Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bảo vệ cổ đông thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.76 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỐ PHẦN HÓA
Thuộc nhóm chuyên ngành khoa học:

Mã số đề tài:……………..

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2017


TÓM TẮT
Đề tài: “Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hóa” tập trung làm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền
lợi cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và thực tiễn áp dụng.
Từ đó xem xét, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm các quy định này trong quá trình
vận dụng vào thực tế. Nhằm đưa ra giải pháp để nâng cao việc bảo vệ quyền lợi của
các cổ đông này trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Đề tài gồm ba phần:
Phần 1: Nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và căn cứ pháp lí về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số
trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Chương 2: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp nhà nước
cổ phần hóa trên thực tế.
Phần 2: Kết luận
1. Nhận xét quá trình thay đổi của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi cổ đông
thiểu số trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
2. Những trục trặc pháp lí.


Phần 3: Kiến nghị


MỤC LỤC
PHẦN 1:

NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÍ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA ................... 1
1.1.
Cơ sở lí luận: ......................................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm CĐTS: ............................................................................................. 1
1.1.2. DNNN cổ phần hóa là gì?................................................................................. 2
1.1.3. Cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa:.......................... 4
1.1.4. Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp nhà nước
cổ phần hóa: ................................................................................................................... 6
1.2.
Căn cứ pháp lí: ...................................................................................................... 8
1.2.1. Quy định của luật hiện hành: ............................................................................ 8
1.2.2. Sự chuyển biến các quy định này từ năm 2005 đến nay: ............................... 12
1.2.3. Những điểm khác biệt trong việc bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong
doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa: ...................................................... 14
CHƯƠNG 2: BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TRÊN THỰC TẾ................................................................. 16
2.1.
Mối quan hệ giữa cổ đông thiểu số với các cổ đông lớn .................................... 16
2.1.1. Mối quan hệ giữa cổ đông lớn- Cổ đông nắm giữ quyền chi phối trong công
ty và cổ đông thiểu số .................................................................................................. 16
2.1.1.1. Các cổ đông lớn hạn chế thực hiện quyền cổ đông của cổ đông thiểu số .. 16

2.1.1.2. Cổ đông lớn thông qua Hội đồng quản trị để chi phối công ty. ................. 17
2.1.1.3. Cổ đông lớn lạm quyền để thâu tóm và chiếm đoạt tài sản công ty. .......... 18
2.1.2. Quan hệ giữa cổ đông lớn – Cổ đông “đặc biệt” trong công ty với cổ đông
thiểu số 18
2.2.
Vụ việc điển hình – Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại HACINCO ......... 20
2.2.1. Sự kiện pháp lí: ............................................................................................... 20
2.2.2. Nhận diện vấn đề pháp lí ................................................................................ 21
2.2.2.1. Thời hạn cổ phần hóa không được quy định cụ thể trong luật hiện hành. . 21
2.2.2.2. Quyền lợi của cổ đông thiểu số là người lao động trong doanh nghiệp. .... 22
2.2.3. Kết luận .......................................................................................................... 25
PHẦN 2:

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 28

1. Nhận xét quá trình thay đổi của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu
số trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa .................................................................. 28
2. Những trục trặc pháp lí: .......................................................................................... 29
PHẦN 3:

KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 31


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCP: Công ty cổ phần
CĐTS: Cổ đông thiểu số
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DQC: Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
HACINCO: Công ty Đầu tư xây dựng số 2

HĐCĐ: Hội đồng cổ đông
HĐQT: Hội đồng quản trị
ICT: Cổ phần Đầu tư – Kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh
LDN: Luật doanh nghiệp
SCIC: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
VCS: Công ty cổ phần Đá thạch anh cao cấp
VNM: Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk)


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự
tồn tại, phát triển của thị trường chứng khoán nói chung cũng như trong CTCP nói
riêng. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới vấn đề này vẫn luôn được mổ xẻ và trở
thành đề tài được khá nhiều đối tượng nghiên cứu. Đối với nước ngoài nó được nghiên
cứu bởi các nhà khoa học kinh tế đặc biệt là các nhà lập pháp như: hai tác giả Rafael
La Porta, Florencio Lopez-de-silanesb trong các tác phẩm “Law and Finance” và
“Investor Protection and Corporate governence”, Kenneth A.Kim, Pattanaporn
Kitsabunnarat với “Shareholder Protection Laws and Corporate Boards Evidence from
Europe”. Còn ở Việt Nam, bảo vệ quyền lợi CĐTS không phải là một vấn đề mới, đã
được bàn luận ở nhiều khía cạnh từ nhiều lĩnh vực khác nhau qua sự nghiên cứu, đánh
giá của các nhà kinh tế học, luật học… và được phát triển dưới dạng sách, bài viết,
bình luận, chuyên khảo hoặc đăng trên các tạp chí, báo và các trang diễn đàn điện tử…
Nhưng, đa phần họ mới chỉ quan tâm vấn đề này ở một chừng mực nhất định, chủ yếu
chỉ tập trung ở CTCP nói chung và thường là trong khuôn khổ của một nghiên cứu về
luật công ty và quản trị công ty như: LDN Việt Nam (Phạm Hoài Huấn chủ nhiệm Nhà xuất bản chính trị quốc gia), Giáo trình luật kinh tế ( Phạm Duy Nghĩa, NXB
Công an nhân dân)…
Ngoài ra các luận văn nghiên cứu về vấn đề này cũng được nghiên cứu như:
 Đỗ Thái Hán (2012), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Luận
văn Thạc sĩ ngành luật kinh tế.

 Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty
cổ phần – So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam, Luận văn
Thạc sỹ Luật học.
 Lê Văn Qua (2008), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ
phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
 Đinh Thị Thuý Hồng (2009), Cơ chế giám sát hoạt động trong công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp 2005, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


 Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi Cổ đông
thiểu số trong công ty cổ phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tác giả này nghiên cứu, đánh giá ở các góc nhìn khác nhau trong vấn đề bảo vệ
CĐTS. Đối với tác giả Đỗ Thái Hán tiếp cận đề tài này chủ yếu trong quy định pháp
luật Việt Nam từ đó so sánh với pháp luật của một số quốc gia mà tiêu biểu là Nhật và
Pháp. Cũng bằng phương pháp tương tự, tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang cũng đưa
ra sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về việc bảo vệ CĐTS.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thuý Hằng lại tiếp cận vấn đề theo hướng phân tích, làm rõ
các quy định của LDN 2005 về vấn đề bảo vệ CĐTS nhưng không nhằm mục đích đưa
ra giải pháp… Tóm lại, dưới từng góc độ nhìn nhận và đánh giá khác nhau ở những
khoảng thời gian khác nhau, hầu hết nội dung mà tác giả đề cập là những bất cập trong
các quy định của pháp luật đối với việc bảo vệ CĐTS qua đó đưa một số giải pháp
nhất định. Hiện nay, trước quá trình thay đổi nhanh chóng của thực tế khách quan,
điển hình là LDN 2014 có hiệu lực thay thế LDN 2005 và quá trình cổ phần hóa
DNNN đang không ngừng tăng. Trên cơ sở tiếp thu các đóng góp, thành quả khoa học,
giá trị của các nghiên cứu mang lại, đồng thời có hướng tiếp cận mới trong mối quan
hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tế khách quan nhằm làm rõ những bất cập ở nước ta
trong việc bảo vệ CĐTS. Với đề tài này, nhóm em sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết
những vấn đề mà các tác giả trước đây chưa đề cập hoặc chưa giải quyết nhằm bổ sung

đầy đủ cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn góp phần đẩy mạnh việc bảo vệ CĐTS trong
DNNN cổ phần hóa.
2. Lí do lựa chọn đề tài:
Vấn đề bảo vệ CĐTS ở Việt Nam đã được đặt ra trong một thời gian dài trước đây,
tuy nhiên nó chỉ được nhìn dưới góc độ CTCP bình thường.
Trong bối cảnh hiện nay, các DNNN đã không còn giữ được vị thế dẫn dắt thị
trường và dần lép vế, thu hẹp quy mô. Việc cổ phần hóa DNNN đang đặt ra những cơ
hội và tiềm năng mới. Qua cổ phần hóa, DNNN trở thành doanh nghiệp nhiều chủ sở
hữu, tạo ra cơ chế quản lí năng động, huy động được nhiều nguồn vốn từ xã hộ, hoạt
động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả hơn, đẩy mạnh sự cạnh tranh và cơ hội hội nhập
của doanh nghiệp gia tăng. Tính đến 10/2016, đã có 4508 DNNN được cổ phần hóa,


và cứ mỗi tháng trôi qua, lại có thêm nhiều DN được cổ phần.1 Do đó, một vấn đề mới
được xuất hiện là việc bảo vệ CĐTS trong DNNN cổ phần hóa. Điều đó xuất phát từ
hai nguyên nhân chủ yếu là: thứ nhất, sự bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa cổ
đông lớn và CĐTS đã dẫn đến tình trạng quyền lợi của các CĐTS bị xâm phạm và thứ
hai vị trí của mình, các CĐTS không thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình hoặc họ
chưa ý thức được sự cần thiết phải tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Khi LDN 2014 được ban hành đã có sự thay đổi đáng kể trong vấn đề bảo vệ quyền
lợi của CĐTS, khắc phục được những khuyết tật mà LDN 2005 vướng phải và chưa
giải quyết được.
Đề tài được nhìn trên một khía cạnh mới, các vấn đề đặt ra sẽ có giá trị thực tiễn
cao nếu giải quyết được.
3. Mục tiêu đề tài:
Nhằm làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến quyền lợi CĐTS trong mô hình
DNNN cổ phần hóa. Nhìn nhận những bất cập trong luật trước đây trên cơ sở đối chiếu
với luật thực định để đưa ra những đánh giá, nhận xét về những vấn đề tồn đọng trong
mô hình này. Đồng thời đề xuất các giải pháp giúp việc bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
CĐTS được thực hiện tốt hơn.

Những câu hỏi đặt ra:
Thứ nhất, CĐTS là ai? CĐTS trong DNNN cổ phần hóa là ai? Vai trò của pháp
luật trong bảo vệ CĐTS trong DNNN cổ phần hóa?
Thứ hai, thực tiễn bảo vệ quyền lợi của CĐTS trong DNNN cổ phần hóa Việt
Nam diễn ra như thế nào?
Thứ ba, những nhận xét, giải pháp về việc bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong
DNNN cổ phần hóa.
4. Đối tượng nghiên cứu:
CĐTS trong DNNN cổ phần hóa. Thời gian nghiên cứu về quá trình cổ phần hóa
DNNN và kiểm tra quyền của các CĐTS có thể bị ảnh hưởng như thế nào trong tiến
trình này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Vietstock (2016), “Đã cổ phần hóa hơn 4500 DNNN”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017
1


Bài nghiên cứu dựa trên các phương pháp:
Thứ nhất, sử dụng phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống và một số thủ
pháp nhằm nâng cao khả năng cũng như phạm vi tìm kiếm, thu thập dữ liệu bao gồm
sử dụng danh mục câu hỏi kiểm tra và sơ đồ.2
Thứ hai, phân tích luật viết và so sánh các quy định của pháp luật liên quan đến vấn
đề bảo vệ quyền lợi CĐTS qua các thời kì.
Thứ ba, tiếp cận vấn đề thông qua phân tích vụ việc thực tế.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu trong phạm vi về DNNN cổ phần hóa, không phải mọi CTCP
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu rà soát các văn bản hướng dẫn quy trình cổ phần
hóa DNNN từ năm 1998 đến nay. Các vụ việc liên quan đến bảo vệ CĐTS trong
DNNN cổ phần hóa từ năm 2004 đến nay.
Phạm vi không gian: nghiên cứu các tình huống, vụ việc thực tiễn của các DNNN
đang hoặc đã hoàn thành quy trình trên lãnh thổ Việt Nam.


2

Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu luật học, NXB Công an nhân dân, trang 45, 90


1

PHẦN 1:

NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÍ VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ
PHẦN HÓA
1.1.
1.1.1.

Cơ sở lí luận:
Khái niệm CĐTS:

Trong CTCP, cổ đông là những người vô cùng quan trọng, họ là những người góp
vốn vào công ty thông qua việc mua cổ phần. Số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ
có thể khác nhau, có cổ đông sở hữu hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu cổ phiếu, cũng
có thể có cổ đông chỉ sở hữu một cổ phiếu. Do đó quyền hạn của mỗi cổ đông cũng
khác nhau, phụ thuộc vào số lượng, tỉ lệ cổ phiếu mà họ sở hữu. Vậy ai sẽ được coi là
CĐTS? Thường thì CĐTS là những nhà đầu tư bỏ vốn ra mua cổ phần và số cổ phần
thường chiếm tỉ lệ rất ít tại công ty. Hơn nữa, những nhà đầu tư này thường dựa vào uy
tín của CTCP, hoặc nghe theo lời giới thiệu của người khác, đầu tư vào công ty với
mục đích cao nhất là tìm kiếm lợi nhuận. Họ ít quan tâm tới quá trình hoạt động của

công ty, quá trình quản lí, kiểm soát của các nhà quản trị và bản thân họ cũng không
có nhiều kiến thức, kĩ năng để tham gia quản lí công ty.3
Hiện tại chưa có một khái niệm CĐTS nào chính thức được công nhận. Tuy nhiên,
một số quy định trước đây đã dựa vào tỉ lệ số cổ phiếu có quyền biểu quyết để xác
định ai là CĐTS, ai là cổ đông lớn. Một số khái niệm được đưa ra như: “CĐTS là
người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”4, “Cổ
đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền
biểu quyết của tổ chức phát hành”5, “Cổ đông lớn là cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phiếu
có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành trở lên”6. Vậy có thể chỉ dựa vào một con
số tỉ lệ cổ phần cụ thể để xác định đâu là CĐTS hay không? Giả sử lấy một con số cụ
thể là 5%, “CĐTS là người nắm giữ dưới 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ
chức phát hành”, thì định nghĩa này có phù hợp với tất cả các CTCP. Chẳng hạn một
Phạm Duy Nghĩa (2015), Giáo trình Luật kinh tế, NXB Công an nhân dân, trang 328
Khoản 2 Điều 5 nghị định 48/1998 NĐ-CP
5
Khoản 9 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006
6
Khoản 25 Điều 3 nghị định 144/2003 NĐ-CP
3
4


2

CTCP có 21 cổ đông, trong đó có một cổ đông A nắm giữ 20%, và 20 cổ đông còn lại,
mỗi cổ đông chiếm 4% cổ phần của công ty. Theo giả định trên thì A là cổ đông lớn,
những cổ đông còn lại là CĐTS. Tuy nhiên, nếu những CĐTS liên kết lại với nhau thì
họ nắm giữ tới 80% cổ phần công ty, đủ khả năng để thông qua mọi quyết định công
ty. Khi đó, cổ đông A tuy nắm giữ 20% cổ phần nhưng lại rơi vào vị trí CĐTS do hạn
chế về khả năng quyết định.7 Do đó không thể chỉ dựa vào một tỉ lệ cổ phần cụ thể mà

cổ đông nắm giữa để xác định ai là CĐTS.
Việc xác định CĐTS cần dựa vào cả khả năng tham gia kiểm soát, quản lí doanh
nghiệp của cổ đông. Một cổ đông nắm giữ ít cổ phần có quyền biếu quyết, nhưng
quyền lực thực tế của người này có thể cao hơn rất nhiều. Nếu như cổ đông này là
những người có kiến thức, am hiểm về lĩnh vực hoạt động công ty, họ dễ có được sự
tin tưởng của những cổ đông khác, được tín nhiệm bầu cử vào bộ máy quyền lực để
tham gia quản lí, điều hành công ty. Do đó, những cổ đông này không được coi là bên
yếu thế vì quyền lực của họ rất nhiều mặc dù số lượng cổ phần thực họ nắm giữ rất ít.
Khi xác định CĐTS, không chỉ dựa vào tỉ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ và cần
dựa vào cả khả năng tham gia quản lí, điều hành công ty của cổ đông đó. Do đó có thể
hiểu định nghĩa CĐTS một cách chung nhất là những cổ đông nắm giữ một phần nhỏ
trong CTCP; ít có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp.
1.1.2.

DNNN cổ phần hóa là gì?

Cổ phần hóa là việc “chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước”8 thành CTCP.
Khi tiến hành cổ phần hóa, DNNN sẽ trở thành doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, huy
động đầu tư nhằm nâng cao nguồn lực tài chính, phát triển kinh tế.
Vậy tiến trình cổ phần hóa sẽ được tiến hành như thế nào? Quy trình chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần cần tiến hành tuần tự và đầy đủ ba
bước chính. Thứ nhất, cần phải xây dựng đề án cổ phần hóa, đây là bước đi đầu tiên vô
cùng quan trọng, tạo nền tảng cho toàn bộ quá trình cổ phần hóa. Phương án cổ phần
hóa của doanh nghiệp phải có một số nội dung cơ bản như: thực trạng của công ty tại

Đỗ Tuấn Hùng (2010), “Bảo vệ cổ đông thiểu số”, khóa luận Cử nhân Luật, Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh.
8
Nghị định 59/2011/NĐ-CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

7


3

thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ; cơ cấu
vốn điều lệ, giá và cách thức phát hành; phương án sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm
tiếp theo,… Việc xây dựng được một đề án cổ phần hóa đúng đắn sẽ dễ dàng được các
cấp có thẩm quyền phê duyệt và thu hút đầu tư. Thứ hai, sau khi đề án cổ phần hóa
được thông qua, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức thực hiện. Quá trình tiến hành này
phải thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn, nếu không được chỉ đạo thực hiện một cách
chặt chẽ thì dễ dẫn đến việc đề án cổ phần hóa chỉ nằm trên giấy. Cuối cùng là hoàn tất
việc chuyển DNNN thành CTCP. Cần tổ chức họp lần đầu ĐHĐCĐ, đăng kí doanh
nghiệp, tổ chức quyết toán để cơ bản trở thành CTCP qua đó làm cho việc cổ phần hóa
DNNN được hoàn thiện.
Để tiến hành cổ phần hóa, DNNN có nhiều cách để huy động nguồn vốn từ các nhà
đầu tư. Đầu tiên, DNNN có thể giữ nguyên vốn ban đầu, phát hành thêm cổ phiếu để
tăng vốn điều lệ. Thứ hai, DNNN có thể bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ. Thứ ba, DNNN bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để
tăng vốn điều lệ. Theo như các hình thức trên, thì nhà nước có thể giữ lại cho mình
một phần vốn tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa, khi đó, nhà nước sẽ chính thức trở
thành một trong các cổ đông của CTCP mới được chuyển đổi. Trong trường hợp này,
về phần vốn này trong công ty, cơ quan được phân công sở hữu vốn nhà nước trong
DNNN cổ phần hóa sẽ cử người làm đại diện.9
Bên cạnh đó, đối tượng và điều kiện mua cổ phần của DNNN cổ phần hóa đã được
quy định trong Nghị định 59/2011 NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước thành CTCP và được cụ thể hóa trong Thông tư 196/2011/TT-BTC hướng dẫn
bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp

100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần. Theo đó, những đối
tượng mua cổ phần thông thường nằm trong danh sách thường xuyên của công ty mà
cụ thể là người lao động hoặc là tổ chức công đoàn của doanh nghiệp tiến hành cổ
phần hóa, nhà đầu tư nội địa, nhà đầu tư nước ngoài hay các nhà đầu tư chiến lược…

Khoản 1 Điều 46 nghị định 59/2011 NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ
phần.
9


4

tất cả họ đều có thể trở thành cổ đông của DNNN cổ phần hóa. Nếu như trước đây
quyền được mua cổ phần lần đầu khi cổ phần hóa bị hạn chế về số lượng ở một số đối
tượng như “không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp” (đối với pháp
nhân), “không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp” (đối với cá nhân) trong
doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt10; thì bây giờ, các
nhà đầu tư được tự do mua cổ phần phát hành hơn, thể hiện chính sách mở cửa khuyến
khích đầu tư của nhà nước.
Tóm lại, DNNN cổ phần hóa là DNNN được chuyển đổi sang hình thức CTCP
nhiều chủ sở hữu; quá trình chuyển đổi phải tuân thủ quy định của pháp luật; và chỉ
những các nhân, tổ chức có đủ điều kiện mới có thể trở thành cổ đông của DNNN cổ
phần hóa.
1.1.3.

Cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa:

Theo khái niệm đã nêu ở trên, thì CĐTS trong DNNN cũng sẽ là những cổ đông
nắm giữ ít cổ phần; ít có khả năng tham gia quản lí, điều hành doanh nghiệp. Vậy,
CĐTS trong DNNN cổ phần hóa có thể là những ai?

Trước hết, họ phải là cổ đông của DNNN cổ phần hóa, họ phải bỏ tiền ra mua cổ
phiếu mới phát hành. Mà những người có quyền này đã được quy định cụ thể trong
Thông tư 196/2011/TT-BTC. Do đó, cổ đông có thể là những nhà đầu tư trong nước
hay nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược, người lao động, những người
trong tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, chính nhà nước cũng
có thể trở thành cổ đông nếu nhà nước giữ lại cho mình một tỉ lệ cổ phần nhất định nào
đó. Tiếp theo, những cổ đông này phải sở hữu số cổ phần ít và ít có khả năng tham gia
quản lí, điều hành doanh nghiệp. Do đó, những cổ đông nào có các đặc điểm này đều
có thể được coi là CĐTS.
Trong các đối tượng được quyền mua cổ phần ở trên, có thể nhận thấy các nhà đầu
tư chiến lược khó trở thành CĐTS. Thật vậy, nhà đầu tư chiến lược là những người
phải có năng lực tài chính sẽ hỗ trợ được doanh nghiệp sau cổ phần hóa.11 Có năng lực
tài chính nên họ sẽ dễ dàng mua được nhiều cổ phần, có nhiều cổ phần đồng nghĩa với
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 44/1988 về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Điểm a Khoản 3 Điều 6 nghị định 59/2011 NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty
cổ phần.
10
11


5

việc họ cũng có nhiều quyền lực trong tay hơn, từ đó dễ dàng hỗ trợ cũng như quản lí
các hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Hơn nữa, tại Điểm b Khoản 3 Điều 6
nghị định 59/2011 NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP
có quy định “số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ
phần hóa được xác định tối đa là ba nhà đầu tư”, quy định như vậy nhằm ngăn ngừa
tình trạng nhà đầu tư chiến lược thâu tóm DNNN khi mà khả năng trở thành cổ đông
lớn tại DNNN cổ phần hóa là rất cao.
Đối với người lao động cũng như những người thuộc tổ chức công đoàn, đây là

nhóm được hưởng ưu đãi trong quá trình mua cổ phần. Tuy nhiên họ lại bị khống chế
về số lượng mua. Tổ chức công đoàn được “mua cổ phần ưu đãi nhưng không vượt
quá 3% vốn điều lệ”.12 Còn người lao động chỉ “được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi
năm làm việc thực tế”.13 Với việc sở hữu ít cổ phần có quyền biểu quyết, nếu họ không
có các kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, không có khả năng
tham gia quản lí, điều hành doanh nghiệp thì họ dễ rơi vào nhóm các CĐTS.
Còn đối với các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài thì họ không bị
khống chế số lượng cổ phần được mua. Chỉ cần đáp ứng đủ theo quy định tại Khoản 1
và Khoản 2 Điều 6 Nghị định 59/2011 NĐ-CP thì họ có thể mua cổ phần và trở thành
cổ đông trong DNNN cổ phần hóa. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như
khả năng tham gia quản lí, điều hành công ty thì mới xác định được họ thuộc nhóm
CĐTS hay không.
Như vậy, CĐTS trong DNNN cổ phần hóa là những cổ đông đáp ứng đầy đủ yêu
cầu về mua cổ phần phát hành của doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa; hơn nữa, họ
phải sở hữu một số lượng ít cổ phần trong doanh nghiệp và ít có khả năng tham gia
quản lí, điều hành công ty. Những CĐTS này có thể là người lao động, tổ chức công
đoàn, nhà đầu tư trong và ngoài nước tùy tình hình của các doanh nghiệp cụ thể.

Điểm c Khoản 2 Điều 36 nghị định 59/2011 NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công
ty cổ phần
13
Khoản 1 Điều 48 nghị định 59/2011 NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ
phần.
12


6

1.1.4.


Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hóa:

Trước đây, trong thời kì bao cấp, nhiều DNNN đã được thành lập. Tuy nhiên, khi
bước vào nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp này thể hiện sự rõ sự yếu kém,
làm ăn kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, thua lỗ kéo dài. 14 DNNN tại Việt Nam là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, do đó, nếu DNNN tồn tại trên quá nhiều lĩnh vực,
dễ dẫn tới tình trạng độc quyền cũng như thâu tóm thị trường. Do đó, DNNN chỉ nên
duy trì trong những ngành then chốt và quan trọng với vai trò tiều tiết cũng như định
hướng phát triển kinh tế.15 Còn trong những lĩnh vực khác việc cổ phần hóa là cần
thiết nhằm tạo môi trường lành mạnh trong cạnh tranh, thu hút nhiều thành phần kinh
tế tư nhân tham gia đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng cổ
phần hóa là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết; như một lẽ tất yếu, nhà nước ta đã
và đang rất quan tâm và đẩy mạnh việc cổ phần hóa DNNN. Trong giai đoạn 20112015, đã có 588 DNNN được cổ phần hóa và năm 2016 có 56 DNNN được nhà nước
phê duyệt phương án cổ phần hóa. Cổ phần hóa diễn ra ngày càng nhiều, và xảy ra ở
cả các tập đoàn lớn.16 Việc số lượng DNNN cổ phần hóa gia tăng dẫn đến việc sẽ xuất
hiện nhiều cổ đông hơn, nhiều CĐTS hơn. Hơn nữa, CĐTS trong DNNN cổ phần hóa
cũng đặc biệt hơn CĐTS trong các CTCP bình thường khác, làm cho việc bảo vệ
CĐTS trong DNNN cổ phần hóa càng trở nên cấp thiết và đáng được quan tâm.
DNNN sau cổ phần hóa sẽ trở thành CTCP, mà nhắc đến CTCP thì không thể
không nhắc đến cổ đông. Cổ đông là một phần vô cùng quan trọng của CTCP, là
những người trực tiếp góp vốn vào doanh nghiệp. DNNN cổ phần hóa thu hút sự đầu
tư từ nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, có cả người lao động, công nhân làm việc tại
DNNN. Tại DNNN cổ phần hóa nói riêng cũng như đối với CTCP nói chung, CĐTS
thường chiếm tỉ lệ đa số, họ là những người có ít vốn đầu tư vào doanh nghiệp với
mong muốn tìm kiếm lợi nhuận. Vậy quyền, lợi ích hợp pháp của CĐTS có cần thiết
phải bảo vệ hay không khi họ chỉ là những người có số vốn rất ít?
Phương Anh (2012), “DNNN kém hiệu quả”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017
15
“Vì sao phải cổ phần hóa DNNN”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017.

16
Xuân Dũng (2017), “Cổ phần hóa DNNN 2017 sẽ thay đổi về “chất””, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm
2017.
14


7

Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bỏ qua vấn đề vô cùng quan trọng này. Tuy CĐTS
đầu tư vào doanh nghiệp với số vốn rất ít nhưng số lượng CĐTS lại rất nhiều, từ đó tạo
nên một khối lượng vốn lớn, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô. CĐTS thường là
những những người có nguồn vốn nhàn rỗi, họ có nhiều lựa chọn khác nhau để sử
dụng nguồn vốn đó như gửi tiết kiệm, mua vàng, mua bất động sản, đầu tư vào những
khu vực xây dựng được cơ chế bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, để thu hút nhóm
nhà đầu tư tiềm năng này bỏ tiền ra mua cổ phần, cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của
CĐTS phải thật tốt và thật hoàn hảo. Họ cần biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình, xem
mình có phù hợp với việc đầu tư này hay không? Có như vậy, họ sẽ không còn cảm
giác e dè, lo sợ, sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư để trở thành cổ đông trong CTCP.
Hơn nữa, với cơ chế bảo vệ CĐTS tốt, Việt Nam sẽ trở thành một thị trường đầu tư
tiềm năng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Nhờ đó, công ty sẽ có
nhiều cơ hội làm ăn với nhiều nước trên thế giới, nâng cao công nghệ sản xuất, thị
trường tiêu thụ được mở rộng và ngày càng đẩy nhanh quá trình hội nhập.
Mặt khác, cơ chế bảo vệ CĐTS sẽ giảm thiểu tình trạng lạm dùng quyền lực của
các đông lớn cũng như các nhà quản lí doanh nghiệp. Cổ đông lớn là những người nắm
giữ nhiều cổ phiếu có quyền biểu quyết, quyền lực của họ cũng lớn hơn CĐTS thiểu số
rất nhiều. Do vậy, tình trạng chuyên quyền, thâu tóm công ty rất dễ xảy ra. Có thể nói
việc đầu tư của CĐTS mang tính rủi ro rất cao, họ bỏ vốn ra đầu tư, và họ chỉ nhận
được lợi tức khi công ty có lợi nhuận, thậm chí không nhận được lợi tức nếu lợi nhuận
thấp. Lợi ích của CĐTS phụ thuộc hoàn toàn vào sự kinh doanh có hiệu quả của công
ty, phụ thuộc vào cách điều hành công ty của các nhà quản lí. CĐTS cần có quyền

được biết những thông tin sổ sách cơ bản của doanh nghiệp để theo dõi, giám sát xem
số vốn mình bỏ ra được sử dụng như thế nào, có khả năng sinh lời hay không. Hơn
nữa, việc có một cơ chế bảo vệ CĐTS tốt sẽ giúp tránh được các mâu thuẫn không
đáng có giữa CĐTS và cổ đông lớn. Các bên được làm gì, không được làm gì đều đã
được quy định rõ nên tự bản thân các cổ đông sẽ ý thức hơn về hành vi của mình để
không xâm phạm quyền lợi các cổ đông khác.
Từ những lí lẽ trên, việc bảo vệ CĐTS trong DNNN cổ phần hóa đã nói lên tầm
quan trọng của nó. Về tầm vi mô, có một cơ chế bảo vệ CĐTS tốt sẽ giúp thu hút đầu
tư, tăng vốn trong nền kinh tế; giúp giảm thiểu mâu thuẫn, tranh chấp giữa các cổ đông


8

cũng như hạn chế tình trạng chuyên quyền trong doanh nghiệp. Về tầm vĩ mô, cơ chế
bảo vệ CĐTS giúp pháp luật nước ta hoàn thiện hơn, qua đó nâng cao sự quan tâm từ
phía nhà nước đến CĐTS trong việc mở rộng môi trường đầu tư và kinh doanh càng
được thể hiện rõ, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.
Căn cứ pháp lí:

1.2.
1.2.1.

Quy định của luật hiện hành:

Bắt đầu từ ngày 1/7/2010, tất cả các loại hình doanh nghiệp ở nước ta đều hoạt
động theo quy định dưới một luật chung duy nhất: LDN 2005. Tuy nhiên, tính đến thời
điểm hiện tại, LDN 2014 đã ra đời thay thế LDN 2005 và chính thức có hiệu lực vào
ngày 1/7/2015. Cũng từ đây khẳng định rằng, quyền của cổ đông chính là chiếc chìa
khóa để họ có thể tự bảo vệ mình. Và CĐTS có đầy đủ các quyền của một cổ đông
bình thường cụ thể thông qua những quy định trong LDN 2014.

Thứ nhất, CĐTS có quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. Quyền dự họp ĐHĐCĐ là
một trong những quyền cơ bản và vô cùng quan trọng của CĐTS. Một cổ đông dù sở
hữu nhiều hay ít cổ phần đều có quyền tham dự cuộc họp như nhau. Thông qua việc
tham dự cuộc họp, cổ đông có cơ hội tiếp xúc với thông tin của công ty, có cơ hội bày
tỏ ý kiến của mình và tham gia biểu quyết. CĐTS sẽ giám sát và kiểm soát các hoạt
động của người quản lí công ty tốt hơn, giảm thiểu mầm móng xâm phạm quyền lợi
CĐTS. Từ đó, cổ đông sẽ dễ chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
Thứ hai, LDN 2014 quy định điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ lần đầu giảm từ
65% xuống còn 51%, lần hai 51% xuống còn 33% tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết.17 Những thay đổi này nhằm bảo vệ tiếng nói của CĐTS từ trong việc quyết định
những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp qua đó việc quản lý mang lại hiệu quả hơn
đồng thời tránh được trường hợp chỉ vì lợi ích của một số ít cổ đông trong công ty trở
thành rào cản đối với các chính sách mang lại lợi nhuận cho đại đa số cổ đông.
Thứ ba, CĐTS có quyền tham gia biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ.
Tuy tỉ lệ cổ phần có quyền biểu quyết của các CĐTS ít nhưng chúng có một vai trò
khá quan trọng. Một nghị quyết được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ khi được các cổ
đông có “ít nhất 51% cổ phiếu có quyền biểu quyết thông qua” (đối với quyết định
17

Điều 102,104 LDN 2005, điều 141 LDN 2014


9

thông thường), “65% đối với các quyết định quan trọng”. Do đó, các CĐTS tham gia
biểu quyết với tỉ lệ 35% trở lên đã có thể tác động đến việc nghị quyết được thông qua
hay không. Hơn nữa, khi các cổ đông lớn có những ý kiến khác nhau, bỏ phiếu biểu
quyết khác nhau, thì ý kiến CĐTS sẽ có giá trị rất lớn, qua đó giúp CĐTS nhận ra tầm
quan trọng của mình khi được tham gia quyết định các vấn đề trong công ty.
Thứ tư, CĐTS có quyền đề cử người vào HĐQT hay Ban kiểm soát. Như đã đề

cập ở phần định nghĩa khái niệm CĐTS, CĐTS là những cổ đông nắm giữ số lượng
nhỏ cổ phần tại công ty và ít có khả năng tham gia quản lí. Các CĐTS thường khó có
thể thực hiện quyền này, khó có thể tham gia vào đội ngũ trực tiếp quản lí hoạt động
của công ty với số vốn ít ỏi của mình. Do đó, LDN 2014 quy định: “Cổ đông hoặc
nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít
nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền:
Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có)”. Bầu dồn phiếu là một
trong những biện pháp bảo đảm quyền lợi của CĐTS đặc biệt là trong LDN 2005.
Người trúng cử là người có số phiếu bầu cao cho đến khi đủ số thành viên quy định
theo Điều lệ công ty. Việc này tạo ra thuận lợi cho CĐTS vì không ấn định một tỉ lệ
thông qua nhất định mà căn cứ dựa vào từng tình huống cụ thể. Theo đó, ĐHĐCĐ xác
định người trúng cử dựa vào số phiếu bầu trên xuống cho đến khi đủ số người quy
định mà không cần quan tâm tỉ lệ này có đạt đến 51% hay không.18 Ví dụ, “CTCP dự
kiến bầu 5 thành viên HĐQT từ danh sách 8 ứng cử viên. Nhóm cổ đông đa số nắm
giữ 51% tổng số phiếu biểu quyết đề cử 4 ứng viên (A,B,C,D), nhóm cổ đông khác
nắm giữ 37% tổng số phiếu tổng số phiếu biểu quyết đề cử 3 người (E,F,G), nhóm
thiểu số còn lại giữ 12% số phiếu có quyền đề cử 1 ứng viên (H). Bảng nguyên tắc
cộng dồn phiếu, các nhóm CĐTS có thể giành được ít nhất một ghế trong HĐQT với
các thể thức như sau:”19

A

18
19

Nhóm 51%

Nhóm 37%

Nhóm 12%


Tổng số

51+51

0

0

102%

Phạm Hoài Huấn (2015), Luật doanh nghiệp Việt Nam, NXB chính trị quốc gia – Sự thật, trang 255, 256.
Phạm Duy Nghĩa (2015), Giáo trình Luật kinh tế, NXB Công an nhân dân, trang 256, 257


10

B

51

0

0

51%

C

51


0

0

51%

D

51

0

0

51%

E

0

37+37

0

74%

F

0


37+37

0

74%

G

0

37

0

37%

H

0

0

12x5

60%

Bảng 1: Minh họa cách thức bầu dồn phiếu
Và cũng vì thế nên có cách hạn chế ảnh hưởng của bầu dồn phiếu bằng cách quy định
số lượng thành viên HĐQT thấp hoặc chia nhỏ việc bầu thành viên HĐQT thành nhiều

lần. Đây cũng là thay đổi rất lớn giữa LDN 2005 với LDN 2014. Nếu ở LDN 2005 quy
định nhiệm kì của HĐQT là 5 năm, thành viên HĐQT có thể “được bầu lại với số
nhiệm kì không hạn chế” (khoản 1 điều 109) thì LDN 2014 không còn quy định nhiệm
kì của HĐQT mà chỉ còn nhiệm kì của thành viên HĐQT (điều 150). Điều này tác
động rất lớn đến việc bảo vệ CĐTS cũng như phương thức bầu dồn phiếu. Theo đó,
bằng việc loại bỏ nhiệm kì của HĐQT, các cổ đông lớn có thể loại bỏ những lợi ích
thông qua bầu dồn phiếu mang lại cho CĐTS bằng cách chia việc bầu HĐQT thành
nhiều lần. Làm cho số phiếu của CĐTS mất đi hiệu quả.
Thứ năm, CĐTS được cung cấp thông tin ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp. CĐTS thường bị thiệt thòi về việc nắm bắt thông tin của công ty hơn các cổ
đông khác dẫn đến việc không nắm bắt được các hoạt động của doanh nghiệp của
mình, từ đó dễ bị các các cổ đông lớn thao túng chèn ép. Do vậy, LDN 2014 đã cho
phép các “cổ đông có quyền được xem xét, trích lục các thông tin của công ty”.20 Tuy
nhiên đối với một số thông tin quan trọng thì các CĐTS phải đáp ứng yêu cầu có 10%
số cổ phần của công ty mới có quyền xem xét các thông tin quan trọng này. Quy định
20

Khoảng 1 điều 114 LDN 2014


11

này nhằm tránh trường hợp CĐTS lạm dụng quyền cổ đông can thiệp sâu vào hoạt
động của doanh nghiệp, tránh tiết lộ các thông tin mật của công ty ra ngoài.
Thứ sáu, CĐTS có quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ. LDN 2014 cho
phép bất kì cổ đông nào, kể cả những cổ đông chỉ có một cổ phiếu cũng có quyền hủy
bỏ quyết định cùa ĐHĐCĐ trong những trường hợp luật cho phép. Điều này giúp tạo
công bằng cho các CĐTS khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm, đồng thời khuyến
khích CĐTS quan tâm vào các vấn đề của công ty hơn.
Tiếp theo, LDN 2014 cho phép các CĐTS cũng như cổ đông lớn “yêu cầu công ty

mua lại cổ phần của mình”.21 Quy định này là một trong những quy định nhằm bảo vệ
tối đa quyền lợi CĐTS. Theo quy định, tỉ lệ để một nghị quyết thông thường được
thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ là 51%. Do đó, với tỉ lệ 51% này, có thể chỉ cần vài
cổ đông lớn đồng ý với nghị quyết này thì nó đã được thông qua một cách dễ dàng. Có
những nghị quyết chỉ mang lại lợi ích cho cổ đông đa số mà không mang lại lợi ích
cho CĐTS, có khi còn xâm phạm đến cả quyền lợi của CĐTS. Vì vậy, việc cho phép
CĐTS yêu cầu công ty mua lại cổ phần này rất hay và ý nghĩa. Nó đã tạo nên một môi
trường lành mạnh trong kinh doanh và phù hợp với nguyên tắc “tự do kinh doanh” của
LDN 2014 và Luật Đầu tư 2014. Khi cổ đông thấy việc đầu tư của mình không còn đạt
được mục đích ban đầu nữa, học có quyền rút vốn ra khỏi CTCP để có thể tìm một môi
trường đầu tư mới phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho họ hơn.
Cuối cùng, việc bảo vệ CĐTS được thể hiện qua việc họ được quyền ưu tiên mua
cổ phần mới phát hành hoặc chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho người khác.22
Khi công ty mở rộng quy mô kinh doanh, phát hành cổ phiếu ra bên ngoài kêu gọi đầu
tư, dễ dẫn đến việc số lượng cổ đông sẽ ngày càng tăng lên. Khi đó, các CĐTS sẽ ngày
càng trở nên yếu thế. Tỉ lệ cổ phần CĐTS đã ít, nay lại huy động thêm vốn làm cho tỉ
lệ cổ phiếu của họ ngày càng nhỏ đi. Do đó, việc ưu tiên mua cổ phần mới phát hành
cho cổ đông là vô cùng cần thiết. Nếu cổ đông mua cổ phiếu, không chỉ CTCP đạt
được mục đích huy động vốn mà còn giúp cho các cổ đông có khả năng tăng quyền sở
hữu cổ phần tại doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nếu các CĐTS không có khả
năng mua lại các cổ phiếu phát hành này, họ có thể chuyển lại quyền mua cho người
21
22

Điều 129 LDN 2014
Khoản 1 điều 114, điều 126 LDN 2014


12


khác, những người mà họ thấy phù hợp và có khả năng liên kết với họ cùng nhau bảo
vệ quyền lợi.
1.2.2.

Sự chuyển biến các quy định này từ năm 2005 đến nay:

Khi LDN 2014 ra đời để thay thế LDN 2005 đã có những thay đổi tiến bộ hơn so
với luật cũ, quyền lợi của CĐTS được bảo vệ tốt hơn. Sự chuyển biến này thể hiện ở
các chế định: Quyền dự họp ĐHĐCĐ; Đại diện của CĐTS trong bộ máy quyền lực của
CTCP; Tỷ lệ biểu quyết các vấn đề trong CTCP; Quy định về khởi kiện thành viên
HĐQT, Giám đốc.23
Thứ nhất, quyền dự họp ĐHĐCĐ. Theo quy định tại Điều 101 LDN 2005 về
quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, cổ đông chỉ có thể tham gia họp dưới hai hình
thức duy nhất là “tham gia trực tiếp” hoặc “thông qua người đại diện”. Quy định này
đã hạn chế số cổ đông tham gia dự họp rất nhiều. Mỗi một DNNN cổ phần hóa hay
CTCP đều có rất nhiều cổ đông, có khi lên đến cả ngàn người. Do đó, việc tập trung
mọi cổ đông lại một nơi là điều không dễ dàng. Hơn nữa, các cổ đông không luôn ở
một nơi nhất định, hay luân chuyển để công tác tại nhiều nơi khác nhau, nếu có những
cuộc họp ĐHĐCĐ họ phải di chuyển về đúng địa điểm được quy định trong giấy mời,
dẫn đến tốn kém thời gian và tiền bạc. Cổ đông cũng có thể ủy quyền cho người khác
nếu không thể tự mình tham dự cuộc họp, nhưng nếu người được ủy quyền đại diện đó
không nắm rõ tình hình công ty, không thể hiện được đúng ý chí của cổ đông cử đại
diện thì sẽ ảnh hưởng đến những quyết định đưa ra ở cuộc họp. Người đại diện cũng bị
hạn chế các quyền biểu quyết tại cuộc họp hơn khi chính cổ đông tham dự. Do vậy, chỉ
cho phép cổ đông thực hiện quyền dự họp bằng hai hình thức: trực tiếp tham dự hoặc
cử người đại diện đã làm giảm đi khả năng cổ đông thực hiện các quyền cơ bản của
mình, đặc biệt là CĐTS. Tuy nhiên, LDN 2014 ra đời đã cải thiện được vấn đề này. Cổ
đông có thể tham gia cuộc họp bằng những hình thức khác như: “Tham dự và biểu
quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; Gửi
phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử”.24 Quy định này đã

tạo điều kiện cho tất cả các cổ đông một cách dễ dàng hơn có thể tham gia dự họp, tiết
kiệm chi phí di chuyển, chi phí địa điểm tổ chức cuộc họp, mang tính kinh tế cao. Hơn
VITV(2015), “Bảo vệ cổ động nhỏ lẻ trong CTCP”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017.
24
Điểm c, d khoản 2 điều 140 LDN 2014
23


13

nữa, bằng những cách này, chính cổ đông dù không có mặt tại địa điểm tổ chức cuộc
họp vẫn có thể tham gia, giúp đóng góp về các vấn đề công ty hiệu quả hơn và các
quyết định đưa ra sẽ mang tính thuyết phục hơn.
Thứ hai, về tỉ lệ biểu quyết các vấn đề trong công ty. Điều kiện để thông qua nghị
quyết, nghị quyết ở một số nội dung cụ thể tại khoản 1 Điều 144 LDN 2014 cần 65%
số phiếu tán thành (thay vì 75% theo LDN 2005) còn các nghị quyết còn lại chỉ cần
51% để được thông qua số phiếu tán thành (thay vì 65% như trước). Có thể nhận thấy
thay đổi này đã ảnh hưởng đến quyền của CĐTS rất nhiều. Nếu như trước đây, chỉ cần
cổ đông hoặc nhóm các CĐTS sở hữu 26% số cổ phần biếu quyết thì đã có thể chi
phối được những quyết định lớn ở công ty. Tuy nhiên, với sự thay đổi này của luật đã
khiến những người chiếm 26% cổ phần trên sẽ không còn những quyền lực như lúc
này nữa. Vậy sự thay đổi này có xâm hại đến quyền lợi của CĐTS hay không? Rất có
thể, vì khi đó chỉ cần các cổ đông lớn kết hợp lại với nhau thì đã dễ dàng chi phối việc
thông qua nghị quyết . Tuy nhiên, chúng ta cần đặt sự thiệt hại này trong mối quan hệ
với những ích lợi mà ta đạt được. Như đã phân tích ở trên, những cổ đông sở hữu 74%
cổ phần biểu quyết sẽ không đủ quyền lực thông qua một nghị quyết quan trọng khi
26% còn lại không đồng ý. Hơn nữa, Theo Mục 1 trong phụ lục kèm theo Nghị quyết
71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa 11 phê chuẩn Nghị định thư gia
nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã quy định: “CTCP
được quyền quy định trong điều lệ công ty Tỷ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số

51%) để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, ĐHĐCĐ”.25 Do đó, sự
thay đổi của LDN 2014 về vấn đề này là phù hợp với cam kết gia nhập WTO, công ty
có thể quy định tỷ lệ cụ thể cao hơn 51% tùy theo điều lệ công ty quy định.
Thứ ba, về quy định về khởi kiện thành viên HĐQT, Giám đốc. LND 2005 không
có quy định về vấn đề này. Cổ đông thường khó khởi kiện người quản lí doanh nghiệp
vì một số khó khăn: việc tiếp cận, nắm bắt thông tin doanh nghiệp thường không dễ
dàng; phải tự chịu chi phí khi đứng ra khởi kiện; quy trình, thủ tục khởi kiện quá phức
tạp, cần nhiều thời gian và rất tốn kém. Và để khắc phục, LDN 2014 đã đưa ra những
quy định kịp thời: “cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông

Vũ Xuân Tiền (2013), “Cần sửa đôi tỉ lệ biểu quyết trong doanh nghiệp”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017.
25


14

liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện
trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc”.26 Quy
định này được kỳ vọng sẽ bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông, nhất là
CĐTS; đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng giữa các cổ đông.27
1.2.3.

Những điểm khác biệt trong việc bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong
doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa:

Trước 1/7/2010 các doanh nghiệp bị nhà nước chia thành 3 loại, hoạt động theo 3
luật khác nhau: Luật DNNN, Luật Đầu tư nước ngoài, LDN. 28 Luật Doanh nghiệp
được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2006. Căn cứ
quy định tại điều 166 của luật này về việc chuyển đổi DNNN: “Thực hiện theo lộ trình
chuyển đổi hằng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày luật này có

hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà
nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần theo quy định của Luật này”. Và cho tới hiện nay, khi LDN 2014 ra đời thay thế
LDN 2005 thì tất cả các doanh nhiệp đều hoạt động dưới một luật chung thống nhất là
LDN 2014.
Trong cổ phần hóa, tài sản của DNNN có thể được bán lại cho nhiều đối tượng
khác nhau bao gồm: những tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh
nghiệp, giữ lại một tỉ lệ cổ phần cho nhà nước trong chính doanh nghiệp cổ phần đó.
Như vậy hình thức sở hữu trong công ty đã chuyển từ chủ sở hữu duy nhất là nhà nước
sang hỗn hợp, từ đây dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, cách
thức quản lý , phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Qua cổ phần hóa, DNNN đã
trở thành “doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng
động; huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, hiệu quả; sức
cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên”.29

Điều 161 LDN 2014
Hữu Đạo (2015), “Quyền khởi kiện của cổ đông: “Mở” nhưng vẫn “đóng””,
truy
cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017.
28
Nguyễn Quang A (2010), “Một ngày trọng đại của cộng đồng doanh nghiệp”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017.
29
DG law firrm (2010), “Bản chất của cổ phần hóa DNNN”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017.
26
27


15

Khi Luật DNNN còn hiệu lực, DNNN sẽ hoạt động theo luật này, khi tiến hành cổ

phần hóa thì sẽ trở thành CTCP và hoạt động theo LDN. Tuy nhiên đến thời điểm hiện
tại, khi tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động dưới một luật chung duy nhất- LDN
2014, đã có sự phân định rõ ràng theo các chương. DNNN sẽ hoạt động theo các quy
định tại chương IV- Doanh nghiệp nhà nước. Sau quá trình tiến hành cố phần hóa,
chuyển đổi thành CTCP thì sẽ hoạt động như các quy định tại chương V- Công ty cổ
phần.


16

Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TRÊN THỰC TẾ.
Mối quan hệ giữa cổ đông thiểu số với các cổ đông lớn

2.1.

Theo Khoản 9 Điều 6 Luật chứng khoán 2006, “cổ đông lớn là cổ đông sở hữu
trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiểu có quyền biểu quyết của tổ chức
phát hành”.
Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhận thấy có hai sự nhận định về cổ
đông lớn: Thứ nhất, dựa trên quy định của pháp luật, cổ đông lớn – người nắm giữ số
lượng cổ phần lớn trong doanh nghiệp thông thường sẽ nắm giữ quyền kiểm soát, chi
phối trong công ty. Thứ hai, xuất phát theo cách hiểu thông thường, cổ đông lớn là
những cổ đông sáng lập, tổ chức đầu tư, thường nằm trong HĐQT, ban lãnh đạo doanh
nghiệp.
2.1.1.

Mối quan hệ giữa cổ đông lớn- Cổ đông nắm giữ quyền chi phối trong
công ty và cổ đông thiểu số


Khi nắm giữ số lượng cổ phần lớn, họ thường nắm giữ quyền lực chi phối trong
công ty. Để thực hiện những hành vi với mục đích hạn chế hoặc tước bỏ quyền của
CĐTS, để thực hiện họ thường thông qua HĐQT hoặc lạm dụng quyền của mình.
2.1.1.1. Các cổ đông lớn hạn chế thực hiện quyền cổ đông của cổ đông thiểu số
Các cổ đông lớn thường dùng sức mạnh, khả năng chi phối của mình để tạo ảnh
hưởng đến ĐHĐCĐ hoặc HĐQT để hai cơ quan này quyết định theo mong muốn của
họ. Cổ đông lớn thường đưa ra những điều kiện và tỉ lệ cổ phần được tham dự
ĐHĐCĐ, phủ quyết ý kiến, điều chỉnh tờ trình trước thềm đại hội, gửi thư mời họp chỉ
mang tính chất hình thức.
Ví dụ, từ việc phủ quyết, vào kì họp ĐHĐCĐ 2010, VNM tỏ ra bức xúc và thất
vong khi SCIC phủ quyết liên quan đến kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ
công nhân viên công ty. SCIC là cổ đông sở hữu 45% cổ phiếu VNM, nên vì thế SCIC
thừa sức phủ quyết, không cần đưa ra lí do hay thuyết phục bất cứ ai. Hay vào năm
2009, tại đại hội cổ đông thường niên của VCS, khi Red River Holdings và Beira Ltd
là hai quỹ đầu tư nước ngoài liên kết nắm giữ 36,39% cổ phần, yêu cầu sửa đổi Điều lệ
nhằm muốn có một vị trí trong HĐQT. Vấn đề này nhận được nhiều ý kiến không tán


17

thành từ các cổ đông khác. Hai quỹ này không chấp nhận toàn bộ nội dung HĐQT đưa
lên, và kết quả là đại hội cổ đông sau 6 giờ căng thẳng đã kết thúc thất bại.30 Qua hai
sự việc trên đối chiếu với LDN 2005 quy định thì “một cổ đông hay nhóm cổ đông
nắm giữ từ 35% cổ phần của công ty có quyền phủ quyết mọi quyết định” tại
ĐHĐCĐ, không cần biết quyết định đó đúng hay sai. Việc sửa đổi tờ trình trước thềm
Đại hội, trong cuộc họp trước thềm ĐHĐCĐ, dựa trên nghị quyết HĐQT, sau khi tập
hợp những ý kiến mà các cổ đông đóng góp và quyết định hủy bỏ kế hoạch mua cổ
phiếu quỹ của cổ đông SCIC DQC, một trong số các nội dung chủ yếu mà HĐQT đã
dự kiến trình ĐHĐCĐ trước đó. Đặt trường hợp DQC mua hết, thì họ sẽ bỏ ra số tiền
gần 100 tỉ đồng. Từ nguồn dự kiến quỹ, công ty sẽ dùng vào việc đầu tư thương hiệu,

mở rộng sản phẩm. Và quyết định phủ quyết của SCIC đã thành công. Tương tự, đại
hội cổ đông thường niên Ngân hàng Á Châu (DaiABank) được tổ chức long trọng tại
Biên Hoà, Đồng Nai vào sáng ngày 9/5/21013 cũng bị hủy. Lí do bởi số cổ đông tham
dự chỉ có 150, đại diện 162,6 triệu cổ phần biểu quyết, xấp xỉ tỉ lệ 52.4 % nên theo quy
định không đủ điều kiện.31
2.1.1.2. Cổ đông lớn thông qua Hội đồng quản trị để chi phối công ty.
Thành viên HĐQT thường đa phần hoặc hầu như là các cổ đông lớn hoặc đại diện
của họ. Hệ quả là vì lợi ích riêng của mình, không ít trường hợp những cổ đông lớn đã
thông qua HĐQT để chi phối ĐHĐCĐ và từ đó chi phối hoạt động của doanh nghiệp.
Trường hợp của CTCP ICT là một ví dụ. Năm 2010, ICT dù chưa họp ĐHĐCĐ nhưng
trong Nghị quyết HĐQT được đưa ra đã chính thức khẳng định ITC sẽ tăng vốn điều
lệ lên gấp đôi và chia cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1.32 Trong
khi đó, Luật DN quy định các vấn đề này thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.33 Việc làm
này của HĐQT là vi phạm pháp luật và đặt các cổ đông thiểu số vào thế “sự việc đã
rồi”. Gây tâm lí chán nản cho các cổ đông thiểu số cũng như là bước đệm cho sự tranh
chấp phát sinh.

Minh Huyền (2013), “Cổ đông lớn anh có quyền gì?”, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2017.
31
Điều 102 Luật doanh nghiệp 2005
32
Hanoi law firm (2012), “Tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau, lạm quyền của cổ đông lớn trong công
ty cổ phần”, truy cập lần cuối ngày 13
tháng 3 năm 2017.
33
Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005
30



×