ.
c. Dạng bài bồi dưỡng kĩ năng viết văn
- Bước 1: Lựa chọn đề tài
Lựa chọn đề tài gần gũi, hấp dẫn các em.
Tôi cũng hướng dẫn các em chọn đối tượng miêu tả mà mình phải thực sự thích
và đã được quan sát, có ấn tượng đối với em. Vì có như vậy, học sinh mới tả hay

và tả thật được đối tượng.
Ví dụ:
Học sinh Ngô Đăng Tuệ miêu tả con gà – con vật mà em không
thích như sau: “Chú gà trống có bộ lông óng ả, mượt mà.” > Có thể thấy em đã
miêu tả tương đối tốt tuy nhiên ý văn còn sơ sài, hạn chế.
23


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
Khi em miêu tả con chó – con vật mà em yêu quý, em đã viết như
sau: “Bộ lông của cún con có màu vàng, đôi chỗ điểm những nhúm lông đen và
trắng. Ngắm nhìn chú cún con, em cảm thấy chú như một cục bông di động thật
đáng yêu.” > Khi được viết về đối tượng em thích, em viết những câu văn giàu
cảm xúc và ý văn cũng phong phú hơn.
Vậy việc lựa chọn đề tài cho học sinh là bước làm rất quan trọng.
- Bước 2: Tìm hiểu đề
Phân tích đề, nắm vững yêu cầu đề bài.
Xác định dạng bài.
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết
Học sinh thường lười lập dàn ý nên chất lượng bài viết chưa hay, sơ sài, các ý
sắp xếp lộn xộn. Thực tế, bước lập dàn ý là bước làm rất quan trọng ảnh hưởng
tới cả bài văn. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn các em nắm vững nhiệm vụ của từng
phần trong cấu trúc bài văn và cùng các em lập dàn ý sao cho đơn giản, đầy đủ:
+) Mở bài: Luôn làm nhiệm vụ giới thiệu.
+) Thân bài: Trước tiên phải quan sát đối tượng miêu tả theo trình tự nhất định
+) Liệt kê những bộ phận của đối tượng miêu tả cũng theo trình tự.
+) Hỏi học sinh về đặc điểm của từng bộ phận rồi viết vào dàn ý
+) Kết bài: Luôn có nhiệm vụ nêu tình cảm đối với đối tượng miêu tả
Qua đó, học sinh của tôi luôn tự lập dàn ý được và hơn nữa, các em thực hiện
bước này rất nhanh.

- Bước 4: Viết bài
Khi viết bài, các em cần vận dụng đầy đủ các kĩ năng dùng từ, viết câu, thành
văn, chú ý sử dụng từ láy, từ ghép và các biện pháp nghệ thuật.
- Bước 5: Gọi học sinh lên đọc, học sinh khác nhận xét, góp ý và rút ra
bài học học tập.
Ví dụ: Tuần 27: Em hãy tả một cây bóng mát mà em thích.
- Tìm hiểu đề bài: Thể loại gì? Dạng bài nào?
Trong tiết chính khóa, các em đã biết cách viết một bài văn miêu tả cây
cối qua từng dạng bài: Viết mở bài, thân bài tả các bộ phận của cây cối, viết kết
bài nhưng không có chi tiết nào tổng hợp lại trước khi viết văn nên ít nhiều các
em thấy khó viết. Mặt khác không có tiết quan sát thực tế cây cối trước khi tả
mà chỉ dựa vào sự chuẩn bị ở nhà đã quan sát cây nào đó, học sinh sẽ vừa phải
mường tượng lại, lại vừa phải suy nghĩ cách viết, hiệu quả chưa cao mà nặng nề
đối với các con. Vì vậy, tôi đã cho các con đi ra ngoài quan sát những cây bóng
mát ở sân trường. Tôi giúp các em lựa chọn trình tự quan sát các bộ phận của
cây, ghi lại những ý chính, liên tưởng với hình ảnh khác…. Điều đó vừa giúp
các em tránh việc tả sai thực tế vừa giúp các em hứng thú khi viết bài.
- Trở lại lớp, tôi cùng học sinh lập dàn ý chung
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Thu 1 số vở nhận xét, góp ý, hỏi học sinh học tập được điều gì từ bài của bạn.

24


Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.
- Có thể thu 1 số vở về nhà đánh giá.
IV. Biện pháp 4: Bồi dưỡng hứng thú học tập
Hứng thú là một hiện tượng tâm lí trong đời sống mỗi con người. Hứng
thú tạo điều kiện cho con người học tập và làm việc tốt hơn. M.Gooki đã nói
“Thiên tài nảy nở trong tình yêu đối với công việc.” Mặt khác, mỗi tuần có tới 8

tiết Tiếng Việt, nếu không tạo được hứng thú với các em mỗi ngày thì tình trạng
sẽ càng trở nên nhàm chán. Hiểu được tầm quan trọng của hứng thú học tập, tôi
luôn tạo cho các em tâm thế thoải mái qua một vài biện pháp sau:
- Từ khi tiết học mới bắt đầu, tôi đã tạo hứng thú cho học sinh thông qua
phần giới thiệu bài ngắn gọn, hấp dẫn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Người ăn xin”, tôi đã tạo sự hứng thú bằng cách đưa ra
tranh trong sách giáo khoa và hỏi: Tranh vẽ nội dung gì? Sau đó chỉ vào tranh
giới thiệu: đây là ông lão ăn xin nghèo khó, bẩn thỉu, còn đây là cậu bé đang đi
trên đường phố và dừng lại trước mặt ông lão. Liệu rằng cậu bé sẽ cho ông lão
cái gì và cậu nhận lại được điều gì từ ông lão ăn xin. Các em sẽ tìm hiểu trong
bài tập đọc hôm nay: “Người ăn xin”
- Ngoài ra, tôi còn cung cấp cho các em thông tin về tác giả, tác phẩm
ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa. Với những thông tin mới, các em
đều tập trung chú ý hơn. Đồng thời, khi cho các em thấy được sự tài năng của
tác giả, các em sẽ nuôi dưỡng lòng ngưỡng mộ và thích thú tìm hiểu bài.
- Với phân môn khó như Luyện từ và câu, tôi cũng cố gắng tạo cho các
em hứng thú bằng việc đi tìm tòi nhưng điều mới mẻ.
Ví dụ: Dạy tiết “Câu khiến”
Sau khi kiểm tra bài cũ xong, tôi hỏi học sinh: “Nếu hôm nay con học bài tốt, cô
giáo muốn thưởng cho con một món quà tự chọn. Con thích được tặng chiếc bút
chì, vậy con sẽ nói với cô thế nào để nêu mong muốn đó?”
Học sinh nói: “Thưa cô, cô tặng con chiếc bút chì nhé!”
Câu “Thưa cô, cô tặng con chiếc bút chì nhé!” thuộc kiểu câu nào đã học. (học
sinh không thấy thuộc kiểu câu nào) tôi sẽ giới thiệu: “Thưa cô, cô tặng con
chiếc bút chì nhé!” là câu nêu lên mong muốn, nguyện vọng. Đó thuộc kiểu câu
gì và để cùng tìm hiểu kĩ hơn về kiểu câu này, cô và các con sẽ cùng đến với bài
ngày hôm nay: “Câu khiến”
- Trong tiết học, tôi luôn thay đổi các hình thức dạy học phù hợp với nội
dung để học sinh không cảm thấy mệt mỏi. Các hình thức đố vui, chơi truyền
điện, vấn đáp…..đã được tôi sử dụng linh hoạt.

Như vậy, tôi đã truyền cho các em niềm say mê tìm tòi, khám phá điều
mới mẻ. Các em sẽ thấy kiến thức thật vô tận và đặc biệt kiến thức Tiếng Việt rất
độc đáo. Dần dần, tìm hiểu, khai thác kiến thức sẽ trở thành thói quen tự giác
của các em, giúp các em xây dựng cho mình những phẩm chất, phương pháp học
đúng đắn, hiệu quả.
V. Biện pháp 5: Bồi dưỡng vốn sống
Hiện nay nhiều giáo viên khi dạy bài tập làm văn cho học sinh thường
thiên về dạy kĩ năng viết văn mà quên đi việc bồi dưỡng vốn sống cho các em.
25


×