Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Dược chất thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.46 KB, 26 trang )

Phần một

MỞ ĐẦU

Hợp chất thiên nhiên (hay hợp chất tự nhiên) là các chất hóa học có nguồn gốc từ
thiên nhiên hoặc được con người tách ra từ các loại động vật, thực vật trong tự
nhiên có hoạt tính sinh học hoặc có tác dụng dược học dùng để làm thuốc. Ngành
hóa học chuyên nghiên cứu để chiết tách và chuyển hóa các hợp chất tự nhiên gọi
là ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên (hay hóa học các hợp chất tự nhiên)
Đây là môn khoa học có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong ngành hóa học mà
còn trong y học. Một trong số hợp chất thiên nhiên được biết đến rộng rãi trong y
học là nhóm Glycosid tim là một chất có tác dụng đặc hiệu đối với bệnh tim.
Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến ,việc chiếc xuất thành phần
Glycosid tim ở một số bộ phận của cây (ví dụ ở lá cây trúc đào, hành biển…) và
đã thực hiện đại trà trong phòng thí nghiệm ,hay các trung tâm nghiên cứu dược
liệu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh tim cho con người.
1. Cách thức tiến hành đề tài, phương pháp nghiên cứu

Việc tiến hành đề tài được tiến hành trong quá trình tìm hiểu kĩ các tài liệu Hợp
chất thiên nhiên ,cơ sở lý thuyết của quá trình chiết tách ,dựa trên phương pháp
luận sau :


Đầu tiên là tìm hiểu vế Hợp chất thiên nhiên nói chung ,các Glycosid tim

nói riêng
• Một số tính chất cơ bản của Glycosid tim
• Tìm hiểu một số cây có chứa Glycosid tim và hàm lượng Glycosid tim chứa
trong đó
• Tìm hiểu các phương pháp chiết tách từ đó đưa ra phương pháp chiết tách
glycoside tim cho phù hợp.



2. Tầm quan trọng của việc tiến hành đề tài
1


Đây là một đề tài hay và khó nhưng có ý nghĩa quan trọng ,giúp cho sinh viên có
một cái nhìn tổng quan về các Hợp chất thiên nhiên, cách chiết xuất các thành
phần có trong Hợp chất thiên nhiên mà cụ thể ở đây là Glycosid tim trong lá trúc
đào ,cây thông thiên .Từ chiết xuất, sau đó định tính và định lượng nhằm tổng hợp
ra thuốc trợ tim phục vụ trong y học, dược liệu chữa bệnh tim cho con người.

Phần hai HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN CHỨA GLYCOSID TIM &
PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT GLYCOSID TIM TỪ LÁ CÂY TRÚC ĐÀO
VÀ CÂY THÔNG THIÊN
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ GLYCOSID TIM

1.1.Định nghĩa Glycosid tim
1.1.1.Ðịnh nghĩa:
Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị
thì có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim. Nếu quá liều thì gây
nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, ỉa chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, giảm sức co
bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim ếch và tâm
trương trên động vật máu nóng.Glycosid tim còn được gọi là glycosid digitalic vì
glycosid của lá cây digitan (Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa
bệnh tim.
1.1.2.Nguồn gốc:
Glycosid tim có trong hơn 45 loài thực vật chủ yếu thuộc các họ: Apocynaceae,
Asclepiadaceae, Celastraceae (Dây gối) , Cruciferae, Euphorbiaceae, Fabaceae,

Liliaceae, Meliaceae, Moraceae, Ranulculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae,
Tiliaceae (Ðay),.... và trong một số côn trùng, ở trong cây glycosid tim có ở các bộ
phận: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò, nhựa mủ...
2


1.1.3. Cấu trúc hoá học, phân loại
Glycosid tim cũng như các glycosid khác cấu trúc hoá học gồm hai phần: phần
đường và phần không đường (aglycon).
1.1.3.1. Phần không đường
Phần không đường có thể chia thành hai phần nhỏ: phần hydrocacbon và mạch
nhánh là vòng lacton.
Phần hydrocacbon: là dẫn chất của 10,13-dimetyl xyclopentanopehydrophenantren
(steroid)(10,13-dimethyl-hexadecahydro-1H-cyclopenta[a]phenanthrene).

Ðính

vào nhân này còn có các nhóm chức có chứa oxy.
Vòng lacton : Phần aglycon của glycosid tim ngoài khung hydrocacbon nói trên
thì đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này
coi là mạch nhánh. Hầu hết các chất có tác dụng dược lý đều có vòng lacton
hướng b. Dựa vào vòng lacton nối vào vị trí C-17 người ta chia glycosid tim thành
hai nhóm:
- Nếu vòng lacton có 4 cacbon có một nối đôi ở vị trí a-b. Những aglycon nào có
vòng lacton này có 23 cacbon thì glycosid tim thuộc nhóm cardenolid
- Nếu vòng lacton có 5 cacbon , có hai nối đôi -> aglycon có 24 cacbon ->glycosid
tim thuộc nhóm bufa dienolid.
1.1.3.2. Phần đường:
Phần đường nối vào OH ở C-3 của aglycon. Chođến nay người ta biết khoảng 40
loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường như D-glucose, Lramnose, D-fucose, D-xylose có gặp trong những nhóm glycosid khác, còn lại là


3


những đường gặp trong glycosid tim. Trong các đường này đáng chú ý là những
đường 2,6-desoxy. Dưới đây là một số đường 2,6-desoxy hay gặp:
Những đường này có các đặc tính sau: dễ bị thuỷ phân, cho phản ứng màu với
thuốc thử Kele-Kiliani, thuốc thử Xanthydrol.
Mạch đường có thể là monosacarit hoặc oligosacarit. Gitoxin-xelobiozit có trong
digitan tía có mạch đường với 5 đơn vị đường đơn:
Gitoxin-xelobiozit = Gitoxygenin + (digitoxoza)3 + (glucose)2.
Ví dụ, một số genin Glycozit trợ tim thường gặp :

Hình 1.1 một số genin Glycozit trợ tim
1.1.4. Tính chất:
- Các glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay
cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen,ete, - Các glycosid tim rất nhạy
cảm với thay đổi pH môi trường., những glycosid tim có đường 2-desoxy thì rất dễ
thuỷ phân khi đun với acid vô cơ 0,05 N trong metonol
30 phút. trong khi những glycosid khác trong điều kiện đó không thuỷ phân được.
4


Trong môi trường kiềm các cacdenolid chuyển thành các dẫn chất iso và các dây
nối este bị cắt ( nếu có) không hoạt tính. Glycosid dễ bị thuỷ phân bởi các
enzim.Thường thì các enzim này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt phần
glucose để chuyển thành các glycosid thứ cấp. Ví dụ: digilanidaza trong lá digitan
lông, digipuapidaza trong lá digitan tía, strophantobiaza trong hạt Strophanthus
courmonti, xilarenaza trong Scilla maritima.
1.1.5. Phân bố

Glycosid tim phân bố hầu hết trong thực vật
Một số dược liệu chứa glycosid tim: Dương địa hoàng, Hành biển, Thông thiên,
Trúc đào, Strophanthus, đay …
Glycosod tim có trong thân ,lá ,quả ,rể ,củ,cành ,vỏ hoặc toàn cây
1.2. Định tính & Định lượng
1.2.1.Các thuốc thử định tính và định lượng:
Các thuốc thử để định tính cũng như định lượng chủ yếu dựa trên các thuốc thử
tạo màu ở ánh sáng thường hoặc tạo huỳnh quang dưới ánh sáng cực tím.
Trước khi tiến hành các phản ứng,
Chiết:
- Loại tạp bằng ete dầu hoả hoặc benzen.
- Chiết bằng cồn.
- Pha loãng cồn và loại tạp bằng dung dịch chì acetat 15%, lọc.
- Chiết glycosid trong dịch lọc bằng cloroform hoặc hỗn hợp cloroform-etanol 4:1.
- Bốc hơi dịch chiết rồi hoà glycosid trong dung môi thích hợp để tiến hành các
phản ứng.
5


Các thuốc thử có thể chia thành hai loại: loại thuốc thử phản ứng với phần đường
2-desoxy và loại thuốc thử phản ứng với aglycon.
1.2.2. Các thuốc thử tác dụng lên phần đường:
1.2.2.1. Thuốc thử Xanthydrol
Thuốc thử này dương tính với các đường 2-desoxy và glycosid có đường này.
Phản ứng cho màu đỏ mận rõ và ổn định.Phản ứng kém nhạy với đường 2-desoxy
đã acetyl hoá và âm tính với đường 2-desoxy đã nối với glucose ở vị trí 4.Các
đường 6-desoxy âm tính với thuốc thử này.Phản ứng có thể dùng để định tính và
định lượng.
Thuốc thử gồm 10mg xanthydrol hoà tan trong 99 ml acid acetic đặc và thêm 1 ml
HCl đặc, trộn đều.

Tiến hành phản ứng: Lấy khoảng 20-200 mg glycosid cho vào ống nghiệm khô,
thêm 5 ml thuốc thử trộn đều, đậy nút bông, đặt trên nồi cách thuỷ sôi 3 phút sau
đó làm lạnh bằng cách ngâm 5 phút vào nước đá và để ở nhiệt độ phòng 10 phút.
Ðọc trên quang phổ kế ở bước sóng 550 nm. Ðể định tính không cần làm lạnh.
phản ứng có thể tiến hành như sau: Hoà một it glycosid vào metanol, cho thêm vài
giọt xanthydrol, đun trên nồi cách thuỷ cho khô cạn, hoà cặn vào acid acetic. Sau
đó cho thêm acid chlohydric vào và đun sôi trên nồi cách thuỷ thì có màu đỏ thẫm.
1.2.2.2. Thuốc thử acid photphoric đặc
Thuốc thử này dương tính với các đường 2-desoxy và glycosid có đường này.
Phản ứng có thể dùng để định tính và định lượng.
1.2.2.3. Thuốc thử Kele-Kiliani thuốc thử pha thành hai dung dịch, dung dịch 1
gồm 100 ml acid acetic kết tinh được trộn với 1 ml dung dịch FeCl 3 5%. Dung
dịch 2 gồm 100 ml H2SO4 đậm đặc trộn với 1 ml dung dịch FeCl 3 5%. Hoà tan 5
mg glycosid vào dung dịch 1 và chồng thêm dung dịch 2. Mặt ngăn cách có màu
6


đỏ hoặc màu nâu đen và dần dần thì lớp trên có màu xanh từ dưới khuyếch tán lên.
Ðộ nhạy của phản ứng kém thuốc thử xanthydrol. Màu không ổn định.
1.2.3. Các thuốc thử tác dụng lên phần aglycon
Các thuốc thử này chia thành hai nhóm, nhóm phản ứng lên nhân steroid và nhóm
phản ứng lên vòng laclon
1.2.3.1.Xác định phần steroid
1.2.3.1.1. Phản ứng Libermanm: Hoà một ít glycosid vào vài ml anhydrid acetic,
rót cẩn thận dung dịch này lên thành mặt kính đồng hồ trong có chứa một ít H 2SO4
đậm đặc. Lớp anhydrid acetic sẽ có màu xanh vàng sau thành xanh sáng.
Phản ứng Libermanm- Burchard: Phản ứng này không chỉ lên màu với glycosid
tim mà còn lên màu với nhiều dẫn chất có nhân steroid khác .Hoà một ít glycosid
vào vài giọt acid acetic, kết tinh được rồi trộn với hỗn hợp anhydrid acetic và acid
sulfuric đặc. Sẽ có màu hồng chuyển sang xanh lá cây. Cơ chế của phản ứng là do

sự khử nước của acid mạnh.
1.2.3.1.2. Thuốc thử acid photphoric Acid photphoric ngoài phản ứng với phần
đường 2- desoxy (nt) còn tác dụng lên phần aglycon cho huỳnh quang.
1.2.3.1.3. Thuốc thử Tatgie gồm Acid photphoric, H2SO4 FeCl3
1.2.3.1.4. Phản ứng Rozenhem: Hoà một ít glycosid vào chloroform, thêm dung
dịch acid trichloacetic 90% sẽ xuất hiện màu hồng tím, rồi xanh biển.
Xác định phần lacton 5 cạnh chưa no.
Các glycosid và aglycon thuộc nhóm cacdenolid khi cho phản ứng với những dẫn
chất nitro thơm ở môi trường kiềm thì tạo nên những sản phẩm màu đỏ đến tím.
Phản ứng phụ thuộc vào nhóm metylen hoạt động của vòng butenolit. Một số hợp

7


chất tự nhiên khác có phần cấu trúc tương tự ( b -thuyon, piperitenon,
benzalaceton) cũng dương tính với thuốc thử này.
1.2.3.1.5. Phản ứng Baljiet. Cho glycosid tác dụng với dung dịch acid picric trong
môi trường kiềm cho màu đỏ da cam do tạo phức Meisenhemer, màu tương đối
bền nên được dùng để định tính và định lượng. Cơ chế của phản ứng do sự tạo
thành phức:
1.2.3.1.6. Phản ứng Kedde: Thuốc thử là dung dịch 3,5-dinitrobenzoic acid 2%
trong etanol. Chất thử được hoà tan trong etanol, thêm thuốc thử rồi thêm dung
dịch xút, phản ứng có màu đỏ tía. Màu ổn định, có thể dùng để định lượng ( đọc ở
bước sóng 540 nm.)
1.2.3.1.7.Phản ứng Raymond- Mactu: Thuốc thử là m.dinitrobenzen 1% trong cồn
tuyệt đối, cũng thực hiện trong môi trường kiềm. Phản ứng có màu tím, có khi
xanh, màu không bền.
Ngoài những thuốc thử nitro thơm nói trên người ta còn thấyd một số thuốc thử
khác như 2,4 - dinitrophenylsunfon, 3,5 - dinitroanizol cũng cho màu với nhóm
cacdenolid.

1.2.3.1.8. Phản ứng Legal: Cho glycosid tác dụng với dung dịch natri nitroprussiat
trong môi trường kiềm sẽ xuất hiện màu đỏ, màu mất nhanh. Tiến hành phản ứng:
Các chất thuộc nhóm cacdenolit khi hoà vào pyridin rồi thêm dung dịch natri
nitroprussiat 0,3 - 0,5% sau đó thêm xút 10 -15% để đảm bảo kiềm thừa sẽ xuất
hiện màu đỏ.
Các thuốc thử tác dụng lên vòng butenolid nói trên thì âm tính với các dẫn chất
thuộc nhóm bufadienolid.Muốn phát hiên nhóm này có thể dùng thuốc thử SbCl3
trong chloroform, sẽ có màu tím sau khi đun nóng.Tốt nhất là dựa vào quang phổ
tử ngoại.
1.2.3. Sắc ký:
8


Ðể xác định , đối chiếu hoặc tách từng chất để nghiên cứu ta có thể tiến hành sắc
ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng. Ðể hiện màu có thể dùng các thuốc thử đã nói ở
phần trên thường dùng nhất là thuốc thử Keđe ( màu đỏ), thuốc thử RaymonMactu ( màu tím). Các dẫn chất có đường 2-desoxy thì dùng thuốc thử xanthydrol.
Phổ tử ngoại. Nhóm cacdenolid có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng 215-218 nm và
log e khoảng 4,1; nếu trong phân tử có thêm nhóm cacbonyl thì có đỉnh hoặc vai ở
272 - 305 nm, còn các chất bufadienolid thì có đỉnh hấp thu cực đại ở khoảng 300
nm, loge khoảng 3,7.
1.3. Ứng dụng Glycosid Tim trong dược liệu
1. 3.1. Thuốc loại glycosid (glycosid trợ tim)
Hiện chỉ còn digoxin và digitoxin được dùng ở lâm sàng. Digitoxin khác digoxin
là không có OH ở C12 vì thế ít tan trong nước hơn.Các thuốc loại này đều có 3 đặc
điểm chung:
Tất cả đều có nguồn gốc từ thực vật: các loài Digitalis, Strophantus
Cấu trúc hoá học gần giống nhau: đều có nhân steroid nối với vòng lacton không
bão hòa ở C17, gọi là aglycon hoặc genin, có tác dụng chống suy tim. Vị trí C3 nối
với một hoặc nhiều phân tử đường(ose), không có tác dụng dược lý nhưng ảnh
hưởng đến dược động học của thuốc.

1.3.2. Tác dụng của digitalis: Tác dụng trên tim
Đây là tác dụng chủ yếu: digitalis làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra,
nhịp tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ
tâm trương được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó
bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường. Digitalis còn làm giảm
dẫn truyền nội tại và tăng tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp, thuốc có thể
làm đều nhịp trở lại.
9


1.3.3. Các tác dụng khác
Trên thận: digitalis làm tăng thải nước và muối nên làm giảm phù do suy tim. Cơ
chế của tác dụng này là: một mặt, digitalis làm tăng cung lượng tim, nên nước qua
cầu thận cũng tăng; mặt khác, thuốc ức chế ATPase ở màng tế bào ống thận làm
giảm tái hấp thu natri và nước.
- Trên cơ trơn: với liều độc, ATPase của “bơm” Na + - K+ bị ức chế, nồng độ Ca 2+
trong tế bào thành ruột tăng làm tăng co bóp cơ trơn dạ dày, ruột (nôn, đi lỏng), co
thắt khí quản và tử cung (có thể gây xảy thai).
- Trên mô thần kinh: digitalis kích thích trực tiếp trung tâm nôn ở sàn não thất 4 và
do phản xạ từ xoang cảnh, quai động mạch chủ
1.3.4. Chế phẩm và liều lượng
1.3.4.1. Digitoxin
Nồng độ điều trị trong huyết tương là 10 - 25 ng/ mL, nồng độ độc là > 35 ng/ mL
Liều điều trị: 0,05- 0,2 mg/ ngày. Chế phẩm: viên nén 0,05 và 0,1 mg.
1.3.4.2. Digoxin
Nồng độ điều trị trong huyết tương là 0,5 - 1,5 ng/ mL, nồng độ độc là 0,2ng/ mL.
Liều điều trị: 0,125- 0,5 mg/ ngày.Chế phẩm: viên nén 0,125- 0,25-0,5mg ống
tiêm 0,1- 0,25 mg/ Ml.

Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT

2.1. Phân loại các phương pháp chiết xuất
10


Có nhiều cách phân loại,dựa vào những yếu tố khác nhau
2.1.1. Dựa vào nhiệt độ có các phương pháp chiết sau :
- Chiết nóng bằng soxhlet hoặc chiết hồi lưu
- Chiết nguội

Hình 2.1 Chiết nóng bằng soxhlet
2.1.2. Dựa vào chế độ làm việc có các phương pháp sau:
- Gián đoạn
- Liên tục
-Bán liên tục
2.1.3. Dựa vào áp suất làm việc có các phương pháp sau :
- Áp suất thường (áp suất khí quyển)
- Áp suất giảm (Áp suất chân không)
- Áp suất cao (làm việc có áp lực)
2.1.4. Dựa vào chiều chuyển động tương hổ giữa hai pha
11


-Ngược dòng
-Xuôi dòng
-Chéo dòng
2.1.5. Dựa vào trạng thái làm việc của hai pha,có các phương pháp
-Ngâm
-Ngấm kiệt
2.1.6. Dựa vào những biện pháp kỹ thuật đặc biệt
Có thể rút ngắn thời gian chiết bằng các Phương pháp sau :

-Phương pháp siêu âm
- Phương pháp tạo dòng xoáy
- Phương pháp mạch nhịp
2.2. Một số phương pháp chiết xuất
2.2.1. Phương pháp chiết xuất gián đoạn
2.2.1.1. Phương pháp ngâm
Phương pháp ngâm là phương pháp đơn giản và đã có từ thời xưa
Tiến hành: sau khi chuẩn bị nguyên liệu ,người ta đổ dung môi ngập dược
liệu trong bình chiết xuất,sau một thời gian rút lấy dịch chiết (lọc hoặc
gạn), có thể khuấy trộn để tăng cường hiệu quả chiết xuất
Có nhiều cách ngâm: ngâm tĩnh hoặc ngâm động,ngâm nóng hoặc ngâm
lạnh,ngâm một lần hay nhiều lần.
• Ưu điểm : là phương pháp đơn giản,thiết bị rẻ tiền
• Nhược điểm :năng suất thấp ,thao tác thủ công,khó chiết hết dược
liệu nếu chỉ chiết một lần
2.2.1.2. Phương pháp ngấm kiệt
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu ,người ta đổ dung môi ngập dược liệu trong
bình chiết xuất,sau một thời gian rút lấy dịch chiết(lọc hoặc gạn),rút nhỏ
giọt dịch chiết ở phía dưới,đồng thời bổ sung dung môi,cho dung môi chảy
chậm.Lớp dung môi ngập dược liệu khoảng 3-4 cm
• Ưu điểm : dược liệu được chiết kiệt
-Tiết kiệm được dung môi (tái ngấm kiệt)
• Nhược điểm:
12


-Năng suất thấp,còn thủ công
-Tốn dung môi
-Cách tiến hành phức tạp so với phương pháp ngâm
2.2.2. Phương pháp chiết xuất bán liên tục

Phương pháp này có sử dụng một hệ thống thiết bị gồm nhiều bình chiết
khác nhau,gồm một dãy 4-16 bình chiết mắc nối tiếp,ở đây quá trình được
coi như ngược chiều tương đối vì thực tế dược liệu không chuyển động
• Ưu điểm (so với Phương pháp chiết xuất gián đoạn)
-Dịch chiết đậm
-Dược liệu được chiết kiệt
• Nhược điểm:
-Hệ thống thiết bị cồng kềnh,tốn nhiều diện tích
-Vận hành phức tạp,thao tác thủ công
2.2.3. Phương pháp chiết xuất liên tục
Phương pháp này được thực hiện trong thiết bị làm việc liên tục,dược liệu
và dung môi cho vào liên tục và ngược chiều nhau.
Ưu điểm
-Năng suất làm việc cao,tiết kiệm thời gian chiết
-Hệ thống làm việc tự động
-Dịch chiết đậm đặc và chiết kiệt
-Dung môi ít tốn kém
• Nhược điểm:
-Thiết bị kết cấu phức tạp,đắt tiền
-Vận hành phức tạp.


Chương 3

PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT GLYCOSID TIM TỪ
LÁ CÂY TRÚC ĐÀO

3.1. Giới thiệu đôi nét về cây trúc đào
3.1.1. Trúc đào: là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố
ma (Apocynaceae). Nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium.

13


Hình 3.1.Một bụi cây trúc đào tại thành phố Long Xuyên.Việt Nam
Nó là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Morocco và Bồ Đào Nha kéo dài
về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á.[1] Thông thường loài
cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Nó cao tới 2–6 m, với các cành mọc
gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá
dầy và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5–21 cm và rộng
1-3,5 cm, các mép lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu trắng, vàng
hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5–5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao
quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn
luôn) thì hoa trúc đào có hương thơm. Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích
thước dài 5–23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.
3.1.2. Độc tính
Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp
chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ
em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho
thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử
vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này
là oleandrin và neriin, đều là cácglicozit tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt
trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa
14


cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay
chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem,
2005). Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự
như strychnin.Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và
bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe.

3.1.3. Các triệu chứng ngộ độc

Hình 3.2.Oleandrin, một trong những chất độc có trong trúc đào
Ăn phải trúc đào có thể gây ra các triệu chứng đối với cả đường ruột và tim mạch.
Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều
nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn hay không lẫn máu, và
đặc biệt ở ngựa là đau bụng (Inchem 2005). Các triệu chứng đường tim mạch bao
gồm loạn nhịp tim, đôi khi với đặc trưng là đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới
mức bình thường. Tim có thể đập thất thường và không có dấu hiệp của nhịp cụ
thể. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhợt nhạt da và lạnh do tuần
hoàn máu kém hay không ổn định .Các tác động do ngộ độc loài cây này cũng có
thể tác động tới hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng này có thể bao gồm thờ
thẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến ngập máu, xẹp và thậm chí là hôn mê và
có thể dẫn tới tử vong Nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát mắt
nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đặc trưng của viêm da.
3.2. Phương pháp chiết xuất glycoside tim trong lá trúc đào
3.2.1. Sơ đồ quy trình chiết tách

15


10 g lá trúc đào,tán
nhỏ

Bình nón 250 ml

Thêm 100 ml cồn 25%
Ngâm trong 24 h

Gạn dịch chiết vào

bình 100 ml

Thêm 3ml chì acetat 30%

khuấy đều

Lọc

Chiết bằng cloroform 2
lần ,mỗi lần 8 ml

1

2

Loại nước bằng
Tiến hành các
natrisulfat khan
phản ứng định tính
.định lượng
Dịch chiết 4
3

5

6

16



3.2.2. Thuyết minh quy trình
Cân khoảng 10g lá Trúc đào khô đã tán nhỏ cho vào một bình nón dung tích
250ml. Thêm 100ml cồn 25% rồi ngâm trong 24 giờ. Gạn dịch chiết vào cốc có
mỏ dung tích 100ml. Thêm vào dịch chiết 3ml chì acetat 30%, khuấy đều. Lọc qua
giấy lọc gấp nếp vào một cốc có mỏ dung tích 100ml. Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu
tiên vào một ống nghiệm, thêm một giọt chì acetat. Nếu xuất hiện tủa thì ngừng
lọc, thêm khoảng 1ml chì acetat 30% vào dịch chiết, khuấy đều, lọc lại và tiếp tục
thử đến khi dịch lọc không còn tủa với chì acetat.
Chuyển toàn bộ dịch lọc vào một bình gạn dung tích 100ml. Chiết glycosid tim
bằng cách lắc với cloroform 2 lần, mỗi lần 8ml. Gạn lớp cloroform vào một cốc có
mỏ đã được sấy khô. Gộp các dịch chiết chloroform và loại nước bằng natrisulfat
khan.

17


Chia đều dịch chiết vào 6 ống nghiệm nhỏ đã được sấy khô. Đặt các ống nghiệm
lên giá và bốc hơi trên nồi cách thủy đến khô. Cắn thu được đem tiến hành làm các
phản ứng định tính và sắc ký lớp mỏng.
3.2.3. Tiến hành các phản ứng định tính
3.2.3.1. Phản ứng Liberman
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim 1ml anhydrid acetic, lắc đều cho
tan hết cắn. Nghiêng ống 450. Cho từ từ theo thành ống 0,5ml acid sulfuric đặc,
tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Ở mặt tiếp xúc giữa hai lớp chất lỏng sẽ xuất
hiện một vòng màu tím đỏ. Lớp chất lỏng phía dưới có màu hồng, lớp trên có
màu xanh lá.
3.2.3.2. Phản ứng Baljet
Pha thuốc thử Baljet: Cho vào ống nghiệm to 1 phần dung dịch acid picric 1% và
9 phần dung dịch NaOH 10%. Lắc đều.
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều cho

tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha cho đến khi xuất hiện màu đỏ
da cam. So sánh màu sắc với ống chứng là ống không có cắn glycosid tim thấy
ống thử có màu đỏ cam đậm hơn ống chứng.
3.2.3.3. Phản ứng Legal
Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều cho
tan hết cắn. Nhỏ 1 giọt thuốc thử Natri nitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung dịch
NaOH 10%. Lắc đều sẽ xuất hiện màu đỏ cam.
So sánh màu sắc với ống chứng là ống không có cắn glycosid tim thấy ống thử có
màu đỏ cam đậm hơn ống chứng.

18


Chú ý: Các phản ứng của vòng lacton cho màu sắc không bền nên cần quan sát
màu ngay sau khi nhỏ thuốc thử
3.2.3.4. Phản ứng Keller-Kiliani
Cho vào ống nghiệm chứa cắn glycosid tim 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều cho tan
hết cắn. Thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% pha trong acid acetic. Lắc đều.
Nghiêng ống 450. Cho từ từ theo thành ống 0,5ml acid sulphuric đặc, tránh xáo
trộn chất lỏng trong ống. Ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng sẽ xuất hiện 1 vòng
màu tím đỏ.
Lắc nhẹ, lớp chất lỏng phía trên sẽ có màu xanh lá.
3.2.3.5. Phản ứng Xanthydrol
Cho vào ống nghiệm chứa cắn glycosid tim 0,5 ml thuốc thử Xanthydrol. Ðun ống
nghiệm trong nồi cách thuỷ sôi 3 phút, sẽ xuất hiện màu đỏ.
3.2.4. Sắc ký lớp mỏng

Dịch chấm sắc ký: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn glycosid tim ở trên 2 giọt
CHCl3 - EtOH (1 : 1), lắc nhẹ để hòa tan cắn được dịch chấm sắc ký.
Lấy 1mg tinh thể Neriolin chuẩn hòa tan trong 0,5ml CHCl 3 - EtOH (1 : 1),

lắc nhẹ được dung dịch Neriolin chuẩn để chấm sắc ký.
Bản mỏng sắc ký: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 (Merck), hoạt hóa ở
1100C trong 1 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm để chấm sắc ký.
Dùng mao quản chấm riêng biệt dịch chấm sắc ký và dung dịch Neriolin chuẩn lên

19


bản mỏng silicagel kích thước 2 x 10cm.
Hệ dung môi khai triển: CHCl3 - n-BuOH (9 : 0,5)
Bình sắc ký đã được bão hòa dung môi khai triển.
Sau khi khai triển sắc ký, quan sát các vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254nm
và 366nm, sau đó phun thuốc thử vanilin 1%/ H2SO4.
Kết quả: Sắc ký đồ dịch chiết cắn glycosid tim từ lá Trúc đào phải có vết tương ứng với
vết Neriolin chuẩn với Rf = 0,75, có màu xanh đen ở bước sóng 254nm

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT GLYCOSID TIM TỪ HẠT
CÂY HÔNG THIÊN

4.1. Giới thiệu đôi nét về cây thông thiên
4.1.1. Tên cây : Thông thiên, cây đầu tây.
Mô tả : Cây nhỏ, cao 2 - 3m. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc
so le, hình mác hẹp, gân chính rõ.Hoa to, màu vàng tươi mọc thành xim gồm 2 - 3
cái ở kẽ lá gần ngọn.Quả hạch, có cạnh nhẵn.Hạt màu nâu.Toàn cây có nhựa mủ
trắng.

20



Hình 4.1. Cây thông thiên
Phân bố : Cây nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Hạt. Thu hái quả khi chín. Phơi khô.Khi dùng, đập vỡ vỏ, lấy
nhân.
Thành phần hóa học : Hạt thông thiên chứa các glucosid trợ tim như theventin (A,
B) 2`-O-acetyl cerberosid, neriifolin, cerberin, peruvosid, theveneriin, acid
peruvosidic.
Công dụng : Thuốc trợ tim, chữa suy tim. Dùng hoạt chất thevetin chiết từ hạt
dưới dạng dung dịch 1o/oo để uống, ngày 1 - 2ml, hoặc dạng ống tiêm 2ml = 1mg,
ngày 1 - 2 ống.Hạt giã nát còn dùng làm thuốc trừ sâu.Thuốc rất độc
4.1.2. Thành phần hoá học
Hạt Thông thiên chứa các glycosid tim khi thuỷ phân cho phần aglycon
là cannogenin, cannogenol, digitoxigenin, acid cannogenic:
- Thevetin A: Cannogenin + L-thevetose + D-glucose + D-glucose
21


- Peruvosid: Cannogenin + L-thevetose
-Acetyl peruvosid: Cannogenin + acetyl L-thevetose
-Theveneriin: Cannogenol + L-thevetose
- Thevetin B: digitoxigenin + L- thevetose + D-glucose + D-glucose
- Acetyl thevetin B: digitoxigenin + acetyl L-thevetose + (glucose)2
-Thevebiosid: digitoxingenin + L- thevetose + D glucose
- Neriifolin: Digitoxingenin + L-thevetose
- Acetyl? neriifolin: Digitoxingenin + acetyl L-thevetose
-Thevefolin: có thể là uzarigenin + L-thevetose (uzarigenin khác digitoxingenin do
cấu hành ở C5)
- Perusitin: acid cannogenic + L-thevetose
Thevetin là tên gọi của hai chất thevetin A và thevetin B. Hai chất này có độ chảy

gần giống nhau (190 - 1950C) và đồng kết tinh.
Trong hạt lượng neriifolin chiếm nhiều nhất có thể đến 6 - 8%. Hạt còn chứa 1
flavonoid là 5 methylether apigenin và 1 iridoid glucosid là thevesid.
Thevetosid là hỗn hợp của 3 glucosid tim chiết từ hạt Thông thiên gồm peruvosid,
neriifolin và cerberin. Ngoài ra còn 2 chất glucosid khác chưa xác định được tên.
4.2. Chiết xuất:
Hạt được loại chất béo bằng ether dầu hoả rồi chiết bằng methanol nóng, bốc hơi
dung môi, dùng cắn này thực hiện các phản ứng định tính và sắc ký lớp mỏng
Quá trình định tính và sắc ký lớp mỏng tương tự như phương pháp chiết xuất ở lá
cây trúc đào.
4.3. Tác dụng và công dụng
Những chế phẩm từ Thông thiên đều có tác dụng điển hình của một thuốc cường
tim như tăng cường sức co bóp cơ tim. Với liều điều trị, thuốc làm chậm nhịp tim,
còn với liều lớn lại gây ngộ độc, làm nhịp tim đập nhanh, rối loạn nhịp và cuối
cùng ngừng đập ở thời kỳ tâm thu. Tác dụng cường tim của các chế phẩm từ
22


Thông thiên xuất hiện nhanh, thời gian duy trì tác dụng ngắn, hấp thu tốt qua
đường tiêu hoá, độ tích luỹ trong cơ thể thấp. Do đó, các chế phẩm này được dùng
điều trị dài ngày mà không có hiện tượng ngộ độc do tích luỹ. Hiệu lực của các
chế phẩm từ Thông thiên cũng như các thuốc cường tim khác thường được biểu thị
bằng đơn vị mèo, ếch, bồ câu hoặc chuột lang.

Phần ba

KẾT LUẬN

Dựa vào kỹ thuật tách chiết với sự có mặt chloroform ta thu được cắn glycosid tim
,sau đó tiến hành các phản ứng định tính định lượng trước khi sắc ký bản mỏng

bằng silicagel .
Để thu được dịch chiết có hiệu suất cao ,đòi hỏi kỹ thuật viên thao tác cẩn thận và
chính xác, quá trình lọc phải thực hiện nhiều lần để lấy toàn bộ dịch chiết.
Trong khuôn khổ đề tài đã cho, em đã hoàn thành “ tìm hiểu các phương pháp
chiết xuất glycosid tim ở lá cây trúc đào và hạt cây thông thiên” ,đây là hai loại
cây điển hình chứa họ glycosid tim, ngoài các loại cây này,còn có rất nhiều cây
khác chứa họ glycosid tim và các phương pháp chiết xuất cũng tương tự ,tuy nhiên
cần chú ý đến hệ dung môi dung để tách sao cho quá trình tách được hiệu quả,thu
được hiệu suất cao.

23


Phần bốn

PHỤ LỤC
CÁC LOẠI CÂY CÓ CHỨA GLYCOSID TIM

1. DƯƠNG ĐỊA HOÀNG

Tên

khác: Mao

địa

hoàng,

Địa


chung

hoa,

Digital

Tên khoa học: Digitalis purpurea L.; Digitalis lanata Ehr. và một số loài
Digitalis

khác,

họ

Hoa

mõm

chó

(Scrophulariaceae).

Mô tả: Cây sống 2 năm, tạo thành trong năm đầu một vòng lá hoa thị ở gốc;
phiến lá dài 10-30cm, hình bầu dục và có lông mềm; năm thứ hai, cây mới tạo
một cán hoa và lá, cao tới 1-2m. ít khi phân nhánh. Hoa có màu tía đẹp, hình
chuông, dạng như ngón của găng tay; phần dưới và trong của hoa hơi sáng hơn
với

các

Bộ


chấm

màu

phận

sẫm.

Ra

dùng: Lá

hoa

tháng

(Folium

5-9.

Digitalis).

Phân bố: Cây của châu Âu, ta nhập trồng ở Hà Nội (Văn Điển), Vĩnh Phú (Tam
Đảo)
Thu


hái: Thu


hái

Lào


năm

đầu

Cai
vào

mùa

(Sapa).
thu,

phơi

khô.

Thành phần hoá học: Các glycosid tim: trong đó có digitoxin (0,15-0,79g/kg lá
khô), gitoxin (0,1-0,7g/kg lá khô) và gitalin, girorin, girotin... Còn có tanin,
inositol,

luteolin



nhiều


acid



chất

béo.

Tác dụng: Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn,
cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác
dụng lợi tiểu. Với liều cao, nó gây độc mạnh.
Công dụng: Làm thuốc trong trường hợp suy tim nhịp không đều; làm nguyên
liệu chiết xuất các glycosid tim.
2. HÀNH BIỂN

Hành biển - Scilla maritima L. (Urginea maritima (L.)Bak.), thuộc họ Hành biển
- Hyacinthaceae.

24


Mô tả: Cây thảo mọc thẳng sống nhiều năm cao 18-20cm, có củ to 10-15cm, màu
nâu đo đỏ nhiều lá vẩy kết hợp. Lá hẹp, dài 30-40cm hay hơn, không lông. Cụm
hoa xuất hiện khi cây trụi lá, vào mùa hè, cao 30-150cm, có lá bắc dài 1,2-1,5cm,
mỏng, màu lục mốc mốc. Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa cao 1cm màu trăng trắng, 2
nhị, 3 lá noãn; cuống hoa dài 1,5cm. Quả nang có 3 góc, mỗi ngăn có 3-4 hạt.
Cây rụi lá vào mùa hè và xuất hiện lá mới vào mùa thu đông.
Bộ phận dùng: Củ - Bulbus Scillae. Có thể dùng toàn cây.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc sống ở Địa Trung Hải, được nhập trồng làm thuốc

nhưng chưa phát triển rộng. Thu hái củ vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: Củ chứa glucoscillaren A, scillaren A, proscillaridin A,
scillaridin

A,

scilliglancoside,

scilliphaeoside,

glycoscilliphaêoside,

scillicyanoside, scillicoeloside, scillazuroside, scillicryptoside. Còn có các
flavonoid và stigmasterol, phytosterol và oxalat calcium.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng
trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở châu Âu, châu Phi, người ta dùng nước ngâm
và nước sắc hoa để diệt sâu bọ. Dùng làm thuốc thông tiểu, nhất là trong viêm thận
và bí đái nitơ; còn dùng làm thuốc long đờm trong bệnh khí thủng phổi, ho gà,
viêm phế quản. Liều dùng 0,10-0,30g mỗi ngày, tối đa 1g trong 24 giờ.
Cũng dùng làm thuốc diệt chuột và diệt sâu bọ (cắt nhỏ củ, đồ với hơi cồn acetic,
sau đó đun sôi với cồn acetic, lọc lấy riêng nước ra, bã còn lại chiết bằng cồn sôi;
hợp cả hai thứ dịch chiết lại và cô tới độ cao mềm; Cao này có tác dụng mạnh gấp
4 lần bột, gấp 3 lần cao chế theo phương pháp thông thường).
Ghi chú: Toàn cây có độc. Nó gây viêm ống tiêu hoá, nôn mửa, đi ỉa lỏng, làm mất
sự bài niệu, do đó không dùng Hành biển khi viêm thận hay viêm ruột. Nếu dùng
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×