Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhận xét tổng quan báo cáo tài chính của công ty cổ phần hoàng anh gia lai giai đoạn 20122017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.64 KB, 4 trang )

Nhận xét tổng quan báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia
Lai (HAG) giai đoạn 2012 – 2017:


Giai đoạn 2012 – 2016: Là giai đoạn đánh dấu nh ững bước ngo ặt
lớn của công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Trong đó, vấn đ ề n ổi
cộm nhất của công ty giai đoạn này là các khoản vay n ợ. Các kho ản
nợ phải trả của HAGL bắt đầu tăng mạnh từ 2014 – 2015. Kết thúc
năm 2015, tổng nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã ở m ức
32.760 tỉ đồng, tăng hơn 11.500 tỉ đồng so với th ời đi ểm đầu năm.
Nợ ngắn hạn cuối năm xấp xỉ 13.200 tỉ đồng, tăng 43% so đầu năm,
trong khi tài sản ngắn hạn là 13.215 tỉ đồng . HAG tr ở thành công ty
niêm yết có nợ trên vốn chủ sở hữu hơn gấp hai lần. Trong báo cáo
tài chính kiểm toán năm 2015, chuyên viên kiểm toán c ủa công ty
kiểm toán E&Y cảnh báo về những rủi ro liên quan đến các khoản
nợ ảnh hưởng tới “sự hoạt động liên tục của công ty.” Báo cáo nêu
rõ: “Tại ngày lập báo cáo này tập đoàn vẫn đang trong quá trình đàm
phán với các chủ nợ và xin phê duyệt từ cơ quan có th ẩm quy ền đ ể
tái cơ cấu các khoản vay và trái phiếu.”

Vào tháng 8/2016, những cổ đông của HAGL nhận được một cú sốc th ật
sự khi doanh nghiệp này công bố lỗ gần 1.000 tỷ đồng trong quý 2. Nguyên
nhân chính là từ việc thanh lý bất động sản (BĐS) và đánh giá lại giá tr ị tài
sản. Cụ thể, việc thanh lý tài sản làm cho HAGL lỗ h ơn 397 tỷ đồng và l ỗ
từ đánh giá lại các tài sản không hiệu quả 530 tỷ đồng. Bên cạnh đó, v ới
khoản nợ vay khổng lồ doanh nghiệp này cũng phải hoạch toán chi phí lãi
vay tăng gấp đôi lên 500 tỷ đồng. Cùng với việc thua l ỗ này, l ợi nhu ận biên
từ hoạt động kinh doanh trong quý 2 của HAGL cũng sụt gi ảm m ạnh.


Năm 2016, doanh thu tập đoàn vượt 6.400 tỉ đồng. Cho đến nay,


chăn nuôi bò được đánh giá là hiệu quả nhất mà HAGL có được. Dù
mới phát triển trong vòng 3 năm trở lại đây nhưng mảng chăn nuôi
bò của HAGL lại chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận.
HAGL đã chi hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư chuồng trại, trồng cỏ,
trồng bắp để chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Doanh thu từ bò thịt năm
2015, của HAGL đạt 2.541 tỷ đồng, lợi nhuận biên 29%. Trong 9
tháng đầu năm 2016, doanh thu từ bò đạt 2.631 tỷ, tăng khá m ạnh
so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận biên thì chỉ còn 12,3%. Mảng kinh
doanh bò thịt đóng góp đáng kể nhất vào bước tiến với doanh số






hơn 2.500 tỉ đồng, gấp đôi tổng doanh thu bốn ngành mía đ ường,
bắp, cao su, cọ dầu. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế l ại lỗ h ơn 1.115 t ỉ
đồng. Nguyên nhân khiến doanh thu tăng nhưng l ợi nhuận giảm
mạnh là do giá vốn hàng bán của HAG cũng tăng cao, đồng th ời chi
phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng. M ặt
khác, năm trước công ty có khoản lãi thanh lý tài sản nh ưng năm nay
không còn khoản thu nhập này.
Được biết, hiện HAGL đã trồng được hơn 42.000 ha cao su tại Lào
và Campuchia. Con số này khá lớn khi so sánh v ới tổng di ện tích
trồng cao su ở Việt Nam khoảng hơn 800.000 ha. HAGL kỳ vọng loại
cây này sẽ mang lại giá trị kinh tế cao khi giá cao su đ ạt đỉnh lên t ới
hơn 50.000 đồng/kg mủ tươi. Tuy nhiên, giá cao su đã giảm đến 6070%, chỉ còn quanh mức 7.000 đến 12.000 đồng/kg mủ t ươi. Đi ều
này đồng nghĩa với số diện tích cao su có giá trị hàng ch ục nghìn t ỷ
đồng cũng giảm sút đáng kể. Doanh thu từ bán mủ cao su của HAGL
trong 9 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 51 tỷ đồng, giảm 62% so v ới

cùng kỳ năm trước.
Thêm một lĩnh vực khác trong nông nghiệp được HAGL kỳ vọng là
xây dựng nhiều nhà máy mía đường tại Lào. Tổng diện tích nguyên
liệu mía đường của HAGL tại Lào hơn 10.000 ha. Nhiều người vô
cùng ngạc nhiên khi năm 2014, HAGL tuyên bố giá thành sản xuất
đường của công ty này chỉ khoảng 4.000 đồng/kg, mức này chỉ bằng
1/2 so với nước sản xuất đường lớn nhất thế giới và cũng là hiệu
quả nhất thế giới là Brazil và bằng 1/3 so với Việt Nam. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay hiệu quả ngành mía đường của HAGL đã gi ảm sút
đáng kể. Doanh thu và lợi nhuận biên từ đường của HAGL liên tục
sụt giảm trong năm qua. Cụ thể, năm 2014 doanh thu lên tới 1.042
tỷ đồng và lợi nhuận biên 53%, con số này năm 2015 sụt giảm
tương ứng là 756 tỷ đồng và 40,1%. Kết quả kinh doanh ngành
đường tiếp tục sụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2016 với
doanh thu chỉ đạt 462 tỷ đồng (giảm 39% so với cùng kỳ) và l ợi
nhuận biên chỉ đạt 27,7%. Gần đây có thông tin cho r ằng HAGL đang
đàm phán bán lại cổ phần Công ty mía đường tại Lào cho Tập đoàn
Thành Thành Công. Cuộc “phiêu lưu” mía đường của HAGL có lẽ s ắp
đi vào hồi kết.


Giữa năm 2016 là thời điểm HAG phải đau đầu trước hàng ch ục nghìn t ỷ
đồng nợ vay đến hạn trả, trong khi hoạt động kinh doanh c ủa công ty b ị
ảnh hưởng nhiều bởi giá cao su sụt giảm.Những khoản nợ lớn khiến chi
phí lãi vay của HAGL lên cao, bình quân mỗi quý trong năm 2016, HAG ph ải
trả tới 400 tỷ đồng tiền lãi vay. Cuối năm 2016, HAGL đang có khoản n ợ
phải trả lên tới 36.000 tỷ đồng, với hơn 12.500 tỷ n ợ ngắn h ạn. Kho ản n ợ
ngắn hạn của HAG này đã bỏ xa tài sản ngắn hạn (yếu tố quy ết định t ới
chỉ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp). Đứng trước áp l ực tr ả n ợ
lớn, HAG lựa chọn cách bán bớt tài sản, dự án… để trả n ợ cho doanh

nghiệp.
Theo đó, HAG đã phải từ bỏ mảng kinh doanh quan trọng của tập đoàn là
mía đường để có nguồn tiền cơ cấu kinh doanh. Với việc bán lại toàn b ộ
nhà máy tại Lào và mảng mía đường của mình cho T ập đoàn Thành Thành
Công với giá 1.330 tỷ đồng, HAG đã không còn ghi nh ận doanh thu t ừ m ảng
kinh doanh này.
Phần lớn tài sản của Hoàng Anh Gia Lai đang đ ược c ầm c ố t ại ngân hàng,
Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cũng đã bán nhiều hàng hóa, cổ phiếu để có
nguồn tiền duy trì hoạt động và đầu tư.
Không dừng lại ở đó, hàng loạt tài sản của doanh nghiệp, cá nhân đ ược
Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức và HAGL sang tên nhằm cứu n ợ cho doanh
nghiệp như bán một phần vốn dự án bất động sản HAGL tại Myanmar, bán
một phần nhà máy thủy điện Nậm Kong 2 tại Lào, chuy ển nh ượng 23
triệu cổ phiếu HAG…
Để giải tỏa được áp lực nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp, cuối 2016 - đ ầu
2017, các chủ nợ của HAGL đã đồng ý tái cơ cấu n ợ vay cho doanh nghi ệp
này. Từ hơn 12.000 tỷ đồng nợ vay đến hạn, HAGL đã giải tỏa đ ược áp l ực
xuống chỉ còn 2.800 tỷ đồng.
Song song với việc cơ cấu nợ, bầu Đức đã chuy ển h ướng kinh doanh ch ủ
đạo của HAGL từ chăn nuôi sang trồng trọt.


Năm 2017, Hoàng Anh Gia Lai đạt doanh thu 4.895 tỷ đ ồng, gi ảm
27% so với năm 2016. Giá vốn giảm mạnh 49%, cùng v ới đó doanh
thu tài chính tăng mạnh khiến cho công ty đạt lợi nhuận tới 1.032 t ỷ
đồng. Trong đó lợi nhuận công ty mẹ lên tới 628,9 tỷ đồng.


Mới đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã công bố báo cáo tài chính h ợp
nhất quý 4/2017. Theo đó, trong kỳ, tập đoàn đạt doanh thu 1.160 t ỷ

đồng, giảm 35,6% so với cùng kỳ. Dù tiết giảm mạnh các chi phí nh ưng l ợi
nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 3,4 tỷ đồng. Trong đó, công ty m ẹ lỗ
ròng 58,5 tỷ đồng. Đây là kết quả được đánh giá là kh ả quan so v ới m ức l ỗ
914 tỷ đồng của năm 2016.
Doanh thu từ trái cây đang đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu c ủa
tập đoàn với 392 tỷ. Cùng với đầu tư mạnh vào cây ăn quả nh ư chanh dây,
chuối, thanh long… Hoàng Anh Gia Lai giảm dần ở các lĩnh v ực nh ư nuôi
bò, đường, bất động sản…
Đặc biệt, cùng với sự hồi phục của giá cao su, trong quý, tập đoàn đã ghi
nhận thu về 223 tỷ đồng từ bán mủ. Doanh thu từ dịch vụ cho thuê lên t ới
257 tỷ đồng.
Tính chung cả năm 2017, công ty đạt doanh thu 4.895 t ỷ đ ồng, gi ảm 27%
so với năm 2016. Giá vốn giảm mạnh 49%, cùng với đó doanh thu tài chính
tăng mạnh khiến cho công ty đạt lợi nhuận tới 1.032 tỷ đồng. Trong đó l ợi
nhuận công ty mẹ lên tới 628,9 tỷ đồng. Đây có th ể coi là kỳ tích đ ối v ới
Hoàng Anh Gia Lai khi cùng kỳ công ty còn chìm trong thua l ỗ khi l ợi nhu ận
sau thuế âm 2.182 tỷ đồng. EPS năm 2017 cũng tăng lên 724 đ ồng, tăng
mạnh so với mức âm gần 2.000 đồng của năm 2016.
Tính đến hết năm 2017, tổng tài sản là 53.444 tỷ đ ồng, trong đó ch ủ y ếu
là tài sản dài hạn. Nợ phải trả của tập đoàn có xu h ướng gi ảm nh ẹ đ ạt
35.156 tỷ đồng. Các khoản vay ngắn hạn và dài h ạn đạt gần 23.000 t ỷ
đồng, giảm hơn 4.000 tỷ so với thời điểm đầu 2017. Dù v ậy, gánh n ặng tài
chính, lãi vay với Hoàng Anh Gia Lai vẫn rất lớn. Riêng trong quý 4, t ập
đoàn phải trả lãi vay 387 tỷ đồng.
Đây có thể coi là thành công đối với Hoàng Anh Gia Lai khi cùng kỳ công ty
còn chìm trong thua lỗ khi lợi nhuận sau thuế âm 2.182 tỷ đồng.




×