Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

“Phân tích sự tác động của thông tin đại chúng và dư luận xã hội đến hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.13 KB, 13 trang )

Mở đầu
Như chúng ta đã biết, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất mà nhà
nước đã ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong quá trình thực hiện pháp
luật có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật của mọi chủ thể
như: yếu tố kinh tế, chính trị, dư luận xã hội, thông tin đại chúng….vì vậy để hiểu
rõ hơn sự tác động của một trong số những yếu tố đó em xin lựa chọn đề số 5:
“Phân tích sự tác động của thông tin đại chúng và dư luận xã hội đến hoạt
động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay”.

Nội dung
I.

Một số khái niệm

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy
định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của cá chủ thể pháp luật.
Có bốn hình thức cơ bản thực hiện pháp luật đó là:
Thứ nhất, tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật tự kiềm chế để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà
pháp luật ngăn cấm.
Thứ hai, thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
Thứ ba, sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình


Thứ tư, áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà
nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các
chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào
các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi , đình


chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể1.
Thông tin đại chúng là được hiểu chung là một quá trình truyền đạt thông
tin một cách rộng rãi hướng đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng như báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, internet…
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của
các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự,
có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được
thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Dư luận xã hội mang những tính chất cơ bản sau: thứ nhất, tính khuynh hướng;
thứ hai là tính lợi ích; thứ ba là tính lan truyền; thứ tư là tính bền vững tương đối
và tính dễ biến đổi; cuối cùng là tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã
hội của dư luận xã hội2.
II.

Sự tác động của thông tin đại chúng đến hoạt động thực hiện pháp luật
ở nước ta hiện nay
1. Tác động tích cực
Các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo hình, báo nói, báo điện

tử thường xuyên đăng tải thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra
trong xã hội, hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp xã hội và của các cơ
quan chức năng, nêu nên những tấm gương điển hình “người tốt, việc tốt” trong
việc thực hiện pháp luật, các vụ việc vi phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến
1 Xem thêm: Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, nxb Hồng Đức.
2 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Xã hội học, nxb Công an nhân dân.


giáo dục pháp luật… những thông tin đó ở chừng mực khác nhau tác động đến suy
nghĩ, nhận thức và hành vi của mỗi người, khiến cho họ thực hiện pháp luật tốt
hơn. Cụ thể:

Thứ nhất, các phương tiện thông tin đại chúng là công cụ tuyên truyền giáo dục
pháp luật có hiệu quả xã hội cao. Việc thường xuyên đăng tải những thông tin và
chính sách pháp luật của nhà nước, các dự thảo văn bản pháp luật mới, đưa các
thông tin đó đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân, làm cho mỗi người dân
trong đời sống sinh hoạt thường ngày của mình được tiếp cận với các phương tiện
thông tin đại chúng một cách trực tiếp, cập nhật, phong phú, đa dạng, sinh động, dễ
dàng. Thông qua các phương tiện nghe, nhìn của đài phát thanh, đài truyền hình,
sách báo in, báo mạng, báo ảnh, tạp chí... người dân có thể thấm nhuần những nội
dung pháp luật, những điều cần phải làm, những vấn đề phải quan tâm... Nhờ đó
mà người dân hiểu biết hơn về các chính sách pháp luật của nhà nước, cũng do
hiểu biết hơn nên người dân sẽ thực hiện pháp luật tốt hơn, hạn chế được tình
trạng chủ thể thực hiện hành vi nào đó mà theo quy định của pháp luật là không
được phép làm, đến khi bị bắt mới tá hỏa ra hành vi mình đã làm là vi phạm pháp
luật.
Ví dụ: vào những ngày giáp tết, tại các địa phương đều cho phát thanh tuyên
truyền về việc cấm mua bán, sử dụng các loại pháo nổ, chất gây cháy nổ, cho phát
thanh các Thông tư, Nghị định của nhà nước quy định về việc cấm mua bán, sử
dụng pháo nổ cũng như các mức phạt nếu vi phạm… Thông qua việc tuyên truyền
trên loa mọi người dân trong địa phương đó đều nắm bắt được việc mua bán, sử
dụng pháo nổ đã bị pháp luật cấm, từ dó người dân sẽ nghiêm chỉnh chấp hành quy
định để tránh phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định.


Thứ hai, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phê phán, phân tích, tìm
nguyên nhân của những cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật một cách thẳng thắn,
sắc bén, nêu rõ các hiện tượng sai trái coi thường pháp luật, không hiểu pháp luật
đã dẫn đến những hậu quả khó lường cho cá nhân, gia đình và xã hội. Việc làm này
có tác động mạnh tới nhận thức tư tưởng, tình cảm của mỗi người, khiến họ phải tự
điều chỉnh hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: trên tivi, báo đài…thường đăng tải những vụ tai nạn giao thông có hậu

quả đáng tiếc đã xảy ra mà nguyên nhân là do người tham gia giao thông đã sử
dụng rượu, bia, nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, phóng nhanh vượt ẩu, hay
không đội mũ bảo hiểm…những vụ việc đó sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của
người xem, làm cho họ tự điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia giao thông
phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ để không dẫn đến những
hậu quả đáng tiếc cho chính bản thân và gia đình họ. Hay các vụ về việc cán bộ
quan liêu, hách dịch, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn khá nghiêm trọng
như cảnh sát giao thông đánh người vi phạm, tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng của
các cán bộ cấp cao… và những hậu quả pháp lý họ phải gánh chịu đã trở thành
một liều thuốc cảnh tỉnh cho các cán bộ ,công chức, viên chức.
Thứ ba, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải những tấm gương “người
tốt, việc tốt” thực hiện pháp luật, những thông tin đó sẽ tác động đến nhận thức của
mỗi người xem và ít nhiều họ cũng sẽ noi theo, từ đó họ sẽ thực hiện pháp luật tốt
hơn.
Ví dụ, trên các trang mạng có đăng tải những thông tin về việc quán quân
Vietnam Idol 2015 Trọng Hiếu cùng Á quân The Voice Kids 2013 Phương Mỹ Chi
đã tham gia đi bộ và biểu diễn tại Quy Nhơn, Bình Định, chương trình do Yamaha
Motor Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phát động


nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an
toàn giao thông cho các em học sinh khối tiểu học. những thông tin này ít nhiều sẽ
tác động đến nhận thức của các em nhỏ cũng như các bậc phụ huynh về vai trò của
mũ bảo hểm, từ đó các bậc phu huynh quan tâm hơn đến việc đội mũ bảo hiểm cho
con nhỏ cũng như của chính mình khi tham gia giao thông.
2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực đối với hoạt động thực hiện pháp luật thì
thông tin đại chúng cũng có những tác động tiêu cực đối với hoạt động thực hiện
pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các thế lực thù địch, chống phá nhà nước thường lợi dụng các phương

tiện thông tin đại chúng để đăng tải các thông tin không chính xác, không đúng sự
thật để làm cho người dân mất lòng tin vào các quy định của pháp luật, từ đó chống
đối hoặc không thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Thứ hai, trên các phương tiện thông tin đại chúng thì luôn có rất nhiều các
nguồn tin khác nhau về các quy định pháp luật của nhà nước, mà một số người do
mới được tiếp cận hoặc do không hiểu biết nên việc tra tìm, tiếp cận các văn bản
pháp luật trở nên khó khăn, dễ tìm và áp dụng những quy định pháp luật đã hết
hiệu lực.
III.

Sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động thực hiện pháp luật ở
nước ta hiện nay
Với những tính chất của mình, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt

động thực hiện pháp luật. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của các
nhóm xã hội nên nó tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân.
Trong một chừng mực nhất định, người ta có thể không sợ sự trừng phạt của pháp


luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp, nhưng lại rất sợ sự phê phán,
lên án của dư luận xã hội- một thứ “luật bất thành văn”. Trong điều kiện xã hội có
nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối
với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận
xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một
hành vi pháp luật nào đó. Những câu hỏi luôn được mỗi người đặt ra , như hành vi
đó đúng hay sai? có phù hợp với chuẩn mực pháp luật hiện hành không? Nếu thực
hiện thì có được dư luận xã hội ủng hộ đồng tình hay sẽ bị dư luận xã hội lên án?
Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên
một bước.
1. Tác động tích cực

Thứ nhất, dư luận xã hội giáo dục ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể.
Dư luận xã hội khi đã hình thành, nó tác động vào ý thức con người, chi phối ý
thức cá nhân. Đại đa số người trong cộng đồng đều quan tâm tới dư luận xã hội
đánh giá hành vi của mình, có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ những đánh giá tốt,
sửa chữa sai sót đáp ứng những đòi hỏi của dư luận xã hội đối với bản thân mình.
Từ đó, dư luận xã hội có thể khen hoặc chê, động viên hay phê phán những biểu
hiện đạo đức hoặc hành vi cá nhân của nhóm người trong xã hội, phòng ngừa các
hành vi phạm pháp, buộc cá nhân phải thu mình vào khuôn khổ đạo đức, pháp luật.
Ví dụ, một người khi thực hiện hành vi giết người sẽ bị dư luận bàn tán, lên án
không chỉ ảnh hướng đến danh dự uy tín của người đó mà còn ảnh hưởng tới cả gia
đình của họ. Như vậy, nếu không muốn bị dị nghị, người đó phải kiềm chế để
không thực hiện hành vi phạm tội.
Dư luận xã hội có tính lan truyền rộng rãi, từ đó, các ý kiến, phán xét hiện
tượng pháp lý nào đó cũng lan nhanh trong xã hội. Do đó dư luận xã hội còn tham


gia vào việc phổ biến, tuyên truyền cho các tầng lớp xã hội những giá trị, tư tưởng,
quan điểm pháp luật. Thông qua dư luận xã hội, ý thức thực hiện pháp luật của
người dân dần nâng cao.
Thứ hai, dư luận xã hội đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực xã hội.
Dư luận xã hội là một phương tiện giáo dục có hiệu quả, đồng thời là một nhân tố
phòng ngừa vi phạm pháp luật. Sự phán xét, đánh giá tập thể ảnh hưởng rất lớn đến
việc hình thành cách xử sự hợp pháp của mọi người dân. Không có ai có thể sống
ngoài dư luận, bởi vậy cũng không ai có thể thực hiện những hành vi bất hợp pháp
mà không bị bàn luận. Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia,
dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu.. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc
gia, dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản
đối gay gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm
ngăn chặn hành vi đó.

Ví dụ: những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng như vụ sát hại 5
người ở Bình Tân mới đây khiến cho dư luận xã hội hết sức căm phẫn, đòi trừng
phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội.
Dư luận xã hội có thể gây sức ép, lên án, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tích
cực đấu tranh chống các hiện tượng như tham nhũng, quan liêu, tắc trách, thiếu
tinh thần trách nhiệm…trong bộ máy của Đảng, của nhà nước và của các tổ chức
xã hội khác. Đối với những vấn đề nan giải, bức xúc mà cộng đồng gặp phải, dư
luận xã hội cò thể đưa ra các đề nghị, khuyến cáo, sự khuyên bảo có tính chất tư
vấn cho việc giải quyết những vấn đề đó một cách phù hợp và được ửng hộ nhất.
Ví dụ: dư luận xã hội thời gian qua ở nước ta về việc các cơ quan bảo vệ pháp
luật xử lý các vụ án tham nhũng, về việc buôn bán nhà đất…đã buộc các cơ quan


chức năng Nhà nước ta phải sữa chữa những sai trái trong các quyết định của mình
như xử lý công khai, minh bạch hơn cho mọi người cùng biết qua các thông tin đại
chúng như tivi, báo đài…
Thứ ba, dư luận xã hội giám sát, tư vấn đối với hoạt động thực hiện pháp luật.
Hoạt động giám sát của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật được thể
hiện như sau:
Đối với việc tuân thủ pháp luật: Nhờ sự giám sát của dư luận xã hội, buộc
các chủ thể phải kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm, nếu
không sẽ ngay lập tức bị lên án, trở thành trung tâm cho xã hội bàn luận. Nhờ đó,
pháp luật được tuân thủ tốt hơn, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.
Ví dụ: một cán bộ, công chức nhà nước mà tham nhũng thì ngay lập tức sẽ
bị dư luận bàn tán, dị nghị, việc đó không những sẽ ảnh hưởng đến danh dự, uy tí
của cán bộ đó mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình của họ. Do vậy cán bộ,công chức
đó không muốn bị dư luận bàn tán, dị nghị thì phải kiềm chế không tham ô, tham
nhũng.
Đối với việc thi hành pháp luật: Cùng với các cơ quan nhà nước, sự giám sát
của dư luận xã hội buộc các chủ thể pháp luật phải tích cực thực hiện nghĩa vụ

pháp lý của mình với nhà nước.
Đối với việc sử dụng pháp luật: nếu không có dư luận xã hội, bộ máy cưỡng
chế của nhà nước sẽ không quản lí hết được mọi cấp, mọi ngành, nhờ có dư luận xã
hội mà tình trạng lạm chức lộng quyền giảm đáng kể. một khi có biểu hiện, dư luận
sẽ lên án, từ đó các cơ quan thi hành sức mạnh cưỡng chế có cơ sở để điều tra, trả
lời cho dân biết. Ví dụ, ông Nguyễn Văn Nên (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan
CSĐT Công an Tiền Giang) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi
hành công vụ cùng với hai cựu sĩ quan Ngô Thanh Phong (nguyên Trưởng phòng


CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ công an tỉnh Tiền Giang) và Phạm Văn Út
(nguyên Đội trưởng Đội tham mưu Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an Tiền
Giang) trong vụ án lấy tiền tang vật của nhóm buôn xăng dầu Trần Thế Hùng
(Hùng “Xì Tẹc”) gửi ngân hàng lấy lãi chia nhau. Ngay lập tức, vụ án được dư luận
bàn luận sôi nổi, buộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang phải vào cuộc, điều
tra tới cùng.
Đối với hoạt động áp dụng pháp luật: không chỉ ảnh hưởng tới cơ quan nhà
nước, dư luận xã hội còn là tiếng nói để bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
tránh tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện, kém hiệu quả.1
Ví dụ: vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, ngồi tù oan 10 năm vì bị
buộc tội giết cô hàng xóm Nguyễn Thị Hoan tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện
Việt Yên, Bắc Giang gây chấn động trong nước. Sự bức xúc của dư luận đã buộc
Toà Án Nhân Dân tỉnh Bắc Giang điều tra, xử lí nghiêm minh và bồi thường thòa
đáng cho ông Chấn sau 10 năm ngồi tù. Việc lên án của dư luận xã hội vừa bảo vệ
được quyền lợi cho người bị oan vừa tác động mạnh mẽ đến các cơ quan nhà nước
khiến họ phải thận trong hơn trong việc áp dụng pháp luật.
2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, những thế lực thù địch có thể lợi dụng dư luận để truyền bá những tư
tưởng phản động chống lại nhà nước, xúi giục phản động, như xuyên tạc các quy
định của nhà nước, quan điểm, đường lối của Đảng làm cho nhân dân mất lòng tin

vào các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước từ đó dẫn đến việc thực hiện
những hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai, các dư luận xã hội một mặt nó phản ánh, lên án những hành vi tiêu cực
trong xã hội nhưng mặt khác nó lại tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân
1 Xem: />

làm cho họ hoang mang, lo lắng, không dám sử dụng pháp luật hay nói cách khác
là không dám thực hiện quyền của mình. chẳng hạn như việc người dân tố cáo một
một người nào đó có hành vi phạm tội nghiêm trọng thì người có hành vi phạm tội
đó sẽ bị dư luận lên án, phê phán nhưng sau đó do bị ảnh hưởng đến danh dự, lợi
ích của mình người này có xu hướng sẽ trả thù người đã tố cáo. Ví dụ cụ thể như
vụ bốn nông dân xã Vĩnh Thành tố cáo cán bộ xã lập danh sách khai khống, rút
hàng trăm triệu đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng công trình tỉnh lộ 70 của
huyện Vĩnh Linh. Sau đó bị cán bộ xã cùng thân nhân của họ trả thù bằng cách đe
dọa, thách thức, cắt điện thậm chí còn bị chém, bị liệt vào danh sách chống đối
chính quyền1. Việc dư luận xã hội lên án, phê phán tội tham nhũng của cán bộ xã
và những hành vi tiêu cực khác của họ ngoài những tác động tích tực thì nó còn tác
động tiêu cực đến tâm lý của người dân tạo cho họ một tâm lý sợ bị trả thù như
những người nông dân này mà không tố cáo, bỏ mặc cho qua.
IV.

Một số giải pháp nhằm phát huy sự tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của thông tin đại chúng và dư luận xã hội đến hoạt động thực
hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.

Thứ nhất, để ngâng cao hiệu quả cũng hư hạn chế tiêu cực của thông tin đại
chúng thì người làm công tác thông tin đại chúng, cơ bản là các nhà báo phải được
giáo dục về pháp luật, có kiến thức luật pháp khá sâu trên từng lĩnh vực. Nhà báo
cần nghiên cứu, nắm vững hệ thống luật pháp trong lĩnh vực mà mình phụ trách
như giao thông, môi trường, an ninh trật tự, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội...

Những thông tin giáo dục pháp luật phải chính xác, hệ thống, đầy đủ, rõ ràng, dễ
hiểu, dễ nhớ, có ấn tượng khó quên. Có như vậy, người dân mới nắm bắt pháp luật
một cách chính xác từ đó thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

1 Xem thêm: />

Thứ hai, mỗi người dân phải tự nâng cao trình độ hiểu biết của mình để có thể
nhận thức rõ đúng, sai, phải, trái kiên định trước những diễn biến phức tạp để các
thế lực thù địch dù có lợi dụng thông tin đại chúng, hay dư luận xã hội lan truyền
những thông tin lệch lạc, méo mó, không đúng sự thật thì cũng không thể tác động
đến ý thức thực hiện pháp luật của mỗi người được.
Thứ ba, Các cơ quan Nhà nước khi ban hành bất cứ một quy định pháp luật cụ
thể nào đó, mang tính nhạy cảm thì nên tiến hành thăm dò dư luận xã hội, nắm bắt
được phản ứng của xã hội ủng hộ hay phản đối, có những băn khoăn gì…để có
những giải pháp phù hợp và thể hiện tính dân chủ trong nhân dân.
Thứ tư,Luôn lắng nghe dư luận xã hội vì đó là lòng dân, nhân dân quan tâm đến
Đảng, đến Nhà nước, đến những công việc chung như thế nào, tiếp thu trí tuệ và sự
sáng tạo của nhân dân cho sự nghiệp chung của đất nước. Cần nghiên cứu và sử
dụng dư luận giúp cho việc xây dựng pháp luật, những người hoạch định chính
sách khắc phục được những quyết định chủ quan hay những biểu hiện quan liêu, xa
rời quần chúng, xa rời thực tiễn của cán bộ, công chức nhà nước.
Thứ năm, Vì dư luận xã hội có sức lan truyền mạnh mẽ nên việc nâng cao vai
trò của báo chí và thông tin đại chúng là vô cùng quan trọng, nó sẽ cung cấp thông
tin và định hướng xây dựng dư luận tốt hơn.
Thứ sáu, Nâng cao trình độ văn hóa của chính trị cho người dân cũng là một
biện pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của dư luận. Sống trong một xã hội mà
trình độ văn hóa chính trị của người dân thì khả năng tham gia quản lý nhà nước, ý
thức pháp luật của người dân cũng được nâng cao.
Thứ bẩy,xây dựng các cơ chế, chính sách pháp lý phù hợp, thuận lợi để thăm dò
dư luận xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng cách công khai,

dân chủ- kể cả dân chủ trực tiếp và gián tiếp ví dụ như việc tổ chức trưng cầu ý
dân…


Thứ tám, công khai hóa không chỉ những việc làm tốt mà cả những việc làm sai
lầm, những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công nhân viên chức cho dù họ
giữ bất kỳ chức vụ, quyền hạn ra sao và các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật của họ. Việc làm này tránh những dư luận không tốt cho rằng những
người có chức vụ nếu có vi phạm thường được bao che hoặc xử lý nhẹ hơn quy
định pháp luật và góp phần xây dựng dư luận tốt đẹp hơn.1

Kết luận
Như vậy, thông tin đại chúng và dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc
thực hiện pháp luật. Tuy vậy ,cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những tác
động tích cực vẫn còn tồn tại những tiêu cực, hạn chế cần bị khắc phục và loại bỏ.
Muốn làm được điều đó, mỗi chúng ta phải tự nâng cao sự hiểu biết về pháp luật,
không để cho những kẻ gian lợi dụng dư luận xã hội và thông tin đại chúng để làm
phương tiện gây khó khăn cho nhà nước.

1

Xem: />

Danh mục tài liệu tham khảo
1. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, nxb Hồng Đức
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, tập bài giảng xã hội học, nxb công an nhân
dân.
3. />4. />5. duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/.../nang_cao_hieu_qua_pho_bien_phap_lu
at.doc
6. />



×