Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương NCKH mối quan hệ xã hội và việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.03 KB, 8 trang )

Họ và tên: Đỗ Hữu Nhân

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

Lớp: DH42AE002



MSSV: 31161026297

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
HÀNH VI MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ CƠ HỘI CÓ
VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

1.Đặt vấn đề:
Trong 9 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp ước tính của lao động trong độ tuổi ở Việt
Nam là khoảng 2.2%, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp của từng quý I, II, III năm 2018 lần lượt là 2.2%,
2.19% và 2.2% (Tổng cục thống kê, 2018), tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là trên 7%, tỷ lệ thất
nghiệp ở những lao động có trình độ cao đang gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị. Trong 6
tháng đầu năm 2018 có khoảng 4% lao động có trình độ đại học thất nghiệp (Tổng cục thống kê,
2018).
Khi xét đến cơ hội có việc làm của người lao động thì kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng
(vốn con người) của người lao động có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tìm việc cũng như
quá trình phát triển cá nhân khi tham gia vào thị trường lao động. Do đó, vấn đề về thiếu kinh
nghiệm, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu từ nhà tuyển dụng
là những nguyên nhân lớn của tình trạng thất nghiệp của lao động có trình độ đại học.
Sự hình thành khái niệm vốn xã hội và các nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội trong thị
trường lao động cho thấy vốn xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình tham gia thị trường
lao động (Granovetter, 1974). Sự ra đời của lý thuyết về vốn xã hội xuất phát từ Bourdieu
(1986) nhưng trước đó mối tương quan giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội có việc làm đã


được khởi xướng bởi Grannovetter (1974). Hầu hết các kết quả thu được sau đó cho thấy vốn
xã hội có tương quan dương lên cơ hội có việc làm. Vốn xã hội cung cấp những mạng lưới quan
hệ tích cực hoặc hỗ trợ thông tin trong việc tìm kiếm việc làm thành công cho những người
đang mong muốn kiếm công việc và vốn xã hội cũng giúp những người đang làm việc có điều
kiện thăng tiến trong môi trường làm việc (Brook, 2005). Trong khi đó cũng có một số nghiên
cứu không tìm ra mối tương quan giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội có việc làm (Lin,
1999; Mouw, 2003). Đây chính là cơ sở để hình thành đề tài: “Hành vi mở rộng mạng lưới
1


quan hệ xã hội và cơ hội có việc làm của sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu tác động của hành vi mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội đối với cơ hội có việc
làm của sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: sinh viên đại học đang theo học các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của đề tài là các trường đại
học đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: đề tài sẽ được bắt đầu tiến hành từ tháng 09 năm 2018 đến tháng 3 năm
2019.
4. Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan:
4.1 Khái niệm chính:
Vốn xã hội (Social capital)
Vốn xã hội là tổng hợp các nguồn lực thực tế hoặc các nguồn lực tiềm năng có liên quan
đến việc sở hữu một mạng lưới bền vững của nhiều mối quan hệ được lập ra giữa những người
quen lẫn nhau và sự công nhận lẫn nhau (Bourdieu,1986).
Theo Cohen và Prusak (2001) thì vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa

những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo
đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm
cho việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện được.
Mạng lưới xã hội (Social network)
Theo Lê Ngọc Hùng (2003), khái niệm mạng lưới xã hội là phức thể các mối quan hệ xã
hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là
thành viên xã hội.
2


4.2 Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan:
4.2.1 Gia nhập thị trường lao động: ảnh hưởng của vốn xã hội (Brook, 2005)
Nghiên cứu của Brook (2005) có mục tiêu là điều tra ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự gia
nhập thị trường lao động ở Vương quốc Anh.
Các biến được sử dụng bao gồm: khu vực sinh sống bên trong hay ngoài Vương quốc Anh,
tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn, thu nhập, có sở hữu nhà ở hay đi thuê nhà, số
năm cư trú ở Vương quốc Anh, biến thể hiện cách thức tiếp cận được công việc đang làm hiện
tại. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu gồm: thống kê mô tả và kiểm định
thống kê. Brook kết luận vốn xã hội có thể cung cấp mạng lưới liên lạc tích cực hoặc hỗ trợ
thông tin trong tìm kiếm việc làm thành công cho những người tìm kiếm việc làm, và cũng giúp
những người có việc làm có thể tiến triển trong nơi làm việc. Tuy nhiên, vốn xã hội có thể là
một đặc điểm tiêu cực và có thể bất lợi ở một số nhóm trong xã hội nói chung hoặc các cá nhân
nhất định trong một tổ chức. Hạn chế của nghiên cứu cũng được tác giả trình bày như: chưa có
cuộc điều tra nào được tiến hành chính thức để đo lường vốn xã hội ở Anh liên quan đến thị
trường lao động; dữ liệu sẵn có liên quan bị hạn chế và có phạm vi thu thập thêm dữ liệu khảo
sát để điều tra nhỏ. Ảnh hưởng của vốn xã hội trong thị trường lao động cần phải được xem xét
trong một bối cảnh rộng hơn liên quan đến sự tương tác với toàn xã hội và không chỉ những
người trong độ tuổi lao động hay những người làm việc.

4.2.2 Social Networks and Status Attainment (Lin, 1999)

Nghiên cứu của Lin (1999) là một nghiên cứu ký thuyết, cụ thể là theo dõi sự phát triển
của lý thuyết vốn xã hội. Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm việc xây dựng và thử nghiệm
một số mệnh đề liên quan đến mối quan hệ giữa các nguồn lực trong mạng lưới xã hội và những
lợi ích kinh tế xã hội đạt được. Lin kết luận rằng vốn xã hội giúp tăng cơ hội đạt được trạng thái
tốt hơn thông quan sự tiếp cận và huy động các nguồn lực liên quan. Vốn xã hội phụ thuộc vào
các vị trí ban đầu trong các hệ thống phân cấp xã hội cũng như về sự mở rộng quan hệ xã hội.
Bài luận có một kết luận mở với một cuộc thảo luận về các vấn đề quan trọng còn lại và các
hướng nghiên cứu trong tương lai của lý thuyết vốn xã hội.

3


4.2.3 Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp (Phạm Huy Cường, 2014)
Nghiên cứu của Phạm Huy Cường (2014) nhằm điểu tra mối liên hệ giữa mạng lưới quan
hệ xã hội lên các khía cạnh kinh tế và phi kinh tế trong kết quả tìm việc làm của các sinh viên
đã tốt nghiệp. Các biến mà nghiên cứu sử dụng gồm: phương pháp tìm kiếm việc làm, thời gian
tìm kiếm việc làm, đặc điểm của công viêc (thu nhập, môi trường làm việc, phù hợp chuyên
môn với công việc). Số lượng quan sát được thu thập trong mẫu nghiên cứu là 1073 sinh viên
đã tốt nghiệp đại học. Phương pháp phân tích số liệu của nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả
và kiểm định thống kê (Cramers’V). Tác giả kết luận rằng mạng lưới quan hệ xã hội có vai trò
quan trọng trọng quá trình tìm việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp cũng như đối với các cá
nhân khác. Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội có tác động đến
khía cạnh kinh tế và phi kinh tế của công việc. Ở khía cạnh kinh tế mà cụ thể là thu nhập thì các
công việc có được thông qua các mối quan hệ xã hội có thu nhập thấp hơn so với các công việc
tìm được thông qua các kênh chính thức và bất lợi này có liên hệ với các mối quan hệ trong gia
đình. Ở khía cạnh phi kinh tế, tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ xã hội hướng sinh
viên tốt nghiệp tới các công việc thuộc khu vực công, có sự phù hợp với chuyên môn cao hơn
nhưng những sinh viên tìm kiếm công việc thông qua các mối quan hệ gặp bất lợi về chi phí
thời gian.


4.2.4 Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của
sinh viên (Lê Ngọc Hùng, 2003)
Nghiên cứu của Lê Ngọc Hùng (2003) là một nghiên cứu xã hội học, tập trung vào trình bày
các vấn đề lý thuyết của mạng lưới xã hội và vận dụng để xem xét vấn đề tìm kiếm việc làm
của sinh viên từ hướng tiếp cận mạng lưới xã hội. Mẫu quan sát của nghiên cứu gồm 229 sinh
viên, đồng thời phỏng vấn sâu một số bên tuyển dụng, một số cựu sinh viên đang đi làm.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu là thống kê mô tả. Tác giả đề xuất hai
hướng tiếp cận có thể giải thích mạng lưới xã hội có thể giúp sinh viên tìm kiếm được việc làm
mong muốn là:

4


1.

“Mạng lưới xã hội với tư cách là cấu trúc xã hội bao gồm các mối tương tác xã hội và trao

đổi xã hội, trong đó hệ các giá trị, chuẩn mực và niềm tin được hình thành, biểu lộ. Nhờ vậy các
thành viên của mạng lưới xã hội đều chia sẻ trách nhiệm nghĩa vụ và có những lợi ích ràng
buộc lẫn nhau khi theo đuổi những mục đích của họ.
2.

Mạng lưới xã hội với tư cách là thiết chế xã hội không những có chức năng gắn kết xã hội

mà còn có chức năng cung cấp thông tin chính xác, cần thiết và nhờ vậy góp phần làm giảm chi
phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lưới. Trong điều kiện các thể chế kinh tế chưa phát
triển đầy đủ và còn thiếu thông tin.” (Lê Ngọc Hùng, 2003, trang 75)
Nghiên cứu cũng chỉ ra ba kiểu mạng lưới xã hội trong trường hợp sinh viên tìm kiếm việc làm,
gồm thông qua quan hệ gia đình (kiểu truyền thống), thông qua các quan hệ chức năng (kiểu
hiện đại), thông qua quan hệ gia đình và quan hệ chức năng (kiểu hỗn hợp).


5. Dữ liệu
5.1 Các biến cần thu thập:
Thông tin chung về sinh viên (giới tính, khu vực, học lực, hoàn cảnh gia đình, số người trong
gia đình, tình trạng làm thêm, tính cách, giao tiếp, tình trạng tham gia hoạt động đoàn thể).
Định hướng nghề nghiệp, nguồn thông tin trong việc định hướng nghề nghiệp, mức độ liên hệ
với các mối quan hệ để có thông tin việc làm, phương pháp tìm kiếm việc làm, thời gian tìm
kiếm việc làm, đặc điểm của công viêc (thu nhập, môi trường làm việc, phù hợp chuyên môn
với công việc).
Đặc điểm nhân khẩu học:
Tuổi (tuổi của người được phỏng vấn).
Giới tính (giới tính của người được phỏng vấn).
Số người trong gia đình (Số người trong gia đình người được phỏng vấn).
Đặc điểm kinh tế xã hội:
Học vấn ( Số năm đi học của người được phỏng vấn)

5


5.2 Số quan sát và cách thu thập dữ liệu:
Kích cỡ mẫu: Qua tham khảo các nghiên cứu có liên quan (Lê Ngọc Hùng, 2003) và tham khảo
việc chọn kích cỡ mẫu trong tài liệu môn học “Phương pháp thu thập và quản lý dữ liệu” thì với
số lượng tổng thể sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là >100,000 cùng khoảng tin cậy là
5% thì cỡ mẫu cần là 400 quan sát. Bên cạnh đó, tham khảo từ phương pháp xác định cỡ mẫu
thông qua thực nghiệm trong Phân tích dữ liệu với SPSS của Hoàng Trọng & Chu Hoàng Mộng
Ngọc (2008) thì cỡ mẫu nghiên cứu tối thiếu có thể chấp nhận được đối với nghiên cứu bằng 5
lần tổng số các biến được phân tích, tức n=5*m, m là số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát, như
vậy cỡ mẫu tối thiểu của khảo sát là n=5*16=80. Do đó, kích cỡ mẫu được chọn là 400 quan sát.
Cách thu thập dữ liệu:
-


Thông tin thứ cấp từ các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước (sách, bài báo khoa học,

tài liệu hội thảo, tài liệu điều tra, thông tin thống kê, thông tin khoa học,...) đã được đăng tải và
công bố.
-

Thông tin sơ cấp thu thập dựa vào khảo sát trực tiếp và phỏng vấn sâu, sử dụng đồng thời

hai phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu dựa trên mạng
lưới mối quan hệ. Trong đó, với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nội dung phương pháp là
nhóm sẽ chọn mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận đối tượng ở những nơi mà các thành viên có thể
gặp được đối tượng khảo sát. Đối với phương pháp chọn mẫu dựa trên mạng lưới mối quan hệ,
việc chọn mẫu sẽ xuất phát từ việc sinh viên khảo sát giới thiệu cho nhóm nghiên cứu đến hỏi
những người khác mà sinh viên này quen biết.

6. Phương pháp phân tích số liệu
Thống kê mô tả
Kiểm định thống kê
Kinh tế lượng

7. Lịch trình nghiên cứu dự kiến: 7 tháng
6


Tháng 09 đến tháng 11 năm 2018 hoàn thành đề cương nghiên cứu
Bao gồm: đọc tài liệu, bài nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, chọn lọc các biến
cần khảo sát.

Tháng 12 năm 2018 tiến hành thiết kế bảng khảo sát và khảo sát thử tại các trường đại học trên

địa bàn
Tuần 1: Lập bảng câu hỏi khảo sát.
Tuần 2-3: Khảo sát thử, phát hiện những lỗi sai hay chưa phù hợp cần điều chỉnh.
Tuần 4: Điều chỉnh, hoàn thiện bảng hỏi.
Tháng 01 năm 2019: Tiến hành khảo sát chính thức.
Tháng 02 đến tháng 03 năm 2019 hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tuần 1-2: Tiến hành xử lý, nhập số liệu.
Tuần 3-4: Phân tích số liệu, kiểm định các kết quả.
Tuẩn 5-6: Hoàn thành sơ bộ bài nghiên cứu.
Tuần 7-8: Hoàn chỉnh bài nghiên cứu.

8. Danh mục tài liệu tham khảo:
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2.
Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Lê Ngọc Hùng, 2003. Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm
kiếm việc làm của sinh viên. Tạp chí Xã hội học, số 82, trang 67-75.
Phạm Huy Cường, 2014. Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 30, số 4 (2014), trang 44-53.

7


Danh mục tài tiệu tiếng Anh
Bourdieu, P., 1986. The Forms of Capital Handbook of Theory and Research for the Sociology
of Education. Westport: Greenwood Press.
Brook, K., 2005. Labour market participation: the influence of social capital. Office for
National Statistics (Labour Market Trends)
Granovetter, M., 1995. Getting a job: A Study of Contacts and Careers. Chicago: University of
Chicago Press.

Lin, N., 1999. Social networks and status attaiment, Annual Review of Sociology, 25: 467-487.
Mouw, T., 2003. Social Capital and Finding a Job: Do Contacts Matter? American Sociological
Review, 68: 868-898.

8



×