Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khóa luận tốt nghiệp:Thực trạng công tác quản lý thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.28 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Diệp Gia Luật
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Anh Thư

Lớp

: PF04

Khóa

: 39

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên cho phép em xin gửi
lời cảm ơn đến tập thể quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và thầy cô khoa Tài Chính Công nói riêng đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cho em trong quá trình học tập tại
trường. Sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô là hành trang cần thiết để bản
thân em vững bước trên con đường sắp tới của mình.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Diệp Gia Luật giảng viên khoa Tài


Chính Công đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Qua đó
em tiếp thu thêm nhiều ý kiến bổ ích, hệ thống được những cơ sở lý luận để
bài khóa luận hoàn thành tốt hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Chi cục thuế quận Bình Thạnh và
tập thể các cô chú, anh chị trong Đội Kiểm Tra Thuế Số 2, đặc biệt là chú Mỹ,
chị Bình đã tận tình hướng dẫn, giải thích những thắc mắc trong quá trình
thực tập về lý thuyết cũng như thực hành đồng thời đã tạo nhiều điều kiện tiếp
cận với thực tế kết hợp với những kiến thức đã học.
Một lần nữa em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Thành phố
Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Chi cục thuế quận Bình Thạnh.
Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú, anh chị nhiều sức khỏe và thành
công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên Thực Hiện
Nguyễn Anh Thư


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................

. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
Tp.HCM, ngày tháng năm 2017
Xác nhận của đơn vị thực tập


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................

. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
. ...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Tp. HCM, ngày

tháng năm 2017


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

GTGT

Gía trị gia tăng

NSNN

Ngân sách nhà nước


UBND

Uỷ ban nhân dân

SDĐPNN

Sử dụng đất phi nông nghiệp

CBCC

Cán bộ công chức

NNT

Người nộp thuế

MST

Mã số thuế

TH/DTPL

Thực hiện / dự toán pháp lệnh

TH/DTPĐ

Thực hiện / dự toán phấn đấu

CK


Cùng kỳ

HTX

Hợp tác xã

CTN - NQD

Công thương nghiệp – Ngoài quôc doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế quận Bình Thạnh ...................... 16
Hình 2: Biểu đồ kết quả thu thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh
giai đoạn 2014 - 2016 ...................................................................................... 27


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình đăng ký MST của các doanh nghiệp giai đoạn 2014 -2016
......................................................................................................................... 20
Bảng 2 : Công tác nộp tờ khai thuế GTGT ..................................................... 22
Bảng 3: Kết quả thu thuế GTGT đạt được năm 2014 ..................................... 23

Bảng 4: Kết quả thu thuế GTGT đạt được năm 2015 ..................................... 24
Bảng 5 : Kết quả thu thuế GTGT đạt được năm 2016 .................................... 26
Bảng 6: Kiểm tra hồ sơ thuế............................................................................ 28
Bảng 7: Tình hình kiểm tra tra tại trụ sở NNT giai đoạn 2014 – 2016........... 29
Bảng 8: Tình hình nợ thuế............................................................................... 30


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THUẾ GTGT ...................................................................................................... 3
1.1 Tổng quan về thuế GTGT ................................................................................ 3
1.1.1 Khái niệm thuế GTGT ............................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT .......................................................................... 3
1.1.3 Vai trò của thuế GTGT .............................................................................. 4
1.2 Nội dung của thuế GTGT ................................................................................ 5
1.2.1 Đối tượng nộp thuế GTGT ........................................................................ 5
1.2.2 Đối tượng chịu thuế GTGT........................................................................ 5
1.2.3 Căn cứ tính thuế ......................................................................................... 5
1.2.3.1 Gía tính thuế GTGT ............................................................................. 6
1.2.3.2 Thuế suất thuế GTGT .......................................................................... 6
1.2.4 Phương pháp tính thuế GTGT ................................................................... 7
1.2.4.1 Phương pháp khấu trừ thuế.................................................................. 7
1.2.4.2 Phương pháp trực tiếp.......................................................................... 8
1.3 Công tác quản lý thuế GTGT ......................................................................... 11
1.3.1 Khái niệm về quản lý thuế ....................................................................... 11
1.3.2 Nguyên tắc quản lý thuế GTGT............................................................... 11
1.3.3 Nội dung quản lý thuế GTGT .................................................................. 12
1.3.4 Sự cần thiết của công tác quản lý thuế GTGT ......................................... 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI

CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH............................................................... 14
2.1 Tổng quan về Chi cục thuế quận Bình Thạnh ............................................... 14
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội tại quận Bình Thạnh ........................................ 14
2.1.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 14
2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội .................................................................... 15


2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại chi cục thuế
quận Bình Thạnh ............................................................................................... 15
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại chi cục thuế quận Bình Thạnh ................ 15
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế quận Bình Thạnh ...................... 16
2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn Chi cục thuế quận Bình Thạnh ......................... 18
2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận Bình
Thạnh.................................................................................................................... 20
2.2.1 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế GTGT ........................................... 20
2.2.2 Công tác nộp tờ khai thuế GTGT ............................................................ 21
2.2.3 Tình hình thu thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh trong
giai đoạn 2014 – 2016 ....................................................................................... 22
2.2.4 Công tác kiểm tra thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh .......... 28
2.2.4.1 Kiểm tra tại cơ quan thuế................................................................... 28
2.2.4.2 Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế .............................................. 29
2.2.4.3 Công tác quản lý nợ ........................................................................... 30
2.3 Đánh giá công tác quản lý thuế GTGT .......................................................... 31
2.3.1 Một số thành tựu đạt được ....................................................................... 31
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT .................... 32
2.4 Ý kiến khảo sát về những vướng mắc trong công tác quản lý thuế GTGT ... 33
2.4.1 Đối với cán bộ quản lý thuế ..................................................................... 33
2.4.2 Đối với người nộp thuế ............................................................................ 34
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH ............ 35

3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT............................ 35
3.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 38
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế là một nguồn thu vô cùng quan trọng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu
ngân sách nhà nước là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là một
công cụ không thể thiếu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc đổi mới chính sách thuế là rất cần
thiết đối với mỗi sắc thuế. Khi các hàng rào thuế quan đã được dỡ bỏ thì thuế
GTGT trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách để đáp ứng nhu cầu trong
xu thế hội nhập ngày nay.
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng là nút giao
thông quan trọng trong khu vực, quận Bình Thạnh là nơi có rất nhiều doanh
nghiệp hoạt động và cũng là nguồn thu rất lớn về thuế GTGT cho cả khu vực.
Quận Bình Thạnh cũng như các quận khác đang đứng trước một thách thức là
làm thế nào để hạn chế thất thoát nguồn thu. Một trong những cách làm hạn
chế thất thoát nguồn thu là công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên về việc quản lý thuế GTGT vẫn còn nhiều thiếu xót, gặp một số
khó khăn hạn chế do nhiều người chưa hiểu rõ về thuế GTGT, các doanh
nghiệp lợi dụng những khe hở trong công tác quản lý thuế để thực hiện các
hành vi gian lận, trốn thuế gây thất thoát nguồn thu thuế cho NSNN. Do đó
việc quản lý thuế GTGT sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng,không những

đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn mang lại nhiều lợi ích cho
nền kinh tế xã hội. Với những lý do trên nên em chọn đề tài “ Thực trạng
công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận Bình Thạnh ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát một số cơ sở lý luận về thuế GTGT và công tác quản lý thuế GTGT
Phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục
thuế quận Bình Thạnh
1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiên công tác quản lý thuế GTGT góp
phần đẩy mạnh công tác thu ngân sách cho nhà nước nhằm hạn chế về việc
thất thu thuế ở Chi cục thuế quận Bình Thạnh trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác quản lý thuế GTGT đối với
doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình
Thạnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, so sánh, … nhằm giải quyết
vấn đề cần nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Chi cục thuế quận Bình Thạnh
Về thời gian: năm 2014 đến năm 2016
6. Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế GTGT và công tác quản lý thuế GTGT
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận Bình
Thạnh trong giai đoạn 2014 – 2016
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế
quận Bình Thạnh.

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ GTGT
1.1 Tổng quan về thuế GTGT
1.1.1 Khái niệm thuế GTGT
“ Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Thuế này chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng ”.
GTGT là giá trị tăng thêm trong mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Bao gồm: tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn cộng lại thì sẽ bằng giá trị của
hàng hóa đến tay người tiêu dùng, tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các
giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng hóa
dịch vụ chịu thuế GTGT, là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và
dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp. Tính
gián thu của thuế GTGT biểu hiện người mua hàng hóa dịch vụ là người phải
trả khoản thuế này thông qua giá mua của hàng hóa dịch vụ. Người mua

không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh
toán hàng hóa dịch vụ cho người bán. Người bán thực hiện nộp khoản thuế
GTGT phải nộp đã được người mua trả vào NSNN.
1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trực tiếp vào đối tượng tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng
hóa và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp
hay nói cách khác giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm
cả thuế GTGT.
3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

Thuế đánh trên nhiều giai đoạn: thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa
dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng
số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế GTGT còn có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không chịu ảnh
hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của
chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản cộng thêm vào giá cho người cung cấp
hàng hóa, dịch vụ.
Thuế có tính lãnh thổ: về phạm vi đánh thuế, thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt
động tiêu dùng diễn ra trên phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hoạt động tiêu
dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch
quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu còn có ý nghĩa đảm bảo sự cạnh
tranh bình đẵng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất tiêu dùng

trong nước. Nếu không thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu thì người tiêu
dùng sẽ chỉ mua hàng nhập khẩu ( vì hàng này không có thuế GTGT nên giá
rẻ hơn các hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước ), quay lưng lại với hàng
sản xuất trong nước. Vì vậy, thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là thông
lệ chung của các quốc gia trên thế giới.
1.1.3 Vai trò của thuế GTGT
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, do đó thuế GTGT có vai
trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:
Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN. Thuế GTGT tạo được nguồn
thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN. Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay
chiếm tỷ trọng khoảng trên 25% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí.

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%,
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa dịch vụ không những không chịu thuế
GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở
khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh
xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên
thị trường quốc tế.
Thông qua những quy định về khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, quy
định về hóa đơn, chứng từ, chính sách về thuế GTGT đã thúc đẩy các doanh
nghiệp thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hóa đơn, chứng từ

đúng quy định và thanh toán qua ngân hàng.
1.2 Nội dung của thuế GTGT
1.2.1 Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT không phân biệt ngành nghề, hình
thức, tổ chức kinh doanh.
Tất cả các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa , mua dịch vụ từ nước ngoài
hoặc được xem như nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài ( gọi tắt là nhà nhập
khẩu ) nếu các hàng hóa, dịch vụ này thuộc diện chịu thuế GTGT ở Việt Nam
thì các nhà nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT.
1.2.2 Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài ), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
1.2.3 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

1.2.3.1 Gía tính thuế GTGT
Gía tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ được quy định theo điều 4 nghị
định 209/2013/NĐCP ngày 18/12/2013 của chính phủ và được xác định cụ
thể như sau:
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là

giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ
môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.
Gía tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và
phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng,
trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp
cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại
dành cho khách hàng ( nếu có ) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã
chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập
khẩu ( nếu có ) cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có ) cộng (+) với thuế
bảo môi trường ( nếu có ). Gía nhập tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT
được xác định là giá tại cảng nhập, đã bao gồm cả phí vận tải và bảo hiểm
quốc tế (CIF)
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế GTGT là giá hàng hóa nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu xác định theo
mức thuế phải nộp sau khi được miễn, giảm.
1.2.3.2 Thuế suất thuế GTGT
Luật thuế GTGT hiện hành quy định 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%
- Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt
động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán
cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hóa dịch vụ
6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp

được quy định riêng
- Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ
cho đời sống, sản xuất và tiêu dùng.
- Mức thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không nằm
trong mức thuế suất 0% và 5%
1.2.4 Phương pháp tính thuế GTGT
1.2.4.1 Phương pháp khấu trừ thuế
 Đối tượng áp dụng
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức kinh doanh
chấp hành tốt hạch toán và chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ theo quy định
của pháp luật bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hằng năm từ bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên trừ hộ cá nhân kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trừ
hộ cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để phục vụ
hoạt động tìm kiếm, thăm dò phát triển dầu khí, nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ do phía Việt Nam nộp thay ( Thông tư 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013)
 Cách xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Số lượng tình thuế x Đơn giá tính thuế của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, dịch
vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn
bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế
GTGT, số thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp
hóa đơn GTGT chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa thuế GTGT thì
thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên
hóa đơn, chứng từ.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ ( bao gồm cả tài sản cố định ) hoặc chứng từ
nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Theo nghị định số 12/ 2015, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ ( kể
cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào
của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng
được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ
bán ra.
1.2.4.2 Phương pháp trực tiếp
Luật thuế GTGT sửa đổi bổ sung số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 quy định
thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp có hai cách: tính trực tiếp trên
GTGT và tính trực tiếp theo tỷ lệ % trên doanh thu.
 Phương pháp trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng: hoạt động kinh doanh mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá,
quý
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng, bạc, đá, quý x Thuế suất thuế
GTGT của vàng,


bạc, đá, quý
8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

GTGT của vàng, bạc, đá, quý = Gía thanh toán của vàng, bạc, đá, quý – giá
thanh toán của vàng, bạc, đá, quý mua vào tương ứng
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm (-) của vàng, bạc, đá, quý
thì được tính bù trừ vào GTGT dương (+) của vàng, bạc, đá, quý. Trường hợp
không có phát sinh GTGT dương (+) hoặc GTGT dương (+) không đủ bù trừ
GTGT âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào GTGT của kỳ sau trong năm.
Kết thúc năm dương lịch, GTGT (-) không được kết chuyển tiếp sang năm
sau.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá, quý thì cơ sở phải
hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng
hóa, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng,
bạc, đá, quý thì áp dụng thuế đối với các hoạt động này theo phương pháp
tính thuế trực tiếp trên GTGT.
 Phương pháp trực tiếp trên tỷ lệ % theo doanh thu
Đối tượng áp dụng:
Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh có doanh thu hằng năm dưới
mức ngưỡng 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương
pháp khấu trừ.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp

dụng phương pháp khấu trừ thuế. ( Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày
25/8/2014 của bộ tài chính sửa đổi khoản 4 điều 12 Thông tư số
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 như sau: đối với doanh nghiệp mới thành
lập, nếu hết năm đầu tiên hoạt động, doanh thu chưa đạt 1 tỷ đồng nhưng thực

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì được đăng ký tính thuế theo
phương pháp khấu trừ).
Hộ cá nhân kinh doanh
Tổ chức, cá nhân nước ngoài không theo luật đầu tư, tổ chức khác đang chấp
hành đầy đủ chế toán kế toán hóa đơn chứng từ ( trừ đơn vị cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho hoạt động tìm kiếm dầu khí, ….)
Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế.
Thuế GTGT phải nộp = doanh thu x tỷ lệ % tính trên doanh thu
Trong đó:
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định như sau:
Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%


Sản xuất, vận tải dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng 3%
có bao thầu nguyên vật liệu
Hoạt động kinh doanh khác

2%

Chi tiết theo từng ngành để áp dụng các tỷ lệ này xem tại phụ lục Thông Tư
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
Doanh thu là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn hàng
hóa chịu thuế GTGT, kể cả phụ thu, phí thu thêm.
Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và
doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng cách tính tỷ lệ
% trên doanh thu này. Nếu doanh nghiệp không tách riêng được doanh thu
theo từng hoạt động theo tỷ lệ để tính thuế như nêu trên thì áp dụng theo tỷ lệ
cao nhất (5%).
10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

1.3 Công tác quản lý thuế GTGT
1.3.1 Khái niệm về quản lý thuế
Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế
nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quản lý thuế gồm 3 nội dung chính:
- Thứ nhất các thủ tục hành chính thuế bao gồm các nội dung: đăng ký

thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, thủ tục hoàn thuế, giảm thuế, …
- Thứ hai giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan thuế đối với
người nộp thuế, gồm: quản lý thông tin về người nộp thuế, kiểm tra
thuế, thanh tra thuế.
- Thứ ba các chế tài đảm bảo các chính sách thuế được thực thi có hiệu
lực, hiệu quả gồm: cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế,
xử lý vi phạm pháp luật về thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ….
1.3.2 Nguyên tắc quản lý thuế GTGT
Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng của NSNN. Nộp thuế theo quy định của
pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Bao gồm các
nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật:
Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế
bao gồm cả cơ quan Nhà nước và người nộp thuế. Nội dung của nguyên tắc
này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của
người nộp thuế đều do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên
liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong
phạm vi quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Tính hiệu quả:
Cơ cấu thu thuế bảo đảm tính hợp lý.
11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

Thủ tục quản lý thuế đảm bảo tính đơn giản, tiết kiệm chi phí.
- Công khai, minh bạch:
Công khai các nội dung cam kết quốc tế về thuế để người nộp thuế được biết

và có thể tính toán, thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ban hành và công bố các chính sách thuế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của họ, khả năng tiếp cận các dự thảo và góp ý về chính sách thuế của
nhà nước trước khi đưa ra ban hành. Phải minh bạch cả thẩm quyền và trách
nhiệm của cơ quan hành thu các cấp để nhân dân có sơ sở kiểm tra đánh giá.
- Nâng cao ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế:
Tăng cường vai trò của nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm
soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật,
đồng thời tạo cho người nộp thuế chủ động lựa chọn cách thức kê khai và nộp
thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tôn trọng tính tự giác của
người nộp thuế.
- Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Mỗi quốc gia cần có những thay đổi
quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực phù hợp với cam kết và thông
lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều
kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước hội nhập với hệ thống
quản lý thuế thế giới. Tuân thủ thông lệ quốc tế tạo thuận lợi cho hoạt động
đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.3 Nội dung quản lý thuế GTGT
 Khai thuế, tính thuế
 Ấn định thuế
 Uỷ nhiệm thu thuế
 Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
 Thủ tục miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt
12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

 Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế
 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
 Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp
luật thuế.
1.3.4 Sự cần thiết của công tác quản lý thuế GTGT
Với vai trò là một sắc thuế gián thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu về
thuế. Vì vậy làm tốt công tác quản lý thuế GTGT sẽ có tác dụng lớn trong
việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở ngày
càng đẩy mạnh nguồn thu, đảm bảo thu đủ, thu đúng. Mặt khác cũng nhằm
hạn chế khả năng thất thu về thuế và tránh xảy ra các trường hợp gian lận,
trốn thuế.
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ luật pháp để tác
động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của người nộp
thuế sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua
công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các luật thuế nói chung
và thuế GTGT nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp lý của chính
sách thuế này, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo
thói quen “ sống và làm việc theo pháp luật ”.

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH

2.1 Tổng quan về Chi cục thuế quận Bình Thạnh
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội tại quận Bình Thạnh
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quận Bình Thạnh có diện tích 2076 ha chiếm khoảng 10% diện tích toàn
thành phố, nằm ở phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây Bắc giáp
với quận Phú Nhuận và quận Gó Vấp, phía Đông Bắc giáp với quận 2 và quận
Thủ Đức được ngăn cách bởi sông Sài Gòn, phía Nam giáp với quận 1 được
ngăn cách nhau bởi con rạch Thị Nghè.
Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc, nằm ở vị trí
cửa ngõ đi lại vào nội đô Thành phố Hồ Chí Minh thông qua quốc lộ 1A ở
phía Đông qua cầu Sài Gòn và quốc lộ 13 ở phía Bắc qua cầu Bình Triệu.
Quận Bình Thạnh là cửa ngõ đón nhận con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu
Bình Lợi và ga Hòa Hưng. Sông Sài Gòn vừa là ranh giới tự nhiên giữa quận
Bình Thạnh và quận 2, vừa có vị trí thuận lợi cho việc giao thông đường sông
giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,…
Quận Bình Thạnh còn là nơi quá cảnh của hành khách và hàng hóa từ các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long lên miền Đông Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ và
ngược lại. Ngoài ra quận Bình Thạnh còn có bến xe khách Miền Đông. Bện
cạnh đó nhờ có sông Sài Gòn bao bọc cùng với hệ thống các kênh rạch: Thị
Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc,…. Quận có thêm
thế mạnh về vận tải đường sông qua Tân Cảng và Cảng Quận Đoàn IV cùng
với đó là thế mạnh về du lịch với hai khu du lịch: khu du lịch Văn Thánh và
Bình Qưới.

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT


2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
Về phạm vi hành chính, quận được phân thành 20 phường. Với một vị trí địa
lý thuận lợi cho việc tập trung lưu thông hàng hóa là đầu mối giao dịch ở phía
Bắc lẫn cừa ngõ phía Đông thành phố Hồ Chí Minh và cùng với việc chỉnh
trang đô thị, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đó
là những tiền đề thúc đẩy các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ của quận
tăng trưởng và phát triển mạnh trong những năm qua.
Quận Bình Thạnh có thể đánh giá là một trung tâm kinh tế, khối óc của năng
lực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phong phú, lực lượng lao động
dồi dào. Ngoài ra quận Bình Thạnh có cơ sở vật chất hạ tầng tương đối tốt và
là đầu mối giao thông thuận lợi về đường bộ lẫn đường thủy. Mặt khác, ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hoạt động dịch vụ cũng được coi là
thế mạnh vốn có của quận Bình Thạnh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại chi cục thuế
quận Bình Thạnh
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại chi cục thuế quận Bình Thạnh
Chi cục thuế quận Bình Thạnh được thành lập theo quyết định số 38/CP ngày
28/8/1990 của Bộ Tài Chính. Chi cục thuế là một tổ chức thuộc bộ phận quản
lý của Nhà nước trực thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và chịu sự chỉ
đạo, hỗ trợ của Quận ủy – UBND quận Bình Thạnh. Chi cục thuế có đầy đủ
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà
nước.
Ban lãnh đạo gồm 1 chi cục trưởng và 4 phó chi cục trưởng. Tổng số CBCC
hiện nay có đến 226 người ( trong đó 92 nam và 134 nữ ). Trong đó Biên chế
có 218 CBCC, hợp đồng có 8 CBCC.

15



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

Thực hiện mô hình tổ chức mới theo quyết định số 504/QĐ-TCT ngày
29/3/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế. Chi cục thuế quận Bình
Thạnh tổ chức sắp xếp nhân sự theo mô hình gồm 14 đội như sau:
1. Đội kê khai kế toán thuế và tin học
2. Đội kiểm tra nội bộ
3. Đội kiểm tra thuế số 1: kiểm tra công ty từ phường 1 đến phường 12
4. Đội kiểm tra thuế số 2: kiểm tra công ty từ phường 13 đến phường 19
5. Đội kiểm tra thuế số 3: kiểm tra công ty từ phường 21 đến phường 25
6. Đội kiểm tra thuế số 3: kiểm tra công ty từ phường 26 đến phường 28
7. Đội kiểm tra thuế số 5: kiểm tra việc chấp hành thuế của công ty, doanh
nghiệp
8. Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế
9. Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
10.Đội nghiệp vụ - dự toán – tuyên truyền hỗ trợ - thu nhập cá nhân
11.Đội hành chính - nhân sự - tài vụ
12.Đội quản lý ấn chỉ
13.Đội thuế liên phường số 1: Quản lý phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 11, 12,
13, 14, chợ Bà Chiểu
14.Đội thuế liên phường số 2: Quản lý phường 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25,
26, 27, 28, chợ Thanh Đa, chợ Thị Nghè
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế quận Bình Thạnh
Sơ đồ tổ chức Chi cục thuế quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh ( Theo
quyết định số 503/ QĐ-TCT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Tổng Cục thuế )
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế quận Bình Thạnh

16



×