Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN PHƢỢNG MAI

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦU GIẤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN PHƢỢNG MAI

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦU GIẤY
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC TOẢN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN


Formatted: English (United States)

Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Phƣợng Mai


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Toản đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, trực tiếp hƣớng
dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
Nhân đây, tôi cũng xin đƣợc gửi lời vô cùng biết ơn tới Ban giám hiệu cũng
nhƣ các quý thầy cô Khoa đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp BIDV Cầu Giấy

cũng nhƣ các quý khách hàng của BIDV Cầu Giấy đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
luận văn này.
Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết sức của bản thân nhƣng luận văn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót và tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp trân thành từ quý thầy cô và các bạn
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Phƣợng Mai


MỤC LỤC
Formatted: Font: Not Bold

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... i

Formatted: TOC 1, Justified

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................. 4
1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán quôc tế của ngân hàng
thƣơng mại ....................................................................................................................... 4
1.1.1.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ............................................... 4
1.1.2.Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của đề tài ..................................... 7
1.2.Tổng quan về dịch vụ Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại ................ 8
1.2.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế và các phương thức Thanh toán quốc tế
của Ngân hàng thương mại ................................................................................. 8

1.2.2.Đặc điểm dịch vụ thanh toán quốc tế ......................................................... 9
1.2.5.Vai trò của dịch vụ TTQT đối với NHTM ................................................ 10
1.2.6. Rủi ro trong dịch vụ thanh toán quốc tế ................................................. 12
1.3 Phát triển dịch vụ tthanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại ........................ 14
1.3.1.Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế ....................................... 14
1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế .............. 17
1.3.3.Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triên dịch vụ thanh toán quốc tế ........... 20
1.3.4.Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của một số chi nhánh
ngân hàng tại Việt Nam ..................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 29
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.2.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................ 29
2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu/ thông tin .................................................. 29

Formatted: Justified


2.2.3.Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 32
2.3.Thiết kế quy trình viết luận văn .............................................................................. 36
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Formatted: Justified

TẠI BIDV-CHI NHÁNH CẦU GIẤY ................................................................................ 38
3.1.Giới thiệu về Ngân hàng BIDV-chi nhánh Cầu Giấy ........................................... 38
3.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 38
3.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy ......................... 3938
3.2.Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV- chi nhánh Cầu
Giấy ............................................................................................................................4845

3.2.1.Cơ sở pháp lý........................................................................................ 4845
3.2.2.Các hình thức thanh toán quốc tế tại BIDV – CN Cầu Giấy ............... 5147
3.2.3.Thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy .................... 5754
3.3.Đánh giá về sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV – Chi Nhánh Cầu
Giấy.............................................................................................................................8278
3.3.1.Kết quả đạt được .................................................................................. 8278
3.3.2.Hạn chế ................................................................................................ 8682
3.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................... 9187
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
BIDV CHI NHÁNH CẦU GIẤY ..................................................................................... 9792
4.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ TTQT của BIDV Cầu Giấy ............................9792
4.1.1. Định hướng phát triển chung của BIDV Cầu Giấy ............................. 9792
4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy .................. 9792
4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy..................................9893
4.2.1. Xây dựng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng ...................... 9893
4.2.2. Nâng cao hiệu quả quá trình tác nghiệp dịch vụ TTQT .................... 10195
4.2.3. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro trong TTQT .................................. 10296
4.2.4. Tăng cường năng lực quản trị điều hành .......................................... 10397
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................... 10398
4.2.6. Đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng ......................................... 106101

Formatted: Justified


4.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ............................................... 107101
4.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 110104
4.3.1. Đối với hội sở chính NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam .... 110104
4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước .......................................................... 111105
4.3.3. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ................................................ 111106
KẾT LUẬN .....................................................................................................................113108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................114109
PHỤ LỤC.........................................................................................................................117111
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................. 4
1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán quôc tế của ngân hàng
thƣơng mại ....................................................................................................................... 4
1.1.1.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ............................................... 4
1.1.2.Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của đề tài ..................................... 7
1.2.Tổng quan về dịch vụ Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại ................ 8
1.2.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại .................. 8
1.2.2.Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng của Ngân hàng thương mại 9
1.2.3.Các phương tiện thanh toán quốc tế ........................................................ 17
1.2.4.Đặc điểm dịch vụ thanh toán quốc tế ....................................................... 23
1.2.5.Vai trò của dịch vụ TTQT đối với NHTM ................................................ 24
1.2.6. Rủi ro trong dịch vụ thanh toán quốc tế ................................................. 25
1.3 Phát triển dịch vụ tthanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại ........................ 28
1.3.1.Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế ....................................... 28
1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế .............. 31

Formatted: Justified


1.3.3.Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triên dịch vụ thanh toán quốc tế ........... 35
1.3.4.Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của một số ngân hàng
trên thế giới ....................................................................................................... 42
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 45


Formatted: Justified

2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 45
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 45
2.2.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................ 45
2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu/ thông tin .................................................. 45
2.2.3.Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 47
2.3.Thiết kế quy trình viết luận văn .............................................................................. 51
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Formatted: Justified

TẠI BIDV-CHI NHÁNH CẦU GIẤY ................................................................................ 54
3.1.Giới thiệu về Ngân hàng BIDV-chi nhánh Cầu Giấy ........................................... 54
3.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 54
3.1.2.Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý tín dụng tại BIDV Cầu Giấy ............ 54
3.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy ............................. 55
3.2.Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV- chi nhánh Cầu Giấy... 62
3.2.1.Cơ sở pháp lý............................................................................................ 62
3.2.2.Các hình thức thanh toán quốc tế tại BIDV – CN Cầu Giấy ................... 65
3.2.3.Thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy ........................ 72
3.3.Đánh giá về sự phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV – Chi Nhánh Cầu
Giấy................................................................................................................................. 96
3.3.1.Kết quả đạt được ...................................................................................... 96
3.3.2.Hạn chế .................................................................................................. 101
3.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 105
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
BIDV CHI NHÁNH CẦU GIẤY ....................................................................................... 111
4.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ TTQT của BIDV Cầu Giấy ..............................111

4.1.1. Định hướng phát triển chung của BIDV Cầu Giấy ............................... 111

Formatted: Justified


4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy .................... 111
4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy.................................... 112
4.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách hiệu quả nhằm phát triển dịch vụ .......... 112
4.2.2. Nâng cao hiệu quả quá trình tác nghiệp dịch vụ TTQT ........................ 115
4.2.3. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro trong TTQT ...................................... 116
4.2.4. Tăng cường năng lực quản trị điều hành .............................................. 117
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................... 117
4.2.6. Đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng ............................................... 120
4.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ..................................................... 121
4.3. Kiến nghị ...............................................................................................................124
4.3.1. Đối với hội sở chính NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam .......... 124
4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước ................................................................ 125
4.3.3. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ...................................................... 125
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 128
PHỤ LỤC

Formatted: Justified


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

BIDV

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam

2

CN

Chi nhánh

3

CTQT

Chuyển tiền quốc tế

4

KH

Khách hàng

5

NHLD


Ngân hàng liên doanh

6

NHNg

Ngân hàng nƣớc ngoài

7

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

8

NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

9

PGD

Phòng giao dịch

10

TCTD

Tổ chức tín dụng


11

TMQT

Thƣơng mại quốc tế

12

TTQT

Thanh toán quốc tế

13

TTTM

Tài trợ thƣơng mại

14

WTO

Word Trade Organization: Tổ chức thƣơng mại thế giới

i


DANH MỤC BẢNG
STT


Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy

4058

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Thu dịch vụ của BIDV Cầu Giấy từ năm 2013-2016

4360

4

Bảng 3.4


Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy 2012-2015

4762

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11


Bảng 3.11

12

Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14

15

Bảng 3.15

16

Bảng 3.16

Tình hình huy động vốn của BIDV Cầu Giấy từ năm
2013-2016

Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Hà Nội qua
các năm
Mạng lƣới hoạt động của các NHTM năm 2016 trên
địa bàn Hà Nội

Một số chỉ tiêu của các NHTM trên địa bàn Hà Nội
Danh mục các sản phẩm dịch vụ TTQT BIDV Câu
Giấy cung ứng
Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại
BIDV Cầu Giấy
Doanh số và tốc độ tăng doanh số dịch vụ TTQT tại
BIDV Cầu Giấy
Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại BIDV CN Cầu Giấ
Thu nhập từ dịch vụ TTQT tại BIDV CN Cầu Giây
2012-2016
Kết quả hồi quy mô hình
Số lƣợng ngân hàng đại lý của một số NHTMVN và
NHNNg năm 2015
Xếp hạng các chi nhánh BIDV trên địa bàn TP. Hà
Nội trong dịch vụ TTQT giai đoạn 2013-2016
Thu nhập dịch vụ TTQT tại một số chi nhánh ngân
hàng trên địa bàn TP. Hà Nội

ii

4259

5773
5874
5975
6076
6278
6480
6884
7086

7793
84100
86102
87103


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

Hình.1.1

24

Hình 3.1

Nội dung
Các cấu phần của môi trƣờng kinh tế, xã hội Quy
trình tiến hành nghiệp vụ chuyển tiền
Số lƣợng khách hàng sử dụng DVTTQT tại BIDV
Cầu GiấyCơ cấu tổ chức của BIDV Cầu Giấy

Trang
2610

6355


Doanh số dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy(Đơn vị:
35

Hình 3.2 Triệu USD)Số lƣợng khách hàng sử dụng DVTTQT

6578

tại BIDV Cầu Giấy
Tỷ trọng doanh số dịch vụ CTQT và TTTM tại
46

Hình 3.3 BIDV Cầu GiấyDoanh số dịch vụ TTQT tại BIDV

6680

Cầu Giấy(Đơn vị: Triệu USD)
Cơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại BIDV CN Cầu
57

Hình 3.4 GiấyTỷ trọng doanh số dịch vụ CTQT và TTTM tại

6982

BIDV Cầu Giấy
Cơ cấu thu nhập dịch vụ TTQT tại BIDV CN Cầu
68

Hình 3.5 GiấyCơ cấu doanh số dịch vụ TTQT tại BIDV CN Cầu

7184


Giấy
Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng khách
79

Hình 3.6 hàngCơ cấu thu nhập dịch vụ TTQT tại BIDV CN Cầu

7386

Giấy
Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ tại BIDV CN Cầu
810

Hình 3.7 GiấyCác nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng khách
hàng

iii

8488


iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1/4/2007 Việt Nam cho phép NH 100%
vốn nƣớc ngoài hoạt động, nhƣ vậy cho đến thời điểm này, tại Việt Nam có các loại
hình NH sau đây tham gia kinh doanh: NHTMNN, NHTMCP, NH có yếu tố nƣớc
ngoài (Chi nhánh NHNg, NHLD, NH 100% vốn nƣớc ngoài). Những ngân hàng có

yếu tố nƣớc ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam đều là những NH có thƣơng
hiệu đƣợc khu vực và thế giới biết đến, có lợi thế về vốn, công nghê, trình độ quản lý
và đặc biệt là cung ứng những dịch vụ ngân hàng quốc tế hoàn hảo, đây là lợi thế của
ngân hàng nƣớc ngoài trong cung ứng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị
phần kinh doanh. Điều này, đặt ra cho các NHTM Việt Nam phải có chiến lƣợc phát
triển phù hợp để thích nghi với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bên cạnh đó, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn phát triển
cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh thƣơng mại quốc tế
(TMQT) để thực hiện chiến lƣợc đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng hóa.
Vì vậy, hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM) với vai trò là cầu nối, hỗ trợ về
vốn, uy tín, cung ứng các dịch vụ trung gian nhƣ: thanh toán, tài trợ, TTQT, phòng
ngừa rủi ro… là rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các nghiệp vụ nêu
trên chƣa đƣợc các NHTM chú trọng tập trung phát triển mặc dù đây là mảng đem
lại các khoản phí dịch vụ cao, không tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ các hoạt động tín
dụng truyền thống của ngân hàng.
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt NamChi nhánh Cầu Giấy (sau đây gọi là “ BIDV Cầu Giấy”) đã cung cấp các dịch vụ
thanh toán quốc tế ngay từ khi mới thành lập. Trong những năm qua, BIDV Cầu
Giấy đã rất nỗ lực phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) và đạt đƣợc
một số kết quả đáng khích lệ, ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ, chất lƣợng dịch
vụ, số lƣợng khách hàng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, so với tốc độ hội nhập
chung của toàn ngành, sự phát triển các dịch vụ TTQT tại BIDV Cầu Giấy còn tồn

1


tại nhiều hạn chế, điển hình là doanh số giao dịch, số lƣợng khách hàng chƣa tƣơng
xứng với nhu cầu thị trƣờng và khả năng của Chi nhánh; doanh số/số dƣ nhỏ hơn
các chi nhánh có cùng quy mô khác trên địa bàn TP Hà Nội. Bên cạnh đó, Chi
nhánh đã phát sinh những lỗi tác nghiệp trong quá trình thực hiện giao dịch, sự hài
lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ TTQT chỉ ở mức trung bình. Trong khi

việc tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục lại thực hiện chƣa hiệu quả,
điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh và các dịch vụ TTQT rất
có thể bị tụt hậu so với các ngân hàng khác. Đây là lý do tôi lựa chọn đề tài "Phát
triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn đƣa ra ba câu hỏi nghiên cứu: Những giải pháp nào phát triển dịch vụ
Thanh toán quốc tế tại BIDV Cầu Giấy
3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Thứ nhất, đề cập cụ thể, rõ ràng các nội dung có liên quan đến các dịch vụ
thanh toán quốc tế và phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng
thƣơng mại.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các dịch vụ thanh toán quốc
tế tại BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2012 – 2016.
Thứ ba, trình bày các giải pháp và đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển các
dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV Cầu Giấy.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động dịch vụ Thanh toán quốc tế tại
BIDV Cầu Giấy.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hà Nội, cụ

thể tại BIDV Cầu Giấy.
-

Thời gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi thời gian 3 năm, từ 2012-2016.

2



5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.

Nguồn thu thập dữ liệu
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để phục vụ quá trình

nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo tổng kết nội bộ, báo cáo kết
quả hoạt động, báo cáo kinh doanh của phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng QLKH,
toàn Chi nhánh, của BIDV và ngân hàng khác. Tham khảo từ các tài liệu, tạp chí,
bài báo, luận văn khác liên quan tới đề tài. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ kết quả
quá trình phát phiếu điều tra thông qua bảng hỏi. Phiếu điều tra đƣợc gửi trực tiếp
tới cán bộ khách hàng, khách hàng (ngƣời đại diện của khách hàng giao dịch với
ngân hàng nhƣ kế toán trƣởng, nhân viên kế toán ngân hàng...) dƣới sự hỗ trợ của
cán bộ QLKH hoặc qua hình thức email.
5.2.

Phương pháp xử lý số liệu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp thống kê, phƣơng pháp phân tích,

phƣơng pháp so sánh để xử lý và phân tích số liệu thứ cấp.
Để xử lý số liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ bảng hỏi, luận văn dự kiến sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp kiểm định Cronbach alpha, phƣơng
pháp phân tích hồi quy... để phân tích và đánh giá số liệu..
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán quốc
tế của Ngân hàng thƣơng mại

Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTMCP Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu giấy.
Chương 4: Một số biện pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.

3


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán quôc tế của ngân
hàng thƣơng mại
1.1.1.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Dịch vụ TTQT là một dịch vụ góp phần tạo nên thu nhập lớn cho ngân
hàng, nên vấn đề về phát triển dịch vụ TTQT đã đƣợc rất nhiều những nhà phân
tích quan tâm và dành thời gian nghiên cứu.
Có rất nhiều những bài nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới phân tích và
chỉ ra mối quan hệ giữa những nhân tố về môi trƣờng kinh doanh,môi trƣờng
pháp lý… ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ TTQT của các ngân hàng.
1.1.1.1.Nghiên cứu chung về dịch vụ TTQT của NHTM
Trong bài nghiên cứu: “ Financial Development, International Trade and
Economic Growth in Australia: New Evidence from multivariate framework
analysis”của Shahbaz (2012), tác giả đã chỉ ra vai trò của hệ thông tài chính và
thƣơng mại quốc tế đến sự phát triển kinh tế của Australia, chỉ ra mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với sự phát triển dịch vụ thƣơng mại quốc tế của các ngân
hàng trong hệ thống tài chính giai đoạn 1990-2010. Tác giả đã tiến hành nghiên
cứu hai mô hình: (i) Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế GDP với
sự phát triển của hệ thống tài chính và hoạt động thƣơng mại quốc tế của
Australia; (ii) Nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ TTQT

của các ngân hàng trong hệ thống tài chính của Australia. Kết quả,bài nghiên cứu
đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa sự phát triển của hệ thống tài chính, hoạt
động thƣơng mại quốc tế với sự phát triển kinh tế; chỉ ra những nhân tố về môi
trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp lý tác động trực tiếp đến sự phát triển dịch
vụ TTQT của ngân hàng.
Bài nghiên cứu: “Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại” của Nguyễn Văn Tiến (2004) đăng

4


trong tờ “Tạp chí ngân hàng” đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ
TTQT đối với việc phát triển kinh doanh của các ngân hàng, đồng thời cũng đề
xuất một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả hoạt động TTQT tác giả đề xuất bao gồm:
(i) Chỉ tiêu gián tiếp: Tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ; Tăng
cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại; Tăng cƣờng và hỗ trợ dịch vụ ngân
hàng khác nhƣ chiết khấu hối phiếu, TTQT…; Tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ tín
dụng, huy động vốn; Tăng cƣờng và củng cố uy tín của ngân hàng trong nƣớc và
quốc tế. (ii) Chỉ tiêu trực tiếp: Doanh thu từ hoạt động TTQT; Lợi nhuận từ hoạt
động TTQT; Tỷ số Lợi nhuận/Doanh thu hoạt động TTQT;Tỷ số Chi phí/ Doanh
thu hoạt động TTQT; Doanh thu hoạt động TTQT/Tổng doanh thu dịch vụ. Có thể
nói, bài nghiên cứu đã đƣa ra một hệ thống chỉ tiêu cụ thể, chi tiết nhằm đánh giá
tính hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, từ đó giúp các ngân hàng nắm đƣợc
điểm mạnh,điểm yếu của mình trong công tác phát triển dịch vụ TTQT.
1.1.1.2.Nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTQT
Trong bài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực TTQT của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam” của Nguyễn Hợp Châu (2011) đăng trong tờ Thời báo kinh
tế, đã chỉ ra thực trạng hoạt động TTQT của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam,
chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, những cơ hội và

thách thức khi cạnh tranh với những ngân hàng nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính
mạnh và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bài viết đã chỉ
ra những tồn tại trong hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam nhƣ: hệ thống
công nghệ thông tin còn yếu kém, tính an toàn và bảo mật không cao; nhân tố con
ngƣời còn chƣa đạt đến trình độ chuẩn quốc tế. Bài nghiên cứu sẽ giúp cho những
NHTM Việt Nam nhìn lại chính bản thân mình, để có những giải pháp phát triển
dịch vụ TTQT bắt kịp với xu hƣớng thế giới và cạnh tranh đƣợc với những ngân
hàng nƣớc ngoài đang hoạt động ngày càng mạnh tại thị trƣờng Việt Nam.
Trong bài nghiên cứu: “Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc
tế ở Ngân hàng Sài Gòn thƣơng tín (Sacombank) chi nhánh Đồng Nai” của Võ Thị

5


Thủy Tiên (2015) trên tờ Tạp chí Khoa học- Đào tạo đã đánh giá sự phát triển
nhanh chóng của dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Sacombank – CN Đồng Nai, đồng
thời đƣa ra những giải pháp cụ thể và thiết thực góp phần đẩy mạnh hơn nữa tốc
độ phát triển. Trong những giải pháp tác giả đƣa ra, đáng chú ý là những giải pháp
về nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên bằng việc phát động chƣơng trình “Nụ
cƣời thân thiện” để điều tra mức độ hài lòng của khách hàng; Tổ chức các buổi tập
huấn nhỏ về các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, chú trọng đến cách nói năng,
chào hỏi, cách trả lời điện thoại của các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách
hàng. Bài nghiên cứu đã đƣa ra những giải pháp hết sức cụ thể và thiết thực, góp
phần xây dựng hình ảnh ngân hàng nói chung và quảng bá sản phẩm dịch vụ
TTQT tại Sacombank – CN Đồng Nai nói riêng.
Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Tạ Thị Thủy(2013) “ Phát triển dịch vụ
TTQT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái
Nguyên” đã tiến hành phân tích hồi quy những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển dịch vụ TTQT. Luận án chia ra 3 nhân tố với 14 biến quan sát để thực hiện hồ
quy. Các nhân tố đƣợc tác giả tiến hành phân tích là: Nhóm yếu tố thuộc về khách

hàng (Khả năng tiếp cận dịch vụ TTQT, Sự hiểu biết về dịch vụ TTQT); Nhóm
yếu tố thuộc về ngân hàng (Năng lực tài chính; Nguồn nhân lực; Chiến lƣợc kinh
doanh,; Trình độ quản lý; Uy tín, thƣơng hiệu; Công nghệ; An ninh bảo mật);
Nhóm yếu tố thuộc về nhà nƣớc (Môi trƣờng pháp lý; Hạ tầng công nghệ thông
tin; Sức ép cạnh tranh; Môi trƣờng kinh tế xã hội; Hệ thống thanh toán). Kết quả
hồi quy cho thấy yếu tố chiến lƣợc kinh doanh có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự phát
triển dịch vụ TTQT tại BIDV TN, tiếp theo là các yếu tố nguồn nhân lực, trình độ
quản lý, năng lực tài chính, an ninh bảo mật, uy tín thƣơng hiệu và cuối cùng là
năng lực công nghệ. Kết quả phân tích hồi quy giúp luận án đƣa ra những kết giải
pháp nhằm phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV Thái Nguyên.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết,nghiên cứu,luận văn, luận án viết về hoạt
động TTQT tại các ngân hàng. Đa số các nghiên cứu trong nƣớc đều phân tích
theo cấu trúc từ cơ sở lý luận, đến thực trạng và giải pháp, mỗi nghiên cứu có

6


những nhận định và cách phân tích khác nhau, nhƣng hầu hết vẫn đƣa ra nhận
định chung là:
- Dịch vụ TTQT chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trƣờng kinh doanh và
môi trƣờng pháp lý các nƣớc. Kinh tế có phát triển, hoạt động thƣơng mại quốc tế
có phát triển thì dịch vụ TTQT của các ngân hàng mới có cơ hội phát triển.
- Dịch vụ TTQT của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình
phát triển do những yếu tố về công nghệ thông tin, yếu tố về chất lƣợng nguồn
nhân lực.
- Dịch vụ TTQT đang ngày càng đƣợc các ngân hàng chú trọng phát triển
và trở thành miếng bánh thị phần để các NHTM trong và ngoài nƣớc cạnh tranh
khốc liệt.
1.1.2.Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của đề tài
Sau khi xem xét và tham khảo nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài

nƣớc, tác giả nhận định các nghiên cứu đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Ở hai
bài nghiên cứu: “ Financial Development, International Trade and Economic
Growth in Australia: New Evidence from multivariate framework analysis”của
Rahman (2010), và luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Tạ Thị Thủy (2013) “ Phát
triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Thái Nguyên” đã đi chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế trong và
ngoài nƣớc với thƣơng mại quốc tế, từ đó ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển dịch
vụ TTQT của các ngân hàng. Ở bài nghiên cứu về “Hệ thống chỉ tiêu phân tích,
đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại” của
Nguyễn Văn Tiến (2004) và “Nâng cao năng lực TTQT của các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam” của Nguyễn Hợp Châu (2011) lại chỉ ra những chỉ tiêu đánh giá
tính hiệu quả từ đó đƣa ra giải pháp để phát triển dịch vụ cũng nhƣ nâng cao năng
lực TTQT của ngân hàng thƣơng mại. Có thể thấy, mỗi nghiên cứu đều chỉ ra các
quan điểm về những nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ đánh giá về vấn đề phát triển
dịch vụ TTQT.
Mặc dù các nghiên cứu đều chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng và cách thức

7

Comment [A1]: Em lên chỉ ra cụ thể những công
trình nghiên cứu nào ở đây nhe cho đánh giá của em
xác đáng hơn.


đo lƣờng hiệu quả hoạt động TTQT, chỉ ra tính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
những NHTM trong việc phát triển dịch vụ TTQT, nhƣng những nghiên cứu này
chƣa đi phân tích, đánh giá, và đƣa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để phát
triển dịch vụ TTQT; chƣa xem xét mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ TTQT với
sự hài lòng của khách hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong thời đại ngày nay,
việc sao chép những sản phẩm, dịch vụ giữa các ngân hàng là không khó, nếu nhƣ

một ngân hàng tung ra một sản phẩm mới, thì một thời gian ngắn sau, khách hàng sẽ
dễ dàng bắt gặp sản phẩm tƣơng tự nhƣ vậy tại một ngân hàng khác. Vì vậy, lấy
đƣợc niềm tin và sự hài lòng của khách hàng mới chính là yếu tố quan trọng quyết
định sự thành công trong phát triển dịch vụ. Các ngân hàng thƣơng mại hiện nay đã
nhìn nhận đƣợc tầm quan trọng của chính sách chăm sóc khách hàng đến sự thành
công trong chất lƣợng dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề này, chƣa đƣợc đề cập đến trong
những bài nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTQT của NHTM.
Từ khoảng trống nghiên cứu đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài về: “Phát
triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV Chi nhánh Cầu Giấy” để nghiên cứu.
Với đề tài này, tác giả sẽ không chỉ phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTQT,
phân tích định lƣợng về quy mô dịch vụ TTQT tại chi nhánh, mà còn tiến hành
phân tích hồi quy nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng
dịch vụ TTQT của chi nhánh, từ đó đƣa ra những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm
phát triển dịch vụ TTQT tại BIDV CN Cầu Giấy.
1.2.Tổng quan về dịch vụ Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế và các phương thức Thanh toán quốc tế
của Ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015,trang 32) “TTQT của NHTM là quan hệ
thanh toán giữa ngƣời chi trả ở nƣớc này với ngƣời thụ hƣởng ở nƣớc kia thông
qua trung gian thanh toán là các Ngân hàng ở các nƣớc phục vụ ngƣời chi trả và
ngƣời thụ hƣởng”
Đặc điểm của hoạt động TTQT: “TTQT phát sinh trên cơ sở quan hệ kinh
tế giữa ngƣời thụ hƣởng và ngƣời chi trả ở các khoảng cách rất xa nhau, khó có đủ

8


thông tin chính xác về nhau; Hơn nữa, TTQT ở những nƣớc khác nhau thì các điều
kiện về kinh tế, chính trị, phong tục cũng khác nhau. Do vậy, TTQT phải thực hiện
theo thông lệ quốc tế về thanh toán và quy định của từng quốc gia trong từng thời

kỳ.” (Nguyễn Văn Tiến, 2015,trang 34)
Các phƣơng thức thanh toán quốc tế của ngân hàng thƣơng mại bao gồm:
Phƣơng thức chuyển tiền-Remittance; Phƣơng thức tín dụng chứng từ - Letter of
Credit (L/C); Phƣơng thức nhờ thu.
 Phương thức chuyển tiền – Remittance: “Thanh toán bằng chuyển tiền là
phƣơng thức thanh toán trong đó khách hàng (ngƣời trả tiền) yêu cầu Ngân hàng
phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời thụ hƣởng)
ở một địa điểm nhất định bằng phƣơng tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu”
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015, trang 41)
 Phương thức tín dụng chứng từ - Letter of Credit (L/C): “Thƣ tín dụng
(L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho ngƣời xuất khẩu nếu nhƣ họ
xuất trình đƣợc một bộ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều
kiện của L/C” theo Nguyễn Văn Tiến (2015,trang 59).
 Phương thức nhờ thu: Là phƣơng thức thanh toán trong đó ngƣời bán sau
khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho bên mua sẽ ủy
thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở ngƣời mua trên cơ sở hối phiếu
của ngƣời bán lập ra. Trong trƣờng hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian thu
hộ tiền và đƣợc hƣởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu đƣợc.
1.2.2.Đặc điểm dịch vụ thanh toán quốc tế
- Dịch vụ TTQT có tác động qua lại và quan hệ mật thiết với các hoạt động
kinh tế quốc tế. Hoạt động kinh tế quốc tế có phát triển thì mới kéo theo sự phát
triển của dịch vụ TTQT và ngƣợc lại, dịch vụ TTQT phát triển tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình trao đổi giao thƣơng quốc tế.
- Dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngoài phạm vi
quốc gia, do đó, nó không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia nơi ngân
hàng đó đƣợc thành lập và đặt trụ sở chính mà còn phải tuân thủ theo luật pháp
quốc tế, thông lệ quốc tế trong kinh doanh nghiệp vụ này.
9



- Các chủ thể tham gia vào dịch vụ TTQT rất đa dạng, bao gồm các khách
hàng ở các quốc gia khác nhau, vì vậy, các ngân hàng phục vụ cũng ở các quốc
gia khác nhau. Giữa các chủ thể này tiềm ẩn nhiều lợi ích, mâu thuẫn và tập quán
khác nhau đòi hỏi đƣợc dung hòa và giải quyết.
- Do khách hàng của ngân hàng ở các quốc gia khác nhau nên trong dịch vụ
TTQT sẽ sử dụng nhiều loại tiền tệ khác nhau miễn sao các bên chấp nhận, vì
vậy, nghiệp vụ TTQT có quan hệ mật thiết với thị trƣờng ngoại hối và chịu sự tác
động mạnh mẽ của yếu tố tỷ giá, dự trữ ngoại tệ của mỗi quốc gia…
- Ngân hàng cung ứng các dịch vụ TTQT luôn phải đƣơng đầu với rủi ro
cao, tiềm ẩn, phức tạp, khó kiểm soát cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, rủi ro
luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Thực tế lợi nhuận từ nghiệp vụ TTQT thƣờng rất
cao và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong thu nhập của NHTM.
- Xuất phát từ tính rủi ro và lợi nhuận cao của dịch vụ TTQT, nên những
NHTM hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình
độ, kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với
mọi biến động của thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc và quốc tế.
1.2.5.Vai trò của dịch vụ TTQT đối với NHTM
1.2.5.1. Đối với khách hàng
- Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM
giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng đƣợc tiến hành nhanh
chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí.
- Dịch vụ TTQT cũng là cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp
và khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận vốn
ngân hàng trong trƣờng hợp cần tài trợ, đƣợc hỗ trợ về mặt nghiệp vụ thanh toán
thông qua việc tƣ vấn, hƣớng dẫn. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp hạn chế tối
đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thanh toán với đối tác nƣớc ngoài.
- Thông qua nghiệp vụ TTQT giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô
kinh doanh XNK và mở rộng quan hệ giao dịch, tìm kiếm cơ hội làm ăn với các
doanh nghiệp của các nƣớc trên thế giới.


10


1.2.5.2. Đối với nền kinh tế
- Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế của đất nƣớc. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ
dựa vào tích lũy trao đổi trong nƣớc mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp
giữa sức mạnh trong nƣớc với môi trƣờng kinh tế quốc tế.
- TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế
quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ
giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải
quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và
đẩy nhanh quá trình lƣu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế.
- TTQT làm tăng cƣờng các mối quan hệ giao lƣu kinh tế giữa các quốc
gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm
bớt chi phí cho các chủ thể tham gia.
- TTQT thúc đẩy sự giao lƣu, học hỏi, phát triển giữa các NHTM của các
nƣớc trên thế giới với nhau. Và cũng thông qua đó có sự trao đổi, cho vay ngoại
tệ lẫn nhau với chi phí và giá thấp.
- TTQT giúp các nƣớc tập trung quản lý và sử dụng nguồn ngoại tệ một
cách hợp lý, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý ngoại hối của
quốc gia, quản lý hiệu quả các hoạt động XNK theo chính sách ngoại thƣơng đã
đề ra.
1.2.5.3. Đối với bản thân các NHTM
- TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân
hàng. Hoạt động nghiệp vụ TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở
đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng
niềm tin cho khách hàng.
- Dịch vụ TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện

nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu đƣợc nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn
rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dƣới hình thức

11


các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
- Dịch vụ TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động dịch vụ TTQT đƣợc
thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, tƣơng thích với hệ thống CNTT
các ngân hàng trên thế giới, góp phần mở rộng quy mô và mạng lƣới ngân hàng.
- Dịch vụ TTQT cũng làm tăng cƣờng mối quan hệ đối ngoại, quan hệ ngân
hàng đại lý của ngân hàng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng
cao uy tín của mình trên trƣờng quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của
các ngân hàng nƣớc ngoài và nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế để đáp
ứng nhu cầu về vốn của các NHTM.
1.2.6. Rủi ro trong dịch vụ thanh toán quốc tế
Rủi ro trong hoạt động TTQT tại NHTM là khả năng xảy ra những biến cố
không mong đợi trong hoạt động TTQT tại NHTM mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn
thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải
bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ TTQT
nhất định.
Các loại rủi ro trong hoạt động TTQT chia theo nguyên nhân phát sinh, có
thể phân ra thành: Rủi ro thị trƣờng, Rủi ro tín dụng, Rủi ro hoạt động, Rủi ro
thanh khoản.
1.2.6.1. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trƣờng là loại rủi ro thiệt hại theo thời gian do một số yếu tố rủi ro
nhƣ thay đổi về lãi suất, tiền tệ và chứng khoán. Rủi ro thị trƣờng có thể đƣợc cấu
thành từ nhiều loại rủi ro nhƣng chủ yếu là rủi ro lãi suất.
Nguyên nhân của rủi ro thị trƣờng là do có những thay đổi trong giá cả thị

trƣờng chủ yếu do biến đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái. Rủi ro thị trƣờng gồm hai
loại chính là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng làm
biến động tài sản nợ, có của ngân hàng, việc quy đổi dòng tiền ra các đồng tiền
khác nhau ảnh hƣởng tới lợi nhuận và khả năng trả nợ của hệ thống ngân hàng.

12


×