Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

TEST VIA Tầm soát ung thư cổ tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.99 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................2
Khái niệm cơ bản về ung thư cổ tử cung..................................................................................7
1.1.3. Triệu chứng:....................................................................................................................8
1.2. Dịch tể học ung thư cổ tử cung..............................................................................................9
1.2.2. Tình hình ung thư cổ tử cung tại Việt Nam..................................................................10
1.2. 3. Tình hình tầm soát ung thư cổ tử cung ở Đắk Lắk......................................................13

Chương II:......................................................................................................................... 18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm:.........................................................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................18
2.4. Phương pháp chọn mẫu:......................................................................................................18
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu:.....................................................................................................18
2.6. Công cụ thu thập số liệu:.....................................................................................................19
2.7. Phương pháp xử lý số liệu:.................................................................................................19
2.8. Vấn đề y đức trong nghiên cứu:...........................................................................................19
2.9. Một số khái niệm:................................................................................................................19

Chương III........................................................................................................................20
KẾT QUẢ......................................................................................................................... 20
3.3. Một số yếu tố liên quan.......................................................................................................29

KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................36

1


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


ASR:
Tỷ lệ mắc một bệnh nào đó của một quần thể nếu quần
thể đó có cấu trúc tuổi chuẩn
BYT

Bộ Y tế

CTC

Cổ tử cung

LEEP

Cắt chóp bằng vòng điện

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

UTCTC

Ung thư cổ tử cung

VIA

Phát hiện bằng mắt thường với axít acetic

WHO

Tổ chức y tế thế giới


KH

Khách hàng

HPV

Vi rút gây u nhú ở người (Human Papilloma Vi rút)

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp ở nữ giới, đứng hàng thứ ba
trong các loại ung thư chung và đứng thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong.
Bệnh có biểu hiện chảy máu âm đạo ở giai đoạn sớm nhưng hầu hết các triệu chứng
của bệnh không xuất hiện cho tới khi ung thư ở giai đoạn tiến triển. Ung thư cổ tử
cung là bệnh có thể phòng ngừa nếu được phát hiện sớm. Ước tính hàng năm có
khoảng nửa triệu phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung. Tại các nước đang phát triển,
tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung có giảm dần nhờ các chương trình sàng
lọc phát hiện sớm khi có các biểu hiện ở giai đoạn tiền ung thư và được điều trị
sớm.
Chìa khóa cho việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung chính là tầm soát nhằm
phát hiện, theo dõi và điều trị thích hợp các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung
xâm lấn. Điều này thể hiện rõ nhất qua xuất độ ung thư cổ tử cung thấp ở các
nước phát triển, nơi có hệ thống tầm soát đủ số lượng và chất lượng, sẽ giảm đến
80% xuất độ ung thư cổ tử cung.
Ở Việt Nam, ung thư cổ tử cung cũng là dạng phổ biến nhất ở phụ nữ, chưa
có số liệu thống kê quốc gia về ung thư, nghiên cứu chủ yếu thực hiện tại các tỉnh,
thành phố lớn. Hiện tại chưa có chương trình sàng lọc ung thư quốc gia nào tại Việt

Nam. Ngay cả ở những nơi có thực hiện khám phát hiện về ung thư, các phòng
khám thường quá tải và người dân không cảm thấy dịch vụ tại tuyến xã/phường và
quận/huyện đạt chất lượng cao. Trong nhiều trường hợp, do thiếu thiết bị chẩn đoán
phù hợp mà phụ nữ lại phải xét nghiệm lần nữa khi họ được chuyển lên tuyến trên
trong hệ thống y tế. Những người muốn điều trị ung thư thường buộc phải chuyển
lên thành phố điều trị, kèm theo người chăm sóc, vì thế mắc ung thư cổ tử cung có
thể dẫn đến những hậu quả kinh tế xã hội nặng nề.

3


Các yếu tố gây ung thư cổ tử cung đã được các nghiên cứu trên thế giới ghi
nhận. Trong đó nguyên nhân trực tiếp chủ yếu là việc nhiểm vi rút HPV, bên cạnh
đó có một số yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội, hành vi tình dục không an toàn,
quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều đối tượng, tình trạng sinh nhiều con, tiếp
xúc khói thuốc lá, tiền sử gia đình có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện ung thư
cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là hậu quả cuối cùng của một quá trình diễn biến tự
nhiên qua nhiều giai đoạn, bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, trong đó việc
thực hiện các chương trình sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện các tổn thương cổ tử
cung ở giai đoạn sớm được đánh giá là biện pháp có hiệu quả góp phần làm giảm
tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, làm giảm gánh nặng ung thư cổ tử
cung tại các nước trên thế giới.
Các quốc gia trên thế giới hiện đang sử dụng một số kỹ thuật sàng lọc ung
thư cổ tử cung khác nhau, trong đó quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung
dịch acid acetic 3%-5% (phương pháp VIA) được coi là phương pháp sàng lọc ung
thư cổ tử cung phù hợp với các quốc gia có nguồn lực thấp do đáp ứng được yêu
cầu kỹ thuật và phù hợp với hệ thống y tế, giá thành thấp.
Tại Việt Nam sàng lọc ung thư cổ tử cung chủ yếu tại cơ sở y tế, sàng lọc ung
thư tại cộng đồng còn rất hạn chế. Phương pháp quan sát cổ tử cung bằng mắt

thường với dung dịch acid acetic 3% - 5% được Bộ Y tế hướng dẫn và quy định là
phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung đầu tay thực hiện tại các tuyến y tế cơ
sở, trong những năm gần đây việc sử dụng phương pháp VIA trong sàng lọc ung
thư cổ tử cung chưa được triển khai thực hiện tuyến y tế cơ sở tại Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía Bắc giáp Gia Lai,
phía Nam giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đắk Nông, phía Đông giáp Phú Yên,
Khánh Hòa. Tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc bao gồm 15 đơn vị hành chính: 1 thành
phố, 1 thị xã, 13 huyện.
4


Hiện nay dã có một số nghiên cứu về tỷ lệ ung thư cổ tử cung thông qua xét
nghiệm phết tế bào (PAP’S). Trong những năm qua việc sàng lọc tầm soát về ung
thư cổ tử cung được thực hiện và triển khai tốt ở hầu hết các tuyến của thành phố,
tập trung chủ yếu vẫn là làm phết tế bào âm đạo hoặc soi cổ tử cung. Kỹ thuật VIA
chưa được chú ý trong sàng lọc, đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu
quả khá cao trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Để có kế hoạch hành động đúng và phù hợp với tình hình thực tế ở địa
phương, việc thực hiện phương pháp VIA nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
ở phụ nữ đến khám phụ khoa là điều cần thiết. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe
sinh sản chưa có nghiên cứu nào về tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp
VIA. Vì vậy chúng tôi xây dựng đề tài nghiên cứu “Tầm soát ung thư cổ tử cung
bằng phương pháp VIA ở phụ nữ trên 15 tuổi đến khám phụ khoa tại Trung tâm
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đắk Lắk năm 2016”
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định tỷ lệ thực hiện test VIA, một số yếu tố liên quan đến phụ nữ được
tiến hành khám sàng lọc bằng test VIA.
Xác định tỷ lệ tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp VIA ở phụ nữ trên
15 tuổi đến khám phụ khoa tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đắk
Lắk trong năm 2016.


5


Chương I:
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về ung thư cổ tử cung.
1.1.1. Cấu tạo giải phẩu của Âm đạo, CTC.

Âm đạo
Âm đạo là một ống cơ trơn đàn hồi kéo dài từ âm hộ hướng lên trên và ra sau tới
tận cổ tử cung và tử cung. Âm đạo rộng nhất ở phía trên (cạnh cổ tử cung) và hẹp
hơn ở phía tiền đình âm hộ. Thành trước liên quan mật thiết với bàng quang; thành
sau liên quan mật thiết với trực tràng. Bình thường âm đạo có màu hồng và nhiều
nếp gấp hay gờ.
Khoảng trống phía trên âm đạo bao quanh cổ tử cung gọi là túi cùng.
• Túi cùng bên: nằm giữa cổ tử cung và thành âm đạo.
• Túi cùng trước: nằm giữa cổ tử cung và thành trước âm đạo.
• Túi cùng sau: nằm giữa cổ tử cung và thành sau âm đạo.
Cổ tử cung: Cổ tử cung là phần đổ ra của tử cung. Cổ tử cung bình thường có hình
trụ, chiều dài từ 3 – 4 cm và có đường kính từ 2.5 –3.5 cm. Lỗ ngoài cổ tử cung mở

6


vào âm đạo. Lỗ trong cổ tử cung nằm ở vị trí giữa nối cổ và thân của tử cung, phía
trên âm đạo.
Các phần của cổ tử cung:



Phần ngoài của cổ tử cung: từ phía ngoài vào tới lỗ ngoài cổ tử cung
và có thể quan sát rõ khi đặt mỏ vịt.



Phần trong của cổ tử cung: phần phía trên lỗ ngoài cổ tử cung và khó
có thể quan sát.



Ống cổ tử cung: tiếp nối đến phần trong cổ tử cung, nối buồng tử cung
với âm đạo, kéo dài từ lỗ trong cổ tử cung đến lỗ ngoài cổ tử cung.

Lỗ ngoài cổ tử cung
Cổ tử cung và lỗ ngoài khác nhau về kích thước và hình dạng phụ thuộc vào độ
tuổi, thai nghén, và tình trạng hormon:
• Lỗ ngoài có hình tròn, nhỏ ở tuổi dậy thì hoặc những người chưa sinh.
• Có thể rộng, không đều, hình mỏm cá ở người đã sinh đẻ.
Cấu tạo của cổ tử cung
Bao gồm mô liên kết, cơ trơn dày đặc, được bao phủ bởi hai loại biểu mô:
• Biểu mô lát tầng (thường bao phủ ở phần ngoài cổ tử cung).
• Biểu mô trụ (bao phủ phần trong cổ tử cung và đôi khi có thể có ở phần
ngoài cổ tử cung).
Hai loại biểu mô này gặp nhau ở ranh giới biểu mô lát trụ (SCJ).
Khái niệm cơ bản về ung thư cổ tử cung.
Ung thư CTC là ung thư hình thành trong mô cổ tử cung được gây ra bởi
việc nhiễm vi rút sinh nhú ở người (HPV). Hầu hết các trường hợp UTCTC đều bắt
đầu trong vùng chuyển tiếp giữa cổ trong và cổ ngoài. Các tế bào vùng chuyển tiếp
bị tổn thương, nhiễm HPV và biến đổi dần dần, phát triển thành các tổn thương tiền
ung thư rồi UTCTC. UTCTC là bệnh ung thư tiến triển chậm, các giai đoạn đầu

thường không có triệu chứng và có thể phát hiện thông qua các phương pháp sàng
7


lọc UTCTC. Có hai loại ung thư chính của UTCTC là ung thư tế bào biểu mô vảy
và ung thư tế bào tuyến, khoảng 80- 90% UTCTC là ung thư tế bào biểu mô vảy
phát triển trong tế bào biểu mô vảy bao phủ bề mặt vùng cổ ngoài cổ tử cung,
thường bắt đầu ở vùng chuyển tiếp. Ung thư tế bào tuyến cổ tử cung phát triển từ
tế bào trụ vùng cổ trong cổ tử cung. Có tỷ lệ rất nhỏ UTCTC có các loại tổn thương
của hai loại ung thư biểu mô tế bào vảy và tế bào tuyến gọi là ung thư hỗn hợp.
Không phải tất cả các phụ nữ có tổn thương tiền ung thư sẽ tiến triển thành
UTCTC . Đối với các phụ nữ phần lớn các tế bào ung thư biến mất mà không cần
điều trị, nhưng một số phụ nữ các tổn thương tiền ung thư sẽ tiến triển thành
UTCTC. Do đó việc phát hiện sớm và điều trị triệt để các tổn thương tiền ung thư
sẽ giúp ngăn ngừa hầu hết các trường hợp UTCTC.
1.1.3. Triệu chứng:
Giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Muộn hơn có xuất hiện một
vài triệu chứng nhưng rất mơ hồ. Biểu hiện chủ yếu là ra máu âm đạo bất thường
như: ra máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau
thụt rửa âm đạo, ra máu sau thời gian mãn kinh.
Một số dấu hiệu khác có thể thấy như: đau bụng vùng tiểu khung, đau trong
khi giao hợp, ra nhiều khí hư màu trắng đục và hôi…
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung:
- Giai đoạn sớm: Tân sinh trong biểu mô CTC hoặc ung thư tại chổ. Chỉ khu
trú tại CTC.
- Giai đoạn 1b-2a: Ung thư xâm lấn thân tử ung, âm đạo hoặc vùng quanh
CTC.
- Giai đoạn 2b-4a: Ung thư di căn đến các cơ quan gần bàng quan, trực tràng.
- Giai đoạn 4b: Ung thư di xa, phổi, não, gan…


8


1.2. Dịch tể học ung thư cổ tử cung.
1.2.1. Tình hình bệnh ung thư cổ tử cung trên thế giới
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư hay gặp ở nữ giới. Bệnh tiến triển qua
nhiều năm, ước tính trên thế giới có khoảng 1.4 triệu phụ nữ mắc ung thư cổ tử
cung và nhiều hơn gấp 2-5 lần (khoảng 7 triệu) phụ nữ có triệu chứng tiền lâm sàng
cần được phát hiện và điều trị [27]. Theo kết quả của các nghi nhận ung thư trên thế
giới, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư chung, đứng thứ
2 trong các ung thư ở nữ giới sau ung thư vú và đứng thứ tư trong số các nguyên
nhân gây tử vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có xu
hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tại các nước nghèo và nếu không
có biện pháp can thiệp thì tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung sẽ tăng 25% trong
vòng 10 năm tới. Theo báo cáo của IARC (Hiệp hội nghiên cứu ung thư Quốc tế),
năm 2008 thế giới có khoảng CIN I Các biến đổi do HPV gây ra Cổ tử cung bình
thường CIN II, III Ung thư xâm lấn Nhiễm HPV Các yếu tố nguy cơ HPV nguy cơ
cao Các yếu tố hiệp đồng HPV nguy cơ cao (týp 16, 18) Khoảng 60% thoái lui sau
2-3 năm. Khoảng 15% tiến triển trong 3-4 năm. Khoảng 30-70% tiến triển trong 10
năm tới. Theo báo cáo của IARC (Hiệp hội nghiên cứu ung thư Quốc tế), năm 2008
thế giới

có khoảng 529.828 trường hợp mới mắc tương đương với tỷ lệ

15,3/100.00 dân, trong đó tỷ lệ ở các nước đang phát triển là 17,8/1000 (453.321
trường hợp) và các nước phát triển là 9,0/100.000 (76.507 trường hợp), trên 85%
các trường hợp ung thư và tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà ung
thư cổ tử cung được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây gánh nặng bệnh
tật lớn tại cộng đồng các quốc gia này. Có một sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ mắc
ung thư cổ tử cung giữa các khu vực trên thế giới. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề

nhất bởi ung thư cổ tử cung là những khu vực nghèo nhất trên thế giới: Ung thư
CTC tác động mạnh đến những quốc gia và vùng lãnh thổ nghèo nhất thế giới.
Trung và Nam Mỹ, vùng Caribe, cực dưới sa mạc Sahara của Châu Phi, một phần
9


châu Đại dương và một phần Châu Á có xuất độ mắc UTCTC cao nhất
(>30/100.000). So với xuất độ mắc UTCTC thấp <10/100.000 dân ở Bắc Mỹ và
Châu Âu [6], thì một số quốc gia đang phát triển lại có xuất độ mắc UTCTC cao
hơn như: Tanzania (69/100.000), Bolivia (55/100.000), Papua New Guinea
(40/100.000). Số trường hợp UTCTC cao nhất là Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, quốc
gia đông dân thứ hai thế giới với 132.000 trường UTCTC mới hàng năm (chiếm ¼
tổng số trường hợp UTCTC mắc mới hàng năm trên toàn cầu). Ung thư CTC nhìn
chung là bệnh của những phụ nữ nghèo, khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc
sức khỏe hạn chế; khoảng 85% phụ nữ tử vong vì căn bệnh này sống ở các quốc gia
đang phát triển, là nguyên nhân thường gặp nhất trong các ca tử vong do ung thư ở
các nước đang phát triển [5]. Ở các nước đang có nền kinh tế kém phát triển, thiếu
các can thiệp dự phòng ung thư CTC hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất
công về gánh nặng sức khỏe này.
1.2.2. Tình hình ung thư cổ tử cung tại Việt Nam.
Tại Việt Nam ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến
nhất ở nữ giới và là nguyên nhân gây 10 tử vong hàng đầu do ung thư đối với phụ
nữ. Theo báo cáo của Nguyễn Bá Đức và Bùi Diệu, năm 2000 tỷ lệ mắc ung thư cổ
tử cung xấp xỉ tỷ lệ mắc ung thư vú [8]. Kết quả ghi nhận ung thư trong 4 năm từ
1/1/2001 đến 3/12/2004 tại 5 tỉnh, thành phố cho thấy ung thư cổ tử cung là một
trong 5 loại ung thư phổ biến ở nữ giới tại Việt nam, là loại ung thư đứng hàng đầu
trong các ung thư ở nữ giới Miền Nam với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi (ASR) là
20,8/100.000, đối với các địa phương miền Trung và miền Bắc (Thừa Thiên Huế,
Hà Nội, Hải Phòng) [9]. Giai đoạn 2004-2008, tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần
Thơ UTCTC đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú (tỷ lệ mắc chuẩn là 15,3/100.000 và

19,6/100.000), tại Thừa Thiên – Huế đứng hàng thứ 3 với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi
là 4.7/100.000, tại Hà Nội, Hải phòng và Thái Nguyên, tỷ lệ mắc lần lượt là:
10,5/100.000; 5,5/100.000; 3,5/100.000 [8, 9]. Tổ chức Y tế thế giới năm 2005 đã
10


ước tính tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở Việt Nam là 16-24/100.000 phụ nữ và do
đó Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư CTC cao trên thế giới
[9]. Theo thống kê, năm 2008 Việt Nam có khoảng 5174 trường hợp mới mắc với
tỷ suất là 11,7/100.000, chiếm 11,65% số trường hợp mới mắc của các nước Đông
Nam Á (44.404 trường hợp). Tỷ lệ ung thư cổ tử cung tại Việt Nam tương đương so
với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Brunei. Ước tính đến năm
2025 tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung tăng lên từ 62% (ở nhóm < 65 tuổi) hoặc
75% (ở nhóm trên 65 tuổi) so với năm 2008. Tỷ lệ tử vong có sự chênh lệch theo
nhóm tuổi trong đó các ca tử vong phổ biến nhất ở nhóm phụ nữ trên 65 tuổi với
844 trường hợp, chiếm 34,1% [6]. Ở Việt Nam, các chương trình ghi nhận ung thư
cổ tử cung cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung tùy theo địa dư
Bắc, Trung, Nam, đặc biệt là sự chênh lệch rất lớn giữa miền Bắc và miền Nam,
theo đó tỷ lệ UTCTC ở miền nam cao gấp bốn lần UTCTC ở miền Bắc [9]. Chương
trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tại cộng đồng trên 100.000
phụ nữ nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh giai đoạn 2008-2010 của chương trình mục
tiêu quốc gia phòng chống ung thư cho kết quả tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung là
19,9/100.000 dân cao hơn so với kết quả ghi nhận ung thư là 11 13,5/100.000 dân
đã cho thấy giá trị của chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung tại cộng đồng [7].
Những ghi nhận và nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thay đổi về tỷ lệ ung thư
CTC theo thời gian, trong những năm gần đây, số lượng các ca bệnh được chẩn
đoán cũng như tỷ lệ hiện mắc của ung thư CTC tăng lên. Kết quả thực hiện các
chương trình sàng lọc góp phần làm giảm tỷ suất mắc ung thư cổ tử cung theo tuổi
năm 2010 (ASR= 13,6) so với năm 2000 (ASR= 17,3) [8], nhưng ung thư cổ tử
cung vẫn là loại ung thư phổ biến và đứng hàng thứ 4 trong các loại ung thư của nữ

giới năm 2010 [8, 9].
Mỗi ngày, nước ta có 9 phụ nữ tử vong vì UTCTC và có khoảng 100.000
phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc UTCTC với 11 trường hợp tử vong. Mỗi năm có
11


trên 5.000 trường hợp mắc và hơn 2.000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Đó là
những thông tin mới nhất về căn bệnh chết người này ở phụ nữ đã được đưa ra
trong hội thảo “Nâng cao nhận thức về UTCTC tại Việt Nam” do Viện sức khỏe
sinh sản và Gia đình (RaFH) phối hợp với Quỹ UTCTC Australia tổ chức ngày
18/3/2015 tại Hà Nội.
Sàng lọc ung thư CTC ngày càng được coi trọng. Số liệu báo cáo về ung thư
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chưa có
chính sách sàng lọc trên phạm vi toàn quốc mặc dù Bộ Y tế đã ban hành Quyết
điịnh 1476/QĐ-BYT ngày 16/5/2011.
Một nghịch lý là trong khi ung thư CTC là một ung thư gần như có thể dự
phòng được, bệnh này lại là một loại ung thư phổ biến nhất mà phụ nữ Việt Nam
phải chịu. Một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này là phụ nữ không
được sàng lọc một cách hệ thống với các xét nghiệm thích hợp và dễ tiếp cận, và
sau đó lại không được điều trị hiệu quả khi cần.
Kết quả đánh giá ban đầu về dự phòng thứ cấp ung thư CTC mà tổ chức
PATH tiến hành năm 2007 [25] cho thấy xét nghiệm tế bào học CTC hiện nay đang
được thực hiện ở tuyến tỉnh và trung ương chủ yếu nhằm phát hiện bệnh ở những
phụ nữ đã có triệu chứng. Phần lớn phụ nữ thường chỉ đến cơ sở y tế khi đã có
triệu chứng và khoảng 80% trường hợp đến ở giai đoạn ung thư muộn khi khả
năng chữa trị chỉ còn rất thấp. Sàng lọc những phụ nữ chưa có triệu chứng rõ rệt
của ung thư sẽ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm cho khoảng 70-80% các
trường hợp, là giai đoạn có khả năng chữa trị hiệu quả hơn. Sàng lọc tại cộng đồng
được thực hiện ở một số địa bàn trọng điểm, ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh (tế
bào học) và một số quận/huyện ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung (VIA) cho các

dự án thí điểm và nghiên cứu. Những phụ nữ đến cơ sở tuyến huyện và tuyến xã
với triệu chứng nghi ngờ tiền ung thư và ung thư được chuyển lên tuyến tỉnh và

12


trung ương để chẩn đoán và điều trị vì tại các cơ sở này có bác sĩ chuyên sâu khả
năng đọc kết quả xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học.
1.2. 3. Tình hình tầm soát ung thư cổ tử cung ở Đắk Lắk
Chương trình tầm soát UTCTC trong những năm qua đã thực hiện nhưng còn
mang tính chất tiện thể và chủ yếu tập trung vẫn là phết tế bào âm đạo hoặc soi cổ
tử cung. Kỹ thuật VIA chưa được chú ý trong sàng lọc, đây là kỹ thuật đơn giản
nhưng mang lại hiệu quả khá cao trong việc phát hiện sớm UTCTC.
Tuy nhiên để tiếp tục góp phần phát hiện sớm UTCTC nhằm điều trị kịp thời
UTCTC cho phụ nữ tại địa phương, sử dụng phương VIA tại Đắk Lắk cũng như
thiết lập mô hình cung cấp dịch vụ điều trị của hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh
sản, giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ.
1.2.4. Tầm soát phát hiện sớm UTCTC bằng kỹ thuật VIA
Trong khi Pap smear đã được chứng minh là thành công ở những nơi có cơ
sở hạ tầng thích hợp, có nguồn lực cao và có khả năng làm lại thường xuyên, kỹ
thuật này lại không có tác động thay đổi đáng kể tỷ lệ mắc ung thư CTC chung
đang ngày càng tăng lên ở Việt Nam. VIA lại có thuận lợi hơn Pap Smear vì có thể
cho kết quả ngay và cho phép xử trí cần thiết kể cả điều trị ngay khi khám. IARC
(WHO) đã nghiên cứu các số liệu theo dõi trong khoảng thời gian dài ở các phụ nữ
vùng nông thôn Ấn Độ và phát hiện rằng sử dụng VIA cùng với điều trị hiệu quả
như kỹ thuật áp lạnh và LEEP đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc UTCTC và tử vong do
bệnh này – ngay cả khi sàng lọc và kỹ thuật áp lạnh chỉ do các y tá thực hiện và chỉ
thực hiện một lần duy nhất trong cuộc đời của người phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến
60.
VIA còn được gọi là quan sát trực tiếp bằng mắt thường có thể là biện pháp

thay thế cho xét nghiệm tế bào, với dung dịch acid axetic 3- 5% được bôi lên CTC
bằng cách xịt lên bề mặt hoặc thấm vào gòn bôi lên CTC và quan sát CTC bằng

13


mắt thường sau 1 phút. Nếu quan sát thấy các vùng bị trắng gần với khu vực
chuyển tiếp thì xét nghiệm này được xem là dương tính đối với các thay đổi tế bào
tiền ung thư hoặc ung thư xâm lấn. Phương pháp VIA không đòi hỏi phải có phòng
xét nghiệm hay nhân viên được đào tạo chuyên sâu. Kết quả cho thấy cho thấy
ngay lập tức, cho phép điều trị ngay trong lần đến khám, vì vậy làm giảm tỷ lệ
không được điều trị do khách hàng không đến tái khám. Một ưu điểm của phương
pháp VIA là cho phép người cung cấp dịch vụ xác định phần nhỏ các tổn thương
dương tính, có thể giúp đưa ra quyết định có xử trí bằng phương pháp áp lạnh hay
không. Độ nhạy của VIA tốt bằng hoặc tốt hơn độ nhạy của Pap Smear, kiểm tra
bằng mắt thường là rất chủ quan, và cần phải giám sát để kiểm soát chất lượng của
các phương pháp kiểm tra bằng mắt thường.
Kỹ thuật thực hiện phương pháp VIA.
* Người thực hiện Y tá, nữ hộ sinh, bác sĩ đã được tập huấn thực hiện phương pháp
VIA.
* Chuẩn bị
- Nước, xà phòng rửa tay.
- Nguồn sáng đủ mạnh để quan sát cổ tử cung
- Mỏ vịt được sát khuẩn.
- Găng khám phụ khoa.
- Bàn khám phụ khoa có trải săng sạch
- Bông
- Dung dịch acetic acid (3 –5%).
- Dung dịch chlorine 0,5% để sát khuẩn
- Phiếu ghi kết quả

* Thực hiện
Bước 1. Giải thích về các bước tiến hành và ý nghĩa của các kết quả.
Bước 2. Khám phụ khoa bằng mỏ vịt.
14


Bước 3. Điều chỉnh nguồn sáng để đảm bảo quan sát tốt cổ tử cung.
Bước 4. Sử dụng bông để chùi sạch khí hư, máu hoặc chất nhầy trên bề mặt cổ tử
cung.
Bước 5. Xác định vùng chuyển tiếp và các vùng phụ cận.
Bước 6. Bôi dung dịch acid acetic lên bề mặt cổ tử cung; chờ khoảng 60 giây (tối
đa 2 phút) để có thể xuất hiện thay đổi màu sắc. Quan sát mọi thay đổi xuất hiện
trên cổ tử cung, đặc biệt chú ý đến các bất thường nằm cạnh vùng chuyển tiếp.
Bước 7. Quan sát kỹ vùng chuyển tiếp, đảm bảo quan sát được toàn bộ 100% vùng
chuyển tiếp. Ghi nhận đặc điểm dễ chảy máu, phát hiện các mảng có màu trắng gờ
lên hoặc dày rõ. Trong quá trình quan sát cần chùi sạch máu hoặc khí hư xuất hiện
trên bề mặt cổ tử cung.
Bước 8. Dùng một cục bông chùi sạch dung dịch acid còn sót lại khỏi bề mặt cổ tử
cung và âm đạo.
Bước 9. Nhẹ nhàng lấy mỏ vịt ra.
Bước 10. Ghi chép các quan sát và kết quả của phương pháp. Vẽ sơ đồ các hình ảnh
bất thường phát hiện được.
Bước 11. Trao đổi với bệnh nhân về kết quả sàng lọc. Nếu kết quả âm tính, khuyên
bệnh nhân khám định kỳ 6 tháng/ năm. Nếu kết quả dương tính hoặc nghi ngờ ung
thư cần hướng dẫn bệnh nhân về các bước xử trí tiếp theo. Trường hợp bệnh nhân
cần chuyển lên tuyến trên, hẹn lịch chuyển cụ thể trong thời hạn sớm nhất và cung
cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
Lưu ý: Phương pháp VIA không nên sử dụng đối với phụ nữ sau mãn kinh, do vùng
chuyển tiếp đã đi lên ống cổ tử cung do đó không quan sát được.
Hình ảnh quan sát cổ tử cung bằng phương pháp VIA.

Kết quả quan sát cổ tử cung bằng mắt thường có bôi acid acetic (VIA) đã được các
tác giả đưa ra bằng các hình ảnh cụ thể như sau:
* Các hình ảnh âm tính
15


a. Cổ tử cung bình thường, không thấy mảng trắng bắt màu acetic tại vùng chuyển
tiếp.
b. Có polyp cổ tử cung nhưng không xuất hiện mảng trắng bắt màu acetic.
c. Các nang naboth
d. Sau bôi acid acetic, tế bào biểu mô trụ ở vùng môi trước có hình ảnh giống như
hình chùm nho.
e. Hình ảnh sáng bóng, hồng trắng, mây trắng, màu xanhh trắng loang lổ mờ nhạt
hoặc có tổn thương nghi ngờ nhưng ranh giới không xác định.
f. Mảng trắng góc cạnh, không đều ở xa vùng ranh giới biểu mô vảy và trụ. Hình
ảnh mảng trắng mờ hoặc khó xác định sau bôi acid acetic tại ranh giới biểu mô vảy
và trụ
g. Ranh giới biểu mô vảy và trụ được quan sát rõ sau khi bôi acid acetic 30s. Các
mảng trắng phân tán không đều, không liên tục, không xác định rõ ranh giới. (Hình
ảnh cổ tử cung viêm, loét, hoại tử và có dịch rỉ viêm, các tổn thương lan tỏa, ranh
giới khó xác định với phần biểu mô)
* Các hình ảnh dương tính
- Các mảng trắng sau bôi acid acetic bất thường, ranh giới rõ ràng, dày đặc (mờ
đục, xỉn hoặc như mảng sò trắng), bờ đều hoặc không đều, gần hoặc tiếp giáp với
ranh giới giữa biểu mô vảy và trụ ở vùng chuyển tiếp hoặc dịch ra phía ngoài nếu
ranh giới không quan sát được.
a. Mảng trắng acetic xác định rõ ràng, màu trắng đục, ranh giới phân bố không đều
ở vùng tiếp giáp giữa biểu mô vảy và biểu mô trụ, kéo dài vào trong ống cổ tử
cung.
b. Mảng trắng acetic xác định rõ ràng, màu trắng đục, chảy máu khi chạm vào, ở

vùng môi trước tiếp giáp giữa biểu mô vảy và biểu mô trụ, có thể dễ dàng nhìn
thấy.

16


c. Mảng trắng acetic rõ, bờ đều ở vùng ranh giới tiếp giáp giữa biểu mô vảy và biểu
mô trụ.
d. Mảng trắng acetic rõ, bờ đều ở vùng ranh giới tiếp giáp giữa biểu mô vảy và
biểu mô trụ, lan rộng ra môi trước và lan vào trong ống cổ tử cung
e. Mảng trắng acetic lan rộng.
f. Mảng trắng acetic ở khu vực biểu mô trụ ở môi trước và môi sau
g. Mảng trắng acetic lan tỏa bốn phía và mở rộng vào ống cổ tử cung.
* Nghi ngờ ung thư xâm lấn
a. Mảng trắng acetic mờ đục, dày đặc, bờ không đều, bề mặt chảy máu, các tổn
thương mở rộng vào trong ống cổ tử cung
b. Mảng trắng acetic phát triển, tăng sinh nhanh và chảy máu
c Mảng trắng acetic dày đặc, ranh giới không đều
e. Khối u phát triển, tăng sinh nhanh và chảy máu, bắt màu acetic
VIA được coi là một kỹ thuật thích hợp để sàng lọc ban đầu ung thư CTC tại
cộng đồng ở tuyến huyện và xã, nhằm tăng độ bao phủ sàng lọc trong khi còn thiếu
nguồn lực và cơ sở hạ tầng để triển khai một chương trình về tế bào học. Nữ hộ
sinh có thể thực hiện VIA như một phần của khám phụ khoa ở tuyến này.

17


Chương II:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả phụ nữ trên 15 tuổi đến khám phụ khoa và được làm test VIA tại
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đắk Lắk từ ngày 01 tháng 3 đến 01
tháng 11 năm 2016.
2.2. Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Từ tháng 3/2016 đến tháng 11/2016
- Địa điểm: Phòng khám phụ khoa -Trung tâm chăm sóc sức khỏe Đắk Lắk.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.4. Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, toàn bộ phụ nữ trên 15 tuổi đến
khám phụ khoa tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đắk Lắk từ tháng 3
năm 2016 đến tháng 11 năm 2016.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Phụ nữ trên 15 tuổi chưa quan hệ tình dục.
- Không quan sát được vùng chuyển tiếp như trong trường hợp tổn
thương CTC quá rộng hoặc vùng chuyển tiếp bị lên cao trong ống CTC ở
phụ nữ mãn kinh.
- Bệnh tâm thần, từ chối tham gia, không thể hợp tác.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Lập phiếu điều tra qua phỏng vấn khách hàng
- Tập huấn cho cán bộ điều tra lấy mẫu
- Kỹ thuật thực hiện ( kỹ thuật, hóa chất, trang thiết bị)
18


- Thu thập mẫu nghiên cứu
- Tổng hợp và xử lý số liệu
2.6. Công cụ thu thập số liệu:
Bảng thu thập dữ liệu qua khám phỏng vấn bằng phiếu thu thập thông tin cá
nhân (phụ lục 2 kèm theo)

2.7. Phương pháp xử lý số liệu:
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, số liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS 22.0.
2.8. Vấn đề y đức trong nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu hoàn toàn với mục đích bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ.
Đối tượng tham gia nghiên cứu tự nguyện đồng ý tham gia phỏng vấn và tiếp
cận dịch vụ khám phụ khoa và test VIA.
Các thông tin về đối tượng nghiên cứu đảm bảo giữ bí mật.
Việc xử lý và phân tích số liệu được tiến hành khoa học và chính xác.
Nghiên cứu đã được Hội đồng nghiên cứu Sở Y tế phê duyệt và cho phép
triển khai.
2.9. Một số khái niệm:
VIA(Visual Inspection after application of Acetic acid): quan sát cổ tử cung
sau bôi acid acetic.
Mù chữ: Không biết đọc biết viết
Tiểu học: từ lớp 1- 5
Cấp II: Từ lớp 6-9
Cấp III: Từ lớp 10-12

19


Chương III
KẾT QUẢ
Tổng số khách hàng được thực hiện test VIA tại trung tâm là 313 trường hợp,
chiếm 30% tổng số lượt BN đến khám và thực hiện dịch vụ tại Trung tâm trong
thời gian nghiên cứu.
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố độ tuổi
Độ tuổi


Số lượng (n)

Tỷ lệ %

< 20 tuổi

01

0,3

20 – 30 tuổi

143

45,7

31 – 40 tuổi

110

35,1

41 - 50 tuổi

46

14,7

> 50 tuổi


13

4,2

TỔNG

313

100

Nhận xét: Nhóm được nghiên cứu đa phần là trong độ tuổi 20-40 tuổi, Vấn đề tầm
soát nhóm có nguy cơ cao UTCTC là nhóm tiền mãn kinh mãn kinh 40-50, cần
tiếp tục tuyên truyền rộng rãi đến cả cộng đồng, đặc biệt là nhóm tuổi 40-49 về
khám định kỳ và tầm soát ung thư CTC.

Bảng 2: Phân bố độ tuổi lập gia đình

20


Độ tuổi

Số lượng (n)

Tỷ lệ %

< 20 tuổi

50


16,0

20 – 30 tuổi

262

83,7

31 - 40 tuổi

01

0,3

41 - 50 tuổi

0

0,0

0

0,0

313

100

Trên 50 tuổi

TỔNG

Nhận xét: Một tỷ lệ không nhỏ 16% Vi thành niên, thanh niên kết hôn ở lứa tuổi
không theo khuyến cáo của Y tế. Cần truyền thông Tiền hôn nhân là để đảm bảo tốt
sức khỏe cho mẹ và bé, nên có con ở lứa tuổi từ 20 – 34tuổi.
Bảng 3: Phân bố theo dân tộc
Dân tộc

Số lượng (n)

Tỷ lệ %

Kinh
Thiểu số

295
18

94,2
5,8

TỔNG

313

100

Nhận xét: Tỷ lệ khách hàng là dân tộc thiểu số đến tiếp cận dịch vụ ít hơn
so với dân tộc kinh.


Bảng 4: Phân bố theo nơi cư trú
Nơi cư trú

Số lượng (n)

Tỷ lệ %

Thành thị

135

43,1

Nông thôn

178

56,9

21


TỔNG

313

100

Nhận xét: Tỷ lệ người dân tại nông thôn đến Trung tâm khám chiếm cao hơn tại
thành thị. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ tạo thu hút khách hàng tại thành thị đến

với Trung tâm.
Bảng 5: Phân bố theo trình độ học vấn
Trình độ

Số lượng (n)

Tỷ lệ %

Mù chữ
Cấp I
Cấp II
Cấp III
THCN, Đại học, Cao đẳng
Sau đại học

6
16
140
58
90
3

1,9
5,1
44,7
18,5
28,8
1,0

TỔNG


313

100

Nhận xét: Nhóm nghiên cứu biết chữ và có học thức chiếm chủ yếu

Bảng 6: Phân bố theo nghề nghiệp
Số lượng (n)

Tỷ lệ %

Học sinh – Sinh viên

13

4,2

Viên chức nhà nước
Công nhân
Buôn bán
Làm nông
Nội trợ
Khác

73
6
30
121
62

8

23,3
1,9
9,6
38,7
18,9
2,6

Nghề nghiệp

22


TỔNG

313

100

Nhận xét:Tỷ lệ học sinh sinh viên đến khám tại Trung tâm so sới các nghiên cứu
trước đây có giảm, cần tiếp tục duy trì nâng cao công tác chăm sóc SKVTNTN để
đảm bảo tương lai SKSS cho cộng đồng
Bảng 7: Phân bố theo hoàn cảnh kinh tế
Kinh tế
Nghèo
Đủ ăn
Khá
TỔNG


Số lượng (n)

Tỷ lệ %

2
305
6

0,6
97,4
1,9

313

100

Nhận xét: Tỷ lệ KH đủ ăn chiếm tỷ lệ rất cao gần 98% số khách hàng, cho thấy
kính tế đời sống người dân Đăk Lắk ngày ổn định.

Bảng 8: Số lần mang thai
Số lượng (n)

Tỷ lệ %

0 lần

43

13,7


1-2 lần
Từ 3 lần trở lên

178
92

56,9
29,4

TỔNG

313

100

Số lần mang thai

Nhận xét: Cần tư vấn và áp dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả tránh có thai
ngoài ý muốn và không đảm bảo thực hiện chính sách dân số.
Bảng 9: số con hiện có
Số con

Số lượng (n)

23

Tỷ lệ %


0 con


51

16,3

1-2 con
Từ 3 con trở lên

208
54

66,5
17,3

313

100

TỔNG

Nhận xét: Tỷ lệ KH có trên 3 con chiếm 17,3% cho thấy vấn đề truyền thông tư
vấn về áp dụng Kế hoạch hóa gia đình cần tiếp tục nâng cao và phổ rộng đến cộng
đồng một cách hiệu quả.

Bảng 10: Lý do đến khám
Lý do
Huyết trắng
Đau hạ vị
Ra máu
Khám định kỳ

TỔNG

Số lượng (n)

Tỷ lệ %

138
13
23
139

44,1
4,2
7,3
44,4

313

100

Nhận xét: Tỷ lệ phụ nữ quan tâm đến sức khỏe định kỳ cao chiếm gần 44,4%, cho
thấy cộng đồng ngày càng quan tâm và chăm sóc sức khỏe.
Bảng 11: Tiền sử phụ khoa
Tiền sử
Bình thường
Viên âm đạo, cổ tử cung
Rong kinh, rong huyết

Số lượng (n)


Tỷ lệ %

205
100
3

65,5
31,9
1,0

24


Khác
TỔNG

5

1,6

313

100

Nhận xét: Tiền căn khách hàng đến khám tại Trung tâm là bình thường chiếm đến
65,5%. Cho thấy vấn đề sức khỏe về viêm nhiễm phụ khoa ở người dân đang được
chăm sóc tốt.

3.2. Khảo sát kiến thức
Bảng 12: Biết về bệnh ung thư cổ tử cung

Số lượng (n)

Tỷ lệ %



248

79,2

Không

65

20,8

313

100

Tiền sử

TỔNG

Nhận xét: Còn khoảng 21% khách hàng không biết về Ung thư CTC, còn số này
cho thấy vấn đề truyền thông kiến thức về bệnh Ung thư CTC cho cộng đồng chị
em phụ nữ là một điều cần thiết phải duy trì rộng rãi.
Biểu đồ 1: Nguồn kiến thức được nhận biết về bệnh ung thư cổ tử cung:

25



×