Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại công ty tài chính TNHH MTV home credit việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------------------------

BÙI MẠNH CƢỜNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY
TÀI CHÍNH TNHH MTV HOMECREDIT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------

BÙI MẠNH CƢỜNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY
TÀI CHÍNH TNHH MTV HOMECREDIT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HĐCHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH

PGS. TS TRỊNH THỊ HOA MAI

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Kim Oanh và chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các
quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo
của luận văn.
Tác giả luận văn

Bùi Mạnh Cƣờng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ........................................................................ ii
DANH MỤC CÔNG THỨC....................................................................................iv

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH ....................................... 4
1.1.

TỔNG QUANCÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 4

1.2.

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH ..................................... 7

1.2.1.

Công ty tài chính và hoạt động tín dụng của Công ty tài chính ............. 7

1.2.2.

Khái niệm rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính .................................... 13

1.2.3.

Đặc điểm của rủi ro tín dụng ................................................................ 13

1.2.4.

Phân loại rủi ro tín dụng ....................................................................... 14

1.2.5.

Các chỉ số đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng ...................................... 15


1.2.6.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................... 20

1.2.7.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .............................................................. 23

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH ............... 24
1.3.1.

Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD)..................................... 24

1.3.2.

Ý nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng ...................................................... 25

1.3.3.

Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng ................................................... 26

1.3.4.

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng ....................................................... 32

1.3.5.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ........................ 36


1.3.6.

Thông lệ quốc tế về Quản trị rủi ro tín dụng ........................................ 39

1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ........... 39
1.4.1.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ...
............................................................................................................... 39

1.4.2.
Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH
MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) ........................................ 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 43
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . 44


2.1. PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ ........................................................................ 44
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 45
2.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................. 45

2.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................... 45

2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỔNG HỢP .............................................. 45
2.4. PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH .......................................................................... 46
2.5. PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO............................................................................ 46

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG
TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM ............................ 47
3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV
HOME CREDIT VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ................................ 47
3.1.1.

Giới thiệu về Home Credit Việt Nam ................................................... 47

3.1.2.

Kết quả hoạt động của Home Credit Việt Nam .................................... 50

3.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI
CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT ................................................................ 54
3.2.1.

Cơ cấu tín dụng ..................................................................................... 54

3.2.2.

Tình hình nợ xấu ................................................................................... 58

3.2.3.

Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ................................................. 60

3.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH
MTV HOME CREDIT VIỆT NAM ...................................................................... 63
3.3.1.


Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Home Credit Việt Nam .............. 63

3.3.2.

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Home Credit Việt Nam............ 68

3.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI
CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM .......................................... 85
3.4.1.
Nam

Kết quả đạt được của Quản trị rủi ro tín dụng tại Home Credit Việt
............................................................................................................... 85

3.4.2.

Những hạn chế trong quản trị rủi ro tại Home Credit Việt Nam .......... 92

3.4.3.
Nguyên nhân trong những hạn chế trong những hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng tại Home Credit Việt Nam ................................................................. 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 97


CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM....... 98
4.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HOME CREDIT VIỆT NAM ........ 98
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
HOME CREDIT VIỆT NAM ................................................................................ 99
4.2.1.


Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng ............................... 99

4.2.2.

Hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng ..........................................101

4.2.3.

Giải pháp về chính sách quản trị rủi ro tín dụng.................................103

4.2.4.

Giải pháp cải thiện các chỉ số đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng......105

4.2.5.

Giải pháp khác ....................................................................................106

4.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ CHÍNH PHỦ ..........107
4.3.1.

Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan ....................................107

4.3.2.

Đối với Ngân hàng Nhà nước .............................................................108

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................110
KẾT LUẬN ............................................................................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt

CTTC

Công ty Tài chính

Công ty

Home Credit Việt Nam

DN

Doanh nghiệp

KH

Khách hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

VND

Việt Nam đồng

XHTD

Xếp hạng tín dụng

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2

Sơ đồ 3.3

Tên Bảng biểu – Sơ đồ
Phân loại RRTD theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của Home Credit Việt
Nam
ROE và ROA của Home Credit Việt Nam từ năm
2014-2016
Cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro của Home Credit Việt
Nam

Trang
15
49
51
68

Sơ đồ 4.1

Bộ khung quản trị rủi ro tín dụng

102

Bảng 3.1

Một số chỉ tiêu cơ bản của Home Credit Việt Nam

50

Bảng 3.2


Cơ cấu tài sản Home Credit Việt Nam

52

Bảng 3.3

Cơ cấu nguồn vốn của Home Credit Việt Nam

53

Bảng 3.4

Chỉ tiêu dư nợ Home Credit Việt Nam

54

Bảng 3.5
Bảng 3.6

Cơ cấu dư nợ của Home Credit theo thời hạn vay và
loại tiền vay
Cơ cấu phân loại khách hàng có dư nợ của Home
Credit Việt Nam

55
57

Bảng 3.7


Tình hình nợ quá hạn của Home Credit Việt Nam

58

Bảng 3.8

Khả năng bù đắp rủi ro của Home Credit Việt Nam

60

Bảng 3.9

Số liệu xếp hạng tín dụng Home Credit Việt Nam

65

Bảng 3.10

Trích lập dự phòng của Home Credit Việt Nam

67

Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13

Quy trình nghiệp vụ tín dụng của Home Credit Việt
Nam
Bảng chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Home
Credit Việt Nam

Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ của Home Credit Việt
Nam
ii

76
77
80


Bảng 3.14

Quy trình thực hiện nhắc nợ và thu hồi nợ của Home
Credit Việt Nam

84

So sánh thời gian tác nghiệp trung bình của quy trình
Bảng 3.15

cho vay giữa cácCông ty Tài chính tại Việt Nam hiện

85

nay
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19

Kết quả tình hình triển khai bán sản phẩm bảo hiểm

khoản vay của Home Credit Việt Nam
Kết quả cuộc gọi WelcomeCall của Home Credit Việt
Nam
Kết quả tình hình Thu hồi nợ của Home Credit Việt
Nam
Bảng chỉ số đánh giá hoạt động rủi ro của Home
Credit Việt Nam

iii

88
90
91
92


DANH MỤC CÔNG THỨC
Số hiệu

Tên công thức

Trang

Công thức 1.1

Tỷ lệ nợ quá hạn

16

Công thức 1.2


Tỷ lệ KH có nợ quá hạn

16

Công thức 1.3

Tỷ lệ KH có nợ xấu

16

Công thức 1.4

Tỷ lệ thu hồi nợ

17

Công thức 1.5

Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn

17

Công thức 1.6

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khách hàng

17

Công thức 1.7


Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

18

Công thức 1.8

Tỷ lệ mất vốn

18

Công thức 1.9

Hệ số bù đắp các khoản cho vay bị mất

19

Công thức 1.10 Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng

19

Công thức 1.11 Chỉ số về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

19

Công thức 1.12 Xác suất rủi ro tín dụng 1

26

Công thức 1.13 Xác suất rủi ro tín dụng 2


26

Công thức 1.14 Công thức tính tổn thất dự kiến của khoản vay

26

iv


LỜI MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Công ty tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại và phát triển ở các nước phát

triển trên thế giới. Ở Việt Nam, sự ra đời của CTTC có vai trò và ý nghĩa quan trọng
đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại hóa. Tuy còn khá
mới mẻ nhưng các CTTC đang cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại (NHTM)
và tạo nên sự đa dạng, bổ trợ lẫn nhau, góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường
tài chính, cho hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian, góp phần tạo nên thêm
nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường năng động, phát triển bền
vững. Mặc dù ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam vẫn là việc để dành
tiền vào tiết kiệm, chi tiêu cho những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất lượng
hơn như các sản phẩm công nghệ, xe máy, sản phẩm gia dụng như tủ lạnh, tivi và
các nhu cầu tiêu dùng cá nhân khác được tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây.
Với một nền dân số trẻ, khoảng 20% người trẻ chưa có thu nhập và khả năng mua
sắm cao, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mua sắm ngày càng cao, dịch vụ cho vay
tiêu dùng trả góp ngày càng phát triển mạnh. Đây chính là thị trường rất tiềm năng

mà các NHTM, các CTTC cũng như các Tổ chức tín dụng khác đang hướng đến.
Hàng loạt các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty tài chính đang
cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm cho vay trả góp, thu hút khách hàng cá nhân.
Trong đó, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit
Việt Nam) là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cho vay mua hàng
trả góp.
Ông Bruce Allan Butler (Tổng giám đốc Công ty Home Credit Việt Nam,
2016) cho biết : “Trong năm 2016 lượng khách hàng của Home Credit Việt Nam
tăng ròng 1,9 triệu người, tăng trưởng doanh số cho vay đạt 94%, với với tỷ suất lợi
nhuận hàng năm đều đạt trên 20%” - một con mơ ước của các Tổ chức tín dụng tại
Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng như thế, Home Credit Việt Nam đã luôn phải đối
1


mặt với các loại rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng (RRTD), là một loại rủi ro mà Home
Credit Việt Nam đặc biệt quan tâm. RRTD là nguyên nhân cản trở sự phát triển, ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh, làm suy giảm năng lực tài chính và khả năng cạnh
tranh của Công ty, trong một số trường hợp RRTD dẫn đến sự phá sản. Ngoài ra
nếu xảy ra trên diện rộng và cùng thời điểm thì RRTD tại các tổ chức tín dụng có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia thậm chí
là toàn thế giới.
Xuất phát từ thực tiễn, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng và
tìm ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm tăng cường hoạt động quản trị RRTD
là vấn đề vô cùng cấp thiết. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng
tại Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam” để nghiên cứu.
II.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận một cách khoa học về Rủi ro tín dụng và thực


tiễn trong hoạt động Quản trịrủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV
Home Credit Việt Nam, tìm ra được các điểm làm được và chưa làm được, nêu bật
được thế mạnh cũng như điểm yếu, từ đó nêu ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện, nâng cao hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH
MTV Home Credit Việt Nam.
Đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:
-

Hệ thống và làm rõ một số lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng, RRTD và

Quản trị RRTD tại các Công ty tài chính cho vay tiêu dùng;
-

Phân tích và đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính

TNHH MTV Home Credit Việt Nam trong các năm từ 2014 đến năm 2016, từ đó
đưa ra được những điểm tích cực cũng như những mặt hạn chế của công tác này;
-

Đề xuất các giải pháp và các kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hoạt động

quản trị RRTD tại Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam.
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.

Đối tƣợng nghiên cứu
2



Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV
Home Credit Việt Nam
2.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH

MTV Home Credit Home Credit Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm
2016, từ đó đưa ra các giải pháp cho Home Credit Việt Nam, các giải pháp được
đưa ra chi tiết phù hợp với những đặc điểm hoạt động của Home Credit Việt Nam.
IV. Cấu trúc của đề tài: Cấu trúc của đề tài bao gồm 04 chương. Bao gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại
Công ty Tài chính
Chương 2: Phương pháp thiết kế và nghiên cứu luận văn.
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV
Home Credit Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính
TNHH MTV Home Credit Việt Nam.
V.

Kết quả và những vấn đề mới của luận văn
Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về Quản trị RRTD tại Công ty tài chính

cho vay tiêu dùng. Từ cơ sở lý thuyết đó, tiến hành phân tích, đánh giá và làm rõ
thực trạng quản trị RRTD tại Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt
Nam, những thành tựu cũng như hạn chế trong quản trị RRTD. Qua việc phân tích
nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị RRTD tại Home Credit Việt Nam,
tác giả đưa ra giải pháp khả thi để hoàn thiện công tác này. Điểm nổi bật của luận
văn là nghiên cứu chi tiết mô hình quản trị RRTD đang áp dụng tại một Công ty tài
chính chuyên về hoạt động cho vay tiêu dùng tại thị trường tài chính Việt Nam, rút

kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình đang nghiên cứu.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Một số nghiên cứu về vấn đề trên:
1.

Trần Tiến Chương, 2008. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng
trong hoạt động của ngân hàng thương mại, thấy rõ được sự cần thiết của công tác
quản trị rủi ro tín dụng, đưa ra các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng như mô hình
định tính về rủi ro tín dụng – mô hình 6C, các mô hình định lượng như: mô hình
điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đưa ra nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín dụng, áp dụng
nguyên tắc này như thế nào tại hệ thống các NHTM. Từ đó giúp người đọc có một
cái nhìn tổng quan nhất về quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM nói
chung và NHTM cố phần ngoại thương Việt Nam nói riêng. Tác giả sủ dụng các
phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích, xử lý, tính toán dữ liệu, dùng
mô hình định lượng để nêu bật được thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng ngoại thương Việt Nam, bao gồm các nội dung như chính sách quản lý,
chính sách phân bổ tín dụng, chính sách phán quyết, chính sách phân loại nợ, trích
lập và dự phòng RRTD, chính sách kiểm tra giám sát rủi ro, công tác xử lý nợ
xấu…tác giả đưa ra những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế, phân tích

nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi
ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam.
2.

Lê Kiều Mi, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần

dầu khí Việt Nam.Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại công ty tài
chính, đưa ra các căn cứ để phân loại rủi ro tín dụng, các chỉ số đánh giá rủi ro hoạt
4


động tín dụng tại công ty tài chính nói chung. Từ quá trình nghiên cứu lý luận đó,
tác giả đi vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cổ
phần tài chính dầu khí Việt Nam. Bằng các phương pháp phân tích, so sánh, xử lý
số liệu tác giả đã nêu bật được tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro rín dụng tại
công ty trong thời gian 2010-2013, phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng,
mô hình quản trị rủi ro tín dụng, cơ cấu tổ chức, bộ máy cũng như các chính sách
quản trị rủi ro tín dụng tại công ty. Sau khi phân tích, tác giả đánh giá các kết quả đã
đạt được và chưa đạt được, để từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
trị rủi ro tín dụng như các giải pháp về chính sách quản trị, xây dựng khung quản trị
rủi ro tín dụng và các giải pháp khác phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty.
3.

TS Nguyễn Hữu Thủy, 2006. Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín

dụng ngân hàng thương nước ta trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân.
Trong luận án này, tác giả đã đề cập đến đặc điểm của quá trình hình thành và

hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta là còn quá non trẻ. Điều kiện
về vốn nghèo nàn, công nghệ Ngân hàng lạc hậu, sản phẩmđơn điệu. Đội ngũ cán
bộ ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về một ngân hàng trong nền
kinh tế thị trường. Việc mở rộng quy mô tín dụng vượt quá khả năng quản lý, điều
hành. Thêm vào đó là sự chấp hành quy chế không nghiêm. Nhiều lúc đã quá chú
trọng đến lợi nhuận mà quên cả ngăn ngừa các rủi ro. Việc cạnh tranh giữa các ngân
hàng thì không lành mạnh, thậm chí hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng. Thông tin tín dụng
không đầy đủ, thiếu độ chính xác, lại lạc hậu. Thực hiện việc thế chấp không tốt,
thủ tục kiểm soát làm không thường xuyên. Sản phẩm đơn điệu, thu nhập chủ yếu từ
tín dụng trực tiếp và việc đánh giá rủi ro không được coi trọng. Khả năng thích nghi
với cạnh tranh của ngân hàng chưa cao, tư cách của người vay yếu kém dẫn đến rủi
ro đạo đức khá trầm trọng cho ngân hàng.
Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa
rủi ro tín dụng. Trong đó tập trung phân tích các giải pháp trọng tâm bao gồm từviệc
5


đào tạo cán bộ, sắp xếp bộ máy, mạng lưới, công tác điều hành, kiểm tra kiểm soát
cũng như việc đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.
Tuy nhiên, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 20044-2006, khi Việt Nam
chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế mới mở cửa, hệ thống
ngân hàng tài chính còn non trẻ, chưa thật sự phát triển. Các giải pháp hạn chế rủi ro
tín dụng cho hệ thống NHTM nói chung, chưa đi vào một ngân hàng cụ thể. Các
nghiên cứu về rủi ro cũng mới dừng ở việc nghiên cứu định tính, chưa lượng hóa
được rủi ro và chưa đưa ra được mô hình quản lý rủi ro tín dụng cụ thể nào cho các
ngân hàng.
4.

ThS Nguyễn Đình Thiện, 2013. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông


thôn Chi nhánh Thăng Long: Thấy gì qua quản lý rủi ro tín dụng. Tạp chí Kinh tế và
dự báo, tháng 8/2013.
Tài liệu mang đến người đọc cái nhìn tổng quan thực trạng quản lý RRTD tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long trong đó
tập trung đánh giá tình hình nợ xấu của chi nhánh, nguyên nhân dẫn đến tình hình
nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó trước tiên là do mô hình quản trị
RRTD còn nhiều bất cập, nghiệp vụ trong quản trị RRTD còn nhiều yếu kém. Ngoài
ra còn có nguyên nhân từ phía khách hàng và môi trường luật pháp chưa chặt chẽ,
còn nhiều kẽ hở tạo cơ hội cho những hành vi lợi dụng gây thất thoát tài sản của
Ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp trong quản trị RRTD tại chi
nhánh nhằm hạn chế RRTD và giảm thiểu nợ xấu cho chi nhánh như: đa dạng hóa
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải đúng quy trình, nguyên tắc;
đề xuất mô hình quản trị RRTD mới có thể kết hợp được các thành phần trong Hội
đồng xử lý rủi ro, bổ sung bộ phận nghiên cứu thị trường; cần có chiến lược kinh
doanh thích hợp, mở rộng mạng lưới khách hàng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu đánh giá, thiết lập các chỉ tiêu tín dụng, quản lý hạn mức tín dụng, mở rộng
các hình thức đồng tài trợ để giảm thiểu rủi ro; xây dựng và phát triển hệ thống cảnh
báo sớm; nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế RRTD, tăng cường
6


những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm
soát.
5.

Nguyễn Thị Gấm, 2017. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, tháng 8 năm 2017.
Tác giả đưa ra nhận định: Kiểm soát chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

là yêu cầu cấp thiết trong quản trị ngân hàng với mục tiêu đảm bảo cho hoạt động
tín dụng an toàn, hiệu quả hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và
phù hợp với môi trường hội nhập. Tác giả trình bày thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp, thực trạng các vấn đề như chất lượng nợ, cơ cấu tín
dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực, xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ
chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ, đưa ra nhận định quản lý RRTD đối với DN
đã dần theo hướng áp dụng thông lệ quốc tế. Tác giả đưa ra một số giải pháp để
tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
như các giải pháp xây dựng văn hóa quản trị RRTD, phân tán RRTD đối với DN
bằng đa dạng hóa danh mục cho vay, xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về RRTD
đối với DN, từng bước hoàn thiện quy trình tín dụng.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu sâu về Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính cho vay tiêu dùng
nói chung hay Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam nói riêng.
Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam”.
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
1.2.1. Công ty tài chính và hoạt động tín dụng của Công ty tài chính
1.2.1.1. Khái niệm Công ty tài chính
Khái niệm Công ty Tài chính (CTTC) xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ
XX. Ở mỗi nước, tùy theo chính sách phát triển và những quy định về các hoạt
động được phép thực hiện mà họ đưa ra những khái niệm khác nhau về CTTC.Thị
trường tài chính càng phát triển thì khái niệm CTTC càng được mở rộng, tuy nhiên
khái niệm chung về CTTC được quy định như sau: “Công ty Tài chính là loại hình
7


tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động
và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính,
tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật”- trích theo

khoản 1 – Điều 1 – Nghị định số 81/2008/NĐ-CP của Chính phủ v/v Sửa đổi, bổ
sung một số điều về Tổ chức, hoạt động của Công ty Tài chính.
Theo Christopher Viney – giảng viên,nhà khoa học, đồng thời là nhà quản lý
trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng Úc, trong cuốn “Financial Institutions,
Instrustment & Markets – Thị trường tài chính: Các công cụ và tổ chức tài chính”
đã xếp CTTC vào nhóm các tổ chức tài chính phi ngân hàng và nhấn mạnh: “Các
CTTC xuất hiện rộng rãi trước sức ép ngành ngân hàng bị quản lý ngày càng chặt
chẽ khi các cơ quan quản lý áp trần lãi suất và sức ép cho vay lên các NHTM.
Chính sức ép đối với NHTM đã tạo cơ hội cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh
ngoài hàng rào pháp lý của các NHTM, trong đó có các CTTC”.
1.2.1.2. Các loại hình Công ty tài chính
Căn cứ theo Nghị định số 39/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Hoạt động của
Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thì các CTTC có thể được phân loại
theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các tiêu thức phân loại.
*

Căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ:



CTTC bán hàng: Là loại hình CTTC chuyên cho người tiêu dùng vay để mua

hàng hóa từ một nhà bán lẻ hoặc một nhà sản xuất khác. Các món vay thường được
thực hiện nhanh chóng và tiện lợi tại nơi mua hàng của người tiêu dùng. Nhờ đó mà
CTTC bán hàng có thể cạnh tranh được với các NHTM trong cho vay tiêu dùng.


CTTC tiêu dùng: Là loại hình CTTC chuyên cho người tiêu dùng vay để mua

những món hàng riêng như đồ đạc, dụng cụ gia đình hoặc giúp thanh toán các món

nợ nhỏ. CTTC tiêu dùng thường là công ty riêng biệt hoặc do các ngân hàng sở hữu.


CTTC kinh doanh: Là loại hình CTTC chuyên cung cấp các dạng tín dụng đặc

biệt cho doanh nghiệp (DN) bằng cách mua các hóa đơn nợ của DN theo hình thức
chiết khấu, việc cung cấp này gọi là bao thanh toán. Ngoài ra, các CTTC kinh doanh
8


cũng chuyên môn hóa trong việc cho thuê thiết bị, là những tài sản mà họ mua và
sau đó cho các DN thuê lại trong một số năm.
*

Căn cứ vào quan hệ sở hữu của các CTTC:



CTTC Nhà nước: Là CTTC do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức

quản lý hoạt động kinh doanh. CTTC thuộc Tập đoàn/Tổng công ty Nhà nước do
Tập đoàn/Tổng công ty Nhà nước cung cấp 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần
chi phối.


CTTC Cổ phần: Là CTTC do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy

định của NHNN và các quy định khác của pháp luật được thành lập dưới hình thức
công ty cổ phần.



CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng (TCTD): Là CTTC do một TCTD thành lập

bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của Pháp luật, hạch toán
độc lập và có tư cách pháp nhân.


CTTC liên doanh: Là CTTC được thành lập bằng vốn góp giữa bên nước này

gồm một hoặc nhiều TCTD, DN nước khác và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều
TCTD nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.


CTTC 100% vốn nước ngoài: Là CTTC được thành lập bằng vốn của một

hoặc nhiều TCTD nước ngoài.
1.2.1.3. Mô hình Công ty tài chính và ý nghĩa của Công ty tài chính trong tập
đoàn kinh tế
Hầu hết các tập đoàn kinh tế ngày nay đều là những tập đoàn kinh doanh đa
quốc gia. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn này mang tính toàn cầu
với một mạng lưới các chi nhánh sản xuất và tiêu thụ rộng khắp trên thế giới. Ngày
nay, một tập đoàn kinh tế mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh doanh trong tất cả
các ngành nghề. Mô hình tập đoàn đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng
chính hiện nay, cơ cấu của tập đoàn kinh tế gồm ngân hàng, công ty thương mại và
các công ty sản xuất. Hoạt động tài chính – ngân hàng là một bộ phận quan trọng và
không thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của các tập đoàn kinh tế. Do vậy:
9





Việc thành lập và phát triển CTTC nhằm tìm kiếm các nguồn vốn để đáp ứng

nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn trên cơ sở triển khai đồng bộ các hình thức
huy động vốn trong nội bộ tập đoàn, trên các thị trường tài chính trong nước và
quốc tế gồm vay thương mại, vay tài trợ dự án, vay tài trợ xuất khẩu, thuê mua, vay
công ty, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…


ViệcthànhlậpvàpháttriểnCTTCnhằm

nângcaohiệuquảcácnguồnvốnhuyđộng,hoàntrảvốnvàlãivayđúnghạn,bảođảmsựcânđ
ốivữngchắcvềhoạtđộngtàichínhthôngquaviệcđiềuhànhvốnlinhhoạt,gắnliềnvớihoạtđộ
ngkinhdoanhtiềntệ,thamgiathịtrườngtiềntệ,thịtrườngvốntrongnước.


ViệcthànhlậpvàpháttriểnCTTCnhằm

nângcaohiệuquảsửdụngtàisản,côngtrình,dựánđượcđầutưvốnthôngquaviệcđầutưvốnđ
úngđịnhhướngpháttriển,đúngcôngtrình vàdựán.


Khithịtrườngchứngkhoánrađờivàpháttriển,CTTCtrongtậpđoànlàmộttrunggiant

àichínhđángtincậychocáccôngtythànhviêncủa

tậpđoànthamgia

thịtrườngchứngkhoán.
CTTCtrongcáctậpđoànkinhtếmộtmặtlànhữngdoanhnghiệpcótưcáchphápnhânh

oànchỉnh,hoạtđộngchủyếutronglĩnhvựctàichínhtiềntệ.Mặtkhác,CTTCtrongcáctậpđoànkinhtếđượcthànhlậptrướchếtlànhằmmụctiêuh
uyđộngvốnphụcvụnhucầuđầutưpháttriểncủatậpđoàn,tàitrợcáchoạtđộngbánhàng,hoạt
độngsảnxuấtkinhdoanhnângcaohiệuquảsửdụngvốn,tăngsứccạnhtranhvàphụcvụchiến
lượcpháttriểncủatậpđoàn.Nóicáchkhác,CTTCtrongtậpđoànkinhtếcónhiệmvụtìmkiế
mcácnguồnvốnđầutư
đểcungứngchotậpđoànvàcáccôngtythànhviêntrongtậpđoàn;quảnlýđầutưcáckhoảnvố
nchưasửdụngtrongtậpđoàn;quảnlýcáckhoảntiềntạmthờinhànrỗi,điều
hoàvốngiữacácđơnvịthànhviêncủatậpđoàn;làmđầumốivàtưvấnchotậpđoàn,cáccôngt
ythànhviêntrongquanhệvớingânhàng,cácCTTC,đối tácđầutư;quảnlý vàápdụngcác
biệnphápquảntrịrủiro

tài

chínhtrongtậpđoàn;cungcấpcácdịchvụtưvấntàichínhkhácchocáccôngtythànhviêncủa
tậpđoànvàkháchhàngbênngoàitậpđoànnhưchovayđểmuahànghoá
10


dotậpđoànsảnxuấtkinhdoanh...
DonhữngđặcthùnhưvậymàtronghoạtđộngcácCTTCphảithựchiệnnhiềuchứcnăn
gvànhiệmvụliênquanđếntìnhtrạngtàichínhcủacáctậpđoànkinhtế.Nhiệm
vụchínhcủacácCTTCngoàiviệcđầutưkinhdoanhsinhlợicòngiúptậpđoànduytrìnguồnl
ựctàichínhtốtnhấtđểtăngcườngkhảnăngcạnhtranhcủatậpđoàn.CTTCcòngiúptậpđoàn
kinhtếkhaithácmộtcáchtốtnhấtcáccơhộikinhdoanhcóhiệuquảtrênthịtrường.
Nhưvậy,CTTCtrongtậpđoànkinhtế,bêncạnhhoạtđộngvới

tưcách

làmộtdoanhnghiệpđộclập,còncó hainhiệmvụ chủyếulà:



Huyđộngnguồntàichínhchotậpđoànkinhtếvớinhữngđiềukiệnthuậnlợi.Mộttrong

nhữngnhiệmvụquantrọnghàngđầucủacácCTTClàphảitìm
độngcácnguồnvốnchotậpđoànkinhtếthôngqua

nhiềuhìnhthức

kiếmvàhuy
khácnhauđược

phápluậtchophép.Các
CTTCcóthểtrìnhcácđềánvayvốntừcácngânhàngthươngmạihoặctrìnhChínhphủchoph
áthànhcácloạitráiphiếucôngtrình,cácloạicổphiếudựánđầutưđểhuyđộngvốnnhằmmởr
ộngvàpháttriểngiốngnhưhoạtđộngcủacácngânhàngthươngmại.CácnguồnvốnmàCTT
Chướngđếnphảiđadạngvềthờihạn,lãisuấthợplývàcóquymôlớnnhằmthỏamãnnhucầuđ
ầu tưvàsửdụngvốncủa tậpđoànkinhtế.
Đầutưvàquảntrịvốncủatậpđoànkinhtếmộtcáchhiệuquảnhất.Khicácnguồnvốnđư
ợchuyđộng,nhiệmvụquantrọngtiếptheocủacácCTTClàsửdụngphùhợpcácnguồnvốnh
uyđộngvàocáchoạtđộngsảnxuấtkinhdoanhđemlạilợinhuận,đầutưvàocáctàisảncótỷlệ
hoànvốncao.ĐồngthờicácCTTCcũngphảiđảmbảochonguồnvốncủatậpđoànkinhtếkhi
nguồnvốnđầutư
vàonhữngtàisảnlàmmấtkhảnăngchitrả.Đâykhôngphảilàmộtnhiệmvụdễdàng,bởingoài
việccácCTTCkhôngchỉrõkếtcấuhợplýnhấtchocácloạitàisảnngắnhạnvàdàihạncủatậpđ
oànkinhtếnênthựchiện,màcònphảitìmrađượcnhữngcơhộiđầutưtốtnhất.Hơnnữa,cácC
TTCcònphảiquyếtđịnhthờihạnsửdụngnhữngtàisảnhiệncóvànhucầubổsungnhữngtàis
ảnmớitrongtươnglaichocáccôngty
thànhviênkháctrongtậpđoànkinhtếđểxácđịnhkếhoạchvàdựbáotàichínhtrongtươnglai.
Tómlại,CTTCcómộtvịtríđặcbiệtquantrọngtrongmôhìnhtổchứcvàchiếnlượcphát
11



triểncủatậpđoànkinhtế.Hoạtđộngkinhdoanhtàichínhcủatậpđoàncóvaitròtolớnvàrấtcầ
nthiếtchosự
tồntạivàpháttriểncủatậpđoànbởixuhướngcơbảncủatậpđoànchủyếulàkiểmsoát,chiphố
i vềmặt tài chính,đầutưcủacác đơnvịthànhviêncủa tậpđoàn.
CTTCtrongtậpđoànđượcthànhlậptrướchếtlànhằmhuyđộngvốnphụcvụnhucầuđầ
utưpháttriểncủatậpđoàn,tàitrợcáchoạtđộngbánhàng,hoạtđộngsảnxuấtkinhdoanh,nân
gcaohiệuquảsửdụngvốn,tăngsứccạnhtranhvàphụcvụchiếnlượcpháttriểncủatậpđoànki
nhtế.Nhưvậytrongtậpđoànkinhtế,CTTCcóhainhiệmvụchủyếulàhuyđộngvốnphụcvụn
hucầusảnxuấtkinhdoanhcủatậpđoànvàkinhdoanhtiền tệ.
1.2.1.4. Hoạt động tín dụng của Công ty tài chính
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của CTTC trong tập đoàn
kinh tế tạo ra lợi nhuận. Các CTTC thu lãi suất cho vay tín dụng để bù đắp các chi
phí huy động vốn, chi phí dự phòng, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí
thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư. Hoạt động cho vay đa dạng, phong phú bao
gồm nhiều loại hình:
*

Nếu căn cứ vào thể thức cho vay, hoạt động tín dụng gồm:



Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, CTTC và khách hàng thực hiện thủ tục

cho vay và ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.


Cho vay theo hạn mức: CTTC xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức


dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn
mức cho vay, CTTC thực hiện cho vay từng lần. Mỗi năm ít nhất một lần, công ty
tài chính xem xét, xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư
nợ này phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
*

Nếu căn cứ vào đối tượng cho vay, hoạt động cho vay gồm:



Cho vay theo ngành nghề kinh doanh: Còn gọi là cho vay để kinh doanh như

cho vay theo các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nông nghiệp, bất động
sản....

12




Cho vay tiêu dùng: CTTC cho khách hàng vay để mua vật dụng như xe hơi, xe

máy, các hàng hóa có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài như mua nhà, mua thẻ tín
dụng, trang trải các chi phí cá nhân....


Cho các TCTD khác vay.




Cho tập đoàn kinh tế và các công ty thành viên của tập đoàn kinh tế vay.

*

Nếu căn cứ vào thời gian cho vay, hoạt động cho vay gồm:



Cho vay ngắn hạn: Thời gian cho vay dưới 01 năm.



Cho vay trung và dài hạn: Thời gian cho vay từ 01-05 năm.

1.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính
Theo Ủy ban giám sát Basel thì “Rủi ro tín dụng (RRTD) được định nghĩa
một cách đơn giản là khả năng mà một khách hàng vay hoặc một đối tác không
đáp ứng nghĩa vụ của mình phù hợp với những điều kiện đã thỏa thuận”.
Theo Timothy W.Koch (1995, trang 107) :“Rủi ro tín dụng là sự thay đổi
tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không
thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.
Theo khoản 1 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc NHNN Việt Nam và các quyết định sửa đổi, bổ sung về việc phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của TCTD,
RRTDlàkhảnăngxảyratổnthấttronghoạtđộngngânhàngcủaTCTDdokhách

hàng

không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, RRTD tại CTTC có thể hiểu là khả năng (xác xuất) khách hàng vay

không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với CTTC, gây ra tổn thất đối với CTTC
đó.
1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (RRTD) có các đặc điểm cụ thể như sau:


RRTD mang tính gián tiếp: rủi ro tín dụng phát sinh từ khi công ty tài chính

chuyển vốn cho khách hàng, trong quá trình sử dụng vốn vay khách hàng gặp khó
khăn khi hoạt động sản xuất kinh doanh, và điều này làm ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của khách hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi rủi ro
của khách hàng vay.
13




RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: Tuy các sản phẩm tín dụng của công

ty tài chính không đa dạng như Ngân hàng thương mại, nhưng Rủi ro tín dụng vẫn
xuất hiện mà CTTC không lường trước được và gây ra hậu quả khó lường. Nền kinh
tế càng phát triển thì mở ra càng nhiều cơ hội kinh doanh nhưng đi kèm với nó là
không ít rủi ro. Khách hàng vay kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, mà
mỗi lĩnh vực có một đặc điểm riêng, do đó rủi ro tín dụng đối với mỗi khách hàng là
khác nhau, phức tạp và rất đa dạng.


RRTD có tính tất yếu: rủi ro và lợi nhuận luôn đi kèm với nhau, vì vậy các

CTTC phải chấp nhận rủi ro như một điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh của

mình. Điều này có nghĩa là khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng thì CTTC đã phải xác
định có rủi ro trong tất cả các khoản mà mình cấp tín dụng cho khách hàng
1.2.4. Phân loại rủi ro tín dụng
1.2.4.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro


Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao

dịch, trong khâu xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm
rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo, và rủi ro nghiệp vụ.


Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh

mục cho vay của CTTC, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

14


RỦI RO
LỰA CHỌN
RỦI RO GIAO DỊCH
RỦI RO
ĐẢM BẢO
RỦI RO TÍN DỤNG
RỦI RO
NGHIỆP VỤ

RỦI RO NỘI
TẠI

RỦI RO DANH MỤC
RỦI RO
TẬP TRUNG

Sơ đồ 1.1: Phân loại RRTD theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
1.2.4.2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng


Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi đến thời hạn trả nợ quy định trong

hợp đồng tín dụng mà khách hàng vẫn chưa trả nợ vay.


Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh

nghiệp đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh
nghiệp để thu nợ.


RRTD không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác

mang tính chất tín dụng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, đồng
tài trợ…
1.2.5. Các chỉ số đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng
1.2.5.1. Quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng không phải chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng nhưng
nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của
TCTD thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng. Điều này thể hiện ở
các khía cạnh:
15



×