Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập nhóm môn kinh tế vi mô 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.85 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN THEO PHƯƠNG THỨC ELEARNING NEU-EDUTOP

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH TẾ VI MÔ II – TXKHMI02
Đề số 4
TÁC GIẢ
NHÓM 1 – LỚP FNE23B

Hà Nội năm 2016

1


ĐỀ SỐ 4
Trong nền sản xuất hàng hóa thì lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường,
các doanh nghiệp phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Họ mong
muốn chi phí cho các đầu vào là ít nhất và bán hàng hóa với giá cao nhất tức là mọi
doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, giá cả của các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường do cung và cầu của
toàn thể thị trường quyết định. Bản thân mỗi người bán không thể chi phối giá cả của
mặt hàng họ cung ứng trên thị trường. Vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo mỗi
người bán là người chấp nhận giá. Không tự điều chỉnh được giá cả thị trường.
Sử dụng lý thuyết bài 4, Anh (chị) hãy cho biết:
1. Để đạt được lợi nhuận tối đa thì một hãng cạnh tranh hoàn hảo cần phải làm những
gì?
Họ phải điều chỉnh lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường như thế nào để đảm bảo
tối đa hóa lợi nhuận cho hãng khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài
hạn?
2. Tại sao nói cạnh tranh hoàn hảo là cấu trúc thị trường mà xã hội mong muốn?



TRẢ LỜI:
1. Vì lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên để tìm ra sản lượng
tối đa hóa lợi nhuận ta phải phân tích doanh thu và chi phí của nó. Tổng doanh thu là
TR = P.q. Tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng. Do đó, lợi nhuận của doanh
nghiệp là: π(q) = TR(q) - TC(q).
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng sao cho chênh lệch
giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất.
Để xác định được mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận tương ứng với từng mức
giá trên thị trường, chúng ta phải nắm được sự biến động của doanh thu và chi phí của

2


doanh nghiệp qua các mức sản lượng để có cơ sở xác định được mức sản lượng tại đó
có chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất.
Trong ngắn hạn giá của thị trường thường xuyên biến động. Doanh nghiệp theo
đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận phải tuân thủ theo nguyên tắc sản xuất tại mức sản
lượng có MC = P phải thường xuyên điều chỉnh mức sản lượng của mình cho phù hợp
với những thay đổi giá trên thị trường.
Trong dài hạn, doanh nghiệp có đủ thời gian để thay đổi quy mô sản xuất hoặc
gia nhập ngành hoặc ra khỏi ngành khi lợi nhuận thay đổi. Vì vậy, khi các doanh
nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận, họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất
nhanh hơn và các doanh nghiệp đang kinh doanh những ngành hàng khác không có lợi
nhuận sẽ chuyển sang kinh doanh ngành hàng này (nếu có điều kiện). Ngược lại, đối
với những ngành hàng sản xuất bị lỗ, các doanh nghiệp trong ngành sẽ thu hẹp dần
quy mô sản xuất và nếu có điều kiện, họ sẽ chuyển sang kinh doanh các ngành hàng
khác có lợi nhuận. Trong dài hạn, lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh trong
các ngành hàng có tính cạnh tranh sẽ tiến đến không. Và chỉ khi lợi nhuận bằng không
thì thị trường trong dài hạn mới ổn định.

Như vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển được thì phải năng động nắm bắt được sự biến động của giá cả để nhanh
chóng điều chỉnh lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Tìm cách giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất có thể được bằng cách thiết lập
quy mô sản xuất tối ưu và sản xuất tại mức sản lượng tối ưu nhằm mục đích tối đa hóa
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Sở dĩ nói thị trường cạnh tranh hoàn hảo là cấu trúc thị trường mà xã hội
mong muốn vì:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là sự cạnh tranh trong một thị trường ít độc
quyền, với các đặc điểm:
- Độc lập: Gồm nhiều hãng độc lập với nhau
- Ngang tầm: Các hãng ngang tầm với nhau và không đủ lớn để có thể thao túng
giá trị trường.

3


- Sản phẩm đồng dạng: Các sản phẩm tương đồng với nhau.
- Tự do ra vào: Tự do tham gia mua bán hoặc rút khỏi thị trường mà không gặp
bất cứ rào cản nào.
Dựa vào các đặc điểm trên có thể thấy thị trường cạnh tranh hoàn hảo tạo được
sự công bằng cho mọi người, cả bên cung lẫn bên cầu, ai cũng có cơ hội như nhau và
không ưu ái riêng biệt một ai cả. Nó sẽ phát huy được tính đa dạng của sản phẩm, tính
năng động của doanh nghiệp và mang lại kết quả có lợi cho toàn xã hội.

4




×